Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran sau khi Mỹ rút khỏi thoả thuận hạt nhân 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.76 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÀN QUỐC HỌC
----------

LÊ UYÊN KHÁNH VY

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
ĐỐI VỚI CỘNG HÒA HỒI GIÁO IRAN
TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ KHU VỰC CHÂU Á

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 4
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................... 4
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 9
7. Bố cục bài nghiên cứu ............................................................................................... 10
CHƯƠNG 1 – NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NÊN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
MỸ ĐỐI VỚI CỘNG HOÀ HỒI GIÁO IRAN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY ................ 12
1.1 Nhân tố ngoài nước ................................................................................................. 12
1.1.1 Bối cảnh thế giới và khu vực Trung Đông sau khi Mỹ rút khỏi thoả thuận hạt nhân
Iran............................................................................................................................... 12


1.1.2 Vai trị của Trung Đơng trong chiến lược của Mỹ ở thế kỷ 21 .......................... 16
1.2 Nhân tố trong nước ................................................................................................. 17
1.2.1 Tình hình chính trị - xã hội của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump ........ 17
1.2.2 Tình chình chính trị - xã hội Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden ..................... 18
1.3 Khái quát mối quan hệ của Mỹ và Cộng hoà Hồi giáo Iran trước năm 2018 ... 19
1.3.1 Vị trí và vai trò của Iran trong chiến lược của Mỹ sau chiến tranh Lạnh ......... 19
1.3.2 Tác động của chương trình hạt nhân Iran lên Mỹ.............................................. 20
TIỂU KẾT...................................................................................................................... 20


CHƯƠNG 2 – Q TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
ĐỐI VỚI CỘNG HOÀ HỒI GIÁO IRAN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY ....................... 22
2.1 Mục tiêu được đề ra trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 2018
đến nay ........................................................................................................................... 22
2.1.1 Dưới thời Tổng thống Donald Trump ................................................................. 22
2.1.2 Dưới thời Tổng thống Joe Biden ........................................................................ 22
2.2 Lĩnh vực kinh tế ...................................................................................................... 23
2.3 Lĩnh vực chính trị ngoại giao ................................................................................. 24
2.3.1 Các biện pháp trừng phạt chống lại IRGC của Mỹ ............................................ 24
2.3.2 Động thái của Mỹ sau khi rút khỏi Thoả thuận hạt nhân Iran ........................... 25
2.4 Lĩnh vực an ninh – quân sự .................................................................................... 27
2.4.1 Dưới thời Donald Trump .................................................................................... 27
2.4.2 Dưới thời Joe Biden ............................................................................................ 29
TIỂU KẾT...................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3 – ĐÁNH GIÁ TỐNG QUAN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI
VỚI CỘNG HOÀ HỒI GIÁO IRAN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY ................................ 31
3.1 Kết quả đạt được ..................................................................................................... 31
3.1.1 Những thành cơng trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hồ Hồi giáo
Iran............................................................................................................................... 31
3.2.2 Những hạn chế trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hoà Hồi giáo

Iran............................................................................................................................... 31
3.2 Cơ hội và thách thức của Mỹ trong việc cải thiện mối quan hệ với Iran .......... 33
3.2.1 Cơ hội.................................................................................................................. 33
3.2.2 Thách thức .......................................................................................................... 33


TIỂU KẾT...................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 41


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TẮT
AEOI

AIPAC
EU
IAEA

IRGC
IS
JCPOA
PRC
TPP
UAE
IN S TEX
LEF

GIẢI NGHĨA TIẾNG

ANH
Atomic Energy Organization
of Iran
American Israel Public
Affairs Committee
European Union
International Atomic Energy
Agency
Islamic Revolutionary Guard
Corps
Islamic State
Joint Comprehensive Plan of
Action

GIẢI NGHĨA TIẾNG VIỆT
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran
Ủy ban Công vụ Israel của Mỹ
Liên minh châu Âu
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo
Nhà nước Hồi giáo tự xưng
Kế hoạch Hành động chung toàn diện

People's Republic of China

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình


Agreement

Dương

United Arab Emirates

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất

Instrument in Support of
Trade Exchanges
Law Enforcement Forces

Công cụ Hỗ trợ Trao đổi Thương mại
Lực lượng thực thi Pháp luật


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi trật tự thế giới “hai cực” sụp đổ, hồ bình thế giới được củng cố, đặc biệt là
sự vươn lên trong mọi lĩnh vực của các cường quốc như Liên minh châu Âu, Nhật Bản,
Liên bang Nga, Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự tan rã của Liên Xơ đã tạo ra cho Mỹ một lợi
thế tạm thời, giới cầm quyền Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mỹ làm bá
chủ thế giới. Song, sau khi chính quyền Cộng hồ Hồi giáo Iran khơi phục lại chương trình
hạt nhân sau cuộc chiến tranh Hồi giáo, chương trình này vấp phải sự phản đối từ phía Mỹ
và nhiều nước khác ở châu Âu. Sau đó Iran rơi vào tình trạng đối đầu với các nước phương
Tây, đặc biệt là Mỹ.
Bước sang thế kỷ 21, cụ thể là vào năm 2003, chiến thắng của Mỹ tại Iraq đã ảnh
hưởng đến sự phát triển của chương trình hạt nhân của Iran. Sau khi từ chối những nhượng
bộ trong vấn đề hạt nhân để cả thiện mối quan hệ hai nước của Iran, Mỹ và các nước phương

Tây áp đặt các lệnh cấm vận ngặt nghèo lên Iran suốt từ năm 2004 đến năm 2008. Mục đích
là để buộc nước này theo quỹ đạo của mình và cấm Iran phát triển chương trình hạt nhân,
tuy nhiên đến năm 2009 Mỹ vẫn khơng đạt được mục đích của mình.
Sự căng thẳng này tạm chìm xuống với sự nỗ lực khơng ngừng của Tổng thống Mỹ
Barack Obama (2009-2016) trong suốt hai nhiệm kỳ là Thoả thuận lịch sử về vấn đề hạt
nhân của Iran được ký kết vào năm 2015, lúc này quan hệ giữa “Tehran và Whasington”
mới tạm “dễ thở” hơn đôi chút. Dù thoả thuận lịch sử này được đánh giá là “thành công
ngoại giao nổi bật của Tổng thống Obama”, có tác động mạnh mẽ tới tình hình thế giới và
khu vực, mở ra một phương cách mới trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua
biện pháp đối thoại, hồ bình, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới đầu thế kỉ 21. Bên
cạnh đó, Tổng thống Barack Obama đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt và kêu gọi cơ lập Iran
trong suốt q trình thực hiện chính sách giải quyết các vấn đề hạt nhân của nước này, thoả
thuận toàn diện về vấn đề hạt nhân Iran đã vấp phải sự phản đối từ một số nước đồng minh
Mỹ trong khu vực, dấn đến sự bất đồng trong nội bộ Mỹ.

1


Giai đoạn “dễ thở” này cũng không kéo dài được bao lâu, vì ngay sau khi Tổng thống
Donald Trump lên nắm quyền (năm 2017), mọi vấn đề liên quan tới Iran gần như đã quay
trở lại “vạch xuất phát”. Tổng thống Donald Trump đã thi hành chính sách đối ngoại khác
biệt với Tổng thống Barack Obama trong vấn đề hạt nhân Iran. Theo đó, Tổng thống Donald
Trump cho rằng thoả thuận hạt nhân Iran là một “thảm hoạ”, bởi việc này là sự thừa nhận
đối với chính quyền hiện nay của Iran, tạo điều kiện cho Iran tái hoà nhập với nền kinh tế
thế giới, có nguồn thu từ dầu mỏ trang trải cho các hoạt động, trong đó có cả hoạt động
quân sự, cũng như cho chương trình tên lửa của Iran.
Bất chấp những phản đối từ các đồng minh châu Âu, tháng 5/2018, Tổng thống
Donald Trump đã tuyên bố Mỹ rút khỏi Thoả thuận hạt nhân Iran, tái áp đặt các lệnh cấm
vận kinh tế lên Iran. Với tuyên bố này, Donald Trump và các đồng minh ở Trung Đơng tin
rằng có thể cắt đứt huyết mạch kinh tế của Iran, ngăn chặn các tham vọng của quốc gia này

đối với khu vực Trung Đông. Điều này không chỉ làm đảo lộn một trong những chính sách
đối ngoại quan trọng nhất của cựu Tổng thống Obama, mà còn làm gia tăng nguy cơ của
một cuộc chiến mới tại Trung Đông, đẩy khu vực này vào cuộc khủng hoảng mới, mặt khác
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ của Mỹ và châu Âu, khiến Mỹ bị xa cách hơn
với các đồng minh và đối đầu hơn với những đối thủ trong vấn đề Iran.
Chính sách Trung Đơng của chính quyền Tổng thống Joe Biden được dự báo sẽ đẩy
các quốc gia trong khu vực đứng trước hai trạng thái khác nhau. Một mặt, Mỹ sẽ thúc đẩy
can thiệp vào vấn đề hạt nhân Iran, vấn đề Palestine và Israel, chống chủ nghĩa khủng bố.
Điều này sẽ giúp Mỹ đẩy mạnh mối quan hệ với các nước như: Palestine, Syria, Iraq, Iran;
mặt khác, chính sách Trung Đơng sẽ vấp phải sự phản đối của các đồng minh truyền thống
trong khu vực như: Israel, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai
Cập, do các nước này luôn quan ngại vấn đề hạt nhân Iran cũng như hợp tác giữa Iran với
Thổ Nhĩ Kỳ trong các vấn đề an ninh khu vực.
Tóm lại, từ sau quyết định cứng rắn vào năm 2018 của Tổng thống Donald Trump,
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hoà Hồi giáo Iran từ đó đến nay là gì? Kết quả
và tầm ảnh hưởng của chính sách đối ngoại đó đối với cả hai quốc gia và thế giới ra sao?
2


Có những cơ hội và thách thức nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hoà
Hồi giáo Iran? Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên, nhóm tác giả quyết định chọn
đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 2018 đến
nay” làm đề tài nghiên cứu và đi sâu vào phân tích mọi phương diện trong chính sách đối
ngoại giữa hai quốc gia này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là tìm hiểu “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 2018 đến nay”. Trong đó bao gồm các vấn đề về chính
trị ngoaị giao, kinh tế và an ninh quốc phòng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận sẽ bao gồm:
Một, nhận định mối quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ và Iran từ năm 2018 đến nay; phân
tích các nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran.
Hai, phân tích sâu về chính sách đối ngoại (mục tiêu, chủ trương, biện pháp triển khai)
của Mỹ đối với Iran trong các lĩnh vực cụ thể như kinh tế, an ninh - quân sự, chính trị ngoại giao từ năm 2018 đến nay.
Ba, đưa ra nhận xét tổng quan về tầm ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với Iran và kết quả đạt được dựa trên mục tiêu đã đề ra; đánh giá cơ hội và thách thức về
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng
hoà Hồi giáo Iran từ năm 2018 đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

3


Về phạm vi thời gian: Đề tài giới hạn từ năm 2018 đến nay. Vào ngày 8/5/2018,
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Thoả thuận hạt nhân với Iran
mà chính quyền Barack Obama đã tham gia kí kết vào năm 2015, đồng thời tái áp đặt lệnh
trừng phạt lên Iran.
Về phạm vi khơng gian: Nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu đề tài này trong phạm
vi giữa hai quốc gia Mỹ và Cộng hoà Hồi giáo Iran.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Bài tiểu luận nghiên cứu về “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hoà Hồi giáo
Iran từ năm 2018 đến nay” tập trung làm rõ và triển khai các vấn đề trong chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với Iran từ sau khi Mỹ rút khỏi thoả thuận hạt nhân của Iran.
Đồng thời, bài tiểu luận cũng góp phần làm rõ nét mối quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ
và Iran, bên cạnh đó cũng chỉ ra các nhân tố tác động và tầm ảnh hưởng của chính sách đối

ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 2018 đến nay.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình học tập cho
các giảng viên, sinh viên muốn tìm hiểu về mối quan hệ quốc tế nói chung và chính sách
đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hồ Hồi giáo Iran nói riêng.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Là một cường quốc hàng đầu thế giới, chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và của
Mỹ đối với Iran nói riêng ln thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
và phân tích chính trị trên tồn thế giới, đặc biệt là sau sự kiện Tổng thống Donald Trump
tuyên bố rút khỏi thoả thuận hạt nhân của Iran vào năm 2018. Để có có cái nhìn cụ thể hơn
về tình hình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ trước đến nay thì
dưới đây là một số tài liệu và sách báo nghiên cứu về mà nhóm tác giả tiếp cận được.
5.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước

4


Trước hết phải kể đến những cơng trình nghiên cứu ngoài nước như:
Cuốn “U.S. Foreign Policy and the Shah” (Tạm dịch: “Chính sách đối ngoại của
Mỹ và Đức Shah”) của tác giả Mark J. Gasiorowski, được xuất bản vào năm 1991 bởi Nhà
xuất bản Cornell University Press. Trong cuốn sách này, Mark Gasiorowski đã xem xét mối
quan hệ thân hữu tồn tại giữa Mỹ và Iran dưới triều đại của Đức Shah - Mohammad Reza
Pahlavi, căn cứ vào đó để đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với chính trị trong
nước của Iran. Tuy nhiên cuốn sách này chỉ nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ 1950
đến đầu những năm 1960, vì hạn chế về mặt thời gian nên cuốn sách chỉ cho thấy một bức
tranh về mối quan hệ đầy căng thẳng của Mỹ và Iran, chưa thấy đưa ra những dự đốn về
chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tiếp theo.
Tiếp đó là cuốn “US Foreign Policy and the Iranian Revolution” (Tạm dịch: “Chính
sách đối ngoại của Mỹ và Cách mạng Iran”) của tác giả Christan Emery được Nhà xuất
bản Palgrave Macmillan ấn hành vào ngày 15/10/2013. Nội dung cuốn sách phân tích sâu

về mặt chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran sau ba cuộc khủng hoảng lớn: Cuộc khủng
hoảng con tin ở Iran năm 1979, sự can thiệp của Liên Xô vào Afghanistan (1979-1989) và
chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988). Bằng cách xem xét lại hồ sơ của chính quyền Carter ở
Iran thời hậu cách mạng, tác giả Emery cung cấp một góc nhìn mới về nguồn gốc của một
trong những cuộc đối đầu gay gắt và lâu dài nhất trong quan hệ quốc tế.
Khơng thể khơng kể đến những đóng góp quan trọng của cuốn “Confronting Iran:
The Failure of American Foreign Policy and the Next Great Crisis in the Middle East”
(Tạm dịch: “Đương đầu với Iran: Thất bại trong chính sách đối ngoại của Mỹ và cuộc
khủng hoảng tiếp theo ở Trung Đông”) của tác giả Ali Ansari, được Nhà xuất bản Basic
Book ấn hành lần đầu vào ngày 3/7/2006. Cuốn sách làm rõ nét mối quan hệ căng thẳng
giữa hai nước Mỹ và Iran qua các cuộc chiến tranh và khủng hoảng trong quá khứ. Bên
cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những điểm hạn chế trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Iran và dự đoán các cuộc khủng hoảng sắp tới ở khu vực Trung Đông nếu Mỹ khơng có sự
nhất qn trong chính sách đối ngoại của mình. Tuy nhiên cuốn sách chỉ đưa ra những phân
tích dưới cái nhìn phiến diện, đồng thời tác giả cũng chỉ làm nổi bật được những mặt hạn
5


chế mà chưa thật sự công nhận những thành công trong các chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với Iran.
Trong cuốn “U.S. - Iran Relations” (Tạm dịch: “Mối quan hệ giữ Mỹ và Iran”) của
biên tập viên Avery Elizabeth Hurt, được xuất bản vào năm 2017 bởi Nhà xuất bản
Greenhaven Publishing, LLC. Cuốn sách gồm những tuyên bố về chính sách, bài phát biểu
chính thức và những ý kiến đầy tâm huyết được viết bởi các chính trị gia, nhà hoạch định
chính sách đằng sau một loạt các hình ảnh mang tính biểu tượng như Oliver North làm
chứng về vụ bê bối Iran-Contra; sự thách thức bất ổn của Mahmoud Ahmadinejad; hy vọng
của Phong trào Xanh; sự u ám dai dẳng của Ali Khameini,…
Bên cạnh những cuốn sách đầy tài liệu q giá thì cịn có sự góp phần của các bài
nghiên cứu, tạp chí trong suốt q trình tìm hiểu và nghiên cứu về chính sách đối ngoại của
Mỹ đối với Iran như:

Bài nghiên cứu có tên “Iran: Background and U.S. Policy” (Tạm dịch: “Iran: Bối
cảnh và chính sách của Mỹ”) được biên soạn và cập nhập gần nhất vào ngày 23/3/2023 bởi
Congressional Research Service (CRS), thuộc về nhóm tác giả: Carla E. Humud và Clayton
Thomas. Bài nghiên cứu khơng chỉ cho thấy một cái nhìn khái qt về bối cảnh của Iran
xưa nay mà cịn phân tích các chính sách của các Tổng thống Mỹ đối với Iran qua từng
nhiệm kỳ, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Donald Trump và Joe Biden. Tuy nhiên, bài
nghiên cứu chỉ đi sâu vào phân tích những chính sách dưới thời Donald Trump và Joe
Biden, chưa có cái nhìn sơ lược về chính sách của các Tổng thống trước đó để có thể so
sánh điểm khác và giống trong chiến lược đối ngoại của mỗi Tổng thống.
Bài nghiên cứu phân tích chiến lược có tên “An Iranian Perspective on Iran–US
Relations: Idealists Versus Materialists” (Tạm dịch: “Quan điểm của Iran về quan hệ
Iran-Mỹ: Những người theo chủ nghĩa duy tâm so với những người theo chủ nghĩa duy
vật”) của hai tác giả Mohammad Reza Chitsazian và Seyed Mohammad Ali Taghavi được
đăng trên TayLor&Fancis Online vào ngày 14/3/2019 là một bài nghiên cứu khá thú vị khi
phân tích mối quan hệ giữa hai quốc gia này dưới hai cái nhìn cạnh khác nhau. Ngoài ra,
bài nghiên cứu cũng đưa ra những quan điểm của những người theo chủ nghĩa duy vật và
6


duy tâm trong vấn đề chính sách đối ngoại của cả cả hai nước. Như tên của bài nghiên cứu,
các tác giả chỉ phân tích quan điểm của những người theo chủ nghĩa duy vật và duy tâm về
quan hệ của Mỹ và Iran, chưa có sự phân tích nào kỹ càng nào về các chính sách của hai
quốc gia này.
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Khơng chỉ thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phân tích chính trị của nước ngồi,
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran cũng là đề tài được quan tâm trong nước.
Ví dụ như cuốn “Thế Giới Đa Chiều” của tác giả Lương Văn Kế, được Nxb Nhà
Xuất Bản Thế Giới phát hành vào năm 2007. Từ trang 114, tác giả đã khắc hoạ rõ nét động
thái của Mỹ trong suốt q trình thực hiện chính sách cấm vận Iran trong việc chế tạo hạt
nhân tại nước này, từ đó tác giả đưa ra những phân tích mang tính bao quát hơn trong các

chính sách của Mỹ, đặc biệt là chính sách đối ngoại.
Bên cạnh đó là những cơng trình nghiên cứu các nhóm tác giả khác như:
Bài viết “Chủ Nghĩa Tự Do Và Chính Sách Đối Ngoại Của Mỹ” của tác giả TS. Đỗ
Thị Ngọc Anh được đăng trên trang tạp chí: “Những vấn đề KINH TẾ & THẾ GIỚI” số
3, trang 311 vào năm 2021 làm rõ vấn đề lý luận có liên quan đến chinh sách đối ngoại của
Mỹ, tiếp cận từ thuyết tự do, hoặc cũng có thể coi là vận dụng thuyết tự do vào phân tích
một phần chính sách đối ngoại cùa Mỹ trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump
và Tổng thống Joe Biden hiện nay.
Bài đăng có tựa đề “Chính Sách Đối Ngoại Của Mỹ Dưới Thời Tổng thống Joe
Biden” của TS. Lộc Thị Thuỷ được đăng trên trang Tạp Chí Cộng Sản vào ngày 26 tháng
6 năm 2021 có đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các khu vực. Cụ thể là chính
sách Trung Đơng của chính quyền Tổng thống Joe Biden được dự báo sẽ đẩy các quốc gia
trong khu vực đứng trước hai trạng thái khác nhau. Một mặt, Mỹ sẽ thúc đẩy can dự vào
vấn đề hạt nhân Iran, vấn đề Palestine và Israel, chống khủng bố. Mặt khác, chính sách
Trung Đơng sẽ vấp phải sự phản đối của các đồng minh truyền thống trong khu vực như:
Israel, Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập.

7


5.3. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu
5.3.1. Những thành công của tác giả đi trước
Thứ nhất, các tác giả đi trước đã thành công trong việc khái quát lịch sử, bối cảnh và
mối quan hệ của hai nước Mỹ và Iran qua các sự kiện và các cuộc chiến tranh trong quá
khứ. Đây cũng chính là cơ sở hình thành và cũng như là nhân tố tác động trực tiếp đến
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Đơng với chung và đối với Iran nói riêng. Việc
có cái nhìn khái qt về mối quan hệ của hai nước trong quá khứ sẽ là tiền đề định hướng
nội dung cho bài nghiên cứu của nhóm tác giả.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu đi trước đã khắc hoạ được phần nào những thay
đổi, chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran qua nhiệm kỳ của các Tổng

thống: Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden. Các tác giả đã phân tích sâu vào nhiều
lĩnh vực như quân sự, kinh tế, văn hoá giữa hai quốc gia này trong suốt nhiều thập kỷ qua,
từ đó cho thấy tầm quan trọng của Iran đối với Mỹ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là về mặt
quân sự.
Thứ ba, các tác giả đi trước cũng đã đưa ra những quan điểm, lời bình dưới nhiều góc
độ khác nhau nhằm thể hiện những mục đích, mặt thành cơng và hạn chế trong chính sách
đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 2018 đến nay trong nhiều khía cạnh. Bên cạnh đó
cũng đã đánh giá những cơ hội và thách thức trong việc Mỹ cải thiện mối quan hệ với Iran.
5.3.2 Những vấn đề tiếp tục đặt ra trong nghiên cứu
Từ những thành cơng của các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước trước đó,
nhóm tác giả sẽ tiếp tục tham khảo, nghiên cứu và bổ sung thơng tin cho những tài liệu
trước đó cịn bị thiếu, đặt biệt là còn bị giới hạn trong phạm vi khơng gian và thời gian. Từ
đó nhóm tác giả sẽ chỉ ra những thành công, hạn chế và một số dự đốn trong chính sách
đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 2018 đến nay trong mọi lĩnh vực. Tóm lại, chi tiết về
những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu như sau:

8


Thứ nhất, nhóm tác giả sẽ chỉ ra những nhân tố tác động và cơ sở hình thành của
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 2018 đến nay. Bên cạnh đó nhóm tác giả
cũng sẽ nêu ra những nội dung và định hướng ban đầu của chính sách.
Thứ hai, nhóm tác giả sẽ làm rõ q trình triển khai các chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với Iran trong các lĩnh vực. Ngồi ra, nhóm tác giả cũng sẽ nêu ra mục tiêu, chủ trương
và cách thức triển khai của các chính sách.
Thứ ba, nhóm tác giả sẽ đánh giá tổng quan của các chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với Iran, chỉ ra những gì đạt được dựa trên mục tiêu đã đề ra và những mặt hạn chế trong
chính sách. Đồng thời cũng sẽ đưa ra một số dự báo của Mỹ trong việc triển khai chính
sách đối ngoại đối với Iran.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp luận
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá nội dung, đặc điểm,
tính chất và tác động của các vấn đề và sự kiện lịch sử. Từ đó làm nền tảng để nhóm tác giả
có thể xử lý các dữ liệu và đưa ra những phân tích chính xác hơn trong chính sách đối ngoại
của Mỹ đối với Iran từ năm 2018 đến nay.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài nghiên cứu về “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hoà
Hồi giáo Iran từ năm 2018 đến nay”, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic: Đây là phương pháp mà nhóm tác giả sử
dụng xuyên suốt trong bài nghiên cứu. Qua phương pháp lịch sử, nhóm tác giả có thể tái
hiện lại q trình hoạch định và điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ quá
khứ đến hiện nay. Bên cạnh đó, bằng phương pháp logic, nhóm tác giả đã xử lý các thông
tin, dữ liệu để chỉ ra nhữn mặt hạn chế và thành cơng trong các chính sách.

9


Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại cũng là phương pháp không kém
phần quan trọng trong việc làm rõ q trình hoạch định của chính sách đối của Mỹ đối với
Iran dựa trên các nhân tố và mục tiêu đề ra.
Đặc là là nhóm tác giả cịn sử dụng phương pháp phân tích quan hệ quốc tế để so
sánh số liệu, dự liệu và đưa ra đánh giá tổng quan về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Iran, đồng thời cũng đưa ra những dự báo trong việc triển khai các chính sách mới trong
tương lai. Cụ thể các phương pháp nghiên cứu bao gồm: (1) Phương pháp phân tích hệ
thống (nghiên cứu và đánh giá các chỉ số về chính trị, kinh tế, văn hố giữa hai quốc gia);
(2) Phương pháp phân tích tài liệu (đánh giá các số liệu, động cơ trong chính sách đối
ngoại).
Ngồi ra, nhóm tác giả cịn sử dụng phương pháp liên ngành nhằm mục đích có

thể kết hợp với các ngành khoa học khác ví dụ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,… và
nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, qn sự, văn hố để có thể tìm hiểu, đưa ra tư
duy một cách có hệ thống và cái nhìn sâu hơn, tồn diện hơn về chính sách đối ngoại của
Mỹ đối với Cộng hoà Hồi giáo Iran.
7. Bố cục bài nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hoà Hồi giáo Iran
từ năm 2018 đến nay”, nhóm tác giả chia bố cực bài nghiên cứu thành 3 chương có nội
dung chính như sau:
Chương 1 – Nhân tố hình thành nên chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng
hoà Hồi giáo Iran từ năm 2018 đến nay
Trong chương này, nhóm tác giả sẽ khái quát lại bối cảnh lịch sử của hai nước sau
Chiến tranh lạnh. Từ đó phân tích rõ các nhân tố và cơ sở hình thành nên chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với Iran.
Chương 2 – Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng hoà
Hồi giáo Iran từ năm 2018 đến nay

10


Sau khi phân tích các nhân tố hình thành, nhóm tác giả sẽ tiếp tục đi sâu vào phân tích
và làm rõ các vấn đề trong chính sách đối ngoại (mục tiêu, chủ trương, cách thức triển khai)
của Mỹ đối với Iran trên các lĩnh vực cụ thể như kinh tế, an ninh-quân sự, chính trị-ngoại
giao từ năm 2018 đến nay.
Chương 3 – Đánh giá tổng quan về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cộng
hoà Hồi giáo Iran
Cuối cùng, nhóm tác giả sẽ đưa ra một số nhận xét tổng quan, kết quả đạt được dựa
trên mục tiêu Mỹ đã đề ra, bên cạnh đó nhóm tác giả cũng sẽ đánh giá về cơ hội và thách
thức của Mỹ trong việc cải thiện mối quan hệ với Cộng hoà Hồi giáo Iran.

11



CHƯƠNG 1
NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NÊN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI
VỚI CỘNG HOÀ HỒI GIÁO IRAN
1.1 Nhân tố ngoài nước
1.1.1 Bối cảnh thế giới và khu vực Trung Đông sau khi Mỹ rút khỏi thoả thuận
hạt nhân Iran
Vào ngày 10/5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi thoả
thuận hạt nhân Iran được ký kết giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc,
Nga và Đức) vào năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung tồn diện
(JCPOA). Ơng tuyên bố sẽ triển khai “mức cao nhất” của lệnh trừng phạt kinh tế lên Iran.
Theo Tổng thống Donald Trump, thỏa thuận trên bị khiếm khuyết ngay từ bên trong. Ông
đe dọa Iran sẽ gặp phải “những vấn đề lớn hơn” nếu tiếp tục theo đuổi chương trình phát
triển hạt nhân này và khẳng định đây sẽ không phải là những đe dọa “sáo rỗng”.
Dư luận thế giới đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Mỹ,
tun bố đó tác động khơng nhỏ đối với các quốc gia trên thể giới nói chung và khu vực
Trung Đơng nói riêng.
• Thế giới
Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Thoả thuận hạt nhân
Iran thì cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và các cường quốc đã từng tham gia ký kết
trong bản thoả thuận này đều gọi đây là “hành động sai lầm nghiêm trọng”.
Cụ thể, tổng Thư ký Liên hợp quốc Atonio Guterres đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước
quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng, thỏa thuận hạt
nhân Iran là thành tựu lớn về mặt ngoại giao, góp phần bảo đảm an ninh, hịa bình khu vực
và quốc tế. Đồng thời ông cũng kêu gọi các bên tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran
tiếp tục tuân thủ đầy đủ các cam kết của mình và các quốc gia là thành viên Liên hợp quốc
ủng hộ thỏa thuận này.

12



Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối
ngoại Federica Mogherini tuyên bố EU sẽ bảo vệ thoả thuận hạt nhân Iran bất chấp việc
Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút nước Mỹ khỏi thoả thuận này. Bà Federica
Mogherini nhấn mạnh thỏa thuận năm 2015 đã đạt được mục tiêu đảm bảo Iran khơng có
vũ khí hạt nhân, đồng thời kêu gọi người dân và lãnh đạo Iran tuân thủ thỏa thuận bất chấp
tuyên bố của Tổng thống Mỹ. Đại diện cấp cao của EU cũng bày tỏ lo ngại về quyết định
áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran của Tổng thống Donald Trump, đồng thời
nhấn mạnh EU sẽ hành động để bảo vệ các lợi ích kinh tế của khối liên minh EU. Bà khẳng
định rằng miễn là Iran tiếp tục tuân thủ các cam kết liên quan đến chương trình hạt nhân
của mình, EU sẽ tiếp tục thực hiện các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân với EU tại quốc
gia này một cách hiệu quả và đầy đủ. Bà cũng nhấn mạnh EU hoàn toàn tin tưởng vào trách
nhiệm, năng lực và uy tín của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), lí do là vì
tổ chức này đã cơng bố 10 bản báo cáo khẳng định Iran đã thực hiện đầy đủ các cam kết
của mình.
Ở Moscow, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố bày tỏ sự thất vọng sâu sắc trước quyết
định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Donald Trump. Bộ
Ngoại giao Nga khẳng định đây là hiệp định đa phương được Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc thông qua bằng Nghị quyết 2231 năm 2015. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng với việc Mỹ
tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đồng nghĩa với Washington một lần nữa đã hành
động đi ngược lại quan điểm của hầu hết các nước trên thế giới, vì lợi ích "cơ hội và hẹp
hịi" của mình, đồng thời nước này cịn vi phạm Tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại
giao Nga cho biết Moscow sẵn sàng phối hợp với các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran
và sẽ tiếp tục tích cực phát triển quan hệ song phương và đối thoại chính trị với Iran.
Cố vấn cấp cao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Ibrahim Kalin cho rằng việc Mỹ đơn
phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ châm ngòi cho những bất ổn và xung đột mới.
Ông Ibrahim Kalin cho biết thỏa thuận hạt nhân của Iran vẫn có hiệu lực với các nước còn
lại, đồng thời nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ ln phản đối vũ khí hạt nhân dưới mọi hình
thức.


13


Các đồng minh châu Á của Mỹ như Nhật Bản và Australia là những quốc gia đưa ra
các phản ứng đầu tiên. Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định sẽ tiếp tục đối thoại
với các bên liên quan để duy trì thỏa thuận cũng như theo dõi sát các tác động ảnh hưởng
từ quyết định mới nhất của chính quyền Mỹ. Còn Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull
bày tỏ “tiếc nuối” về quyết định đã được dự báo từ trước của Mỹ, đồng thời cũng kêu gọi
các bên còn lại của thỏa thuận duy trì việc thực thi các cam kết.
Ơng Turnbull nói: “Chúng tơi rất tiếc về quyết định của Mỹ mặc dù khả năng này đã
được Tổng thống Donald Trump thơng báo một thời gian dài trước đó. Chúng tôi kêu gọi
tất cả các bên tiếp tục tuân thủ thỏa thuận và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để hỗ trợ”.
• Khu vực Trung Đơng
Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt
nhân Iran thì các nước Trung Đơng đã lần lượt lên tiếng. trong đó có nhiều ý kiến trái chiều.
Về phía phản đối, Bộ Ngoại giao Syria trong một tuyên bố nước này lên án mạnh mẽ
quyết định của Tổng thống Donald Trump trong việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và
cho rằng động thái mới nhất của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ làm gia tăng căng thẳng trên toàn cầu.
Ngược lại, Saudi Arabia hoan nghênh việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế
đối với Iran và cho biết sự hỗ trợ trước đây của nước này đối với thỏa thuận hạt nhân giữa
Iran và nhóm P5+1 dựa trên niềm tin vững chắc rằng thoả thuận này sẽ hạn chế sự gia tăng
vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Trung Đông và thế giới. Tuy nhiên, nước này cho rằng Iran đã
sử dụng nó để tiếp tục các hoạt động gây mất ổn định trong khu vực, đặc biệt là thông qua
việc phát triển tên lửa đạn đạo.
Thủ tướng Israel Bejamin Netanyahu cũng tuyên bố hoàn toàn ủng hộ quyết định của
Tổng thống Donald Trump và coi đây là một quyết định “lịch sử”. Ông khẳng định lại một
lần nữa Israel phản đối JCPOA ngay từ đầu với quan điểm thoả thuận này thay vì cản trở
thì lại mở đường cho Iran tiến tới sở hữu một kho vũ khí hạt nhân chỉ trong vịng vài năm
tới.


14


Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng tuyên bố ủng hộ quyết định của
Mỹ, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nước ủng hộ quyết định của Tổng thống
Donald Trump để loại bỏ vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác ở Trung
Đơng nhằm duy trì an ninh và ổn định quốc tế.
Bahrain tuyên bố ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân
với Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này. Bahrain nhấn mạnh sẽ đồn kết
với Mỹ và ln bên cạnh Mỹ trong việc nỗ lực loại bỏ chủ nghĩa khủng bố ở cấp khu vực
và quốc tế. Bahrain kêu gọi tất cả các quốc gia ký kết khác đảm nhận trách nhiệm đối với
hịa bình và an ninh trong khu vực và thực hiện các chính sách tương tự như Mỹ. Bahrain
ủng hộ hết sức để khu vực Trung Đơng khơng có vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng
loạt và ngăn chặn việc sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran.
Về phía Iran, ngay sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Iran
Hassan Rouhani phát biểu trên truyền hình nhà nước Iran và bày tỏ mong muốn thảo luận
về quyết định của ông Donald Trump với các bên ở châu Âu, Nga và Trung Quốc. Ngồi
ra, ơng khẳng định Iran sẽ vẫn nỗ lựuc thực hiện thỏa thuận hạt nhân đa phương này sau
quyết định của Mỹ. Tuy nhiên, ông Hassan Rouhani cũng tuyên bố, nếu Iran không được
đáp ứng về mặt các lợi ích quốc gia thì Tehran sẽ nối lại hoạt động làm giàu urani cơng
nghiệp ở mức bình thường. Nhà lãnh đạo Iran cho biết ông đã ra lệnh cho Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Iran (AEOI) chuẩn bị các bước cần thiết để tiến hành đẩy nhanh các hoạt
động làm giàu urani nếu JCPOA chỉ cịn nằm trên giấy.
Ơng Hassan Rouhani phát biểu: “Nếu chúng tôi đạt được các mục tiêu trong thỏa
thuận khi phối hợp với các bên cịn lại, thỏa thuận này sẽ vẫn có hiệu lực... Bằng cách rút
khỏi thỏa thuận, Mỹ đã chính thức hủy hoại cam kết của mình đối với một thỏa thuận quốc
tế”. Theo ơng Hassan Rouhani, Cộng hồ Hồi giáo Iran đã luôn tuân thủ những cam kết
đối với thỏa thuận hạt nhân, trong khi Mỹ không bao giờ thực hiện đúng trách nhiệm của
mình. Bên cạnh đó, truyền hình nhà nước Iran cũng bình luận rằng quyết định trên của Tổng

thống Donald Trump là hành động “bất hợp pháp, không chính đáng và huỷ hoại các thỏa
thuận quốc tế”.
15


Trong bài phát biểu của Phó Tổng thống Eshaq Jahangiri đã nêu rõ sẽ đối mặt với bất
cứ kịch bản nào, còn Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Iran - Thiếu tướng
Mohammad Bagheri tuyên bố phía quân sự của Iran có thể ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa
nào nhằm vào nước này. Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani
cũng khẳng định việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ là một sự bất lợi vì Iran sẽ
khơng đưa ra bất kỳ nhượng bộ mới nào đối với Mỹ trong thời gian sắp tới.
1.1.2 Vai trị của Trung Đơng trong chiến lược của Mỹ ở thế kỷ 21
Trong suốt lịch sử nước Mỹ, từ thời Tổng thống Dwight David Eisenhower (thời điểm
chiến tranh Lạnh) đến thời Tổng thống Joe Biden đã khơng ngừng thực hiện các chính sách
quan trọng đối với khu vực Trung Đông.
Trung Đông là một khu vực có ý nghĩa địa chính trị và kinh tế đối với thế giới từ rất
lâu trước khi Mỹ can dự vào khu vực này.
Về mặt địa lý, Trung Đông có những cây cầu, eo biển, Vùng Vịnh cung cấp các tuyến
đường tốt nhất để nối các điểm quan trọng của lục địa Á - Âu với châu Phi rộng lớn. Do
đó, khu vực này hiển nhiên trở thành một “người chơi có giá trị” đối với Mỹ cũng như đối
với một số cường quốc phương Tây khác bao gồm Anh và Pháp.
Về mặt kinh tế, các nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú của Trung Đơng có lẽ đã
đóng vai trị lớn nhất trong các vấn đề về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế. Mỹ cần
dầu từ Trung Đông, các nước ở Trung Đông cần vốn và cơng nghệ của phương Tây. Mối
quan hệ cùng có lợi nhưng phụ thuộc lẫn nhau này đã tạo ra những liên minh hùng mạnh,
nhưng cũng gây ra những xung đột gay gắt. Trong khi các chi tiết cụ thể về quan hệ của
Mỹ với một số quốc gia Trung Đông khác nhau, các xu hướng tương tự về sự phụ thuộc
của phương Tây vào dầu mỏ và nhu cầu về dầu mỏ của Trung Đông và các cải cách đối
ngoại tiếp tục được lặp lại ở phần lớn các nước ở Trung Đơng.
Về mặt chính trị - an ninh, Mỹ luôn là đồng minh quan trọng nhất đối với khu vực

Trung Đơng về mặt chính trị. Mỹ ln thúc đẩy các mối quan hệ với các nước ở khu vực
Trung Đông như Arab Saudi, Ai Cập, Palestine, v.v. Mỹ cũng ln tăng cường hợp tác an
ninh, cải cách chính trị giữa Mỹ và các nước trong khu vực.
16


Mỹ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác và đối tác với Ai Cập trong vai trò một trụ
cột của an ninh và ổn định ở Trung Ðông, nhất là trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc
tế đang chứng kiến nhiều bất ổn như hiện nay. Còn đối với Israel, đồng minh chủ chốt của
Mỹ ở khu vực, Washington khẳng định cam kết bền vững đối với quan hệ đối tác Mỹ-Israel
và an ninh của Nhà nước Do thái. Bộ trưởng Ngoại giao Israel Eli Cohen cho biết, quan hệ
với Mỹ là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Israel. Đồng thời ơng cũng nhấn mạnh rằng
khơng gì có thể thay thế cho quan hệ Mỹ - Israel. Ðây là quan hệ đối tác chiến lược lâu dài
trên cơ sở đầu tiên và trên hết là các giá trị và lợi ích chung.
1.2 Nhân tố trong nước
1.2.1 Tình hình chính trị - xã hội của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump
Chính sách ngoại giao của ơng Donald Trump được định nghĩa bằng chương trình
“Nước Mỹ trên hết”, trong đó ơng đặt những gì ơng xem là quyền lợi nước Mỹ trên tất cả
những chuyện khác.
Trong bài phát biểu liên bang vào tháng 2/2019, Tổng thống Trump cam kết rút quân
đội Mỹ khỏi Syria, tuyên bố: "Các quốc gia vĩ đại không tham gia các cuộc chiến bất tận".
Một trong những thành tích đối ngoại mà ơng Donald Trump tự hào là về Trung Đông.
Tháng trước, ông đã ca ngợi "bình minh của một Trung Đơng mới" khi Các Tiểu vương
quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain ký các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với
Israel, và mới đây nhất là thỏa thuận hịa bình giữa Sudan và Israel - tất cả đều do Mỹ làm
trung gian.
Trong nhiệm kỳ, ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi một số thỏa thuận quốc tế, trong
đó có Hiệp định Đối tác Xun Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận khí hậu Paris và Thỏa
thuận hạt nhân Iran. Tại Trung Đông, chính quyền Trump tiến sát mục tiêu đánh bại hồn
tồn tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), củng cố quan hệ với các đồng minh khu vực,

đặc biệt là Israel, tuyên bố từng bước rút quân khỏi “vũng lầy” Syria và Afghanistan song
vẫn duy trì vai trị chiến lược tại khu vực thông qua các đồng minh.

17


1.2.2 Tình chình chính trị - xã hội Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden
Năm 2021, Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ Joe Biden lên nắm quyền. Ông tuyên bố
chấm dứt chính sách "nước Mỹ trên hết" thời Donald Trump, đã tác động mạnh mẽ tới thái
độ của Mỹ với thế giới cũng như cách nhìn của các đồng minh, đối tác, đối thủ với Mỹ.
Trong năm đầu nhiệm kỳ, người chèo lái nước Mỹ đạt được những kết quả đối nội và đối
ngoại, tuy nhiên cũng nảy sinh và phải đối mặt với nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức
nhiều mặt.
Trên con đường “nước Mỹ đã quay trở lại” của Tổng thống Biden, đối ngoại có vai
trị rất quan trọng để lấy lại hình ảnh, sức mạnh của nước Mỹ. Tuy nhiên, về phương diện
này, không phải việc nào cũng thuận buồm xi gió, thậm chí là những sai lầm, làm uy tín,
niềm tin, hình ảnh nước Mỹ trở nên giảm sút.
Việc quyết định rút binh lính Mỹ khỏi Afghanistan đã đẩy nhanh sự sụp đổ của chính
phủ nước này, kéo theo tình trạng hỗn loạn khi hàng trăm nghìn người chạy trốn khỏi sự
cai trị của Taliban. Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Mỹ từ bỏ đồng minh của mình sẽ gây
ra những hậu quả lâu dài về niềm tin chiến lược. Mỹ rút quân theo một cách “vội vã” bỏ
mặc đồng minh, như một sự thừa nhận thất bại sau hai thập kỷ gây dựng mơ hình tự do,
dân chủ của Mỹ - Taliban nhanh chóng chiếm giữ, kiểm sốt tồn bộ quốc gia Nam Á và
tuyên bố kết thúc chiến tranh Nhiều nhà phân tích lo ngại, đối với quốc gia có cơ cấu xã
hội phức tạp như Afghanistan, “quá khứ” của những “thiên đường khủng bố”, “mảnh đất
ma túy” như cách đây hơn 20 năm trước sẽ hồi sinh. Điều đó tạo ra tương lai bất định ở
quốc gia hồi giáo và những hệ lụy khó lường với khu vực và thế giới.
Đối với vấn đề kiểm sốt điểm nóng vũ khí hạt nhân tồn tại trong nhiều năm qua.
Theo chuyên gia, quyết định rời khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) với
Iran của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong những quyết định chính sách đối

ngoại quan trọng nhất của Mỹ trong 50 năm qua. Hiện tại, Iran đã làm giàu uranium nhiều
hơn mức mà họ được quyền sở hữu nếu thỏa thuận vẫn được duy trì. Ơng Joe Biden cam
kết sẽ khôi phục JCPOA sau khi ông nhậm chức, nhưng dường như những vận động hành
lang từ Israel về việc Mỹ phải có chính sách cứng rắn hơn nữa với Iran đã khiến Mỹ chần
chừ mà chưa quyết định rõ rệt.
18


1.3 Khái quát mối quan hệ của Mỹ và Cộng hồ Hồi giáo Iran trước năm 2018
1.3.1 Vị trí và vai trò của Iran trong chiến lược của Mỹ sau chiến tranh Lạnh
• Vị trí của Iran
Đường biên giới dài của Iran với đối thủ trong Chiến tranh Lạnh của Mỹ là Liên Xô
và vị thế là quốc gia lớn nhất, hùng mạnh nhất Vùng Vịnh Ba Tư giàu dầu mỏ đã khiến Iran
trở thành "trụ cột" trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đơng.
• Vai trị của Iran
Iran là một cường quốc khu vực và trung bình và chiếm một vị trí chiến lược ở lục địa
châu Á. Nó là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, ECO, OIC, và OPEC. Nước
này có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch lớn - bao gồm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên lớn
thứ hai và trữ lượng dầu đã được chứng minh lớn thứ ba trên thế giới. Iran có một di sản
văn hố phong phú khi có tới 26 Di sản Văn hố Thế giới được Unessco công nhận. Với
lịch sử quốc gia đa sắc tộc, văn hoá và xã hội Iran cũng rất đa dạng với nhiều nền văn hoá
khác nhau và nhiều chủng tộc khác nhau.
Sau năm 1979, để kiềm chế sức mạnh của Iran và đảo ngược thế cờ ở Trung Đông,
Mỹ đã đưa ra nhiều sách lược mới như: hậu thuẫn Iraq trong cuộc chiến tranh kéo dài gần
một thập niên với Iran (1980 - 1988); xếp Iran vào “trục ma quỷ” năm 2002; kêu gọi Liên
hợp quốc áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nặng nề lên chương trình hạt nhân của Iran từ
năm 2006. Sau khi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Một trong những việc
đầu tiên mà nhà lãnh đạo xuất thân từ tỷ phú này thực hiện trên cương vị ông chủ Nhà
Trắng là hủy bỏ JCPOA, áp đặt những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất nhằm vào
Tehrehan. Nếu như dưới thời Tổng thống Barack Obama, các lệnh trừng phạt nhằm mục

tiêu đưa Iran ngồi vào bàn đàm phán, thì dưới thời người kế nhiệm Donald Trump, các
trừng phạt lại hướng tới mục tiêu buộc Tehrehan phải “quy hàng”. Điều đó được thể hiện
rõ trong 12 yêu cầu Mỹ buộc Iran phải thực hiện để có thể đối thoại; trong đó, có các điều
kiện tiên quyết, như: giảm sản xuất tên lửa đạn đạo, rút khỏi Syria, giải giáp lực lượng bán
quân sự ở Iraq, chấm dứt ủng hộ du kích Houthi ở Yemen. Đặc biệt, phải chấm dứt việc
tiếp sức cho nhóm chính trị - vũ trang Hezbollah Liban, không được sở hữu bom hạt nhân,
19


ngừng tất cả hình thức làm giàu uranium, cho phép Liên hợp quốc thanh sát mọi cơ sở hạt
nhân.
Chứng tỏ, Iran luôn là một trong những quốc gia quan trọng nhất trong các chiển lược
của Mỹ, vì ảnh hưởng của chương trình hạt nhân Iran, Mỹ đã khơng ngừng đưa ra các chính
sách từ “cứng rắn” đến “mềm dẻo” để buộc nước này phải “nhượng bộ” mình.
1.3.2 Tác động của chương trình hạt nhân Iran lên Mỹ
Hoa Kỳ đã giúp Iran tạo ra chương trình hạt nhân bắt đầu từ năm 1957 bằng cách cung
cấp cho Iran lò phản ứng hạt nhân đầu tiên và nhiên liệu hạt nhân, và sau năm 1967 bằng
cách cung cấp cho Iran uranium được làm giàu ở cấp độ vũ khí.
Chương trình hạt nhân của Iran bắt đầu vào những năm 1950 với sự giúp đỡ của Mỹ
như một phần của chương trình Nguyên tử vì Hịa bình. Sự tham gia của chính phủ Mỹ và
Tây Âu tiếp tục cho đến Cách mạng Iran năm 1979. Sau đó, trong khi các quốc gia khơng
liên kết đã tích cực ủng hộ quyền làm giàu uranium của Iran trong nhiều năm, Mỹ và EU
khẳng định rằng Iran là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình quốc tế. Mỹ đã báo cáo sự
ủng hộ của Ả Rập đối với lập trường của họ đối với Iran tại đây. Tuy nhiên, trong nhiều
cuộc thăm dò, Người dân Ả Rập đã chỉ ra rằng họ không coi đó là một mối đe dọa nghiêm
trọng. Họ coi Israel và Mỹ là mối nguy hiểm. Mỹ đã đạt được thỏa thuận vào năm 2015 để
hạn chế khả năng hạt nhân của Iran. Việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt theo các điều khoản
của thỏa thuận đã giải phóng hơn 100 tỷ đơ la tài sản bị đóng băng ở nước ngoài cho Iran
và tăng khả năng tiếp cận của nước ngoài đối với nền kinh tế Iran. Đổi lại, Iran phải tạm
thời đồng ý không tham gia vào các hoạt động, bao gồm nghiên cứu và phát triển bom hạt

nhân.
TIỂU KẾT
Nhìn chung tình hình thế giới và khu vực Trung Đơng có nhiều biến đổi sau khi Mỹ
rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran. Quyết định này không chỉ gây chấn động, làm đảo lộn
chính sách của tiền nhiệm Barack Obama mà còn đẩy mối quan hệ cả hai nước vào bờ vực
căng thẳng hơn.

20


×