Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Gắn đào tạo và thực hành nhằm nâng cao năng lực chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.44 KB, 5 trang )

GẮN ĐÀO TẠO VÀ THỰC HÀNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang
đến cơ hội, điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, đồng thời đặt ra yêu cầu ngày
càng cao, đòi hỏi người lao động phải nắm chắc kiến thức chuyên môn và vận dụng thành
thạo, linh hoạt kiến thức đó vào thực tiễn. Do đó, gắn đào tạo với thực hành nhằm nâng
cao năng lực chuyên môn cho giảng viên, sinh viên là rất cần thiết, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời đại, cũng như khẳng định thương
hiệu, vị thế của các trường đại học.
Nhận thức được điều đó, Các trường đại học xác định tầm nhìn đến năm 2030:
Phát triển Nhà trường theo định hướng đại học ứng dụng. Ưu tiên đầu tư trọng tâm, trọng
điểm các ngành kỹ thuật truyền thống của Nhà trường thành ngành mũi nhọn. Đẩy mạnh
hoạt động: Sáng tạo khoa học kỹ thuật. Nâng cao năng lực thực hành. Ứng dụng chuyển
giao công nghệ phù hợp với tiến bộ Khoa học kỹ thuật công nghiệp lần thứ tư”. Đồng
thời, nhà trường triển khai đồng bộ các giải pháp gắn quá trình đào tạo với thực hành
nhằm khơng ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên và sinh viên.
1. Gắn đào tạo với thực hành nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn của sinh viên
Một là, tổ chức cho sinh viên đi tham quan, trải nghiệm tại doanh nghiệp giúp
sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế, nâng cao ý thức phấn đầu trong học
tập, rèn luyện
Sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức qua bài giảng của giảng viên mà còn được bổ
sung kiến thức thực tiễn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm. Mỗi chuyến tham
quan, trải nghiệm của sinh viên được xem là một "buổi học" đặc thù, vừa cung cấp kiến
thức chuyên môn cần thiết, vừa là cơ hội để sinh viên tìm hiểu môi trường làm việc thực tế
của doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Từ đó, sinh viên sẽ tích
lũy, cập nhập kiến thức thực tế, bổ ích, phát huy được sự chủ động, tạo thêm động lực học
tập và nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn. Chính vì vậy, nhiều năm qua, Các trường đại học
luôn chú trọng đến việc tổ chức các chuyến đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh
nghiệp cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Các chương trình đi tham quan, trải nghiệm
tại doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên hình dung được ngành học/lĩnh vực mình lựa chọn và


xác định bản thân mình sẽ phải “Học những gì? Làm ở đâu? Làm những gì? Mơi trường
làm việc như thế nào? Mức độ thu nhập ra sao? Tương lai nghề nghiệp như thế nào sau
khi tốt nghiệp?...”.
Trong quá trình hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế, sinh viên có cơ hội gặp
gỡ, lắng nghe những chia sẻ của người lao động và lãnh đạo các doanh nghiệp về các kỹ
năng nghề nghiệp, vị trí việc làm, mơ hình tổ chức của cơng ty, các tiêu chí tuyển dụng,
…. Qua đó sinh viên xác định mục đích học tập của bản thân: “học để biết, học để làm,
học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, hình thành được thái độ nghiêm túc và

1


chủ động vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế giúp bản thân dần hoàn thiện hơn
từ năng lực chuyên môn đến kỹ năng, thái độ để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp,
nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Hai là, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, sát thực tế
Thực hiện phương châm: “Đào tạo gắn với nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao
công nghệ. Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế. Nhà trường gắn liền với
doanh nghiệp. Sinh viên ra trường có sức khỏe, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp, tự tin,
sáng tạo, có việc làm thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến”, Các trường đại học thường
xuyên rà soát, hiệu chỉnh và đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng phát
triển của cơng nghệ và xã hội. Sau mỗi khóa học nhà trường tổ chức rà sốt chương trình
đào tạo, tiếp thu những ý kiến đóng góp thiết thực của sinh viên, giảng viên và doanh
nghiệp để hồn thiện chương trình đào tạo sát với thực tế.
Hiện nay Các trường đại học đã xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo thời lượng
50% lý thuyết và 50% thực hành. Thời lượng này đã được nhà trường nghiên cứu và thực
hiện nhằm tạo điều kiện cho sinh viên kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành, học kiến
thức đến đâu chắc kỹ năng đến đó. Đồng thời, đổi mới hoạt động dạy - học theo hướng lấy
người học làm trung tâm, giảng viên hướng dẫn sinh viên chủ động tự học tự nghiên cứu,

trao đổi mở rộng kiến thức trên cơ sở kiến thức nền tảng. Đồng thời đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực tư duy và vận dụng những kiến thức đã
học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cùng với các hoạt động đào tạo chuyên môn, nhà
trường đặc biệt chú trọng giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và kỹ
năng mềm cho sinh viên.
Để sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng giải quyết vấn đề và mở rộng
sự hiểu biết xã hội, nhà trường khuyến khích sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học,
sáng tạo khoa học cơng nghệ và làm khóa luận tốt nghiệp đúng chun ngành, có tính ứng
dụng cao trong thực tế. Hằng năm, nhà trường tổ chức Hội thi sáng tạo khoa học và công
nghệ cho giảng viên và sinh viên. Mỗi năm, có từ 20 đến 30 cơng trình/sản phẩm nghiên
cứu khoa học của giảng viên và sinh viên tham gia hội thi thuộc các lĩnh vực điện, điện
tử; cơ khí; ơ tơ; tiết kiệm năng lượng; năng lượng tái tạo; công nghệ chế biến sau thu
hoạch;... Sinh viên của nhà trường còn được tạo điều kiện tốt nhất để tham gia các hoạt
động: Sáng tạo robot, sáng tạo trẻ… và các cuộc thi: Olympic Cơ học toàn quốc,
Olympic Tốn học tồn quốc,...
Các hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ là môi trường để sinh
viên tích lũy thêm kiến thức mới, tăng năng lực thực hành, thực nghiệm, tạo lợi thế cho
sinh viên trong q trình tuyển dụng, dễ dàng tiếp cận và thích ứng ngay với công việc và
cơ hội thăng tiến trong tương lai.

2


Ba là, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các Trung tâm thực hành, thực
nghiệm góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên
Để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, hằng năm
nhà trường quan tâm chú trọng đến việc tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư mới trang thiết
bị cho các Trung tâm thực hành, thực nghiệm các khoa: Điện, Cơ khí, Ơ tô, Công nghệ
thông tin, May và Thời trang, Du lịch và Ngoại ngữ, Thực phẩm và Hoá học,... nhằm đáp
ứng tốt nhu cầu giảng dạy các bộ môn thực hành, giảng viên và sinh viên.

Cùng với đó, Các trường đại học tích cực mở rộng liên kết đào tạo với doanh
nghiệp nhằm thu hút đầu tư, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ tạo không gian học tập tiên
tiến, hiện đại đảm bảo cho sinh viên được học đi đôi với hành. Điển hình là năm 2017,
nhà trường đã liên kết với Công ty Toyota Việt Nam thành lập Trung tâm đào tạo Kỹ
thuật Toyota (T-TEP) tại trường. Trung tâm được đầu tư mới toàn bộ các trang thiết bị
tiên tiến của hãng Toyota để triển khai đào tạo với 02 chương trình: kỹ thuật Sửa chữa
Chung (GJ) và kỹ thuật Sửa chữa Thân xe và Sơn (BP) theo chương trình chuẩn của
TMV... ; đối với ngành May, nhà trường liên kết hợp tác với Công ty TNHH Regina
Miracle International Việt Nam và đã được Công ty hỗ trợ các gói thiết bị cho phịng
thực hành May của khoa May và Thời trang; Năm 2020, Tập đoàn Siemens hỗ trợ cho
Phịng thí nghiệm cơng nghiệp số Siemens cho khoa Cơ khí để nâng cao kỹ năng thiết kế,
lập trình của sinh viên, gói thiết bị bao gồm máy tính cấu hình cao được cài đặt phần
mềm bản quyền Solid Edge 2019 với tổng trị giá 324.000 USD; năm 2022, Công ty cổ
phần LUMI Việt Nam tài trợ gói thiết bị 150 triệu đồng cho Phòng nghiên cứu, phát triển
sản phẩm và giải pháp SMART IoT của khoa Điện để hỗ trợ sinh viên học tập và nghiên
cứu;...Với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống trang thiết bị đồng bộ được đầu tư mới giúp
sinh viên có mơi trường học tập, thực hành, thực nghiệm nâng cao năng lực chuyên môn
và kỹ năng nghề nghiệp.
Bốn là, tăng thời gian thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp giúp sinh viên có
nhiều trải nghiệm thực tế và nắm bắt tốt vị trí việc làm trước khi tốt nghiệp
Nhiều năm qua, Các trường đại học luôn chú trọng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với
các doanh nghiệp trong công tác đào tạo, hỗ trợ sinh viên thực tập, trải nghiệm, tạo điều
kiện cho sinh viên tiếp cận với công nghệ và môi trường làm việc thực tế. Với các ngành
kỹ thuật, sinh viên phải có ít nhất 5 đến 6 tháng thực tập và học các học phần thay thế đồ
án tốt nghiệp tại doanh nghiệp. Nhiều sinh viên đã được tham gia thực tập ở các doanh
nghiệp lớn như: Công ty TNHH Canon Việt Nam; Công ty TNHH Sam Sung Việt Nam,
Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải - Foxconn Việt Nam; Công ty may Tinh Lợi,
Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam; Công ty TNHH Toyota Việt
nam;... Lĩnh vực hoạt động sản xuất của các công ty này là: Điện, Điện tử, Cơ khí, Ơ tơ,
may mặc và thời trang,... có vị trí việc làm và nội dung cơng việc sát với các ngành nghề

đào tạo của nhà trường.

3


Sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp được thực hiện các cơng việc đúng theo quy
trình cơng việc của một kỹ sư chính thức như: Được cơng ty phổ biến về 5S; quy trình
làm việc theo vị trí cơng việc; kỹ năng xử lý công việc chuyên môn, thực hiện các nội
quy của công ty;… Đặc biệt, trong thời gian thực tập, sinh viên được công ty cho hưởng
mức lương tương ứng với vị trí cơng việc mà bản thân đang đảm nhận.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, để giúp cho sinh viên có cơ hội được bước ra thế
giới và thực tập chuyên môn tại môi trường quốc tế, rèn luyện năng lực ngoại ngữ, năng
lực chuyên môn, tiếp thu những công nghệ mới, tiên tiến hiện đại cũng như trải nghiệm
và giao lưu văn hoá,… nhà trường đã hợp tác với một số với các công ty của Nhật Bản,
Đài Loan, Hàn Quốc,... Qua các đợt đi thực tập, sinh viên sẽ được hướng dẫn thực tập, áp
dụng những kiến thức chuyên môn đã được học tại trường, đồng thời được tìm hiểu, tích
lũy thêm kiến thức và phong cách làm việc tại môi trường quốc tế, giúp các em có được
tầm nhìn mới về lĩnh vực nghề nghiệp của mình theo đúng cơng bố về Giá trị văn hoá cốt
lõi của Nhà trường “Thực học – Thực hành – Thực chung - Thực tâm – Thực nghiệp –
Thực tiến”.
2. Gắn đào tạo với thực hành nhằm nâng cao năng lực chuyên
môn của giảng viên
Năng lực chuyên môn của giảng viên được thể hiện ở các tiêu chí: Giảng dạy, kỹ
năng truyền đạt và kết nối, nghiên cứu khoa học, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm
thực tế và đạo đức nghề nghiệp. Để nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên, nhiều
năm qua, nhà trường luôn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp giảng viên có mơi
trường nghiên cứu, học tập, phát huy khả năng của mình trong lĩnh vực chun mơn góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Một là, thường xuyên bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho giảng viên
Với mục đích bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến

đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và thời kỳ chuyển đổi số,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Hằng năm, nhà trường xây dựng
tổ chức đánh giá năng lực thực hành, thực nghiệm theo lĩnh vực chuyên mơn cho giảng
viên. Với lĩnh vực chun mơn của mình, giảng viên thực hiện các bài đánh giá năng lực
trực tiếp, khai thác triệt để các thiết bị tại các Trung tâm thực hành - thực nghiệm của
khoa. Quá trình thi năng lực thực hành, thực nghiệm của giảng viên được Hội đồng đánh
giá, thẩm định theo đúng quy định và yêu cầu của nhà trường.
Cùng với đó, nhà trường tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi năm học, đây là môi
trường để giảng viên học tập, trao đổi, trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy,
cũng như cách tiếp cận thực tiễn để thu hút được sự quan tâm của sinh viên đối với nội
dung giảng dạy. Đồng thời giúp giảng viên có tư duy phát hiện những vấn đề mới, không
ngừng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp.

4


Hai là, tham gia nghiên cứu khoa học, tham quan thực tế tại doanh nghiệp giúp
giảng viên cập nhật kiến thức thực tế, cơng nghệ mới vào q trình giảng dạy
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên Các trường đại học được
thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như: viết và đăng các bài báo trên các tạp chí
khoa học trong nước và quốc tế; viết bài và báo cáo tại các hội nghị, hội thảo khoa học
trong nước và quốc tế; viết và xuất bản sách, giáo trình; tham gia các hội thi sáng tạo
khoa học và công nghệ; đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích; thực hiện các đề tài, dự án
khoa học;… Trung bình hằng năm, giảng viên nhà trường thực hiện từ 50-60 đề tài
NCKH các cấp quốc gia, bộ, tỉnh, cơ sở; công bố 110-120 bài báo, báo cáo khoa học
trong nước và quốc tế, trong đó có 10-15 bài trong danh mục tạp chí uy tín ISI và
Scopus; 15-20 cơng trình đoạt giải thưởng sáng tạo KHCN các cấp quốc gia, tỉnh, cơ
sở, trong đó năm 2021, Các trường đại học có 02 cơng trình đạt giải thưởng khoa học và
cơng nghệ Cơn Sơn và 07 cơng trình đoạt giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải
Dương.

Tham gia NCKH giúp giảng viên có điều kiện tìm hiểu sâu kiến thức chun mơn
mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức
mới trong bài giảng. Giảng viên tham gia NCKH một mặt đào sâu kiến thức chun mơn,
mặt khác có điều kiện mở rộng tiếp thu kiến thức mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu
cầu xã hội.
Một trong số những biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên mơn của giảng viên
khơng thể thiếu được đó là hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vũ của
mình bằng những chuyến đi thực tế ngồi doanh nghiệp, tham gia hội thảo khoa học,
tham gia các câu lạc bộ, các hội nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động này giảng viên
cập nhập được kiến thức và công nghệ mới đưa vào quá trình giảng dạy, giúp bài giảng
trở nên sinh động, sát với thực tế.
Gắn đào tạo với thực hành nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên,
sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm của Các trường đại học. Với những hoạt động thực tiễn
đã khẳng định nhà trường đang thực hiện đúng những gì đã công bố trong Sứ mạng đến
2025: “Đào tạo gắn với nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ. Học
đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế, Nhà trường gắn với doanh nghiệp. Sinh viên ra
trường có sức khỏe; năng lực và kỹ năng tồn diện; tự tin, sáng tạo; có việc làm thu nhập
ổn định và cơ hội thăng tiến”; đồng thời khẳng định được chất lượng, uy tín, thương hiệu
của Nhà trường với doanh nghiệp và toàn xã hội.

5



×