Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đạo đức truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.09 KB, 8 trang )

Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới
cho phụ nữ hiện nay
Promoting traditional moral values in building a new morality for today's
women

Tóm tắt
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, người phụ nữ ngày càng đóng vai trị quan trọng, q trình đó đã làm cho mọi hoạt
động của người phụ nữ trở nên năng động, sáng tạo hơn, đồng thời ở họ từng bước hình thành những
chuẩn mực, những quan hệ đạo đức mới trong xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội xuất hiện những thái độ,
hành vi đạo đức không lành mạnh trong các quan hệ xã hội, một bộ phận người dân nói chung, phụ nữ
nói riêng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Do vậy, việc kế thừa, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo
đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ là rất cần thiết và có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn. Bài viết này xuất phát từ việc phân tích những giá trị đạo đức truyền thống, những giá
trị đạo đức mới của người phụ nữ, bằng các phương pháp liên ngành, tổng hợp và phân tích,... tác giả
đã phân tích các nội dung, yêu cầu xây dựng giá trị đạo đức mới cho người phụ nữ hiện nay, từ đó tác
giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính gợi mở nhằm xây dựng đạo đức mới cho người phụ nữ.
Từ khóa: giá trị đạo đức; đạo đức truyền thống; đạo đức mới; xây dựng đạo đức mới; phụ nữ.
Abstract
Today, in the country's innovation career under the strong impact of the industrial revolution 4.0,
women play an increasingly important role, a process that has made all women's activities become more
and more important. They should be more dynamic and creative, and at the same time gradually form
new standards and ethical relationships in society. However, in society, there are unhealthy moral
attitudes and behaviors in social relations, a part of the people in general and women in particular are
degraded in terms of moral quality and lifestyle. Therefore, the inheritance, preservation and promotion of
traditional moral values in building a new morality of women is very necessary and has theoretical and
practical significance. This article comes from the analysis of traditional ethical values, new ethical values
of women, by interdisciplinary methods, synthesis and analysis,... The author has analyzed the content
and requirements for building new moral values for women today, from which the author has proposed
some suggestive solutions to build a new morality for women.
Keywords: ethical values; traditional ethics; new ethics; building new ethics; women;


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng và đời sống của mỗi gia đình cũng như
tồn xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước
dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, người phụ nữ đã phát huy truyền thống
dân tộc, hăng hái tham gia vào các hoạt động xây
dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Q
trình đó đã làm cho mọi hoạt động của người phụ
nữ trở nên năng động, sáng tạo hơn, đồng thời ở
họ từng bước hình thành những chuẩn mực, những
quan hệ đạo đức mới trong xã hội.
Tuy nhiên, trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế ngày
càng sâu rộng, sự phát triển của nền kinh tế thị
trường với những mặt trái của nó đã tác động đến
mọi tầng lớp xã hội, trong đó có phụ nữ. Vấn đề
việc làm, sự phân hóa giàu nghèo, các tệ nạn xã
hội có xu hướng gia tăng, hiện tượng bạo lực đối
với phụ nữ đang là những vấn đề cấp bách,
những giá trị đạo đức truyền thống ít được chú

trọng. Trong xã hội xuất hiện những thái độ, hành
vi đạo đức không lành mạnh trong các mối quan
hệ, một bộ phận người dân nói chung, phụ nữ nói
riêng suy thối về phẩm chất đạo đức, lối sống.
Do vậy, việc kế thừa, giữ gìn, phát huy các giá trị
đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức
mới của người phụ nữ là rất cần thiết và có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn phát triển hiện nay.

2. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO
ĐỨC TRUYỂN THỐNG TRONG XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA PHỤ NỮ HIỆN NAY
2.1. Khái niệm cơ bản
* Đạo đức
Đạo đức được dùng để chỉ một yếu tố trong
tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống
các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã
hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những
cơng trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức
là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời


răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét
đẹp trong đời sống và tâm hồn [1].
Đạo đức có thể được nhìn theo các góc độ sau:
Theo Wikipedia: “Đạo đức là hệ thống quy tắc,
tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con
người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội” [1].
Theo từ điển tiếng Việt: “Đạo: là lẽ phải, đức: điều
tốt lành. Nguyên lí phải theo trong quan hệ giữa
người với người, giữa cá nhân với xã hội, tùy theo
yêu cầu của chế độ chính trị và kinh tế nhất định” [2].
Tác giả tiếp cận và sử dụng khái niệm theo từ
điển tiếng Việt.
* Giá trị đạo đức truyền thống
Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận
trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, nó
là một dịng chảy liên tục nảy sinh, phát triển trong

suốt tiến trình dựng nước, giữ nước của cha ơng
ta và được tích lũy, lưu truyền, chắt lọc, chuyển
giao, tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời
này qua đời khác. Giá trị đạo đức truyền thống là
cái tồn tại mãi mãi với dân tộc.
Theo GS. Trần Văn Giàu: “giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu
nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,
thương người, vì nghĩa” [3, Tr.94].
Theo GS. Vũ Khiêu: “trong những truyền thống
quý báu của dân tộc, nổi bật nhất là truyền thống
đạo đức và khẳng định, truyền thống đạo đức của
dân tộc ta bao gồm: lịng u nước; truyền thống
đồn kết; lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần
nhân đạo lòng yêu thương và quý trọng con người,
trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ
thống giá trị đạo đức của dân tộc” [4].
Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình
Khoa học công nghệ cấp Nhà nước: "Con người
Việt Nam - và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội" (KX-07) cũng khẳng định: cốt lõi của các
giá trị truyền thống là đạo đức, phẩm chất, nhân
cách con người Việt Nam bao gồm: tinh thần u
nước, vì nghĩa, lịng thương người” [5].
Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về một số định
hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay khẳng
định: "Những giá trị văn hóa truyền thống vững
bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng
nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc. Đạo lý "thương
người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt
khó, sáng tạo trong lao động" [6, Tr.19].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao
gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp
nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng

nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn,
ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức
cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã Tổ quốc; lịng nhân ái; khoan dung, trọng nghĩa
tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động; sự tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối
sống...” [7, Tr.56].
Từ cách tiếp cận về giá trị đạo đức truyền thống
theo quan điểm của Đảng ta cũng như của các nhà
khoa học, có thể khẳng định các giá trị đạo đức
truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: chủ
nghĩa u nước; lịng thương người; tinh thần đồn
kết, ý thức cộng đồng sâu sắc; cần cù, tiết kiệm.
* Đạo đức mới
Theo Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức mới
(đạo đức cách mạng): “là đạo đức của người cách
mạng xuất hiện trong q trình đấu tranh giải
phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là
trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy
sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là

cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; ln u
thương, q trọng con người, sống có tình, có
nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Và đạo
đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền
tảng của người cách mạng” [8, Tr.480].
2.2. Những giá trị đạo đức truyền thống
trong xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ
hiện nay
Truyền thống đạo đức phụ nữ là một bộ phận
hữu cơ của truyền thống đạo đức dân tộc, truyền
thống ấy đã được Bác Hồ viết trong thư gửi phụ
nữ toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày phụ
nữ Quốc tế: "Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền
thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù" [8].
Từ cách tiếp cận về giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc, truyền thống đạo đức của phụ nữ Việt Nam
được biểu hiện ở nhiều giá trị khác nhau. Giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc biểu hiện ở phụ nữ Việt
Nam có bốn giá trị tiêu biểu, nổi bật sau:
- Yêu nước, anh hùng, bất khuất: truyền thống
anh hùng, bất khuất của dân tộc được Chủ tịch Hồ
Chí Minh nêu lên vị trí hàng đầu những giá trị đạo
đức cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Hai Bà
Trưng và các nữ tướng của Hai Bà là những phụ
nữ Việt Nam đã dựng nên tấm gương "anh hùng,
bất khuất, trung hậu, đảm đang" ngay từ thế kỷ
đầu Công nguyên. Tiếp nối gương Hai Bà, những
người phụ nữ như bà Triệu Thị Trinh, Bùi Thị
Xuân, bà Ba Cai Vàng, Nguyễn Thị Minh Khai,...
mãi mãi ghi tên trong sử xanh dân tộc.

Trong kháng chiến chống Mỹ phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã
kiên cường, anh dũng đấu tranh với kẻ thù trên


các mặt trận sản xuất, chiến đấu. Với các phong
trào thi đua yêu nước, đóng góp cao nhất sức
người, sức của để xây dựng và bảo vệ miền Bắc
xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó hàng vạn phụ nữ
trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu với địch
dưới mọi hình thức: đấu tranh vũ trang, đấu tranh
chính trị, binh vận, biểu tình,... Có thể nói, phụ nữ
ở hậu phương cũng như tiền tuyến đã đóng góp to
lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Trung hậu, đảm đang: phụ nữ Việt Nam rất cần
cù, đảm đang trong sản xuất, trong công việc gia
đình và tham gia hoạt động xã hội. Từ xưa tới nay,
phụ nữ giữ vị trí khơng thể thiếu trong gia đình. Họ
lo toan chi phí kinh tế, đảm nhận những cơng việc
rất đặc trưng của nữ giới, đó là "nữ công gia
chánh". Trong lịch sử, phụ nữ nước ta ln khẳng
định vai trị quan trọng và có những đóng góp to
lớn, vào q trình phát triển của dân tộc. Hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam khơng chỉ đảm việc nhà mà
chị em phụ nữ còn giỏi việc nước đã in đậm trong
lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của
Tổ quốc hàng chục thế kỷ. Bên cạnh các tướng lĩnh
như Bà Trưng, Bà Triệu, đô đốc Bùi Thị Xn... cịn
có các vị chấp chính tài ba như Thái hậu Dương

Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, cô Nhu (vợ ba Đề
Thám),... Tiếp bước các nữ anh hùng dân tộc là các
thế hệ phụ nữ chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Thị
Minh Khai, lãnh tụ đầu tiên của phong trào phụ nữ
sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập;
Hồng Ngân, Bí thư đồn phụ nữ cứu quốc Bắc Bộ;
trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước là các bà Nguyễn
Thị Thập, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình,…
tham gia hoạt động chính trị xã hội vì sự tồn vong
và phát triển của dân tộc.
- Yêu thương chồng con: cùng với những đức
tính cần cù, đảm đang, phụ nữ Việt Nam cịn có
lịng u thương chồng con hết mực. Là người vợ,
người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng, chăm lo
cho chồng, cùng chồng chia sẻ mọi công việc trong
sản xuất, chăm sóc giáo dục con cái, trong đánh
giặc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng cộng đồng.
Dưới chế độ cũ, bao nhiêu nỗi lo chồng chất trên
đôi vai của người mẹ, người vợ. Tuy vất vả, nhưng
người phụ nữ vẫn dịu dàng, thương yêu, thủy
chung quan tâm chăm sóc đến chồng, con. Sự
nghèo khổ khơng làm giảm đi tình yêu của người vợ
đối với chồng, con. Những người phụ nữ luôn tần
tảo, sẵn sàng hy sinh cho gia đình, chỉ mong góp
phần cho sự sống và thăng tiến của chồng con.
Khơng chỉ u chồng, phụ nữ cịn là người mẹ
hiền. Là người vợ, họ thực hiện chức năng thiêng
liêng của người phụ nữ, cùng với người chồng,
người phụ nữ là người thường xuyên trực tiếp
nuôi dạy con cái, họ dịu hiền và khéo léo.

- Phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc: phụ nữ
Việt Nam trong lịch sử dân tộc cịn thể hiện tài
năng của mình trong văn chương, học thuật nước

nhà. Thế kỷ XV, Nguyễn Thị Lộ, vợ nhà anh hùng
dân tộc Nguyễn Trãi là người có tài năng văn học
tuyệt vời nên được mời vào triều làm chức Lễ nghi
học sĩ. Bà Ngô Chi Lan giỏi văn chương được Lê
Thánh Tông vời vào triều dạy cung nữ. Đoàn Thị
Điểm đã mở trường dạy học cho Nho sinh. Hồ
Xuân Hương người tài dùng thơ văn chiến đấu
chống lại lễ giáo và đạo đức phong kiến, đấu tranh
cho quyền sống và hạnh phúc của phụ nữ,...
Phụ nữ Việt Nam cũng là người khai sinh, xây
dựng một số loại hình nghệ thuật dân tộc như bà
Phạm Thị Trân - bà tổ nghề chèo, một loại hình nghệ
thuật lấy tích truyện rút ra từ cuộc sống, thể hiện sự
khéo léo kết hợp giữa việc giáo dục nghệ thuật và
việc cổ vũ tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc cho
quân lính của bà thời vua Đinh (thế kỷ X),...
Những phẩm chất quý báu: Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang, thủy chung, yêu
thương chồng con của phụ nữ Việt Nam đã được
mọi thế hệ phụ nữ kế thừa phát huy trong suốt
chiều dài lịch sử, nó là sự biểu hiện của những giá
trị đạo đức truyền thống cao quý của phụ nức dân
tộc ta. Những giá trị này vẫn luôn được các thế hệ
phụ nữ kế tiếp nhau trong lịch sử trân trọng giữ
gìn, phát huy và tùy theo những hoàn cảnh lịch sử
của từng thời đại mà được phát triển, bổ sung

những phẩm chất mới làm phong phú và bền vững
thêm các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
3. NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC MỚI CHO NGƯỜI PHỤ NỮ HIÊN NAY
Đạo đức mới được thể hiện ở lịng nhiệt tình
cháy bỏng của nhân dân trong thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, được kết tinh trong những hành
động dũng cảm và quyết thắng trước mọi nhiệm
vụ, trước mọi khó khăn, trước mọi quân thù. Đạo
đức ấy đang phát huy sức mạnh của nó trên mọi
lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Để cho đạo đức
mới, nhất là đạo đức mới của người phụ nữ thực
sự trong đời sống xã hội, cần phải kế thừa, phát
huy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đã
có trong lịch sử.
Tuy nhiên, trong khi kế thừa các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cần kiên quyết loại bỏ những
truyền thống cũ lỗi thời, không còn phù hợp, đồng thời
qua thực tiễn khẳng định những giá trị mới nảy sinh
phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Dựa trên quan điểm của Đảng, tư tưởng đạo
đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung đặt ra về
đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay có một số
vấn đề sau:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: tinh thần
yêu nước là một trong những tình cảm tự nhiên
sâu sắc nhất của con người được củng cố qua
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Khi lòng
yêu nước phát triển lên một trình độ nhận thức sâu



sắc và tự ý thức thì mọi hành vi ứng xử của con
người, nó trở thành chủ nghĩa yêu nước.
Ngày nay phát huy truyền thống yêu nước của
dân tộc, chủ nghĩa yêu nước của đạo đức mới ở
người phụ nữ là quyết tâm xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội. Đó là lịng tự hào dân tộc, lịng
tự hào về những anh hung, những người đã ngã
xuống để bảo vệ lợi ích của quốc gia, của nhân
dân, là tinh thần xả thân vì sự nghiệp cách mạng,
vì độc lập tự do của Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước
là nguyên tắc đạo đức quan trọng đòi hỏi người
phụ nữ chuyển từ lịng tự hào, từ tình u q
hương đất nước thành ý thức, trách nhiệm trước
vận mệnh của Tổ quốc. Yêu nước phải gắn với ý
chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động,
trong học tập và nghiên cứu, quyết tâm chiến
thắng nghèo đói, lạc hậu, từng bước nâng cao đời
sống của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tinh thần yêu nước của phụ nữ hiện nay còn
được biểu hiện ở việc phát huy những giá trị văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu những
tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng
những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết
không được tự đánh mất mình trở thành bóng mờ
hoặc bản sao chép của người khác. Truyền thống
yêu nước của người phụ nữ trước đây được phát
huy cao độ trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại

xâm, thì ngày nay, trước yêu cầu mới của sự
nghiệp phát triển đất nước, một mặt phải thường
xuyên chăm lo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, phát huy khí thế anh hùng, bất khuất trong
chiến tranh, khơng lùi bước trước những khó khăn,
gian khổ, khơng chịu lạc hậu và lệ thuộc, quyết tâm
vươn lên trong sự nghiệp đổi mới và luôn cảnh giác
trước mọi âm mưu "diễn biến hịa bình" của địch.
Mặt khác, phải gạt bỏ những tư tưởng bảo thủ, lạc
hậu đối với phụ nữ, dồn sức cho nhiệm vụ xây
dựng đất nước với ý thức quyết tâm xóa đói, giảm
nghèo. Phải nâng cao lịng tự hào dân tộc, tin
tưởng ở tiền đồ tươi sáng của đất nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
- Thông minh, sáng tạo trong lao động: trong
lao động, sự thông minh, sáng tạo và thái độ đối
với lao động là chuẩn mực quan trọng để đo phẩm
giá con người. Đạo đức mới địi hỏi con người có
thái độ lao động đúng đắn, lao động tự giác, có kỷ
luật, cần cù, sáng tạo, có năng suất, chất lượng,
hiệu quả cao. Thơng minh, sáng tạo trong lao
động, ham học hỏi vươn lên về mọi mặt là một nội
dung quan trọng trong đạo đức mới của người phụ
nữ hiện nay. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước dưới sự tác động của cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi người phụ nữ
khơng chỉ cần cù, đảm đang trong cơng việc gia
đình mà cịn phải thơng minh, sáng tạo trong lao
động sản xuất, trong tổ chức đời sống và tham gia
các hoạt động xã hội. Tính sáng tạo là đặc trưng

của con người hiện đại, nó phải được quán triệt

trong cách nghĩ, cách làm vừa đáp ứng những đòi
hỏi bức thiết của cuộc sống hiện đại, vừa phải biết
nhìn xa trơng rộng, tính sinh kế lâu dài vì cuộc
sống của mình và sự phát triển của cộng đồng và
xã hội.
Phát huy truyền thống cần cù, đảm đang, với
tinh thần tự lực vượt khó, bằng trí thơng minh, khả
năng lao động sáng tạo, với khát vọng thốt khỏi
đói nghèo, vươn tới bình đẳng, phát triển, phụ nữ
Việt Nam luôn quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi
mới đất nước và tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, gắn bó với phong trào chung, tự chủ trong
suy nghĩ, hoạt động của mình.
Đối với người phụ nữ trong q trình xây dựng
đạo đức mới họ khơng chỉ tin tưởng vào sự lãnh đạ
của Đảng, họ còn chấp hành và thực hiện tốt pháp
luật của nhà nước. Đặc biệt trong Luật Bình đẳng
giới người phụ nữ đã tích cực đấu tranh thực hiện
chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề
nghiệp, nâng cao học vấn cho nữ giới, có cơ chế
chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào
các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các
ngành. Người phụ nữ được chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt chức
năng người mẹ, xây dựng gia đình văn hóa với mục
tiêu: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Có trình độ văn hóa chun môn, đủ năng lực
và sức khỏe để làm việc: yêu cầu đạo đức của

người phụ nữ trong thời kỳ mới phải là những
người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có tri
thức và năng lực thực tiễn, có ý thức tổ chức kỷ
luật, gương mẫu trong đạo đức và lối sống. Trong
điều kiện đẩy mạnh q trình thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa với bối cảnh tác động của
cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi người
phụ nữ phải được âng cao trình độ kiến thức để
đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, không thể
thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng phụ nữ
nếu khơng chăm lo giáo dục, đào tạo bồi dưỡng,
nâng cao kiến thức và giải quyết công ăn việc làm
cho họ. Ngày nay với quan điểm của Đảng về sự
phát triển vì sự tiến bộ, bình đẳng, coi trọng vị trí
của phụ nữ trong gia đình và xã hội, phụ nữ đã có
quyền bình đẳng với nam giới như pháp luật quy
định và xã hội đã chấp nhận. Yêu cầu đối với
người phụ nữ hiện đại cũng có nhiều thay đổi căn
bản, họ có mối quan hệ giao tiếp rộng rãi, họ được
học tập nâng cao trình độ nhiều mặt, chứ khơng
chỉ nữ cơng gia chánh, họ được làm chủ bản thân,
có chính kiến cá nhân, có ý thức độc lập sáng tạo,
có quyền tự do cá nhân và lợi ích cá nhân, họ
khơng cịn phụ thuộc, phục tùng tuyệt đối lợi ích
của chồng, của gia đình, dịng họ.
Đạo đức mới của người phụ nữ dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa được xuất phát từ vị trí, vai trị của
phụ nữ đối với sự phát triển của đất nước. Do đó,
việc nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ hiện
nay là góp phần nâng cao trình độ hiểu biết cho



thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy, học tập là
hành vi đạo đức cao đẹp giúp phụ nữ có tri thức,
trí tuệ rộng mở, đồng thời qua học tập, tự hồn
thiện nhân cách của chính mình. Chỉ có thường
xun, khơng ngừng học tập người phụ nữ mới có
thể làm giàu kho tri thức của bản thân, là cơ sở
cho sự sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, trong
nghiên cứu khoa học.
- Trung thực, vị tha: lòng trung thực, đức tính vị
tha, chủ nghĩa nhân đạo là một giá trị đạo đức cao
đẹp của dân tộc ta. Nó có cơ sở sâu xa trong lịch sử
hình thành và phát triển của dân tộc. Chủ nghĩa nhân
đạo mới là một ngun tắc đạo đức mới, đó chính là
lịng thương u những người lao động, lịng kính
trọng đối với những phẩm giá của con người và sự
tận tụy phục vụ lợi ích của con người. Lịng thương
người, vị tha khơng mang tính chung chung mà
được thể hiện bằng những hành động hiện thực.
Lịng nhân hậu, vị tha, đức tính trung thực ở
người phụ nữ ngày nay thể hiện ở tình thương yêu
giữa con người với con người, ở những hành
động và việc làm cụ thể cả đối với những con
người lầm đường lạc lối, những người chồng gặp
những lầm lỗi, những chị em lỡ bước sa ngã,...
Với tấm lòng nhân hậu xuất phát từ trong sâu thẳm
tâm hồn, người phụ nữ đã đồng cảm, khoan dung
chia sẻ, nhưng chị em cũng kiên quyết đấu tranh
lâu dài và bằng nhiều biện pháp: giáo dục, thuyết

phục,... để giúp những con người lầm lỗi nhận
thức, khắc phục những khuyết điểm của mình,
thức tỉnh lương tri, cảm hóa họ, để họ trở về với
cuộc sống cộng đồng, trở thành người có ích cho
xã hội.
Ngày nay, lịng trung hậu vốn có của người phụ
nữ Việt Nam vẫn được giữ gìn, phát huy và bổ sung
thêm những phẩm chất mới. Trung hậu là đạo lý làm
người nên trong các mối quan hệ gia đình, làng
xóm,... trong các mối quan hệ kinh doanh, sản xuất,
dịch vụ... người phụ nữ vẫn giữ phẩm chất truyền
thống của mình. Hàng triệu phụ nữ đã tham gia vào
phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", các hoạt động nhân
đạo từ thiện, góp phần giải quyết những vấn đề xã
hội bức xúc. Trước nhiệm vụ mới của đất nước, phụ
nữ luôn biết kết hợp hài hịa giữa cơng việc gia đình
và cơng việc xã hội, biết phát huy tiềm năng sáng tạo
của mình, khuyến khích làm điều thiện, chống chiến
tranh, chống phân biệt đối xử, chống đói nghèo,
chống cái ác,... đồng thời xây dựng gia đình văn hóa,
xã hội văn minh. Đó là những nội dung đạo đức mới
mà phụ nữ Việt Nam hiện nay đã và đang hướng tới.
- Thủy chung, thanh lịch: phụ nữ Việt Nam ln
đóng vai trị quan trọng trong việc giữ gìn hạnh
phúc của gia đình, nhất là trong tổ chức cuộc sống
gia đình, theo chuẩn mực ấm no, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc và nuôi con trở thành công dân có
ích cho xã hội. Trong gia đình, quan hệ giữa cha
mẹ, vợ chồng, con cái là quan hệ tình cảm và
nghĩa vụ sâu nặng. Trong đạo đức xã hội chủ


nghĩa, quan hệ đó vẫn chiếm một vị trí quan trọng,
được dư luận xã hội rất quan tâm. Sự phát triển
của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã ảnh
hưởng đến đời sống mỗi gia đình, xu hướng gia
đình hạt nhân ngày càng tăng.
Tuy nhiên, dù có nhiều nhân tố tác động tới
cuộc sống gia đình hiện nay thì người phụ nữ vẫn
giữ được sự thủy chung, khoan dung, độ lượng vì
sự tiến bộ của gia đình và sự phát triển của con
cái. Đức tính hiếu đễ với cha mẹ, kính trọng ơng
bà, nhường nhịn anh em,... vẫn là những giá trị
đạo đức mà dư luận xã hội và phụ nữ đề cao. Việc
chăm nom, săn sóc và ni dưỡng cha mẹ lúc tuổi
già là nghĩa vụ đạo đức của người con có hiếu,
nghĩa vụ đó khơng vì con cái bận công tác mà coi
nhẹ. Phụ nữ với tư cách là người con, người cháu
cần ân cần, tế nhị, khéo léo trong cư xử với ông
bà, với cha mẹ già. Một gia đình êm ấm có cơng
sức khơng nhỏ của chị em phụ nữ.
Một chuẩn mực đạo đức mới mà người phụ nữ
hiện nay cần phải đạt được, đó là vẻ đẹp thanh lịch
và lịch lãm. Vẻ đẹp ấy phản ánh cái đẹp trong truyền
thống dân tộc được chắt lọc và truyền nối. Nét đẹp
thanh lịch là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện
đại, giữa bản sắc dân tộc và nền văn hóa thế giới hội
tụ trong người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Dưới chế
độ cũ, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi quan niệm đạo đức
phong kiến, bởi tư tưởng "trọng nam khinh nữ", "tam
tòng", "tứ đức"... Đó là thứ đạo đức biến phụ nữ trở

thành vật lệ thuộc hồn tồn vào nam giới, trở thành
cơng cụ mua vui cho họ, vì thế, sắc đẹp bên ngồi
của người phụ nữ là quan trọng nhất. Mặc dù chịu
ảnh hưởng bởi quan niệm đạo đức phong kiến,
nhưng ở Việt Nam phụ nữ có bề dày truyền thống
trong lịch sử dân tộc, họ vẫn được tôn trọng. Dân tộc
ta dù chịu tác động của quan niệm đạo đức Nho giáo
vẫn khơng thể tán thành quan niệm đạo đức đó. Cha
ơng ta đánh giá đạo đức của người phụ nữ theo
những tiêu chuẩn khác, đó là những phẩm chất tạo
nên truyền thống đạo đức của người phụ nữ trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Vẻ đẹp của người
phụ nữ không chỉ ở sắc đẹp bề ngoài mà ở tinh thần
đảm đang gánh vác việc nhà, việc nước. Hình ảnh
người phụ nữ nước ta đi vào trong văn học, nghệ
thuật trước hết là hình ảnh những người mẹ, người
vợ sản xuất giỏi, chiến đấu tài, thủy chung son sắt.
Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu và nội
dung của đạo đức mới trong thời kỳ hiện đại,
người phụ nữ hiện nay phải ý thức, nỗ lực vươn
lên, có sức khỏe, có trình độ học vấn sâu rộng,
phải biết cách tổ chức sắp xếp giữa công việc và
nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí để mỗi người phụ nữ
ngày càng đẹp hơn lên, xã hội ngày càng văn
minh hơn.
Ngoài những giá trị chủ yếu như: chủ nghĩa yêu
nước; cần cù, đảm đang; lòng thương người; trung
hậu, vị tha,... các giá trị đạo đức truyền thống khác
như lịng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, cần



kiệm, lạc quan cũng cần được kế thừa, phát huy
trong việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức
mới cho người phụ nữ hiện nay.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH GỢI MỞ
NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
MỚI CHO NGƯỜI PHỤ NỮ HIỆN NAY
Để phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong
xây dựng đạo đức mới cho gười phụ nữ hiện nay
cần có nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo
tác giả trước hết cần tập tập trung vào một số giải
pháp cơ bản sau:
* Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống phải đi
đôi với khắc phục mặt lạc hậu, tiêu cực trong xây
dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay
Dân tộc ta có một truyền thống được kết tinh
trong 4000 năm dựng và giữ nước của dân tộc.
Chính những truyền thống ấy đã hun đúc cho dân
tộc ta có một nét văn hóa đạo đức với những
phẩm chất cao đẹp để tồn tại và phát triển.
Bên cạnh bên cạnh đó dân tộc ta cũng chịu sự
tác động hàng chục thế kỷ của hệ tư tưởng phong
kiến, đã không tránh khỏi có những hạn chế,
những điểm tiêu cực trong tư tưởng và hành vi
đạo đức. Do đó, việc xây dựng đạo đức mới của
người phụ nữ hiện nay một mặt cần phải kế thừa
các giá trị đạo đức truyền thống, mặt khác cần
phải khắc phục và loại bỏ những mặt lạc hậu, tiêu
cực của nó. Để thực hiện nhiệm vụ trên phương

hướng khắc phục hiện nay là:
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa hiện đại gắn liền với việc loại bỏ các
phong tục tập quán lạc hậu, đồng thời xây dựng
nếp sống, phong tục, tập quán mới trong nhân dân.
- Tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, Ban Vì
sự tiến bộ của phụ nữ phải coi trọng, đẩy mạnh
hơn nữa phòng trào phát triển phụ nữ, giải phóng
phụ nữ khỏi sự bất bình đẳng.
- Phụ nữ cần chủ động khắc phục tâm lý ngại
khó, tự ti, cam chịu, phải mạnh dạn đấu tranh với
những tư tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt
giới, bất bình đẳng giới đang cản trở đang cản trở
sự phát triển của phụ nữ. Tích cực học tập nâng
cao trình độ, kiến thức và tham gia tích cực các
hoạt động xã hội ở các cấp ở cơ sở.
- Đẩy mạnh thực hiện quyền dân chủ trong mọi
mặt đời sống xã hội đối với phụ nữ. Khắc phục tình
trạng dân chủ hình thức, ức hiếp, coi thường phụ nữ.
Để đạt được các phương hướng trên cần thực
hiện một số giải pháp sau:
- Xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi
phạm luật Hơn nhân và gia đình, luật Bình đẳng
giới với các hành động bạo lực đối với phụ nữ,
phân biệt đối xử bất bình đẳng giới trong gia đình,
cơ quan, và ngoài xã hội.

- Đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng gia
đình văn hóa mới, làng/khu dân cư văn hóa,
xã/phường văn hóa. Tổ chức, nâng cao hơn nữa

các hoạt động sinh hoạt các câu lạc bộ của phụ nữ
nhằm ôn lại truyền thống cũ, phê phán truyền
thống lạc hậu, cổ hủ đang cản trở quá trình phát
triển và tiến bộ của phụ nữ.
- Xóa bỏ những lệ làng, hương ước lạc hậu,
xây dựng “Hương ước mới” nhằm giải quyết hài
hòa mối quan hệ "lệ làng" phép nước.
- Phát triển, nâng cao hiệu quả các hoạt động
giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trình độ văn hóa,
trình độ chun mơn cho chị em phụ nữ thông qua
các lớp tập huấn về giới, các lớp đào tạo chuyên
môn cho nhiều đối tượng như trí thức, cán bộ phụ
nữ, những người làm cơng tác quản lý, tổ chức
hoạt động xã hội và bản thân các chị em phụ nữ.
* Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ngày càng
hiện đại đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
tạo điều kiện phát huy giá trị đạo đức truyền thống
trong xây dựng văn hóa mới của người phụ nữ hiện
nay
Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
hiện đại đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, đây là môi trường kinh tế lành mạnh, là tiền đề
bảo đảm cho các giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc, truyền thống đạo đức phụ nữ được phát huy
và phát triển đúng hướng. Để thực hiện nhiệm vụ
trên phương hướng khắc phục hiện nay là:
- Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ngày càng
hiện đại đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
cần gắn liền với cơng bằng xã hội và giải phóng

phụ nữ. Một mơi trường kinh tế lành mạnh thể hiện
tính nhân văn trong việc giải quyết quan hệ lợi ích,
là mơi trường trực tiếp cho đạo đức phát triển, các
giá trị truyền thống được phát huy. Nếu chính sách
kinh tế xã hội không phù hợp quy luật thực tiễn
của đất nước và thời đại sẽ gây xáo trộn trong
quan hệ lợi ích và do vậy có tác động xấu đến đời
sống đạo đức.
- Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ngày càng
hiện đại đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
phải gắn với việc giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức
truyền thống, tạo điều kiện hình thành, phát triển
những phẩm chất đạo đức mới cần thiết cho phụ
nữ. Đồng thời phải xây dựng chiến lược giải quyết
việc làm cho phụ nữ và nâng cao trình độ kỹ thuật
cho người phụ nữ từ đó hình thành nhân cách đạo
đức mới (đạo đức cánh mạng) cho phụ nữ.
- Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ngày càng
hiện đại đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
phải đi đôi với đẩy mạnh đấu tranh chống tiêu cực
và chống các tệ nạn xã hội, chống tư tưởng bảo
thủ, lạc hậu,... đối với phụ nữ, phát triển kinh tế
gắn với nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho


người phụ nữ tiến tới xóa bỏ hồn tồn bất bình
đẳng đối giới với phụ nữ.
Để làm các phương hướng trên cần có các giải
pháp sau:
- Tiếp tục đa dạng hóa các ngành nghề, khuyến

khích, hỗ trợ phụ nữ tham gia. Đặc biệt cần lựa
chọn công nghệ phù hợp với q trình phát triển
của cuộc cách mạng 4.0 và có chính sách hỗ trợ
các cơng nghệ để thu hút, khuyến khích và giúp đỡ
phụ nữ tham gia tạo ra nhiều việc làm và giúp
nhau có việc làm.
- Đẩy mạnh cơng tác bảo tồn, khơi dậy và phát
triển các ngành nghề truyền thống, đây là lĩnh vực
có khả năng đem đến nhiều việc làm, tạo thu nhập
cho phụ nữ qua đó gìn giữ nét văn hóa truyền
thống của dân tộc.
- Hội phụ nữ các cấp cần đẩy mạnh hơn nữa
công tác chỉ đạo các cấp hội cơ sở, vận động, hỗ
trợ, khuyến khích chị em phụ nữ tích cực nghiên
cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tạo việc làm
tăng thu nhập. Đẩy mạnh hoạt động khai thác, hỗ
trợ các nguồn vốn cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ
nghèo, phụ nữ có hồn cảnh khó khăn, phụ nữ
các dân tộc ít người vay để phát triển kinh tế.
- Hội phụ nữ các cấp kết hợp với các Trung tâm
dạy nghề và giới thiệu việc làm chọn lựa nội dung
kiến thức cụ thể, phù hợp và hướng dẫn kỹ thuật,
công nghệ cho phụ nữ trong sản xuất. Tổ chức các
lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán
bộ hội viên phụ nữ tham gia học tập nhằm giải
quyết việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ.
- Nâng cấp, mở rộng các hình thức câu lạc bộ
tại các thơn, xóm, khu dân cư nhằm thu hút phụ
nữ tích cực tham gia hoạt động.
- Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ban “Vì sự

tiến bộ của phụ nữ” từ trung ương đến địa phương
nhằm tiếp tục thực hiện chương trình hành động
quốc gia vì sự phát triển của phụ nữ.
* Xây dựng pháp luật đồng bộ đảm bảo các giá
trị đạo đức truyền thống được giữ gìn và phát huy
trong quá trình phát triển đạo đức mới của người
phụ nữ hiện nay.
Pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội. Xã hội ngày càng phát triển thì mọi hành vi
của các cá nhân đều có nhu cầu được điều chỉnh
bằng pháp luật. Pháp luật cùng với đạo đức, tơn
giáo, chính trị,... đều là những công cụ điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trước yêu cầu của
sự nghiệp đổi mới, vấn đề tăng cường hiệu lực
pháp luật trong quản lý xã hội, bảo vệ, phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống vẫn cịn nhiều hạn
chế. Do đó, hiện tượng phản đạo đức có nguy cơ
xuất hiện gây ảnh hưởng xấu trong xã hội, giá trị
đạo đức truyền thống khơng có được môi trường
nuôi dưỡng và phát triển. Để thực hiện nhiệm vụ
trên phương hướng khắc phục hiện nay là:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và giáo dục ý
thức pháp luật cho người phụ nữ, xây dựng ý thức
pháp luật hình thành thói quen tích cực trong các
hành vi ứng xử hàng ngày của họ.
- Việc xây dựng pháp luật đặt ra yêu cầu nghiên
cứu các khoa học pháp lý, tổng kết xây dựng và
thực thi pháp luật. Mặt khác, nghiên cứu các giá trị,
chuẩn mực đạo đức truyền thống, truyền thống đạo

đức của người phụ nữ để chọn lọc các giá trị chuẩn
mực phù hợp có thể "luật hóa".
- Xây dựng được môi trường kinh tế xã hội,
pháp luật lành mạnh bảo đảm cho việc phát huy
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, tạo điều kiện
cho việc hình thành những chuẩn mực đạo đức
mới của người phụ nữ hiện nay.
Để làm các phương hướng trên cần có các giải
pháp sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng
bộ phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ngày càng hiện đại gắn với
những thành tựu khoa học công nghệ của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại.
- Đưa chương trình giáo dục pháp luật, đặc biệt là
các luật liên quan đến sự phát triển và tiến bộ của phụ
nữ lồng ghép với các chương trình sinh hoạt nhóm, tổ
phụ nữ, trong các câu lạc bộ phụ nữ.
- Hội phụ nữ, ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ
các cấp thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu pháp luật, nhất là những luật có liên quan
đến phụ nữ. Qua đó giúp phụ nữ đầu tư cơng sức,
thời gian tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật, có hành
vi, ý thức pháp luật đúng trong cuộc sống.
* Coi trọng giáo dục, tự giáo dục nhằm nâng
cao trình độ hiểu biết về giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng đạo đức mới của người phụ
nữ hiện nay.
Từ xưa tới nay, phụ nữ nước ta luôn tham gia
đóng góp cơng sức của mình vào sự phát triển của

dân tộc. Nhưng sự hạn chế về trình độ hiểu biết đã
và đang là những tác nhân quan trọng kìm hãm
việc phát huy vai trò và tiềm năng của phụ nữ. Vì
vậy, việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ hiểu
biết về truyền thống, lịch sử dân tộc cho phụ nữ
khơng thể xem nhẹ, bởi họ cũng có quyền được
học tập, được hiểu biết để phát triển tiềm năng và
để phát triển bản thân. Để thực hiện nhiệm vụ trên
phương hướng khắc phục hiện nay là:
- Đẩy mạnh công tác giáo dục và tự giáo dục
đạo đức truyền thống dân tộc cho người phụ nữ là
nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu để tăng thêm
hiểu biết về truyền thống đạo đức dân tộc, về lịch
sử dân tộc, từ đó q trình kế thừa, phát huy giá trị
đạo đức truyền thống được nâng lên.
- Quá trình giáo dục, tự giáo dục đạo đức truyền
thống phải được thực hiện trong các môi trường gia


đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình và nhà
trường chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
- Cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, nhất
là truyền thống đạo đức và văn hóa truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, nâng cao tự ý thức trách nhiệm của
người phụ nữ với gia đình và với quê hương.
- Tự giáo dục đạo đức truyền thống đòi hỏi
người phụ nữ không chỉ dừng lại ở nhận thức, mà
phải thể hiện nó bằng tình cảm, tâm lý, tập qn,
lối sống. Để xây dựng nếp sống mới, phụ nữ phải
khẳng định mình, tự khẳng định vị trí vai trị của

mình bằng chính năng lực, trình độ của bản thân.
Để làm các phương hướng trên cần có các giải
pháp sau:
- Giáo dục cho người phụ nữ có ý chí vươn lên
trong học tập, có đức tính kiên trì, tính tự lập. Thói
quen tư duy độc lập khoa học, rèn luyện nếp sống
có kỷ luật, sống có văn hóa và biết tự chăm lo, rèn
luyện sức khỏe.
- Quan tâm giáo dục kiến thức về giới cho
người phụ nữ. Có thái độ đúng mực và kiềm chế
hành vi đạo đức không trong sáng, vô tư trong
quan hệ giao tiếp, nhất là trong quan hệ với bạn bè
khác giới. Có trình độ văn hóa ứng xử là hành
trang để bước vào đời.
- Động viên, kích thích niềm hứng thú của chị
em tham gia vào các câu lạc bộ giúp chị em học
tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ kiến thức, khéo
léo, tiết kiệm. Đây là hình thức mang đậm bản sắc
văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc mà
người phụ nữ trực tiếp giữ gìn, phát huy và truyền
lại cho các thế hệ mai sau.
- Tăng cường cơng tác phịng chống tệ nạn xã
hội, lồng ghép các hoạt động trong truyền thông để
giáo dục phụ nữ theo chun đề: dân số, chăm
sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh, phòng
chống tệ nạn xã hội, phòng chống buôn bán phụ
nữ và trẻ em.
- Phối kết hợp với các ngành chức năng như y
tế, công an,... giúp những phụ nữ bị bệnh xã hội
đi khám chữa bệnh, đi phục hồi nhân phẩm, tạo

công ăn việc làm cho họ, giúp họ trở về cuộc
sống cộng đồng.
5. KẾT LUẬN
Truyền thống đạo đức phụ nữ Việt Nam là
một bộ phận của truyền thống đạo đức dân tộc.
Phụ nữ Việt Nam đã đóng góp to lớn vào lịch sử
vẻ vang của dân tộc, thể hiện những đức tính
quý báu trong việc đảm đương nghĩa vụ đối với
Tổ quốc và trách nhiệm đối với gia đình. Những

trang sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đều
ghi rõ cơng lao và sử tích anh hùng của người
phụ nữ. Quá trình hình thành phát triển, đạo đức
mới của người phụ nữ chịu sự tác động mạnh
mẽ của các nhân tố bên trong và bên ngoài, của
mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến các giá trị
đạo đức truyền thống không được phát huy các
giá trị một cách đầy đủ.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, phụ nữ
vẫn phát huy tích cực giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề phát huy giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây
dựng đạo đức mới của người phụ nữ đang gặp
phải những tác động từ mặt trái của nền kinh tế
thị trường. Vì vậy, để phát huy hơn nữa giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc, cần phải thực
hiện đồng bộ các phương hướng, giải pháp,
phối hợp chặt chẽ để tạo tiền đề, điều kiện cho
nhau trong việc phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới

của người phụ nữ hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[2]. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1994), NXB
Khoa học Xã hội.
[3]. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa
học, Hà Nội.
[4]. Vũ Khiêu (Chủ biên) (1974), Đạo đức mới,
Nxb Khoa học, Hà Nội.
[5]. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà
nước, "Con người Việt Nam - mục tiêu và động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" (KX-07)
(1995), Nghiên cứu con người giáo dục phát
triển và thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội nghị khoa học
quốc tế từ 27-29/07/1994 tại Hà Nội, Hà Nội.
[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị
quyết 09 Bộ Chính trị về một số định hướng
lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, (Lưu hành
nội bộ).
[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn
kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[8]. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 6, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[9]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,
(2006), Luật bình đẳng giới.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×