Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: SINH HỌC – LỚP 12 (BAN CƠ BẢN) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.23 KB, 2 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010 - 2011
TRƯỜNG THPT SỐ 3 QUẢNG TRẠCH MÔN: SINH HỌC – LỚP 12 (BAN CƠ BẢN)
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)

Trong mỗi câu hỏi chỉ có một phương án trả lời đúng, em hãy chọn phương án đúng ở mỗi câu và tô chì vào ô
đúng của phiếu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1: Một đoạn phân tử AND mang thông tin mã hóa một chuỗi poolipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. mã di truyền B. bộ ba mã hóa C. bộ ba đối mã D. gen
Câu 2. Trong 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là
A. AUG, UGA, UAG B. UAA, UAG, UGA
C. UAA, AUU, UAG D. UAG, UAA, UGA
Câu 3: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình giải mã?
A. mARN B. ADN C. tARN D. ribôxôm
Câu 4. Môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự sao liên tiếp 2 lần từ gen B là 9000 nuclêôtit, trong đó có 2700
ađênin. Số nuclêôtit từng loại trong toàn bộ gen mới được tạo thành ở đợt tự sao thứ 2 là
A. A = T= 3200, G = X = 2800 B. A = T = 3400, G = X = 2600
C. A= T = 2400, G = X = 3600 D. A = T = 3600, G = X = 2400
Câu 5. Trong chọn giống, phương pháp gây đột biến nhân tạo ít có hiệu quả đối với đối tượng sinh vật nào?
A. Nấm B. Thực vật C. Động vật D. Vi sinh vật
Câu 6. Kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở cả 2 giới tính thì tính
trạng bị chi phối bởi
A. gen nằm trên nhiễm sắc thể(NST) thường B. Gen nằm trên NST giới tính
C. ảnh hưởng của môi trường D. Gen trong tế bào chất
Câu 7. Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào dưới đây là chính xác nhất
A. Quan sát kiểu hình B. Đánh giá khả năng sinh sản
C. quan sát và đếm số lượng NST trong tế bào D.Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây
Câu 8. Liên kết – CO – NH- giữa các đơn phân có trong các phân tử nào dưới đây?
A. Prôtêin B. ADN C. ARN D. Pôlisaccarit
Câu 9. Đột biến gen phụ thuộc vào
A. liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến
B.thời diểm xảy ra đột biến


C. đặc điểm cấu trúc của gen
D. liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến; thời điểm xảy ra đột biến; đặc điểm cấu trúc của gen.
Câu 10. Hai alen trong cặp gentương ứng khác nhau về trình tự phân bố của các nuclêôtit được gọi là
A. thể đồng hợp B. thể dị hợp C. cơ thể lai D. cơ thể F1
Câu 11. Cơ thể sinh vật có bộ NST tăng hoặ giảm một hoặc một số NST gọi là
A. thể lưỡng bội B. thể đơn bội C. thể dị bội D. thể tự đa bội
Câu 12. Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST ở sinh vật nhân chuẩn là
A. nuclêôtit B. nuclêôxôm C. axít amin D. prôtêin và ADN
Câu 13. Nguyên tắc nào sau đây đảm bảo cho thông tin di truyền từ ADN thành mARN được truyền đạt chính xác?
A.Nguyên tắc bán bảo toàn B. Nguyên tắc khuôn mẫu
C. Nguyên tắc bổ sung D. Sự sao chép nữa gián đoạn
Câu 14. Gen quy định bệnh nào sau đây nằm trên NST X ở người?
A. Bệnh bạch tạng B. Bệnh máu khó đông C. Bệnh ung thư máu D. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm
Câu 15. Phép lai hai cá thể tuân tho quy luật phân li độc lập có kiểu gen AaBb x Aabb cho kết quả
A. 4 kiểu hình(KH), 8 kiểu gen(KG) B. 4 KH, 9 KG C. 4KH, 6KG
D. 4KH, 4KG
Câu 16. trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến có ý nghĩa nhất đối với quá trình tiến hoá là
A. đảo đoạn B. mất đoạn C. lặp đoạn D. chuyển đoạn
Câu 17. Tại sao hoán vị gen là trường hợp ít phổ biến?
A. Đại bộ phận gen nằm gần nhau trên NST B. Gen trội khống chế trao đổi chéo
C. Các gen thường nằm xa tâm động D. Kì trước giảm phân 2 xảy ra quá ngắn
Câu 18. Hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào?
A. Kì đầu của giảm phân II B. Kì sau của giảm phân II
C. Kì đầu của giảm phân I. D. Kì sau của nguyên phân I
Câu 19. Một cặp gen có 2 alen tồn tại trên NST tạo ra 5 kiểu gen, cặp gen đó nằm ở vị trí nào trên NST?
A. Nằm trên NST thường B. Nằm trên NST X C. Nằm trên NST Y D. Nằm trên NST X và Y
Câu 20. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người
bị bạch tạng là 1/10.000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp là
A. 0,5% B. 49,5% C. 2,96% D. 1,98%
Câu 21. Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh bạch cầu ác tính ở người là

A. Mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 B. lặp đoạn ở NST số 21 hoặc 22
B. Đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 D. Chuyển đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
Câu 22. Cấu trúc di truyền của quần thể(QT) là: 31AA: 11aa. Sau 5 thế hệ ngẫu phối cấu trúc di truyền của QT là
A. 0,5476AA: 0,3848Aa: 0,0676 B. 0,6476AA: 0,2848Aa: 0,0676aa
C. 0,5576AA: 0,3748Aa: 0,0676aa D. 0,5676AA: 0,3848Aa: 0,0476Aaa
Câu 23. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ kiểu gen BBb là
A. 1Bb,2BB,2b,1bb B. 1BB,2B,2Bb,1b C. 1BB,1Bb,1bb D. 1B,2BB,2b,1Bb
Câu 24. Điểm khác nhau trong quy luật tương tác cho tỉ lệ kiểu hình 9: 6: 1 và 12: 3: 1 là
A. số tổ hợp ở F2 B. số loại kiểu hình ở F2 C. kiểu tác động gen D. số cặp di hợp F2
Câu 25. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật được thao tác trên
A. vật liệu di truyền ở mức phân tử B. tế bào nhân sơ C. tế bào nhân thực D. NST
Câu 26. Tần số hoán vị gen được xác định bằng tổng tỉ lệ của
A. các loại giao tử hoán vị và không hoán vị B. Các loại giao tử hoán vị
C. các loại giao tử hoán vị D. kiểu hình của thế hệ con
Câu 27. Một cặp vợ chồng sinh được 2 người con, người con đầu lòng có nhóm máu O, người thứ hai có nhóm máu
AB. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. I
A
I
A
x I
A
I
0
B. I
B
I
0
x I
B

I
0
C. I
A
I
0
x I
B
I
0
D. I
AB
x I
0
I
0
Câu 28. Cấu trúc di truyền của quần thể là: 21AA: 10Aa: 10aa. Sau 5 thế hệ nội phối cấu trúc di truyền của QT là
A. 0,5122AA: 0,2439Aa: 0,2439aa B. 0,6304AA: 0,0076Aa: 0,362aa
C. 0,5322AA: 0,339Aa: 0,3339aa D. 0,7303AA: 0,0076Aa: 0,262aa
Câu 29. Một gen có liên kết hiđrô là 1560, có số nuclêôtit loại T = 20% số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến, sau
đột biến số liên kết hiđrô tăng lên 1, nhưng chiều dài không đổi. Số nuclêôtit từng loại của gen là
A. G = X = 240, A = T = 36 B. G = X = 360, A = X = 240
B. G = X = 239, A = T = 361 D. G = X = 361, A = T = 239
Câu 30. Cơ thể có kiểu gen AaBBCcEE khi giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 8. B. 4 C. 16 D. 32

DÀNH CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI
Câu 31. Cho các phương pháp sau
1. Tự thụ phấn bắt buộc qua các thế hệ
2. Dung hợp tế bào trần khác loài

3. Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra được F1
4. Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là
A. 2, 3 B. 1,4 C. 1,3 D. 1,2
Câu 32. Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường.
Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ
chồng có da bình thường, xác suất sinh con bạch tạng của họ là
A. 0,0125% B. 0,025% C. 0,25% D. 0,0025%
Câu 33. Cá thể có KG AB/ab khi giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 20% sẽ tạo ra mấy kiểu giao tử, với tỉ lệ
nào?
A. 2 kiểu, tỉ lệ AB = ab = 50% B. 4 kiểu, tỉ lệ AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%
C. 4 kiểu, tỉ lệ AB = ab = 10%; Ab = aB = 40% D. 4 kiểu; tỉ lệ 1: 1: 1: 1
Câu 34. Bố mẹ không mắc bệnh, sinh 1 đứa con gái bình thường, 1 con trai mù màu. Xác suất để bố mẹ trên sinh
được 2 đứa con trai đều bình thường.
A. 25% B. 50% C. 12,5% 6,25%
Câu 35. Trong một quần thể giao phối nếu gen A có 3 alen, gen B có 4 alen, gen C có 5 alen. Nếu các gen phân li
độc lập thì số tổ hợp gen la
A. 72 B.720 C. 900 D. 1000

GV: Tạ Thanh Tùng

×