ĐỀ CƯƠNG
Câu 1: Phong trào cải cách tôn giáo tác động trực tiếp như thế nào đén xã hội châu
Âu thời bấy giờ?
- Phong trào cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức nhanh chóng lan rộng
sang các nước châu Âu.
- Phong trào đ thúc đẩy châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức,
thường gọi là chiến tranh nông dân Đức. Đây có thể coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu
tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống lại phong kiến ở châu Âu.
- Đạo ki – tô bị phân thành 2 giáo phái:
+ Cựu giáo là ki tô giáo.
+ Tân giáo là cải cách tôn giáo
Câu 2: Trình bày phong trào cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân: sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là lực cản đối với
giai cấp tư sản. Yêu cầu đặt ra là phải tiến hành cải cách.
- Diễn biến:
+ Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ, một tu sĩ ở Đức. Ông
kịch liệt lên án hành vì tham lam, đồi bại của giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục lễ nghi
phiền toái.
+ Cải cách của Can- vanh: chịu ảnh hưởng của cách cách Lu-thơ, hình thành một giáo
phái mới gọi là đạo Tin lành.
- Hệ quả Đạo ki – tô bị phân thành 2 giáo phái: Cựu giáo là ki tô giáo, Tân giáo, mâu
thuẫn và xung đột với nhau. Bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
Câu 3: Vì sao nhân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này?
Nguyên nhân thắng lợi:
- Do ý chí độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Đại Việt.
- Do sức mạnh đoàn kết to lớn của các dân tộc
- Do kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
- Do công lao và tài năng của Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh rất độc đáo.
Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường của các
tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược Tống, bảo vệ vững
chắc nền độc lập của Tổ Quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.
- Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy
tài giỏi của Lý Thường Kiệt. chiến công này được ghi vào sử sách dân tộc lưu mãi muôn
đời.
- Kháng chiến thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà tống từ bỏ âm mưu
xâm lược nước ta. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
Câu 4: Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
- Chặn giặc ở chiến tuyến Như Nguyệt.
- Diệt thủy binh, đẩy giặc vào thế bị động
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.
- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.
Câu 5:Vì sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân
xâm lược Tống?
- Sông Như Nguyệt bấy giờ khá sâu, rộng lại là vị trí quan trọng trên đường giao thông
Bắc – Nam. Đây là con sông chặn ngang tất cả ngả đường bộ từ Quảng Tây và Thăng
Long.
- Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua.
- Lực lượng của giặc chủ yếu là bộ binh.
Xem thêm mục 2. cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
Câu 6: Việc chủ động tiến công để phòng vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
- Tiêt diệt lực lượng quân Tống, phá hủy, tiêu hao kho tang lương thực, vũ khí mà nhà
Tống chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược nước ta.
- Tạo thế chủ động cho quân ta, trì hoãn cuộc xâm lược của nhà Tống.
Câu 7: Lý Thường Kiệt đối phó với quân Tông như thế nào ? Em có nhận xét gì về chủ
trương đó?
- Trước tình thế nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện
chủ trương độc đáo, sáng tạo. “Nồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để
chặn thế mạnh của giặc”
- Đây không phải là chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương
sáng tạo độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt.
- Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh
lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, đây là cuộc tiến
công để tự vệ chứ không phải là một cuộc xâm lược.
Câu 8: Cuộc tấn công để tự vệ đạt được kết quả gì?
- Cuộc tấn công để tự vệ của nhà Lý vào các châu bộc nhà Tống phải thay đổi kế hoạch
và trì hoãn cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Đây là trận tập kích đã đánh đòn phủ đầu bất ngờ, làm quân Tống hoang mang lâm vào
tình thế bị động, tạo điều kiện cho nhà Lý rút về nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Câu 9: Quân Mông Cổ xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?
Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm chiến đóng, thiết lập ách đô hộ của đế chế
Mông Cổ đối với Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công lên phía Nam Trung
Quốc, phối hợp với cánh quân của chúng từ phía Bắc xuống để diệt Nam Tống, thôn tính
toàn bộ Trung Quốc và xâm lược các nước Đông Nam Á
Câu 10: Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị đánh bại?
- Quân Mông cỔ mạnh mà vẫn bị đánh bại bởi ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà
Trần và quân đội nhà Trần.
- Nhân dân ta đã thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” làm địch gặp nhiều khó
khăn rơi vào tình thế bị động hoàn toàn, khi có thời cơ ta mở cuộc phản công ở Đông Bộ
Đầu buộc địch phải chạy về nước. cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi.
Câu 11: Những sự kiện thể hiện quyết tâm chống giặc của quân và dân ta trong cuộc
kháng chiến lần thứ nhất
- Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trương “vườn
không nhà trống” để đánh giặc, tạm thời rút khỏi Thăng Long khi giặc kéo vào kinh
thành Thăng Long trống vắng không một bóng người và lương thực.
- Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả
lời “Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo”
- Khi kẻ thù gặp khó khăn, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công vào kinh thành Thăng
Long và truy kích quân địch khi chúng tháo chạy. kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Xem thêm mục 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ
Câu 12: Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc:
Ngô Quyền :
- Người tổ chức và lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938,
kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ Quốc
- Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định nước ta
có giang sơn, bờ cõi riêng, của người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.
Đinh Bộ Lĩnh :
- Là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân.
- Việc đặt tên nước chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế trung Quốc đã
khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ
Xem thêm những câu có nội dung liên quan
Chúc các em học tốt