Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ - BÀI 3: TRUNG QUỐC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.9 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ
BÀI 3: TRUNG QUỐC
Nguyên nhân của cuộc cách mạng Tân Hợi
Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến
Ngòi nổ cách mạng là triều đình nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho các
nước đế quốc và bán rẻ quyền lợi dân tộc, phong tràoVũ Xương diễn ra sôi nổi
Nhân cơ hội đó Đồng Minh Hội phát động đấu tranh.
Diễn biến
10-10-1911. Đồng Minh Hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa
thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung
Quốc.
29-12-1911. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng Thống lâm thời và tuyên bố
thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
Trước sự thắng lợi của cách mạng thì giai cấp tư sản thương lượng với nhà Thanh
Vua Thanh thoái vị,Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)
6-3-1912. Viên Thế KHải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng Thống Trung Hoa Dân
Quốc
Ý nghĩa
Cuộc cách mạng Trung Hoa được xem là cuộc cách mạng tư sản, lật để cếh độ phong
kiến và mở cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á trong đó có Việt Nam
Đây là cuộc cách mạng không triệt để vì :
Không đụng chạm đến các nước đế quốc
Không đánh đuổi chế độ phong kiến đến cùng
Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
BÀI 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914-1918)
Nguyên nhân của chiến tranh
Vào cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX, so sự phát triển không đồng đều về kinh tế chính
trị của các nước tư bản dẫn đến làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế
quốc
Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa dẫn đến các cuộc chiến tranh đầu tiên


Thời gian Cuộc chiến tranh
1894-1895 Trung-Nhật
1898 Mĩ-Tây Ban Nha
1899-1902 Anh-Bôơ
1904-1905 Nga-Nhật
Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa các
nước đế quốc đã thành lập 2 khối quân sự đối lập nhua
Phe lien minh: Đức,Áo-Hung
Phe hiệp ước: Anh,Nga,Pháp
Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang và tranh nhau làm bá chủ thế giới.
Kết cục
Gây nhiều thãm họa cho nhân loại, nhiều làng mạc, đường sá, cầu cống,…bị phá hủy.
Khoảng 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương và chi phí chiến tranh lên tới 85 tỉ
đôla.
Bên cạnh đó chiến tranh đem lại lợi ích cho các nước thắng trận nhất là Mĩ, bản đồ
chính trị thế giới phải chia lại Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp thì hệ thống thuộc
địa được mở rộng.
Vào giai đoạn cuối của chiến tranh phong trào cách mạng thế giới phát triển đặc biệt
là sự thắng lợi cách mạng tháng 10 Nga đã làm thay đổi cục diện chính trị
Đây được xem là cuộc chiến tranh phi nghĩa
BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH
BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921)
Năm 1917 ở Nga diễn ra 2 cuộc cách mạng vì:
Năm 1917, nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội
nhưng Nga vẫn tham gia chiến tranh
2-1917, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Pê-tơ-rô-grát ( Xanh Pê-téc-bua ) lật đổ
chế độ chuyên chế đưa nước Nga trở thành nước cộng hòa
Xuất hiện 2 chính quyền song song và tồn tại với mục tiêu và đường lối chính trị khác
nhau Chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản của nhân dân
Chính vì vậy, nhân dân Nga tiếp tục làm cách mạng cách mạng tháng 10 bùng nổ

Đêm 24-10-1917, cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát lật
đổ chính phủ lâm thời
Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi trên phạm vi cả nước cùng với sự thành
lập chính quyền Xô Viết các cấp từ trung ương tới địa phương
Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10 Nga
Trong nước: cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số
phận của hàng triệu con người ở Nga. Một kỉ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử nước
Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp
bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước, vận mệnh của mình
Quốc tế:
• Làm thay đổi cục diện TG cổ vũ mạnh mẽ
• Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức
BÀI 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)
Hoàn cảnh ra đời của chính sách kinh tế mới:
Năm 1921, nước Nga Xô Viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong
hoàn cảnh hết sưc khó khăn
• Nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng
• Kinh tế xã hội: bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá mọi nơi
3-1921, V.I.Lênin cùng Đảng Bônsêvich Nga ban hành chính sách kinh tế mới trên
các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ
Nội dung:
Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu
thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vât. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ
trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và được tự do bán
ra thị trường.
Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư
nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước ;
khuyến khích tư bản nước ngoài d0ầu tư,kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành
kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước

chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp. Phần lớn các xí nghiệp chuyển
sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao
động
Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở
lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924,
Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
Ý nghĩa:
Nền kinh tế nước Nga được khôi phục
Đưa lại những chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền sang
nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước
Những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên:
• Kế hoạch 5 năm lần 1 (1928-1932)
• Kế hoạch 5 năm lần 2 (1933-1937)
Đưa Liên Xô từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã
hội chủ nghĩa
• Nông nghiệp: tiến hành tập thể hóa với sự tham gia của 93% số nông hộ trên 90%
diện tích,cơ giới hóa nông nghiệp
• Văn hóa giáo dục: thanh toán xong nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc
dân và xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Xô Viết
• Xã hội: xóa bỏ giai cấp bóc lột chỉ còn lại các giáo dục cơ bản nông dân, công dân
và tri thức xã hội chủ nghĩa
Còn 1 số sai lầm thiếu sót nhưng dũng đủ để lại kinh nghiệm chủ nghĩa xã hội sau
này
BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI (1918 – 1939)
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế 1919 – 1933:
• Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận không tương xứng với việc cải thiện đời
sống cho người lao động dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế
• 10-1929, cuộc khủng hoảng diễn ra ở Mĩ và nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới
tư bản

Đây là cuộc khủng hoảng tr6àm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản
Hậu quả:
Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.
• Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp
• Nhân dân mất ruộng đất sống trong cảnh nghèo đói túng quẩn
Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành diễn ra
Đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản
Các nước tư bản ra sức tìm lối thoát khỏi khủng hoảng và duy trì sự thống trị của giai
cấp tư sản
• Các nước Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách kinh tế chính trị
• Các nước Đức, Italia, Nhật Bản tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới
và thiết lập chế độ độc tài phát xít
Vì sao sau khủng hoảng chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước?
Vì giai cấp tư sản không đủ sức mạnh duy trì chế độ cộng hòa và đưa đất nước vượ
qua khủng hoảng ( kinh tế ). Chủ nghĩa quân phiệt ráo riết hoạt động đàn áp những người
thuộc Đảng dân chủ kêu gọi phục thù
Dần dần đưa chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở các nước Đức, Italia, Nhật bản
BÀI 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
Những chính sách kinh tế của nước Đức trong những năm 1933 – 1939:
Sau khi lên nắm quyền Hít – le đã thiết lập nền chuyên chế độc tài công khai với
chính sánh đối nội phản động và đối ngoại thì hiếu chiến.
• Về chính trị: chính phủ Hít – le công khai đàn áp truy nã các Đảng phái dân chủ
đặc biệt là những người Đảng Cộng sản, ra lệnh hủy bỏ hiến pháp Vaima
• Về kinh tế: chính phủ Hít – le đẩy mạnh quân hữu hóa nền kinh tế nhằm phục vụ
các như cầu chiến tranh xâm lược. Năm 1938, sản lượng công nghiệp của Đức
tăng 28% so với trước khủng hoảng. Đứa đứng đầu châu Âu về thép và điện
• Về đối ngoại:
o Chính quyền Hít – le ráo riết đẩy mạng các hoạt động chuẩn bị chiến
tranh
o Năm 1935, ban hành lệnh tổng động viên thành lập quân đội thường trực

và triển khai các hoạt động xâm lược ở châu Âu
o Năm 1938, nước Đức trở thành xưởng đúc súng và một trại lính khổng lồ
bắt đầu triển khai các hoạt động xâm lược
Hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới bị đe dọa

×