Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Giáo án điện tử môn môn sinh học: một số động vật có tầm quan trọng với kinh tế pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 38 trang )


Nhóm 2 lớp 7b
Nhóm 2 lớp 7b

TRONG CHĂN NUÔI
Tổng đàn gia súc của tỉnh:
1.089.000 con
Bò: 262.000 con
Bò: 262.000 con;
Trong đó
TRÂU: 32.500 con
TRÂU: 32.500 con;
Còn lại:
Lợn, Dê, cừu …

CHĂN NUÔI BÒ
Hiện tại, ở Việt Nam (nói chung) và Đắk Lắk (nói riêng) có nhiều
giống bò thịt. Phổ biến là giống bò ta, bà con thường gọi là bò Vàng.
Chúng dễ nuôi, mắn đẻ và thích nghi rộng. Tuy nhiên, chúng có tầm
vóc nhỏ, khối lượng không cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp. Chủ trương của chúng ta là
phải cải tạo đàn bò bằng việc Sind hoá.
Ở Đắk Lắk bò được nuôi nhiều ở các huyện EaKar, Krông
bông, Easup …

CHĂN NUÔI GIA CẦM
Tổng đàn gia cầm của tỉnh:
1.089.000 con
Trong đó:
Các đàn gà
chiếm chủ yếu
Còn lại:


Vịt, ngan, ngỗng
chiếm khoảng 15%

Chăn nuôi gà nói riêng và
chăn nuôi gia cầm nói chung là
nghề sản xuất truyền thống lâu đời
và chiếm vị trí quan trọng thứ hai
trong tổng giá trị sản xuất của
ngành chăn nuôi của tỉnh ta.
Tổng đàn gia cầm của tỉnh
năm 2010 là 7.060.000 con; Trong
đó đàn gà chiếm chủ yếu. Chăn
nuôi gà chiếm 75% trong tổng đàn
gia cầm hàng năm.
CHĂN NUÔI GÀ


GÀ SAO
Gà sao (Guinea Fowl) có
nguồn gốc ở Mađagatxca,
-
Gà sao có đặc điểm là bay giỏi như
chim, lông màu xám đen, điểm các màu
trắng nhạt, thân hình thoi, lưng hơi gù,
đầu không có mào mà thay vào đó là
các mấu sừng, các mấu sừng này tăng
sinh qua các tuần tuổi.
-
Da mặt và cổ gà sao không có lông,
lớp da trần này có màu xanh da trời,

dưới cổ có iếm thịt mỏng, chân không
có cựa.

-Gà Sao bay giỏi như chim. 2 tuần tuổi gà Sao đã có thể bay.
Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m. Chúng bay rất khoẻ nhất
là khi hoảng loạn.
-Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng
vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố
cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới
nắng.
-Ở gà Sao không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người
chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập
trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ.
Hiện này tại tỉnh ta gà Sao đang được phát triển ở các hộ chăn nuôi nhỏ
tại huyện CưMgar và huyện Cư Kuin. Mang lại cho người dân thu nhập cao

LỢN RỪNG
-Lợn rừng có dáng thon, cao khoảng 65 -
70 cm.
- Phần vai trước thường cao hơn chân sau
làm cho hình dạng của lợn rừng vai cao
mông thấp. Mông, bụng gọn, đuôi dài
không bao giờ cong uốn lại như lợn nhà.
-Hai vai và bên trên của 2 chân phía trước
đều có u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành
chai cứng. Độ lớn và dày của u chai cứng
hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi.
-Mặt lợn rừng dài, mõm nhọn, tai nhỏ
dựng đứng ép sát đầu. Mắt to, lồi, màu
đen, híp phần cuối đuôi mắt.

-Mũi lợn rừng mềm nhưng mạnh khỏe
phù hợp với phương thức kiếm ăn trong
cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới
đất, dũi mô đất mới để đào củ, gốc cây,
các côn trùng
Lợn rừng (Wild pig) vốn chính là
thủy tổ của các giống lợn nhà hiện nay.
Phẩm chất thịt thơm ngon, gần như không
có mỡ, ít cholesteron và đặc biệt có da
dầy, giòn ngậy.

Lợn rừng có 4 răng nanh dài, mỗi bên mọc 2 cái.
Lông của lợn rừng là kiểu lông nhám, cứng. Lỗ chân lông
ở trên lớp da tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông
dài.
Lợn rừng sinh trưởng chậm và đạt kích thước tối đa tùy
theo từng giống, môi trường và tuổi.
Tuổi thọ sinh lý của lợn rừng kéo dài từ 15 - 25 năm.
Lợn rừng có nhiều kiểu vận động (bơi, chạy, nhảy, quỳ,
bò, ) và phát được khoảng 10 loại âm thanh để liên lạc trong
đàn.
Chúng thường sống quây tụ thành bầy đàn với qui mô 5 -
20 con, cũng có lúc hợp nhóm thành bầy lớn 50 - 80 con.
Tại Đắk Lắk đã có liên minh giữa Công ty TNHH NNH
(chuyên sản xuất, kinh doanh gia súc) và 90 hộ nông dân của HTX
nông lâm nghiệp - dịch vụ Trường Xuân (huyện Ea Kar).
Với việc liên minh với nông dân, trang trại của công ty NNH sẽ
đưa quy mô chăn nuôi từ 2.000 con heo rừng hiện nay lên 10.000 con
vào năm 2015.


CHỒN HƯƠNG
-Chồn hương (có nơi còn gọi là cầy
hương, chồn mướp, ngận hương).
-Chồn hương trong tự nhiên sinh sống
trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp
như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong
rừng, ven đồi…
-Bản tính tự nhiên hoạt động và kiếm ăn
vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập
tối đến nửa đêm) và thường sống đơn độc.
-Chồn hương là loài thú ăn thịt, ăn tạp cỡ
nhỏ hoặc trung bình. Khi trưởng thành có
thân hình thon dài trung bình từ 55-75 cm,
cân nặng trung bình từ 2-5 kg.
-Bốn chân thấp, ngắn, màu đen, có năm
ngón. Đầu dài, mõm nhọn. Bộ lông màu
xám vàng, xám đen, nâu thẫm hoặc xám
sẫm. Hai tai và mõm hơi đen.

Chồn hương, thường đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa đẻ từ
3-5 con. Thường đẻ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang
động nhỏ. Chồn hương con rất khỏe, ít bệnh tật…Con non sinh
trong hang (chưa mở mắt và còn yếu) được con mẹ cho bú.
Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên khoảng 8-9 năn. Chồn
hương bắt mồi (chim, chuột, rắn…) rất giỏi. Thức ăn chính là các
loài động vật. Thức ăn ưa thích của Chồn hương là côn trùng,
chuột, chim nhỏ và quả cà phê.
Trang trại của ông Hoàng Mạnh Cường Hoàng Hoa Thám,
thành phố Buôn Ma Thuột
và Trang trại của ông Nguyễn Quốc Khánh

(huyện Krông Pắk) nuôi hơn 200 con chồn hương
Mục đích tạo ra cà phê chồn và bán thịt

Thịt Chồn hương mềm, thơm, ngọt và ngon, cùng da và
xương được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền;
Người ta cho rằng, dưới tác dụng lên men của các enzym
trong dạ dày của chồn hương, hạt cà phê được hấp thụ bớt
protein nên khi rang xay, cà phê ít đắng hơn, mùi vị cũng đặc
trưng và rất lạ so với các loại cà phê thông thường;
Chồn hương có giá trị kinh tế cao nên nguy cơ bị tận diệt
là rất lớn. Số lượng trong tự nhiên đang giảm mạnh, cần được
bảo vệ nghiêm ngặt và tổ chức chăn nuôi để phát triển vững
bền loài Chồn hương.
Tác dụng kinh tế của chồn hương
Tác dụng kinh tế của chồn hương

NUÔI HƯƠU NAI
Hươu vàng và nai là động vật
hoang dã quý hiếm được thuần
dưỡng, những tập tính ăn nghỉ phần
nào đã thay đổi, nhưng tập tính hoang
dã vẫn mang tính bảo thủ cao như
nhút nhát, thận trọng và khó tiếp cận.
hươu nai có thính giác, khứu giác rất
phát triển để canh chừng nguy hiểm.
Hươu vàng và nai có quá
trình thay lông mỗi năm một lần
theo mùa và màu sắc lông thay đổi
theo mùa trong năm. Màu lông con
đực đậm hơn con cái.


*Nhung hươu là gì?
Nhung hươu nai là sừng của
hươu đực hay nai đực.
Giá trị kinh tế
-Theo Tây y, nhung hươu
giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng
khoái tinh thần, vết thương mau
lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng
hoạt động dạ dày - ruột, chuyển
hóa tốt protid và glucid
-Theo y học cổ truyền
Việt Nam, nhung có tác dụng bổ
tủy, ích huyết; chữa các chứng hư
tổn cơ thể, vô sinh, bệnh lậu, giúp
khỏe gân xương, tăng tuổi thọ

Trong số 272 đơn
vị đăng ký nuôi động vật
rừng của tỉnh Đăk Lăk
thì có đến 235 hộ nuôi
nai tại xã Cư Ebuar,
thành phố Buôn Ma
Thuột. đàn nai của xã đã
hơn 1.200 con.

- Cơ thể voi: đồ sộ được đỡ
trên 4 chân to sừng sững như cái cột.
- Đầu: to có vòi và ngà.
- Ngà voi: là do 2 răng cửa

hàm trên biến thành, được dùng để
trưng diễn, tự vệ và đào đất kiếm ăn.
- Răng hàm: kiểu mào để
nghiền thức ăn.
- Tai: to, vẫy được để quạt mát
hoặc giao tiếp.
- Voi cái: có một đôi vú ở ngực
giữa hai chân trước.
CON VOI
CON VOI
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
-Vòi voi: rất dẻo, do mũi và môi kéo
dài mà thành.Đầu vòi có 1 hoặc 2 ngón rất
nhạy cảm để cầm nắm thức ăn và những đồ
vật nhỏ. Ngoài tác dụng lấy thức ăn, vòi còn
dùng để hút nước, phun nước khi tắm, để
giao tiếp bằng xúc giác và khứu giác, để
chào nhau, để khuyếch đại tiếng ré hoặc để
thể hiện rõ thái độ tức giận.
-Voi chủ yếu đi lại bằng đầu ngón
chân, gót chân nhấc khỏi mặt đất.
-Xương bàn chân: được bảo vệ bởi
một lớp đệm gan bàn chân phẳng và dày
chứa các sợi đàn hồi giúp bàn chân của
chúng bè ra chống đỡ sức nặng của cơ thể
và đi lại không gây ra tiếng động.

Voi và quản tượng
- Nghề săn bắn thuần
dưỡng voi rừng ở Bản Đôn đã hình

thành từ rất lâu, kèm theo là cả
một hệ thống tín ngưỡng, sinh hoạt
văn hóa có liên quan đến voi, hình
thành nên một dòng văn hóa về
voi.
- Không chỉ là loại vật đơn
thuần, từ ngàn đời nay Voi được
coi như biểu tượng gắn với nững
truyền thuyết, những sự tích anh
hùng của người dân Tây Nguyên.

Voi - loài vật biểu tượng cho Đắk Lắk
Tháng ba, mùa con ong đi lấy mật,
mùa con voi xuống sông hút nước…

Đắk Lắk mở Hội Voi tại bản Đôn
Đắk Lắk mở Hội Voi tại bản Đôn

Các sản phẩm du lịch gắn với voi hấp dẫn
khách du lịch
1. Tham quan rừng và các
khu sinh thái bằng voi.
2. Các lễ hội liên quan
đến voi.
3. Biểu diễn nghệ thuật
bằng voi
Lễ hội Đua voi
Lễ hội đường phố
Voi đá bóng
Voi làm xiếc


Theo bạn Voi
ngủ đứng hay
ngủ nằm
nhỉ?????
Đương
nhiên là
nằm rồi!!
Help me!!!
Đứng
chứ
Hằng ngày, voi dành khoảng 16 tiếng đồng hồ để tìm kiếm thức
ăn và chỉ ngủ khoảng từ 3 đến 5 tiếng. Voi trưởng thành ngủ
đứng. Voi con đôi khi ngủ nằm.

Voi có biết bơi không?
Đương
nhiên
rồi.
Thậm
chí là ở
biển
* Có thể bạn chưa biết:
- Voi dùng vòi để kéo
lá cây, thân cây và
cành cây từ trên cao
xuống. Khi thức ăn
khan hiếm, voi dùng
ngà để húc đổ cây.
- Mỗi ngày voi tiêu thụ

160-300 lít nước
- Mỗi ngày voi con
trưởng thành thải ra
một lượng chất thải
nặng hơn trọng lượng
của một cậu bé.

Lợi ích của các chú voi
Voi kéo gỗ
Voi đã thuần hóa là con
vật nuôi có ích và rất thân thiện
với con người. Từ hàng nghìn
năm nay, những chú voi đã được
thuần hóa để làm những công
việc như kéo gỗ, kéo cày, kéo cây
và để biểu diễn trong các lễ hội.
Voi là động vật thông minh nên
có thể học và ghi nhớ rất nhanh
các kỹ năng đơn giản. Người dân
thường dùng voi để kéo các cây
gỗ lớn mà xe ủi hoặc xe kéo
không làm được.

Nhưng đó mới chỉ là
một vài loài thôi các
bạn à!

Tất nhiên rồi! Bây giờ
mình cùng xem thêm
một số loài động vật

nữa nhé!

×