Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Những vướng mắc pháp lý về việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thông qua nghiên cứu tình huống các sản phẩm bảo hiểm của công ty tnhh bảo hiểm nhân thọ aia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.13 KB, 115 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong sự vận động và phát triển của xã hội lồi người, con người ln là
nhân tố quan trọng nhất của mọi sự tồn tại và phát triển. Để tồn tại con người thông
qua các hoạt động lao động sản xuất để ni sống chính bản thân mình và gia đình,
nhưng trong cuộc sống khơng phải lúc nào người lao động cũng có thể tạo ra thu
nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Con người ngồi phải đối mặt với
những khó khăn do tự nhiên đem lại như: bão, lũ lụt, động đất, sóng thần,… ngồi
ra cịn có những rủi ro hoặc biến cố bất ngờ xảy ra như: bị ốm đau, tai nạn, bị mất
việc làm, bị mất khả năng lao động hay suy giảm sức lao động, hoặc khi bị chết,…
Trong xã hội, khi người lao động gặp những biến cố trên, họ đã đoàn kết nhau lại
trên tinh thần đoàn kết và tương trợ giữa các thành viên trong cộng đồng để hình
thành lên một số quỹ như: hình thành nên các hội tương hỗ, hội lá lành đùm lá rách,
hội tương thân tương ái…. Tuy nhiên, các loại quỹ này chỉ được thực hiện trên
phạm vi nhỏ, số tiền hỗ trợ chủ yếu là người lao động tự giúp nhau. Vì vậy, một
trong những biện pháp hữu hiệu nhất là hình thành lên một quỹ tiền tệ tập trung có
phạm vi một quốc gia và tiến hành chi trả trợ cấp cho mọi người lao động, đóng góp
vào quỹ khi họ gặp những rủi ro, biến cố bất ngờ. Trên thế giới, Bảo hiểm xã hội
(BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm, cho đến hiện nay
đã được thực hiện ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Ngày nay, BHXH ngày
càng khẳng định được vai trị của mình là một cơng cụ hữu hiệu, mang tính nhân
văn sâu sắc, giúp người lao động vượt qua khó khăn phát sinh trong cuộc sống và
trong q trình lao động. Bên cạnh đó, BHXH là nền tảng cơ bản cho hệ thống an
sinh xã hội của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được thực
hiện đối với người lao động. Hệ thống BHXH có vai trị rất quan trọng đối với hàng


triệu người lao động, nhằm đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần cho họ và gia đình
họ khi gặp phải các rủi ra trong cuộc sống như: bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, mất việc, khi về già… hoặc các biến cố khác. Thơng qua
việc hình thành một quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp và sự hỗ trợ của Nhà
nước đã tạo nên được một tổ chức hoạt động ngày càng hiệu quả và đem lại lòng tin
trong mọi tầng lớp dân cư. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế xã hội luôn biến
động và phát triển thì việc thực hiện tốt chính sách BHXH cịn đảm bảo sự cơng
bằng giữa những người lao động trong xã hội. Chính vì vậy, chính sách BHXH


2
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

được Đảng và Nhà nước quan tâm và thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập
nước và thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện cho phù hợp với điều
kiện kinh tế của đất nước.
Để thực hiện tốt chính sách BHXH thì việc nâng cao nhận thức của của
người lao động là hoạt động mang tính quyết định trong việc mở rộng đối tượng
tham gia của BHXH. Trong quá trình thực tập tại Viện khoa học Bảo hiểm xã hội,
em thấy nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội cịn có rất nhiều hạn chế.
Vì thế việc khảo sát, tìm hiểu để nâng cao nhận thức của người lao động là mục tiêu
quan trọng của ngành BHXH. Do vậy, em đã chọn đề tài: “NÂNG CAO NHẬN
THỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI” cho chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của chuyên đề là nghiên cứu, khảo sát thực trạng nhận thức
của ngươi lao động. Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức
của người lao động về BHXH.

Để đạt được mục đích đó, chun đề cần giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về BHXH và nhận thức của
người lao động về BHXH.
- Khảo sát, phân tích thực trạng nhận thức của người lao động và tình hình
tham gia BHXH.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp người lao động nâng cao
nhận thức của mình về BHXH.
Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của người lao động Việt Nam về Bảo
hiểm xã hội.
Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu nhận thức của người lao động về BHXH tại
các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.
Thời gian đề tài nghiên cứu tập chung khảo sát từ năm 2004 đến 2008.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích tài liệu: Thu thập các tài liệu, nội dung liên quan tới thực trạng
tham giam gia, nhận thức và nhu cầu tham gia BHXH. Kế thừa và đánh giá tổng
quan các tài liệu thu thập.


3
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

- Điều tra ý kiến: Thông qua cuộc khảo sát ý kiến của người lao động đánh
giá thực trạng nhận thức một cách có căn cứ.
Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục và phục lục nội dung của chuyên đề
gồm 3 phần chính:

Chương 1: Bảo hiểm xã hội và nhận thức của người lao động về BHXH.
Chương 2: Thực trạng nhận thức của người lao động Việt Nam về
BHXH
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức của người lao động về BHXH
Trong chuyên đề này mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng do điều kiện về thời
gian cũng như kinh nghiệm có hạn cho nên khơng tránh khỏi những sai sót và hạn
chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cơ trong khoa Kinh tế
Bảo hiểm và các bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn PGS. TS Nguyễn Văn Định và các cô chú trong
Viện khoa học Bảo hiểm xã hội đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.


4
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

CHƯƠNG I: BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG VỀ BHXH
1.1
Khái quát về BHXH
1.1.1. Khái niệm và bản chất của BHXH
1.1.1.1 Khái niệm
BHXH dần được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XIX, từ khi cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nổ ra, nền sản xuất hàng hóa bước đầu được
hình thành và phát triển. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Liên Hợp
Quốc đã phê chuẩn nhiều cơng ước có liên quan đến BHXH và các chính sách
ASXH thì hoạt động BHXH có quy mô hoạt động tương đối rộng và được hơn 100
nước trên thế giới tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay thì chưa
có khái niệm chuẩn về BHXH, phần lớn là những khái quát, cách nhìn nhận của

nhiều nhà khoa học khác nhau. Bởi vì, hiện nay giữa các nhà khoa học và các nhà
quản lý vẫn cịn nhiều quan điểm, cách nhìn khác nhau khi nghiên cứu về vấn đề
này. Chính vì vậy, người ta bắt đầu nghiên cứu lại và liên hệ với thực tế thế giới tư
bản thời đó để từ đó có thể đưa ra một khái niệm hồn chỉnh về BHXH, người ta
nghiên cứu luận điểm của C.Mác:
Từ bảo hiểm xã hội được ghép lại từ hai từ bảo hiểm và xã hội. Theo C.Mác
thì quá trình tái sản xuất xã hội là quá trình sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn
nhu cầu con người, quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất nhất
định (quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người với tự nhiên) toàn bộ
mối quan hệ đó hợp thành xã hội bởi vậy phạm trù xã hội nhìn nhận từ góc độ kinh
tế là rất rộng, rất cơ bản. Từ bảo hiểm cũng xuất phát từ mối quan hệ sản xuất mà
ra: cụ thể với tư cách là thu nhập, tư cách là thành phần giá trị rơi vào tư bản, công
nhân nhưng không được dùng hết mà tích lũy lại để lấy lỗ hổng trong quá trình tái
sản xuất do các yếu tố ngẫu nhiên chi phối.
Theo C.Mác thì: “Vấn đề này ngay cả Chủ nghĩa tư bản khơng tồn tại thì lồi
người vẫn phải làm”. Hiện tượng này C.Mác gọi là bảo hiểm cho loài người trước
những biến động dữ dội của tự nhiên tác động đến mối quan hệ giữa người với
người. Với ý nghĩa đó, bảo hiểm được chia thành hai phần: Bảo hiểm cho những lỗ
hổng trong quá trình tái sản xuất và bảo hiểm cho lỗ hổng trong đời sống xã hội loài
người. Dựa vào các luận điểm của C.Mác mà các nhà khoa học, các nhà quản lý đưa
ra một số khái niệm như sau:


5
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

+ Nếu trên góc độ tài chính (Tài chính cơng): “BHXH là q trình san sẻ rủi
ro, san sẻ tài chính giữa các bên tham gia theo quy định thống nhất pháp luật của

nhà nước”.
+ Nếu đứng trên góc độ pháp lý: “BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ cho
người lao động và gia đình họ thơng qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao
động và gia đình họ thơng qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao động và
người sử dụng lao động được nhà nước bảo trợ để trợ cấp vật chất cho người lao
động tham gia bảo hiểm và gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro.”
+ Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối
với tất cả các thành viên của mình với những khó khăn về kinh tế xã hội do bị
ngừng hoặc giảm nhiều về thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi
già và chết, việc cung cấp y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con”.
+ Ngày nay cịn có khái niệm về BHXH: “BHXH là tổng thể các mối quan
hệ kinh tế xã hội giữa nhà nước với người lao động và chủ sử dụng lao động trên cơ
sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ khi
người lao động tham gia BHXH gặp phải rủi ro và sự kiện bảo hiểm dẫn tới việc
giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho người
lao động và gia đình họ từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.
+ Theo luật BHXH Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.
Ở Việt Nam, BHXH là một trong những nội dung lớn nằm trong chính sách
đảm bảo an sinh xã hội của mỗi nước. Thực hiện tốt chính sách này khơng những
góp phần bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự
an tồn xã hội, thúc đẩy cơng cuộc đổi mới, mà cịn thể hiện tính nhân đạo, nhân
văn sâu sắc vốn là một trong những điểm ưu việt của Đảng và Nhà nước ta.
1.1.1.2.
Bản chất
Dù định nghĩa như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của BHXH cũng được
thể hiện rõ ở những nội dung chủ yếu sau đây:
+ BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp trong quá trình tái sản

xuất và trong đời sống xã hội loài người, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa
phát triển, mối quan hệ thuê mướn lao động đã đạt đến một mức độ nào đó. Khi nền
sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ trở


6
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

lên căng thẳng, làm cho sản xuất bị đình đốn gây thiệt hại cho cả hai giới. Vì vậy,
BHXH ra đời và phát triển là tất yếu khách quan của xã hội.
+ Mối quan hệ giữa các bên tham gia bảo hiểm là mối quan hệ kinh tế xã hội
phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và quan hệ trong quản lí xã hội. Mối quan hệ
dựa trên cơ sở lao động chính là người lao động với người chủ sử dụng lao động,
người lao động với Nhà nước. Còn mối quan hệ quản lý là quan hệ giữa Nhà nước
với cơ quan BHXH, Nhà nước với chủ sử dụng lao động. Cụ thể các mối quan hệ
diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
- Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động và Nhà nước hoặc cả
người lao động, người chủ sử dụng lao động và Nhà nước. Trong đó, người lao
động và người sử dụng lao động là chủ yếu, bởi vì họ là những chủ thể quản lý
trong cả quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan
chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Cơ quan này được tổ chức và hoạt
động theo khuôn khổ pháp luật của từng nước.
- Bên được BHXH chính là người lao động và gia đình họ khi có đủ các
điều kiện ràng buộc cần thiết để hưởng các chế độ BHXH.
Cơ sở chủ yếu của các mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH là quỹ tài
chính BHXH, vì nguồn quỹ này do cả ba bên đóng góp. Mức đóng góp của mỗi bên
để hình thành quỹ và sử dụng quỹ đều được ba bên quyết định trước khi được luật

hóa, mức đóng này phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước.
+ Nếu đứng trên quan điểm xã hội, BHXH là quá trình sử dụng một phần
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đảm bảo an toàn về mặt kinh tế cho người lao
động và cho xã hội. Quỹ tài chính BHXH là điều kiện tiên quyết để san sẻ rủi ro,
san sẻ tài chính giữa các bên tham gia. Trong BHXH thì cụm từ “san sẻ” ở đây
được hiểu là:
- “San sẻ” giữa người lao động, người sử dụng lao động với Nhà nước. Mọi
người lao động và người chủ sử dụng lao động phải đóng phí BHXH để thành lập
lên quỹ BHXH. Quỹ này chủ yếu để chi trả các chế độ cho người lao động khi họ
không may gặp rủi ro hoặc các sự kiện bảo hiểm, số người lao động được nhận trợ
cấp thấp hơn số người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH. Ngày nay, hệ thống
BHXH thực hiện dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia đã góp phần làm giảm
gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. San sẻ ở đây chủ yếu là giữa những người lao
động với nhau, giữa người chủ sử dụng với nhau hay giữa người lao động và người


7
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

chủ sử dụng lao động. Vì BHXH thực hiện san sẻ cả về mặt không gian và thời
gian.
- “San sẻ” cả về mặt không gian và thời gian. Điều này được thể hiện ở
những doanh nghiệp, những vùng, những ngành kinh tế trong một thời kỳ có mức
rủi ro thấp, kinh tế phát triển nhưng vẫn đóng góp BHXH cao. Tuy nhiên, ở những
nơi, có những vùng, có những thời kỳ kinh tế kém phát triển, tỷ lệ lao động bị thất
nghiệp cao nên cần có sự san sẻ rủi ro của các doanh nghiệp với nhau, san sẻ rủi ro
giữa các thời kỳ, các ngành kinh tế khác nhau.
- “San sẻ tài chính” và “San sẻ rủi ro” thể hiện ngay trong nội bộ người lao

động và người sử dụng lao động. San sẻ này còn thể hiện khi tất cả người lao động
đóng góp vào quỹ BHXH nhưng chỉ có một số người không may gặp rủi ro mới
được nhận trợ cấp từ quỹ BHXH. Ví dụ, san sẻ giữa lao động nam với lao động nữ:
chỉ có lao động nữ sinh con, lao động nữ hay bị ốm đau, tai nạn lao động. Giữa
những người lao động trẻ khỏe với những người lao động hay bị ốm đau, hay người
đang trong độ tuổi lao động với những người già yếu đã nghỉ hưu.
+ Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc bị mất đi khi gặp phải các
rủi ro hoặc sự kiện BHXH sẽ được quỹ tài chính bù đắp, thay thế. Song mức độ bù
đắp, thay thế thường thấp hơn mức thu nhập trước đó của họ nhưng vẫn phải đảm
bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Có như vậy, mới kích
thích người lao động mới hăng hái tham gia lao động sản xuất và hạn chế tối đa
những hiện tượng lợi dụng chính sách BHXH. Khi thực hiện chi trả trợ cấp bằng
với mức thu nhập họ đi làm điều đó dẫn tới sự ỷ lại vào quỹ BHXH, ví dụ như
người lao động bị mất việc làm nếu được nhận trợ cấp bằng thu nhập trước kia của
họ sẽ khơng muốn tìm việc mới vì họ vẫn nhận được số thu nhập mà không phải đi
làm.
+ Những rủi ro hoặc sự kiện BHXH làm giảm hoặc mất khả năng lao động,
mất việc làm trong BHXH có thể là ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con
người, như là: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc cũng có thể là
những trường hợp xảy ra khơng hoàn toàn ngẫu nhiên như: lao động nữ sinh đẻ, đến
tuổi về hưu… Đồng thời chúng có thể diễn ra trong q trình lao động hoặc ngồi
q trình lao động. Ví dụ như chế độ tử tuất người lao động chết khi khơng làm việc
hoặc chết vì bệnh tật thì vẫn được hưởng trợ cấp tử tuất.
+ Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những yêu cầu cần thiết của người
lao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bị giảm


8
Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục đích này được Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) cụ thể như sau (trong công ước 102):
- Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu
cầu sinh sống thiết yếu của họ và gia đình họ;
- Chăm sóc sức khỏe và chống lại bệnh tật;
- Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc
biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Những mục tiêu BHXH nói trên đều nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội
cho mỗi nước. Vì vậy, chính sách BHXH ln được coi là chính sách chủ yếu
“nịng cốt” của chính sách an sinh xã hội.
1.1.2 Vai trò của BHXH
BHXH ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trị của mình
trên nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế
- xã hội. Vai trò của BHXH được thể hiện ở các phương diện sau:
1.1.2.1 Đối với người lao động
+ BHXH trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia
đình họ khi người lao động gặp phải rủi ro và các sự kiện bảo hiểm như: ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm hoặc về già,… Vì BHXH
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi người lao động
không may gặp rủi ro.
+ BHXH còn là chỗ dựa về mặt tâm lý để người lao động yên tâm làm việc,
gắn bó với đơn vị cơng tác, tạo niềm tin cho họ vào cuộc sống. Vì khi xảy ra những
rủi ro xảy ra thì đã có quỹ BHXH trợ cấp cho phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm đó.
Từ đó giúp người lao động nâng cao được năng suất lao động cá nhân của mình và
góp phần tăng thu nhập trong tương lai.
+ Thơng qua BHXH cịn góp phần đồn kết giữa những người lao động trong
nội bộ cơ quan doanh nghiệp và kích thích những người lao động chưa tham gia
BHXH hăng hái tham gia BHXH.

1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động
Mặc dù phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền nhất định để đóng
BHXH cho người lao động mà mình sử dụng, điều đó làm cho người sử dụng lao
động bị mất một khoản thu nhập nhưng song về lâu dài lợi ích từ BHXH mà người
người sử dụng lao động nhận được sẽ là:


9
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

+ Khi thực hiện tốt chính sách BHXH cho người lao động sẽ giúp họ yên
tâm, phát huy hết khả năng của mình từ đó tăng năng suất lao động cá nhân đồng
thời giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Ngoài ra, cịn giúp cho người
lao động gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp hơn.
+ Nếu chính sách BHXH được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế các hiện
tượng đình cơng, bãi cơng, biểu tình và từ đó góp phần làm cho hoạt động sản xuất
kinh doanh diễn ra liên tuc và ổn định.
+ Ngoài ra, khi rủi ro xảy ra đối với nhiều người lao động cùng một lúc, ở
phạm vi rộng thì người lao động sẽ khơng phải bỏ ra một khoản tiền lớn để chi trả
cho người lao động mà lúc này hậu quả của những rủi ro sẽ do quỹ BHXH gánh
vác. Mặt khác, khi những rủi ro xảy ra thì chủ sử dụng lao động khơng phải gánh
chịu tồn bộ mà rủi ro được phân tán cả theo không gian và thời gian cho tất cả các
bên tham gia.
+ Thơng qua chính sách BHXH, người sử dụng lao động thể hiện được nghĩa
vụ và trách nhiệm của mình đối với người lao động và đối với xã hội. Khi tham gia
BHXH chủ sử dụng lao động cịn thể hiện sự quan tâm của mình đối với người lao
động không chỉ lúc họ khỏe mạnh mà cả khi họ già yếu.
1.1.2.3 Đối với nền kinh tế

+ Chính sách BHXH góp phần tạo lập mối quan hệ gắn bó chủ - thợ, từ đó
làm cho các mối quan hệ trên thị trường lao động trở lên lành mạnh hơn, những
mâu thuẫn vốn có trong quan hệ lao động về cơ bản được giải tỏa. Đây là tiền đề về
mặt tâm lý, để kích thích tính tự giác, sáng tạo của người lao động, từ đó góp phần
nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
+ Nhờ có chính sách BHXH mà quỹ BHXH đã được hình thành. Nguồn quỹ
này ngày càng được tồn tích lại theo thời gian và thực sự trở thành một khâu tài
chính trung gian rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Phần quỹ nhàn rỗi
sẽ được đem đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho
người lao động.
1.1.2.4 Đối với xã hội
Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH thể hiện tính xã hội hóa, tính nhân
đạo và nhân văn cao cả của chính sách BHXH. Mặc dù động lực và mục đích tham
gia của mỗi bên tham gia là khác nhau nhưng BHXH ra đời có ý nghĩa rất lớn về
mặt xã hội, cụ thể:


10
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

+ Người lao động tham gia BHXH là nhằm bảo vệ quyền lợi trực tiếp cho
chính mình, đồng thời cịn góp phần thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng
đồng xã hội.
+ Người sử dụng lao động tham gia BHXH là để quan tâm, chia sẻ rủi ro với
người lao động nhưng cũng gián tiếp bảo vệ lợi ích cho chính cơ quan, doanh
nghiệp của mình phát triển ổn định bền vững.
+ Nhà nước tham gia BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho các
thành viên trong xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, nhưng cũng là trách nhiệm

trong quản lý xã hội của Nhà nước.
+ Nhờ có quỹ tài chính BHXH mà những khó khăn do giảm hoặc mất thu
nhập của người lao động được trang trải một phần chính từ sự đóng góp của họ. Từ
đó làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện để Nhà nước tập
trung vào những mục đích khác nhằm đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người dân
trong xã hội.
1.1.3 Chức năng và tính chất của BHXH
1.1.3.1 Chức năng
Theo cách thức tổ chức và hoạt động thì BHXH có những chức năng chủ yếu
sau đây:
+ Thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm
khi bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự
thay thế, bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì con người có giới hạn sinh học về độ
tuổi và sức khỏe. Khi người lao động cịn trẻ khỏe thì họ sẽ có thể tạo ra thu nhập
nhưng đến khi hết tuổi lao động, già yếu thì họ phải dựa vào khoản trợ cấp từ quỹ
BHXH.
+ Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Tham gia BHXH khơng chỉ có người lao động mà cịn cả người sử dụng lao
động và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để hình thành lên quỹ BHXH hoạt động theo
nguyên tắc dân chủ, công khai, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được
Nhà nước bảo trợ. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi
họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, thực hiện được nguyên
tắc “số đơng bù số ít” và BHXH cịn thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều
dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và
người có thu nhập thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc với những


11
Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

người ốm yếu phải nghỉ việc. Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần
thực hiện cơng bằng xã hội.
+ Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao
năng suất lao động cá nhân và nâng cao năng suất lao động xã hội. Đều này thể hiện
khi người lao động khỏe mạnh tham gia hoạt động sản xuất thì người chủ sử dụng
lao động phải trả tiền công, tiền lương cho người lao động. Khi bị ốm đau, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp bị giảm hoặc mất thu nhập thì có quỹ BHXH trợ cấp.
Vì thế cuộc sống của họ và người thân ln được đảm bảo ổn định. BHXH là chỗ
dựa vững chắc giúp người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó tận tình với cơng việc,
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này thể hiện như địn
bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất cá nhân từ đó góp phần
nâng cao năng suất xã hội và tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người
lao động và xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người chủ
sử dụng lao động ln có những mâu thuẫn về tiền lương, tiền công, thời gian lao
động,… Thông qua BHXH sẽ giúp cho mâu thuẫn này được điều hòa và giải quyết.
Đặc biệt, cả hai bên thấy được lợi ích của mình khi tham gia BHXH. Ngồi ra, khi
thực hiện tốt chính sách BHXH còn thể hiện sự quan tâm của người sử dụng lao
động tới người lao động không chỉ khi họ khỏe mạnh mà ngay cả khi họ già yếu
không làm việc được. Đối với Nhà nước và xã hội, chi phí cho BHXH là cách thức
tiết kiệm và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho
người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định kinh tế, chính trị
và xã hội được phát triển và an tồn.
1.1.3.2 Tính chất
BHXH gắn liền với đời sống của người lao động, vì vậy nó có một số tính
chất cơ bản sau:
+ Tính chất khách quan trong đời sống. Trong q trình lao động sản xuất

người lao động có thể gặp những biến cố bất ngờ hay những rủi ro khi đó người sử
dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn không kém như: sản xuất kinh
doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng và thiếu lao động lành nghề,…từ đó làm cho
sản xuất bị đình đốn, làm cho nền kinh tế phát triển chậm lại. Khi nền sản xuất hàng
hóa phát triển thì những rủi ro xảy ra đối với người lao động ngày càng trở lên phổ
biến và gây nhiều khó khăn cho chủ sử dụng lao động. Từ đó, làm cho mâu thuẫn


12
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

giữa giới chủ và giới thợ càng trở lên sâu sắc hơn. Vì vậy để giải quyết các mâu
thuẫn đó, Nhà nước đứng ra can thiệp thơng qua BHXH.
+ BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và
không gian. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên
tham gia để hình thành quỹ BHXH. Những rủi ro xảy đến với người lao động là
hoàn toàn ngẫu nhiên và trong điều kiện được bảo hiểm thì người lao động mới
được hưởng các chế độ của BHXH nhưng có những trường hợp khơng phải là hồn
tồn ngẫu nhiên như chế độ hưu trí hay chế độ thai sản. BHXH phát sinh không
đồng đều theo thời gian và khơng gian như có những vùng, địa phương, ngành nghề
có số người lao động bị biến cố nhiều và hưởng nhiều chế độ BHXH trong cùng
một thời gian,…Hay mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động.
+ BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời có tính dịch vụ:
- Tính kinh tế thể hiện rõ nhất ở chỗ: quỹ BHXH muốn hình thành, bảo tồn
và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải phải được quản lý
chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Người lao động có tham gia đóng góp mới được
hưởng, đồng thời về cơ bản đóng góp nhiều thì được hưởng nhiều. Đồng thời tính
kinh tế cịn được thể hiện: Người lao động có mức đóng thấp hơn nhiều so với

quyền lợi mà họ nhận được khi gặp rủi ro; chủ sử dụng lao động thì yên tâm khi
những rủi ro xảy ra thì đã có BHXH chịu trách nhiệm. Mặt khác, khi tham gia
BHXH thì chủ sử dụng cịn thể trách nhiệm và sự quan tâm của mình đối với người
lao động mà họ sử dụng; Đối với Nhà nước, cịn góp phần giảm gánh nặng cho
Ngân sách Nhà nước và cịn có nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.
- Tính xã hội: BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội. Vì vậy,
mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH và BHXH phải có
trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ cịn đang
trong độ tuổi lao động hay khi họ đã hết tuổi lao động.
- Tính xã hội của BHXH ln gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh
tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính xã hội hoá của BHXH cũng
ngày càng cao khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì người chủ sử dụng sẽ
tham gia BHXH ngày càng đầy đủ hơn cho người lao động, mức đóng và mức
hưởng BHXH tăng theo sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.4 Đặc trưng của BHXH
Mỗi loại hình Bảo hiểm điều có những đăc trưng khác nhau, BHXH có
những đặc trưng cơ bản sau:


13
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

+ Thời hạn bảo hiểm rất dài, là một quá trình diễn ra liên tục từ khi người lao
động tham gia BHXH đến khi chết, bảo hiểm cho người lao động cả trong q trình
lao động và ngồi q trình lao động. Điều này được thể hiện, khi người lao động
tham gia vào quỹ BHXH thì quỹ này có nhiệm vụ là bù đắp hoặc thay thế một phần
thu nhập cho người lao động và khi họ thực hiện hết nhiệm vụ của mình với xã hội
thì quỹ BHXH làm nhiệm vụ chi trả lương hưu cho họ tới khi họ chết. Khi tham gia

BHXH cịn có nghĩa là người lao động tự tiết kiệm cho mình khi về già. Cịn đối với
chủ sử dụng lao động, thời hạn bắt đầu tham gia bảo hiểm từ khi họ thuê mướn một
số lượng lao động nhất định cho đến khi doanh nghiệp hay tổ chức của họ khơng
cịn tồn tại như: phá sản, giải thể, …
+ BHXH chủ yếu được thực hiện dưới hình thức bắt buộc, cho nên đối tượng
tham gia và đối tượng thụ hưởng trợ cấp BHXH ngày càng lớn. Khi số lượng tham
gia tăng thì ngun tắc “số đơng bù số ít” trong hoạt động bảo hiểm phát huy tối đa
tác dụng. Người lao động và chủ sử dụng lao động đóng góp để hình thành lên quỹ
BHXH nhung quỹ này chỉ dùng để trợ cấp cho những trường hợp gặp rủi ro hoặc sự
kiện bảo hiểm xảy ra. Bên cạnh đó thì việc tổ chức quản lý, điều hành bộ máy địi
hỏi chặt chẽ hơn, tổ chức có khoa học hơn để đảm bảo công bằng cho người lao
động, người chủ sử dụng tham gia.
+ Những rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm trong BHXH thể hiện phạm vi của
BHXH. Vì thế, nó được pháp luật khống chế và thể hiện ở hệ thống các chế độ
BHXH. Những rủi ro sự kiện bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của
người lao động làm giảm hoặc mất thu nhập làm ảnh hưởng tới đời sống của người
lao động và gia đình họ. Vì vậy, BHXH cịn thể hiện tính chất tiết kiệm trong khi
khắc phục hậu quả của rủi ro mà còn thể hiện khi người lao động già yếu. Khi người
lao động trẻ khỏe người lao động đóng BHXH để khi về già có thu nhập để trang
trải chi phí sinh hoạt.
+ Phí BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động tham gia phải
đóng góp thường được nộp định kỳ hàng tháng (nếu tham gia BHXH tự nguyện thì
mức phí này có thể nộp theo quý, tháng hay sáu tháng một lần). Mức phí này chịu
sự tác động tổng hợp của rất nhiều các yếu tố như:
- Số lượng đối tượng tham gia BHXH;
- Tuổi thọ bình quân của người lao động;
- Mức độ rủi ro;
- Hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi;



14
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

- Khả năng bảo trợ của Nhà nước;
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Phí BHXH được pháp luật quy định cụ thể và thay đổi theo từng thời kỳ cho
phù hợp với hoạt động thực tế của hệ thống BHXH và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngồi ra, phí BHXH cịn chịu sự tác động của chính sách lao
động và chính sách tiền lương tối thiểu, các chính sách khác của mỗi nước.
+ BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và Nhà nước là người
đứng ra bảo hộ cho các hoạt động BHXH. Đặc biệt mỗi lần bổ sung và hoàn thiện
mảng chính sách này đều có sự đồng ý của các bên tham gia trên cơ sở pháp luật.
Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao
động vì vậy để đảm bảo sự công bằng cho người lao động. Mặt khác, quỹ BHXH
được tồn tích theo thời gian, từ thế hệ này đến thế hệ khác, cho nên chịu sự tác động
rất lớn của các yếu chính trị, kinh tế và xã hội. Nếu khơng có sự bảo hộ của Nhà
nước, hoạt động BHXH sẽ không thể bền vững và mục tiêu của BHXH sẽ khó thực
hiện được.
1.1.5. Các quan điểm cơ bản về BHXH
BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của một quốc gia.
Nó thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức quản
lý của đất nước. Khi thực hiện BHXH, các nước đều phải lựa chọn hình thức tổ
chức, cơ chế quản lý và mức độ thỏa mãn các nhu cầu BHXH phù hợp với tập quán,
khả năng trang trải và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước mình, đồng
thời phải nhận thức thống nhất các quan điểm về BHXH sau đây:
+ Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là một bộ phận quan
trọng nhất trong chính sách xã hội.
Hệ thống chính sách BHXH ra đời và phát triển ln nhằm mục đích đảm
bảo đời sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động bị

giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Thực chất đây là một trong những
loại chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu
hiển nhiên của con người, an toàn xã hội… Chính sách BHXH cịn thể hiện trình độ
văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc
gia, nó cịn thể hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội trong một chuẩn mực nhất
định. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy
tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Đây cũng là một trong những chính sách lớn trong hệ thống chính sách an


15
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện cho mọi người lao động,
mọi tầng lớp nhân dân.
+ Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho
người lao động
Người sử dụng lao động thực chất là các tổ chức, các doanh nghiệp hoặc các
cá nhân có thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụ phải đóng góp vào quỹ BHXH
và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với người lao động mà họ
sử dụng theo đúng luật pháp quy định. Người sử dụng lao động muốn ổn định và
phát triển sản xuất kinh doanh thì ngồi việc chăm lo đầu tư máy móc, cơng nghệ
tiên tiến cịn phải chăm lo tay nghề, đời sống cho người lao động mà mình sử dụng.
Khi người lao động làm việc bình thường thì phải trả lương thỏa đáng cho họ. Khi
họ gặp phải các rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm như: bị tai nạn lao động, bị ốm đau, bị
bệnh nghề nghiệp, già yếu, thai sản, … trong đó có rất nhiều trường hợp gắn với
quá trình lao động, với những điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp thì người
sử dụng lao động phải có trách nhiệm vbaor hiểm cho họ. Có như vậy người lao

động mới yên tâm, tích cực lao động sản xuất phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật
góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Đồng thời,
khi tham gia BHXH thì chủ sử dụng cũng yên tâm hơn khi những rủi ro lớn xảy ra
với doanh nghiệp mình thì họ khơng phải bỏ một số tiền lớn để chi trả cho người lao
động mà đã có sự đảm bảo của quỹ BHXH.
+ Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi với BHXH
Mọi người lao động đều được hưởng BHXH như tuyên ngôn nhân quyền đã
nêu, đồng thời bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được trợ cấp BHXH.
Khi những rủi ro không mong muốn xảy ra với người lao động thì họ là người trực
tiếp chịu tác động của rủi ro đó. Vì thế, nếu muốn được hưởng BHXH tức là muốn
nhiều người khác hỗ trợ cho mình, là dàn trải rủi ro của mình cho nhiều người khác
thì trước hết tự mình phải gánh chịu một phần rủi ro. Điều đó có nghĩa là bản thân
người lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự bảo hiểm cho mình.
Tuy nhiên, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động về BHXH còn tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và
lịch sử của mỗi đất nước. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới mức
đóng và mức hưởng của người lao động, khi nền kinh tế phát triển thu nhập của
người lao động tăng, mức đóng BHXH tăng dẫn tới mức hưởng sẽ tăng.


16
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

+ Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố
- Tính trạng mất đi khả năng lao động
- Tiền lương lúc đang đi làm
- Ngành công tác và thời gian công tác
- Tuổi thọ bình quân của người lao động

- Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, về nguyên tắc mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức lương đang
đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Để khuyến khích
người lao động đi làm việc trở lại tránh sự ỷ lại và trục lợi BHXH.
Quan điểm này phản ánh tính cộng đồng xã hội, vừa phản ánh nguyên tắc
phân phối lại quỹ BHXH cho những người lao động tham gia BHXH. Trợ cấp
BHXH là loại trợ cấp thay thế tiền lương, thu nhập của người lao động nhưng chỉ
thay thế một phần tiền lương khi người lao động lúc đang đi làm khi đó kích thích
người lao động tích cực đi làm để có thu nhập cao hơn mức trợ cấp nhận được. Hơn
nữa, cách lập quỹ BHXH theo phương thức dàn trải rủi ro cũng không cho phép trả
nợ cấp BHXH bằng tiền lương lúc đang đi làm và nếu vậy thì chẳng khác gì người
lao động gặp rủi ro nhưng rủi ro của mình được dàn trải hết cho những người khác.
+ Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện
chính sách BHXH
BHXH là bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn
định, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế - xã hội nên vai trò của nhà nước là
rất quan trọng. Thực tế đã cho thấy, nếu khơng có sự can thiệp của Nhà nước, nếu
khơng có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước thì mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động không được duy trì bền vững, mối quan hệ ba bên trong
BHXH sẽ bị phá vỡ. Khi Nhà nước không quản lý tài chính BHXH sẽ khơng đảm
bảo việc thực hiện chính sách BHXH đúng với pháp luật quy định và không thực
hiện được mục đích của BHXH đề ra: đó là đảm bảo công bằng cho mọi người lao
động và chủ sử dụng lao động.
1.1.6. Nguyên tắc hoạt động của BHXH
+ Mọi người lao động trong mọi trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao
động hoặc mất việc làm đều có quyền được hưởng BHXH.
Quyền được BHXH của người lao động là một trong những biểu hiện cụ thể
của quyền con người. Khi xây dựng hệ thống BHXH thì Nhà nước phải tạo điều
kiện và môi trường kinh tế - xã hội, về chính sách và Luật pháp, về tổ chức và cơ



17
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

chế quản lý cần thiết. Đồng thời, những người sử dụng lao động và người lao động
phải thực hiện đóng góp tài chính của mình. Thực hiện trách nhiệm đóng góp tài
chính BHXH là điều kiện cơ bản nhất để người lao động được hưởng quyền BHXH.
Quyền hưởng BHXH của người lao động là việc họ được hưởng trợ cấp
BHXH theo các chế độ xác định. Các chế độ này gắn với các trường hợp người lao
động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm do đó bị giảm hoặc
mất nguồn sinh sống. Mức hưởng còn căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể
của đất nước trong từng giai đoạn phát triển của BHXH.
+ Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải BHXH đối với
người lao động, người lao động cũng có trách nhiệm phải tự BHXH cho mình.
Đây là mối quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường, trong đó Nhà nước
đóng vai trị quản lý vĩ mơ mọi hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước.
Nhà nước có trong tay mọi điều kiện vật chất của tồn xã hội, đồng thời có mọi
cơng cụ thiết yếu để thực hiện vai trị của mình.
Đối với người sử dụng lao động: Người chủ sử dụng lao động muốn ổn định
và phát triển sản xuất kinh doanh thì ngồi việc chăm lo đầu tư máy móc, thiết bị
hiện đại, cơng nghệ tiên tiến cịn phải chăm lo tay nghề và đời sống người lao động
mà mình sử dụng.
Khi người lao động làm việc bình thường thì phải trả lương, trả công thỏa
đáng cho người lao động. Khi họ gặp phải rủi ro, bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, bị chết, trong đó nhiều trường hợp gắn với quá trình lao động với
những điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm BHXH
cho họ. Có như vậy, người lao động mới yên tâm, tích cực lao động sản xuất, góp
phần tăng năng xuất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Đối với người lao động, khi gặp phải những rủi ro không mong muốn và
không phải hoàn toàn hay trực tiếp do lỗi của người khác thì trước hết là rủi ro của
bản thân. Vì thế, nếu muốn BHXH chi trả tức là muốn người khác hỗ trợ cho mình,
là dàn trải rủi ro của mình cho nhiều người khác thì tự mình phải gánh chịu trực tiếp
và trước hết. Điều đó có nghĩa là bản thân người lao động phải có trách nhiệm tham
gia BHXH để tự bảo hiểm cho mình.
+ Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham để hình
thành nên quỹ BHXH độc lập và tập trung.
Nhờ sự đóng góp của các bên tham gia mà phương thức riêng co của BHXH
là dàn trải rủi ro theo nhiều chiều, tạo điều kiện để phân phối lại thu nhập theo cả


18
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

chiều dọc và chiều ngang mới được thực hiện. Hơn nữa, nó cịn tạo ra mối quan hệ
ràng buộc chặt chẽ giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia, góp phần
tránh những hiện tượng tiêu cực như lợi dụng chế độ BHXH
+ BHXH hoạt động trên cơ sở số đông bù số ít
Bảo hiểm nói chung hoạt động trên cơ sở xác suất rủi ro theo quy luật số lớn,
tức là lấy sự đóng góp cảu số đơng người tham gia san sẻ cho số ít người khơng
may gặp rủi ro.
Trong số đơng người tham gia đóng góp BHXH, chỉ những người lao động
mới là đối tượng hưởng trợ cấp và trong số những người lao động lại chỉ những
người ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản hay tuổi già có đủ điều
kiện cần thiết mới thực sự được hưởng trợ cấp. Trong số đó có những người tham
gia đóng góp từ lâu, nhưng có nhiều người vừa mới tham gia đóng góp. Vì thế, số
trợ cấp mà họ nhận được lớn hơn rất nhiều so với số tiền đóng góp của họ. Muốn

làm như vậy khơng có cách nào khác là phải láy kết quả đóng góp của số đơng
người tham gia để bù cho số ít người được hưởng trợ cấp. Những người lao động
chưa đủ điều kiện để hưởng trợ cấp lúc này thì phần đóng góp của họ để người khác
hưởng, nhưng cuộc đời làm việc, chắc chắn họ cũng cần được hưởng trợ cấp
BHXH. Khi đó, trợ cấp mà họ được hưởng cũng do nhiều khác đóng góp.
+ Phải kết hợp hài hịa giữa lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng
nhu cầu BHXH.
Việc xác định lợi ích của các bên tham gia BHXH thì đã được làm rõ và
quyền lợi ln đi đơi với trách nhiệm, điều đó địi hỏi phải có một sự cân đối giữa
trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên tham gia, nghĩa là xác định mức đóng góp
của mỗi bên thm gia phù hợp với lợi ích mà họ nhận được từ việc họ tham gia đó.
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ không được thực hiện nếu
như gánh năng thuộc về bất cứ bên nào làm triệt tiêu đi lợi ích mà họ đáng được
hưởng.
Đồng thời phải kết hợp giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để đáp
ứng yêu cầu của toàn xã hội. Ở nước ta do BHXH bắt buộc chỉ được áp dụng với
người làm cơng ăn lương cịn đối với những người lao động làm trong khu vực kinh
tế phi chính thức thì khơng được tham gia BHXH bắt buộc. Chính vì vậy bắt đầu từ
năm 2008 trở đi, nước ta thực hiện triển khi BHXH tự nguyện cho tất cả mọi người
lao động trong nước để đảm bảo lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của người lao


19
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

động. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
để bảo vệ cho toàn bộ người lao động của đất nước.
+ Mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm, nhưng

thấp nhất cũng phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động và gia đình
họ.
Trợ cấp BHXH nói ở đây là loại trợ cấp thay thế tiền lương như trợ cấp ốm
đau, thai sản, hưu trí, chứ khơng phải loại trợ cấp bù đắp hoặc trợ cấp BHXH khác.
Như đã biết tiền lương là khoản tiền người chủ sử dụng lao động trả cho người lao
động khi họ thực hiện cơng việc nhất định, người lao động có sức khỏe bình
thường, có việc làm bình thường. Khi đã bị ốm đau, tai nạn hay tuổi già không thực
hiện công việc nhất định hoặc không việc làm mà trước đó đã tham gia BHXH thì
chỉ có trợ cấp BHXH và trợ cấp đó khơng thể bằng tiền luong do người lao động
làm ra được. Nếu trợ cấp BHXH bằng hoặc cao hơn tiền lương thì khơng một người
lao động nào phải cố gắng có việc làm và tích cực làm việc để có lương mà ngược
lại họ sẽ tìm mọi cách để được hưởng trợ cấp BHXH.
Hơn nưa cách lập quỹ phương thức dàn trải rủi ro của BHXH cũng không
cho phép trả trợ cấp BHXH bằng tiền lương lúc đang đi làm. Vì trả trợ cấp bằng
tiền lương thì chẳng khác gì người lao động bị rủi ro đem rủi to của mình dàn trải
cho những người khác.
Như vậy, mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương tiền công lúc
đang đi làm, tuy nhiên, do mục đích, bản chất và cách làm của BHXH thì mức trợ
cấp BHXH thấp nhất cũng không thể thấp hơn mức sống tối thiểu hàng ngày. Chỉ
khi đó trợ cấp BHXH mới đảm bảo là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội.
+ Phải đảm bảo tính thống nhất BHXH trên phạm vi cả nước, đồng thời phải
phát huy tính đa dạng, năng động của bộ phận cấu thành.
Hệ thống BHXH của một nước thường nhiều bộ phận cấu thành. Trong đó,
bộ phận lớn nhất do nhà nước tổ chức và bảo hộ dặc biệt bao trùm toàn bộ những
người hưởng lương từ NSNN và những người lao động thuộc khu vực kinh tế quan
trọng của đất nước. Các bộ phận nhỏ hơn do các đơn vị kinh tế và tư nhân tổ chức
ra để bảo hiểm cho một số đối tượng hạn chế do luật pháp quy định.
Để BHXH hoạt động có hiệu quả nhất thiết phải bảo đảm tính thống nhất
trên những vấn đề lớn hoặc cơ bản nhất để tránh sự tùy tiện, tính cục bộ hoặc những
mâu thuẫn nảy sinh. Đồng thời, cũng phải có cơ chế để mỗi bộ phận cấu thành có



20
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Định

thể năng động trong hoạt động để chúng có thể bù đắp, bổ sung những ưu điểm lẫn
nhau.
+ BHXH phải được phat triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh
tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.
BHXH của một nước gắn chặt với trạng thái kinh tế, với các điều kiện kinh
tế - xã hội, với cơ chế và trình độ quản lý, đặc biệt là với sự đồng bộ, sự hoàn chỉnh,
của nền pháp chế của nước đó. Trong tình trạng nước ta, kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN đang hình thành, nhiều mặt kinh tế - xã hội đang chuyển động
mạnh. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển BHXH phải đảm bảo chắc chắn, tính tốn
thận trọng và phải có bước đi phù hợp.
1.2. Nhận thức của người lao động về BHXH
1.2.1 Khái niệm
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin:“ Nhận thức là quá trình phản ánh biện
chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng
động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy
và khơng ngừng tiến đến gần khách thể”.
Cịn người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật
quy định. Họ cam kết lao động với chủ sử dụng lao động, thường là nhận yêu cầu
công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ lao động trong thời gian làm việc
cam kết. Kết quả lao động của họ là sản phẩm dành cho người khác sử dụng và
được trao đổi trên thị trường hàng hóa, sản phẩm chân tay thì giá trị trao đổi thấp,

sản phẩm trí óc thì giá trị trao đổi cao.
+ Theo nghĩa rộng: “Người lao động là người làm công ăn lương. Công việc
của người lao động là theo thỏa thuận, xác lập giữa người lao động và chủ làm thuê.
Thông qua kết quả lao động như sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần cung cấp
mà người lao động được hưởng lương từ người chủ thuê lao động”.
+ Theo nghĩa hẹp: “Người lao động là người làm các việc mang tính thể chất,
thường trong nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp (cách hiểu này ảnh hưởng từ quan
niệm cũ: phân biệt người lao động với người trí thức)”.
+ Theo Bộ Luật Lao động nước ta: “Người lao động là người đến tuổi lao
động, có khả năng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động với
chủ sử dụng lao động”.



×