Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

báo cáo thực tập tai trạm viên thông VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.9 KB, 22 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, những ứng dụng của viễn thông đã đi sâu vào đời sống sinh hoạt của con người, là
một phần tất yếu không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của khoa
học công nghệ, là thế kỷ mà máy móc được thiết kế một cách tự động để thay thế các hoạt động
của con người trong việc truyền dữ liệu, thông tin, cũng như để phục vụ các công việc trong sinh
hoạt. Trong một cuộc sống mang tính tự động hoá cao thì các dịch vụ viễn thông như là một công
cụ đắc lực, quan trọng , hỗ trợ cho con người thực hiện nhu cầu ngày càng cao và càng hoàn thiện
của mình.
Hiện nay chúng ta đã được đi tham quan thực tập tại các công ty, cơ quan để làm quen với các
thiết bị điện tử, quan trọng hơn cả là chúng ta học môn thực tập viễn thông. Những buổi học này
có ý nghĩa rất lớn với chúng ta, nó giúp ta được quan sát và nhìn thấy những máy móc cụ thể từ đó
biết được cách hoạt động cũng như làm việc được với các hệ thống viễn thông, tuy thời gian học
không được nhiều nhưng cũng đủ giúp cho chúng ta có cơ hội cọ sát với thực tiễn nó giúp ta biết
cách làm việc của 1 hệ thống viễn thông tại 1 trung tâm viễn thông và từ đó có thể tự tìm hiểu
nhiều hơn về các loại máy móc, thiết bị mà sẽ gắn liền với chúng ta trong tương lai sau này.
Ở môn học này nhóm chúng tôi được học về bộ nguồn AC, DC của 1 trạm viễn thông là như
thế nào?, và cách đảm bảo an toàn cho các hệ thống này khi xảy sự cố và dàn MDF của trạm viễn
thông cách đấu nối các loại cáp và quản lý ra sao.Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do hiểu biết và
kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít và trong quá trình học nhóm không thể tránh
khỏi những sai xót. Mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy giáo và đóng góp ý kiến của các bạn để
chúng tôi rút kinh nghiệm trong những đợt thực tập sau.
Khóa thực tập này hoàn thành không những giúp em có thêm kiến thức hơn về môn học này
mà còn giúp em có một phương pháp làm việc mới, chủ động hơn, linh hoạt hơn. Quá trình làm
bài báo cáo này là một khoảng thời gian thực sự có ích cho bản thân em về nhiều mặt.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy Phan Tấn Khanh và các cộng sự của thầy đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn cho em thực tập bộ môn thực tập viễn thong này .Và em củng xin chân thành
cám ơn các thầy cô giáo ,ban giám hiệu trong nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được
tham quan và thực tập tại các trạm viễn thông của VNPT.
Đề tài 3 :
1. Lý thuyết : Trình bày nguyên lý và các thành phần , chức năng của hệ thống phân phối
dây trung gian MDF của trạm viễn thông thuộc trung tâm viễn thông Đà Lạt – Lâm


Đồng.
2. Thực hành : Trình bày nguyên tắc quản lý sử dụng cáp Inside , Outside tại MDF của
trung tâm viễn thông Đà Lạt ứng dụng để đấu nối 2 dịch vụ thoại và XDSL trên cùng 1
đôi dây cáp đồng.
Bài làm
1.Lý thuyết :
Nguyên lý
- Là điểm chuyển tiếp giữa cáp inside - là cáp từ tổng đài ra để cung cấp các dịch vụ cho khách
hàng và cáp outside – là cáp từ bên ngoài vào tổng đài.
- Để phối một dịch vụ viễn thông đến đúng một khách hàng nào đó.
- Có thể quản lý và điều phối một cách dễ dàng.
Giá phối dây chính (MDF):
- Giá phối dây chính (MDF) nối các dây truyền dẫn từ tổng đài này sang tổng đài khác cũng như
nối các dây phân phối từ tổng đài ra thuê bao.
Thành phần
Khung giá MDF loại treo tường:
- Cấu trúc:
-Chiều ngang: 1000mm
-Chiều dài: 2115mm
- Một khung thường phục vụ cho khoảng 2000 thuê bao.
- Việc gắn khung giá như thế nào sẽ phụ thuộc vào cách bố trí của khung giá.
Block đấu dây:
1m
2115mm
inside
outside
Block outside:
- Thường là block 100 đôi, dùng để đấu sợi
cáp từ bên ngoài vào tổng đài.
- Ngoài ra, trong block outside còn có thiết bị

chống sét gồm 3 tiếp điểm và 5 hạt nổ để
chống sét đường dây.
Block inside:
1 2 100
Cáp outside
Dây nhảy
1 2 8
Cáp inside
Dây nhảy
- Thường là block 128 đôi, dùng để đấu nối các đôi cáp từ tổng đài ra để cung cấp các dịch vụ cho
khách hàng.
- Dây nhảy là dây nối từ bên inside qua outside.
Luật cáp:
Block inside:
- Màu chính: trắng xám
- Màu phụ: dương cam lục nâu
Ví dụ: sợi trắng dương thì sợi chính là trắng còn sợi phụ là dương.
- Như vậy sẽ có tất cả là 8 đôi cáp và chia ra từng nhóm khác nhau:
- Nhóm 1: 8 đôi đầu buộc lại bằng sợi vàng
8 đôi tiếp theo buộc lại bằng sợi trắng
8 đôi tiếp theo buộc lại bằng sợi xám
- Tất cả những đôi này buộc chung lại bằng sợi đỏ.
- Nhóm 2 cũng tương tự và buộc chung lại bằng sợi lục.
Block outside:
- Màu chính: trắng đỏ đen vàng tím
- Màu phụ: dương cam lục nâu xám
Ví dụ: trắng dương thì sợi chính là trắng còn sợi phụ là dương và hai sợi này sẽ xoắn lại với nhau.
- Như vậy sẽ có tất cả là 25 đôi cáp và chia thành 4 nhóm:
- Nhóm 25 Số 1: buộc lại bằng sợi trắng dương
Số 2: buộc lại bằng sợi trắng cam

Số 3: buộc lại bằng sợi trắng lục
Số 4: buộc lại bằng sợi trắng nâu
- Tất cả những đôi này sẽ buộc chung lại với nhau bằng sợi trắng dương.
Sơ đồ đường dây đi từ cáp chính tới nhà khách hàng
Cáp chính
Tủ cáp
Phân phối
Hộp cáp
Hộp đầu cuối
- Cáp chính: gồm 200 đôi cáp trở lên.
- Tủ cáp: dùng để đấu dây cáp vào.
- Hộp cáp: là một tủ cáp nhỏ gồm vài trăm đôi cáp trở xuống.
- Hộp đầu cuối: là một hộp cáp nhỏ thường gồm 20 đôi cáp.
Phương pháp đấu nối cung cấp hai dịch vụ thoại và ADSL trên cùng một đôi dây cáp đồng:
DLU Inside Outside
Bộ trộn
OutsideInside
XDSL
Block
128 đôi
Thoại
Thoại + XDSLThoại+ XDSL
Dây nhảy
Dây nhảy
- Dàn phối dây trung gian MDF( Main Distribution Frame ) là 1 thiết bị nằm trong mạng
ngoại vi. Giá phối dây chính (MDF) nối các dây truyền dẫn từ tổng đài này sang tổng
đài khác cũng như nối các dây phân phối từ tổng đài ra thuê bao. Ngoài ra, người ta
còn dùng ở các tập điểm dung lượng cao.
- Ở MDF có 2 block : 1 dành cho thoại, 1 dành cho không thoại cho nên tùy theo khách
hàng họ có yêu cầu có thoại hay không có thoại thì bắn cáp vào mà thôi.

- Dàn phối tuyến (MDF): là nơi tập trung tất cả các kết cuối của đầu dây các sợi cáp và
từ đó tỏa ra các nơi trong mạng. Dàn phối tuyến thường nằm trong phòng máy tổng đài
và là nơi xuất phát tất cả các cáp cho mạng thuê bao, cáp liên trạm của 1 đài/trạm. Nhờ
có dàn phối tuyến và dây cáp UTP, các mạch thuê bao trong tổng đài được nối vào
mạng cáp. Dàn phối tuyến tạo sự mềm dẻo trong việc đấu nối số thiết bị tổng đài với
đôi dây cáp mạng ngoại vi và cũng là nơi kiểm tra, giám sát và đo thử mạng cáp. Dàn
phối tuyến chính MDF là một bộ phận không thể thiếu trong mạng lưới viễn thông. Nó
thực hiện việc nối tiếp các dây truyền dẫn từ tổng đài này sang tổng đài khác cũng như
kết nối hệ thống chuyển mạch trong tổng đài tới mạng lưới cáp thuê bao và bảo vệ tổng
đài không bị hỏng bởi các tác nhân gây quá áp, quá dòng do mạng bên ngoài gây ra
(sét đánh, chạm điện AC ).
Dàn phối tuyến MDF Cáp chính : là cáp xuất phát từ dàn phối tuyến đến tủ cáp. Cũng có trường
hợp cáp chính đi thẳng từ dàn phối tuyến đến tập điểm. Trên đường đi, cáp chính có thể chia nhỏ
ra đến các tủ cáp. Trong trường hợp này Tủ cáp : là nơi vẫn gọi là cáp chính vì xuất phát từ dàn
phối tuyến. tập trung các kết cuối của 1 hay nhiều sợi cáp chính từ dàn phối tuyến đến và các kết
cuối của mạng cáp phối từ tập điểm đến. Nhờ có tủ cáp mà mạng cáp trở nên mềm dẻo và linh
hoạt hơn trong khu vực chưa có dự báo nhu cầu chính xác. Tủ cáp còn là nơi đo thử kiểm tra, xác
định hư hỏng cáp, cũng là nơi cho phép gắn các thiết bị bảo vệ (cầu chì bảo an – nếu khu vực
thường xuyên bị sét đánh), cũng như các thiết bị dò, kiểm tra cáp. Hệ thống phân phối này:
- Được sử dụng tại các trung tâm viễn thông hay các tổng đài nội bộ.Sau đây chúng ta sẽ
đi tìm hiểu dàn phối dây trung gian MDF của trạm viễn thông Chi Lăng thuộc thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Cấu trúc vật lý của MDF là hệ thống các khung giá( các khung giá này độc lập nhau)
những sợi dây phía trên nó gồm các Block nằm ngang để đấu nối card thuê bao từ
trong đài.
Hình 1: Phía trên là thiết bị MDF
- Cấu trúc của Block ( phiến đấu dây ) : Phiến đấu dây gồm có 8 đôi cáp, chiều ngang 8
đôi. Cách đánh số trên Block 270-0-0-7( DLU 270,Sheft 0, Card 0-7 ).Sợi cáp nối từ
đây ra gọi là cáp Inside.
Block

* Phần cáp Inside : là sợi cáp màu xám có bọc lớp vỏ PE để chống cháy tiếp đó là 1 lớp giáp
bằng kim loại, sau đó là các bó cáp.Những bó cáp này sẽ có các luật để phân biệt nó như sau :
Người ta dùng màu để phân biệt những đôi trong bó cáp. Nó có 2 màu chính đó là màu
trắng , xám và 4 màu phụ là dương ,vàng ,lục ,nâu.Cách kết hợp như sau : trắng – dương,
trắng – vàng, trắng – lục, trắng – nâu; xám – dương, xám – vàng, xám – lục, xám - nâu. Mỗi
sợi cáp có 4 nhóm dương, lục, trắng, đỏ; trong mỗi nhóm này lại chia làm 2 nhóm nhỏ là
trắng, vàng; trong mỗi nhóm này sẽ có 8 đôi cáp.
Như vậy trong 1 sợi cáp sẽ có 64 đôi, các sợi cáp này sẽ được nối tới các phiến đấu dây
( Block inside sẽ có 128 đôi chia làm 16 hàng mỗi hàng 8 đôi )
* Phần cáp outside (cáp ngoài đường vào) sợi cáp này không cháy, được đấu nối với Block
nằm bên dưới theo chiều dọc. Thông thường người ta sử dụng Block 100, 200 Luật màu
của nó như sau gồm 5 màu chính và 5 màu phụ.
+ 5 màu chính : Trắng, đỏ, đen, vàng, tím
+ 5 màu phụ : Dương, cam, lục, nâu, xám
- Như vậy theo luật này ta được 25 đôi. Cách phân biệt giữa 25 đôi này với 25 đôi khác.
Ở đây nó sẽ lấy sợi dây buộc lại từng nhóm, nhóm nào có sợi dây màu dương là nhóm
đầu tiên tiếp theo là cam, lục, nâu như vậy sẽ tạo thành cáp 100, còn đối với cáp 200
thì ta lặp lại quy luật này 1 lần nữa thì ta sẽ có cáp 200.Những Block này dùng cáp 100
hay 200 tại vì chúng là bội số của 25. Đối với những Block outside từ ngoài đường vào
người ta còn trang bị thêm các hột nổ, chống sét ( Mỗi hàng có 8 đôi thì sẽ có 8 hột
nổ ). Các hột nổ này gồm 3 chân, chân giữa sẽ nối đất còn 2 chân kia sẽ nối lên 2 dây
A,B, Block outside còn có chức năng đo thử.
- Tóm lại, thiết bị MDF gồm có các phiến đấu dây từ ở trong ra và từ ngoài vào. Phiến
để đấu dây ở trong ra gọi là phiến inside hoặc Block inside cáp dùng để đấu là cáp
inside. Phiến đấu ở ngoài đường vào là phiến outside hoặc Block outside cáp dùng để
đấu là cáp outside, cáp out side và inside sẽ có luật riêng của nó. Còn về cấu trúc vật lý
của nó là bề rộng 1m, bề cao là 2m45.
2. Thực hành :
a. Nguyên tác quản lý cáp inside, outside tại MDF của trung tâm viễn thông Đà lạt
- Quản lý cáp inside : Chúng ta sẽ đánh số là sợi cáp nào sẽ nối đến cái tủ nào ở trong đài có

nghĩa là nó sẽ nối đến DLU nào Sheft nào và Card thứ bao nhiêu. Từ đây ta có thể dễ dàng xác
định được chúng.
- Quản lý cáp outside : Đối với mạng cáp bên ngoài sẽ có 1 chương trình quản lý để
quản lý mạng cáp bên ngoài đường, tất cả các hư họng khi được báo vào trong tổng đài 119
và sẽ được in ra. Quy trình này được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Nhân viên trực tại Bộ phận tiếp nhận yêu cầu xử lý 119 tập trung có trách nhiệm
tiếp nhận yêu cầu xử lý vào chương trình QLMC (Form nhận máy báo hỏng), với các thông tin
sau:
* Số máy: Số điện thoại với thuê bao có thoại; số qui ước đối với thuê bao không thoại.
* Trình trạng: Ghi rõ “Hỏng ADSL” hoặc “Hỏng xDSL

Hình 1: Nhận báo hỏng
+ Bước 2: In phiếu điều xử lý
Sau khi tiếp nhận yêu cầu và cập nhật vào chương trình, thông tin yêu cầu xử lý sẽ được
chuyển tức thời đến máy tính tại bộ phận xử lý:
- Đối với khu vực Đà Lạt: Nhân viên trực xử lý tại BPHT chịu trách nhiệm in phiếu điều xử
lý. Phiếu điều được in liên tục và giao lại cho Nhân viên trực tiếp xử lý vào 7h30 hoặc
13h00 hoặc có thể báo trực tiếp bằng điện thoại.
- Đối với các khu vực khác: Nhân viên trực xử lý tại Đài, Trạm VT chịu trách nhiệm in phiếu
điều xử lý. Phiếu điều được in liên tục và giao lại cho Nhân viên trực tiếp xử lý vào 7h30
hoặc 13h00 hoặc có thể báo trực tiếp bằng điện thoại.

Hình 2: In phiếu điều vi xử lý
Và đây là phiếu điều vi xử lý:
- Sau khi có được phiếu điều vi xử lý sẽ đưa cho người thợ dây đi kiểm tra. Nhìn vào phiếu
điều vi xử lý người thơ dây dễ dàng xac định được tên cáp 2/12, đôi cáp 64, dung lượng
300, chiều dài 2000 và vị trí đầu cuối của nó sẽ nằm ở 5D Hai Bà Trưng. Tất cả các cái này
gọi là dẫn độ cáp.
b. Cách đấu nối 2 dịch vụ thoại và XDSL trên cùng 1 đôi dây cáp đồng :
- Trên đôi cáp đồng đấu nối đến nhà khách hàng sẽ có 2 dịch vụ XDSL và thoại cách đấu

nối 2 dịch vụ này trên cùng đôi dây cáp đồng như sau : Đầu tiên nó sẽ vào 1 bộ chia ( Sphitter )
bộ chia này có tác dụng là chia 2 đường tín hiệu ra rời nhau. Đường thứ 1 sẽ đấu vào thoại
đường thứ 2 sẽ qua 1 phương tiện là Modem, người ta phải dùng bộ chia này là vì thoại nó nằm
ở tần số thấp còn XDSL nằm ở tần số cao.
XDSL – Thoại Thoại
Bộ chia
XDSL
- Để có thể truyền 2 dịch vụ cùng 1 lúc thì ở trong đài phải đấu nối như sau : Chúng ta sẽ lấy thoại
trộn vào XDSL
Thoại Block nhỏ
Block
Block Những thuê bao có yêu cầu
Trung gian
Thoại
Trộn
Thoại Block outside
XDSL Thoại Nhà khách hàng
XDSL XDSL
KẾT LUẬN
Qua những buổi thực tập được sự hướng dẫn tận tình của các kĩ sư, nhân
viên các trạm viễn thông và đặc biệt là thầy Phan Tấn Khanh đã trực tiếp
hướng dẫn. Em có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về tổng đài viễn
thông.Bài báo cáo là những buổi thực tập, em đã thu thập các thông số kĩ thuật
của thiết bị MDF dàn phối dây trung gian. Trong bài báo cáo em trình bày toàn
bộ những cấu trúc đặc điểm cách quản lý các sợi cáp của các thiết bị MDF
trong tổng đài. Tuy nhiên do thời gian tham quan các tổng đài không được
nhiều nên cũng chưa hiễu rõ và cụ thể về nó. Các cách đấu nối của các thiết bị
trong dàn MDF còn tổng quát.Để có cái nhìn khách quan đánh giá trung thực
và hiểu rõ cạnh kẽ về các hệ thống viễn thông thì chúng ta phải có nhiều thời
gian thực tập hơn nữa. Môn thực tập viễn thông là môn hay và rất thực tiễn

trong ngành Điện tử - Viễn thông.Em xin chân thành cảm ơn!

×