Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

8 van10 ls

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.39 KB, 4 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
CHU VĂN AN
ĐỀ ĐỀ XUẤT

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN THI: NGỮ VĂN 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm)

Trong bài thơ “Trong đục”, Nguyễn Thế Hồng Linh viết:
... tơi khơng làm ngọn gió sng
ấm lịng bao kẻ à ng tháng ngày
tơi không làm rượu để say
chỉ xin làm lệ để bay bớt buồn
là dao hơ lửa trị thương
là phanh trên những con đường thẳng
()
Đó là lựa chọn của nhà thơ. Cịn bạn, bạn chọn là gì trong cuộc đời này?
Câu 2 (12,0 điểm)
Tôi cảm tưởng rằng một bức tranh khi không có người xem giống như chiếc bật
lửa có đủ ga và đá nằm nguội lạnh trên bàn. Phải có một ngón tay bật vào bánh xe để
ngọn lửa bùng lên là giống như giây phút một cái nhìn chạm vào bức tranh để hình
tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại và sống thêm một mặt đời mới.
(Thái Bá Vân)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ
ý kiến trên.
------------------------- Hết ----------------------


Người ra đề: Nguyễn Thị Hồng Vân – Vi Minh Hiền

1


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 10 NĂM HỌC 2022 - 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Chú ý: Những cách giải khác HDC mà đúng thì cho điểm theo thang điểm đã định.
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một
cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
2. Cần vận dụng linh hoạt những yêu cầu của Hướng dẫn chấm; khuyến khích những bài viết
có cảm xúc và sáng tạo.
3. Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25

II. YÊU CẦU CỤ THỂU CỤ THỂ THỂ
Câu
1

Nội dung
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết
bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập

luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí
sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
* Giải thích:
- Nhân vật “tơi” khơng chấp nhận làm những điều xồng xĩnh, vơ nghĩa để lấy
lòng những kẻ mập mờ, hời hợt.
- Con người không thể lãng quên những đau buồn của cuộc sống, hãy đối mặt
với nó, hãy là giọt nước mắt để sẻ chia, thấu hiểu, hãy là một con dao trị thương
để đối mặt và vượt qua hoặc là chiếc phanh để dừng lại khi biết đã sai đường.
- Đoạn thơ khẳng định lựa chọn những điều ý nghĩa, lựa chọn cách sống chủ
động, hịa nhập, sống là chính mình để làm nên những điều ý nghĩa cho bản thân
và xã hội.
Lưu ý: Có thể chấp nhận những thơng điệp khác, song phải dựa vào ngữ
liệu và có sức thuyết phục.
* Bàn luận
- Mỗi người là một cá thể với những đặc điểm riêng nên ta có quyền đưa ra
những lựa chọn cho bản thân mình.
- Học sinh đưa ra lựa chọn của bản thân, có thể trình bày theo cách riêng của
mình. Khuyến khích sự sáng tạo và sâu sắc trong cách nhìn nhận vấn đề, dựa trên
lập luận chắc chắn, có tính thuyết phục cao tập trung vào giá trị điều đó đem đến
cho cuộc đời.
- Trở thành một điều có ý nghĩa khơng phải là đánh mất bản thân mà để tạo ra

2

Điểm
8,0
0,5

0,5


1,5

4,0


2

giá trị cao nhất cho mình.
- Phê phán những người khơng có quan niệm sống đúng đắn.
(Trong q trình bàn luận, thí sinh phải đưa ra được những dẫn chứng tiêu
biểu, toàn diện, xác đáng để làm rõ vấn đề)
* Bài học nhận thức và hành động
- Xác định lí tưởng sống đúng đắn, sống để phát huy năng lực bản thân và làm nên
giá trị cho cuộc đời.
- Mạnh dạn đưa ra lựa chọn của bản thân, tự quyết định cuộc đời mình; khơng ngại
khó khăn, gian khổ để thực hiện lí tưởng của cuộc đời
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Tơi cảm tưởng rằng một bức tranh khi khơng có người xem giống như
chiếc bật lửa có đủ ga và đá nằm nguội lạnh trên bàn. Phải có một ngón tay
bật vào bánh xe để ngọn lửa bùng lên là giống như giây phút một cái nhìn
chạm vào bức tranh để hình tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại
và sống thêm một mặt đời mới. (Thái Bá Vân)

0,5

0,5
0,5


12,0

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ
ý kiến trên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của độc giả khi tiếp nhận văn học
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng, đánh giá khái
quát vấn đề nghị luận. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giải thích
- Bức tranh khơng có người xem – chiếc bật lửa có đủ ga và đá nằm nguội lạnh
trên bàn: “bức tranh”: hiểu theo nghĩa rộng là tác phẩm nghệ thuật; theo nghĩa
hẹp là văn bản văn học khi chưa qua q trình tiếp nhận. Mặc dù đã có đầy đủ
các giá trị tự thân (bật lửa đủ ga và đá) nhưng chưa đến với người tiếp nhận thì
vẫn chưa thể trở thành tác phẩm nghệ thuật chân chính (như chiếc bật lửa nằm
nguội lạnh trên bàn)
- giây phút cái nhìn chạm vào bức tranh – ngón tay bật vào bánh xe để ngọn lửa
bùng lên: quá trình thưởng thức, hịa mình vào tác phẩm của người đọc tạo nên
sự tỏa sáng, phát lộ các giá trị của tác phẩm – ngọn lửa bùng lên.
=> Ý kiến của Thái Bá Vân khẳng định về vai trò quan trọng của người đọc
trong việc nhận ra, soi sáng để kiến tạo nên những tác phẩm giá trị, hoàn hảo.
* Bàn luận
Khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của Thái Bá Vân:
- Xuất phát từ đặc trưng của quá trình sáng tác và đặc trưng của đời sống văn


3

0,5

0,5

1,5

2,0


học:
+ Văn bản nghệ thuật là đứa con tinh thần được hình thành thai nghén trong
tâm tưởng nhà văn, được tạo nên bởi chất liệu ngôn từ bộc lộ tư tưởng qua thế
giới hình tượng, tuy nhiên người nghệ sĩ khơng thể quyết định được số phận của
nó. Số phận của tác phẩm chỉ được định đoạt khi nó đến với công chúng.
+ Văn học là hoạt động giao tiếp, là một quá trình. Mỗi độc giả giống như một
mắt xích khơng thể thiếu trong chu trình sáng tạo – tiếp nhận.
- Bản thân mỗi tác phẩm văn học là một kết cấu vẫy gọi, một cấu trúc nghệ
thuật đa trị và đa nghĩa, chứa đựng những khả năng lí giải khác nhau, có khả
năng tạo nên sự đa dạng trong tiếp nhận văn học Mọi người, mọi lứa tuổi, mọi
giới tính, mọi nghề nghiệp, giai cấp đều có thể tiếp nhận văn chương và tiếp
nhận theo cách của mình. Do đó, ở trong mỗi một độc giả sẽ có một hình tượng
mà hình tượng đó sẽ khơng trùng khít với hình tượng tác phẩm và cũng khơng
trùng khít với hình tượng mà người khác cùng tiếp nhận.
* Chứng minh
Trong q trình bàn bạc, luận giải thí sinh cần biết kết hợp lựa chọn và phân
tích cảm nhận một số tác phẩm tiêu biểu, mới mẻ, giàu sức thuyết phục để làm
sáng tỏ quan điểm của Thái Bá Vân.
* Đánh giá, nâng cao vấn đề

- Ý kiến của Thái Bá Vân khẳng định và đề cao sứ mệnh của người tiếp nhận
trong việc đưa văn bản trở thành tác phẩm nghệ thuật.
- Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào, và trước bất cứ tác phẩm nào, ta cũng
rung động, cũng hiểu hết một tác phẩm. Ta chỉ gia nhập được vào tác phẩm,
thấm nhuần được ý nghĩa và nội dung của nó, ở một mức nào đấy, khi ta có
sự tương đồng nội tâm với nó.
- Ý kiến đặt ra bài học quan trọng đối với người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Đối với người sáng tác: Ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của ngòi bút,
dùng cả trí tuệ, tâm hồn của mình để làm nên những tác phẩm nghệ thuật độc
đáo, mới mẻ, khơi gợi được sự tìm tịi, khám phá, là một cấu trúc mời gọi, là
một chiếc bật lửa có đủ ga và đá. Đồng thời, thừa nhận sự đa dạng về ý nghĩa
của tác phẩm và khả năng đồng sáng tạo của độc giả trong tiếp nhận văn học góp
phần thể hiện cái nhìn dân chủ, tiến bộ; tránh được những sai lầm trong đánh giá
tác phẩm văn học; góp phần thúc đẩy quá trình sáng tạo của nhà văn
+ Đối với người đọc: Biết cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những tâm tư, tình
cảm, tiếng lịng mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm, để từ đó bồi đắp tâm
hồn, tình cảm của mình, tri âm và đồng sáng tạo với người cầm bút.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
TỔNG

4

5,0

1,5

0,5
0,5

20,0



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×