Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Gd địa phương tỉnh quảng ninh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.11 MB, 90 trang )

sở giáo dục và đào tạo quảng ninh
Nguyễn Văn Tuế (Tổng Chủ biên) - Nguyễn Văn Tùng (Chủ biên)
Lê Thị Sông Hương - TRƯƠNG THIẾU HUYỀN - Dương Thị Oanh
Nguyễn Chiến Thắng - Nguyễn Thị Thanh Thủy

Tài liệu
Giáo dục địa phương

Tỉnh Quảng Ninh
Lớ p

10


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Bài
Lời nói đầu
Chủ đề 1

Văn hố, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

Bài 1

Quá trình thành lập tỉnh Quảng Ninh

Bài 2

Văn học dân gian tỉnh Quảng Ninh


Bài 3

Di tích, di sản, danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bài 4

Mối quan hệ giữa các di tích, di sản, danh thắng với

Trang
3

4
9
17
28

sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Bài 5

Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bài 6

Thực hành lịch sử - tái hiện lịch sử

Chủ đề 2

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG


Bài 7

Vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh

Bài 8

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh

Bài 9

Đặc điểm dân cư và xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Chủ đề 3

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Bài 10

Quy tắc ứng xử nơi cơng cộng

Bài 11

Hệ thống chính quyền tỉnh Quảng Ninh

Chủ đề 4

MÔI TRƯỜNG

Bài 12


Đa dạng hệ sinh thái và sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

34
40

44
49
58

65
72

79


LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Trên tay các em là cuốn "Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh
lớp 10". Với 4 chủ đề, các em sẽ được �m hiểu thêm và sâu hơn về các
vấn đề: Văn hố, lịch sử truyền thống; Địa lí địa phương; Chính trị - xã hội;
Mơi trường của địa phương.
Thơng qua hoạt động trong các chủ đề, các em sẽ được trang bị những
tri thức cơ bản về Quảng Ninh. Qua đó, các em được phát triển những
năng lực và phẩm chất cần thiết, được bồi đắp �nh yêu quê hương,
đất nước.
Cuốn sách sẽ đồng hành với các em trong suốt năm học đầu �ên ở
Trung học phổ thông. Hi vọng các em sẽ yêu thích các nội dung trong
sách, say mê học tập, trải nghiệm, biết vận dụng, liên hệ để hiểu rõ hơn
những vấn đề của địa phương và thêm trân trọng truyền thống quê hương
Quảng Ninh.

Cuốn sách được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến góp ý của các cán bộ quản lí, giáo viên, phụ
huynh và các em học sinh để chất lượng cuốn sách ngày càng tốt hơn.
CÁC TÁC GIẢ

3


chủ đề 1
VĂN HỐ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
bài 1

Q TRÌNH THÀNH LẬP
TỈNH QUẢNG NINH

Mục tiêu
Biết được quá trình thành lập tỉnh Quảng Ninh (các mốc thời gian,
tên gọi; ý nghĩa sự kiện ngày 30-10-1963).
Trình bày được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi địa giới hành chính
và tên gọi của tỉnh Quảng Ninh qua các thời kì lịch sử.
Tự hào và trân trọng những đóng góp của các thế hệ đi trước đối với
việc thành lập và phát triển tỉnh Quảng Ninh; ý thức được trách nhiệm
và có hành động cụ thể góp phần xây dựng và phát triển địa phương.

MỞ ĐẦu

Quảng Ninh ngày nay là một trong những cực tăng trưởng kinh tế tồn diện
của phía bắc Tổ quốc. Vùng đất và tên gọi Quảng Ninh có từ bao giờ? Tỉnh
Quảng Ninh đã bao nhiêu lần thay đổi tên? Tên gọi Quảng Ninh gợi cho em những
suy nghĩ gì?

HÌNH tHÀNH KiẾN tHỨc MỚi

1. Quảng Ninh trước thế kỉ XX
Thời gian

Thuộc nhà nước

Tên gọi (hoặc các đơn vị hành chính)

2879-258 TCN

Văn Lang

Bộ Ninh Hải

257-208 TCN

Âu Lạc

Bộ Ninh Hải

207-111 TCN

Nam Việt

4

Bộ Ninh Hải
(vùng Đông Triều thuộc bộ Dương Tuyền)



Thời gian

Thuộc nhà nước

Tên gọi (hoặc các đơn vị hành chính)

111 TCN-25

Tây Hán

25-40

Đơng Hán

4043

Quận Giao Chỉ
(chính quyền tự chủ Quận Giao Chỉ (gồm 2 huyện An Định và Khúc Dương)
người Việt)

43-244

Đông Hán

244-248

Nhà Ngô

248-264


Quận Giao Chỉ
Thuộc quận Quận Giao Chỉ (hai huyện An Định và Khúc
(chính quyền tự chủ
Dương)
người Việt)

264-265

Nhà Ngơ
Nhà Ngụy

Quận Giao Chỉ (gồm 2 huyện An Định và
Khúc Dương)

Quận Giao Chỉ (gồm 2 huyện An Định và Khúc Dương)

Thuộc quận Quận Giao Chỉ (hai huyện An Định và Khúc
Dương)

265-279

Nhà Ngơ

280-420

Nhà Tấn

420-479


Lưu Tống

479-507

Nhà Tề

507-543

Nhà Lương

Thuộc châu Hồng – quận Ninh Hải

544-603

Vạn Xuân

Quận Hải Ninh

603-617
618-713

Nhà Tuỳ

Thuộc quận Giao Chỉ gồm huyện An Định và một phần
huyện Khúc Dương

Thuộc trấn Hải Môn
Trấn Triều Dương

713-722


Chính quyền tự chủ
Trấn Triều Dương
người Việt

722-791

Nhà Đường

791-802

Chính quyền tự chủ
Trấn Triều Dương
người Việt

802-905

Nhà Đường

905-907

Chính quyền tự chủ
người Việt

907-922

Hậu Lương

923-936


Hậu Đường

937-938

Hậu Tấn

939-1009

Đại Cồ Việt

Trấn Triều Dương

Trấn Triều Dương
Trấn Triều Dương

Thuộc Châu Lục (gồm hai huyện Hoa Thanh, Ninh Hải);
vùng Đông Triều thuộc Châu Giao (Huyện Nam Định)
Thuộc Trấn Triều Dương; Vùng Nam Triều thuộc lộ Nam
Sách Giang
5


Thời gian

Thuộc nhà nước

Tên gọi (hoặc các đơn vị hành chính)

1010-1241


Đại Việt

Châu Vĩnh An; lập thêm trang Vân Đồn

1242-1284

Đại Việt

Lộ Hải Đông và huyện Đông Triều thuộc phủ Tân Hưng

1285-1396

Đại Việt

Lộ An Bang

1397-1400

Đại Việt

Lộ phủ Tân An

1400-1407

Đại Ngu

Châu Tĩnh An

1407-1427


Đại Ngu

Châu Tĩnh An

1428-1527

Đại Việt

Trấn An Bang và huyện Đông Triều (thời Lê Thái Tổ)
Đạo thừa tuyên An Bang (thời vua Lê Thánh Tông)

1527-1595

Đại Việt

Châu Vĩnh An

1596-1788

Đại Việt

Trấn An Quảng; trấn Yên Quảng

1788-1802

Đại Việt

Trấn Yên Quảng

1802-1906


Việt Nam

Trấn Yên Quảng; trấn Quảng Yên; tỉnh Quảng Yên

1906

Thực dân Pháp

Tỉnh Quảng Yên; thành lập tỉnh Hải Ninh tách ra từ tỉnh
Quảng Yên.

(Nguồn: Địa chí Quảng Ninh, NXB Thế giới, 2001, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Đọc thông tin trên và thực hiện u cầu:
1. Em có nhận xét gì về mốc thời gian ra đời của Bộ Ninh Hải?
2. Tên gọi của Quảng Ninh thay đổi theo thời gian và chính quyền quản lí mới nói
lên điều gì?

2. Quảng Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1963
Đầu thế kỉ XX, tỉnh Quảng Yên bao gồm cả khu Hòn Gai và châu Hải Ninh.
Năm1906, thực dân Pháp thống trị thành lập tỉnh Hải Ninh tách ra từ tỉnh Quảng Yên.
Để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn, tỉnh Quảng Yên lại được tách,
nhập và thay đổi tên gọi: Tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai (năm 1946), nhập lại
thành Liên tỉnh Quảng Hồng (năm 1947). Đến năm 1948 lại được tách ra thành Đặc
khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên. Năm 1955, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập khu Hồng Quảng, trên cơ sở
sáp nhập Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng n. Sau khi hồn tồn giải phóng, Đảng bộ
6



khu Hồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh đã lãnh đạo Nhân dân bắt tay vào khôi phục
kinh tế, thực hiện hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển tỉnh về mọi mặt.
Theo nguyện vọng của Đảng bộ và Nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, ngày
30-10-1963, Quốc hội đã phê chuẩn hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành
tỉnh Quảng Ninh. Ngày 18-11-1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định hợp nhất
hai Đảng bộ Hồng Quảng và Hải Ninh thành một Đảng bộ là “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”.
Cùng với việc hợp nhất hai Đảng bộ, các cơ quan nhà nước của hai tỉnh cũng lần lượt được
hợp nhất thành một.
Như vậy, từ cuối năm 1963, lịch sử Đảng bộ và Nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải
Ninh bước sang một trang mới, hai tỉnh đã được hợp nhất thành một tỉnh và vinh dự được
Bác Hồ đặt tên là tỉnh Quảng Ninh.
Giữa năm 1963, việc hợp nhất hai địa phương Hồng Quảng và Hải Ninh đã được
Trung ương quyết định. Việc đặt tên tỉnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng Nhân dân
hai nơi tự lựa chọn… Bác đã hỏi ý kiến nhiều đồng chí, Bác đề nghị lấy chữ cuối của tỉnh
Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, ghép lại thành Quảng Ninh, vừa dễ hiểu, vừa dễ nhớ, lại
có nhiều nghĩa. “Quảng” là rộng lớn, “Ninh” là yên vui, bền vững. Quảng Ninh là một
vùng rộng lớn, yên vui, bền vững. Ông cha ta đã chẳng từng đặt những tên An Bang, Ninh
Hải, Hải Ninh, An Quảng, Quảng Yên đó sao?… Chỉ một cái tên tưởng đơn giản mà Bác
đã suy nghĩ và gửi gắm vào đó bao điều!.
(Theo lời kể của đồng chí Hồng Chính, ngun Bí thư Tỉnh uỷ Hải Ninh năm 1946-1948, 1955-1963;
nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Ninh năm 1964-1969)

Tỉnh Quảng Ninh (tháng 10 năm 1963) gồm 3 thị xã: Hồng Gai, Cẩm Phả, ng Bí
và 11 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, Đầm Hà, Đình Lập, Đơng Triều, Hà Cối,
Hồnh Bồ, Móng Cái, Tiên n, n Hưng.
Từ khi thành lập đến nay, Quảng Ninh không ngừng lớn mạnh, phát triển toàn diện,
hiệu quả và bền vững.

1. Lập bảng thống kê thời gian và tên gọi Quảng Ninh từ đầu thế kỉ XX đến

năm 1963.
2. Nêu ý nghĩa của ngày 30-10-1963 đối với Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

7


LuYỆN tẬP

1. Vẽ sơ đồ thể hiện các mốc thời gian gắn với tên gọi Quảng Ninh qua các thời kì lịch
sử (giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1963).
2. Nêu cảm nghĩ của em về việc Bác Hồ đặt tên cho tỉnh là Quảng Ninh.
VẬN DụNG

1. Quan sát bảng số liệu thống kê. Nêu nhận xét về sự phát triển của các đơn vị hành
chính và dân số của tỉnh Quảng Ninh từ năm 1963 đến nay.
Nội dung

Tổng số đơn vị
hành chính

Dân số

Năm 1963

Năm 2020

Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị
hành chính gồm 3 thị xã: Hồng
Gai, Cẩm Phả, ng Bí và 11
huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu,

Cẩm Phả, Đầm Hà, Đình Lập,
Đơng Triều, Hà Cối, Hồnh Bồ,
Móng Cái, Tiên Yên, Yên Hưng.

Tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành
chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 4
thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm
Phả, ng Bí), 2 thị xã (Quảng n,
Đơng Triều), 7 huyện (Hải Hà, Đầm Hà,
Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân
Đồn, Cô Tô) với 177 đơn vị hành chính
cấp xã (98 xã, 72 phường, 7 thị trấn).

139.596 người

1.320.324 người

2. Giới thiệu quá trình thành lập huyện hoặc thị xã, thành phố, khu kinh tế nơi em
đang sống và học tập.

8


bài

2

VĂN HỌC DÂN GIAN tỉnh QUẢNG NINH
Mục tiêu
Thuyết minh được những nét khái quát về văn học

dân gian Quảng Ninh.
Lựa chọn và thuyết trình được một vấn đề của văn
học dân gian Quảng Ninh.
Có kĩ năng đọc hiểu một số tác phẩm văn học
dân gian tiêu biểu của Quảng Ninh.

MỞ ĐẦu

Lựa chọn: Kể tên một truyện cổ hoặc đọc một bài vè, một câu tục ngữ, một câu
ca dao về Quảng Ninh mà em biết.

HÌNH tHÀNH KiẾN tHỨc MỚi

I. Vài nét khái quát về văn học dân gian Quảng Ninh
1. Bối cảnh hình thành và phát triển văn học dân gian Quảng Ninh
Quảng Ninh có miền núi, trung du, đồng bằng, vùng ven biển, vùng biển với nhiều
thành phần dân tộc cùng chung sống. Nghiên cứu văn học dân gian Quảng Ninh cho thấy,
mỗi vùng miền nêu trên đều trở thành những “cái nôi” phát triển văn học dân gian. Tuỳ
theo thành phần dân tộc và đặc thù văn hoá mà ở mỡi vùng miền, văn học dân gian có nét
đặc sắc riêng. Quảng Ninh khơng chỉ có văn học dân gian của người Kinh mà cịn có văn
học dân gian của các dân tộc ít người. Bởi thế, văn học dân gian của Quảng Ninh có sự đa
dạng về thể loại, đề tài, nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, bên cạnh nét
đặc sắc riêng, văn học dân gian ở các vùng miền Quảng Ninh đều có điểm chung. Đó là,
các tác phẩm văn học dân gian phản ánh hiện thực cuộc sống cũng như phần nào lịch sử
hình thành và phát triển của Quảng Ninh, phản ánh tâm tư tình cảm cũng như những kinh
nghiệm trong lao động sản xuất của người Quảng Ninh. Văn học dân gian cịn là nguồn
ni dưỡng văn học viết, góp phần làm cho văn học Quảng Ninh nói chung trở nên phong
phú, đa dạng và đậm đà bản sắc riêng.

9



Bên cạnh sự đa dạng về thể loại, về đề tài, về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện,
điểm chung của văn học dân gian Quảng Ninh là gì?

2. Các thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở Quảng Ninh
2.1. Ca dao
Quảng Ninh có một kho tàng ca dao lớn về số lượng và giá trị nội dung tư tưởng, phản
ánh đời sống tâm tư tình cảm của người Quảng Ninh trong mối quan hệ giữa con người
với con người, con người với cuộc sống và con người với thiên nhiên, trong đó có một
số nội dung cơ bản sau:
– Vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên:
(1) Cửa Gỗ lại có hang L̀n
Thâu kênh Bồ Lội tới miền Tuần Châu
Nào nào Cửa Lục nơi đâu
Cửa Lục lại có lối thâu Kênh Đờng.
(2) Vua Thánh Tơng trị vì thiên lí
Đặt bài thơ cịn để lại đây
Miếu Đức Ơng ở nơi Cửa Suốt
Khách vãng lai lần lượt cúng dâng
Vạn Hoa chốn ấy ngát lừng
Cặp Tiên có giếng giữa rừng trong thay.
Qua Soi Dây, bắt sang Ghềnh Đám
Tới Hòn Quay sẽ tạm nghỉ ngơi
Trơng ra Hịn Gạc xa vời
Kìa voi Hà Nứa, kìa voi Đầm Bầu
Khe càng sâu lắm trng ở giữa
Qua Dù Dì tới cửa Tân Yên
Khen ai khéo đặt cho nên
Một bên Vũng Vật, một bên Vua Bà...

(Ca dao vùng mỏ trước Cách mạng,
Ti Văn hố – Thơng tin Quảng Ninh, 1980)

10


– Nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần qua việc tái hiện các truyền thống văn hoá,
lễ hội. Tiêu biểu là cảnh lễ hội miếu Tiên Công vào ngày mồng bảy tháng giêng:
Mồng bảy hội miếu Tiên Công
Dưới già đánh vật, trên rờng thi bay
Đêm thì hát đúm vui thay
Bên này thi cấy, bên đây đua thuyền.
Và lễ hội Yên Tử bắt đầu ngày 10 tháng giêng (âm lịch) kéo dài đến hết tháng ba:
Trăm năm tích đức tu hành,
Chưa về Yên Tử, chưa thành quả tu.
– Vẻ đẹp của tình u lứa đơi:
(1) Trăm năm một cuộc tình duyên
Phải đâu thăm ván bán thuyền cho qua
Một lời đã nói cùng ta
Đừng như bãi sú vào ra trăm đường
Đã thương thì một lịng thương
Đừng như tép lẫn vãi đường vịt ăn.
(2) Trên rừng ríu rít chim kêu
Cửa lị róc rách suối reo đêm ngày
Thương nhau ta đứng ở đây
Nước non là bạn cỏ cây là tình.

(Ca dao Vùng mỏ)

(3) Yêu nhau nước đựng sàng không lọt

Ghét nhau nước đựng chậu cịn trơi
u nhau thì mười ngày đường cũng gần
Ghét nhau nhà trên nhà dưới vẫn xa.

(Ca dao dân tộc Tày)

– Sự lầm than, cơ cực của người phu mỏ thời kì thực dân Pháp khai thác thuộc địa. Họ
quanh năm ăn đói mặc rét, bị bóc lột thậm tệ, cuộc sống tối tăm:

11


(1) Oằn lưng đội thúng than đầy
Nửa lon gạo hẩm suốt ngày cầm hơi.
(2) Lên tầng khuỵu gối đun xe
Gò lưng mửa mật nắng hè cháy da.
(3) Ai về tôi nhắn câu này
Cu li Cẩm Phả đi giày bằng rơm
Bốn mùa: xn, hạ, thu, đơng
“Đờ suy” là nón, gái khơng dám nhìn.
(4) Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hồnh Bồ đồi cát mênh mơng
Ai ơi, đứng lại mà trơng
Kìa khe nước độc, nọ ơng hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân.

(Ca dao Vùng mỏ)

Nhìn chung, qua ca dao, có thể nhận thấy đời sống tâm hồn của người Quảng Ninh với

nhiều cung bậc, màu sắc gắn với mỡi hồn cảnh sớng. Dù cuộc sống xưa kia còn nhiều cơ
cực, nhưng vượt lên điều đó, người Quảng Ninh vớn giàu nghị lực sớng và có tâm hờn lãng
mạn vẫn ln thể hiện một tình yêu tha thiết với cuộc sống.

2.2. Vè
Qua hình thức văn vần, các bài vè thường nói về những nhân vật và sự kiện tại các địa
phương. Đáng chú ý có những bài vè: vè Trần Hưng Đạo khao quân, vè chiến khu Đơng
Triều, vè khóc anh Mạnh Hùng, vè Móng Cái giành chính quyền, chùm vè về đời sớng
người thợ mỏ và chùm vè đi lính ở Vân Hải.
Vè Trần Hưng Đạo khao quân kể về việc Trần Hưng Đạo khao quân một bữa cháo hoa để
nhắc nhở quân sĩ khơng qn dân trăm họ đang đói khổ trong tình cảnh bị giặc ngoại xâm cướp
bóc, từ đó thức tỉnh lòng căm thù giặc, khích lệ ý chí chiến đấu đánh tan kẻ thù xâm lược.
Vè Móng Cái giành chính quyền, vè chiến khu Đơng Triều, vè khóc anh Mạnh Hùng kể
về những con người và sự kiện đáng nhớ trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
12


Bên cạnh những bài vè là sáng tác của tập thể, Quảng Ninh còn có những bài vè do cá
nhân sáng tác. Nổi tiếng là vè ông đĩ Tràng ở đảo Vân Hải (huyện Vân Đồn). Ông đĩ Tràng
là người sáng tác những bài vè nổi tiếng; ơng có con gái đầu lòng tên là Tràng, người ta
lấy tên con gái ông để gọi ông theo cách gọi của người xưa. Vè ông đĩ Tràng hài hước, kể
những chuyện như mấy cô đi đào mồi nước trôi mất váy, chuyện ông ba vợ mà phải nằm
không, chuyện các ông chức dịch thu tiền dân sửa đình Quan Lạn nhưng rồi dùng tiền đó để
ăn ́ng, chia chác... Cùng với vè ông đĩ Tràng còn có vè cụ Bầm. Cụ ở xã Hiệp Hoà, thị xã
Quảng Yên, thuộc dòng họ Vũ Văn nhưng có chức “Lý mua” nên được gọi là cụ Lý Bầm.
Cụ có một sớ bài vè nổi tiếng: vè hội đồng Bống, Bớp; vè đắp đập sông Khoai; vè Pháp
đánh thành Quảng Yên; vè Cung Đình Vận; vè phá chùa; vè cha Bằng... Những bài vè của
cụ tố cáo bộ mặt xấu xa, thối nát của bọn cường hào, kì mục tại địa phương cũng như sự tàn
ác của thực dân Pháp xâm lược.

Ông Pháp Thất ở khu Cẩm Phả có bài Vè đình cơng năm băm sáu với 317 câu. Bài vè
được ông sáng tác, khi cuộc đình công của thợ mỏ Cẩm Phả tháng 11 năm 1936 thắng
lợi. Nội dung bài vè trình bày từ nguyên cớ xảy ra cuộc đình công đến khi kết thúc
với những diễn biến cụ thể. Bài vè đã được phổ biến rộng rãi vào thời kì đó. Tên Cai
Hảo – một nhân vật trong bài vè – đã từng dọa bắt ông giải về Hòn Gai, nhưng trước lí
lẽ đanh thép của ơng Pháp Thất chúng đã chịu thua. Ngồi giá trị văn học, bài vè còn
là một tài liệu lịch sử về cuộc đấu tranh vang dội của công nhân vùng mỏ trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Cụ bà Phạm Thị Bế ở phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên có bài vè lụt năm Đinh Mão,
kể chuyện vỡ đê Hà Nam và thảm cảnh của dân chúng dưới thời thực dân Pháp. Cụ Bế còn
có một sớ bài: Vè cải cách ruộng đất; vè vào hợp tác xã nói về các sự kiện cách mạng đáng
nhớ đới với người dân.
Nhìn chung, đối với văn học dân gian Quảng Ninh, vè là thể loại có nhiều thành tựu
đặc sắc, vừa có giá trị hiện thực vừa có nhiều giá trị nhân văn, đáng được lưu truyền
học tập.

2.3. Truyện dân gian
Trước hết phải nói đến những truyện cổ giải thích về nguồn gốc ra đời của những địa
danh cụ thể ở Quảng Ninh. Đó là truyền thuyết về Hạ Long và Bái Tử Long, giải thích về
nguồn gốc ra đời của hàng ngàn đảo đá trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long; là sự tích đảo
Trà Cổ, giải thích về nguồn gốc của những địa danh trên đảo Trà Cổ. Tương tự, còn có các
truyện: Sự tích hang Trinh Nữ, Sự tích Cơ Thanh Lảnh, Sự tích sơng Khoai, Sự tích hang
Nhà Trị, Sự tích hang Đúc Tiền, Sự tích hang Ma, Sự tích vụng Bạch Tuộc,…

13


Bên cạnh đó, còn một sớ truyện kể về một số nhân vật gắn với đất và người Quảng Ninh:
Sự tích xã Vơ Ngại kể về sớ phận nhân vật vua Ngại và giải thích giớng tre mọc ngược chỉ
có ở đây; Truyện Phạm Nhan kể về sự tích của tên giặc phản quốc Phạm Nhan và sự ra đời

của lồi vắt và lồi đỉa; Sự tích chùa và suối Giải Oan kể chuyện vua quan nhà Trần; Sự
tích miếu Lê Lợi giải thích sự ra đời của miếu thờ Lê Lợi ở xã Lê Lợi.
Ở các địa phương của Quảng Ninh còn có các câu chuyện ghi nhớ cơng lao của những
người đã có cơng khai mở, tạo dựng nên làng xóm quê hương như chuyện về 6 vị tổ ở Trà
Cổ, 25 vị Tiên công gắn liền với vùng đảo Hà Nam.
Nhìn chung, chủ đề xuyên suốt trong các truyện cổ về Quảng Ninh là tinh thần yêu
nước, yêu quê hương tha thiết và ý chí kiên cường của nhân dân Quảng Ninh trong công
cuộc bảo vệ non sông đất nước.
Các truyện dân gian Quảng Ninh, cũng giống như các truyền thuyết, cổ tích nói
chung, đều có yếu tố hoang đường kì ảo, nhưng cốt lõi vẫn là giải thích nguồn gốc
kiến tạo nên địa hình đất đai, trời biển Quảng Ninh; phản ánh hiện thực công cuộc tạo
dựng nên làng xóm q hương và chiến đấu chớng kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc
lập của Tổ quốc.

II. Đọc hiểu một số tác phẩm văn học dân gian Quảng Ninh
1. Ca dao
(1) Gió đơng nam cịn đang hây hẩy
Gió đơng vàng lừng lẫy thuyền lên
Giong b̀m từ vũng Cặp Tiên
Hôm nay Cặp Vấn tới miền Gãnh Dong
Xôn xao vợ vợ chồng chồng
Trở giời cá nổi cá dông áp bờ
Vui sao vui đến bất ngờ
Cá vào vỡ lưới phải chờ cá ra.
(2) Con ơi nhớ lấy lời cha
Bảo nhau chớ có mà ra chốn này
Chốn này là cảnh đọa đày
Trăm nghìn tai họa gieo ngay vào người
Lị sập đổ, đá rơi, tầng lở
Nào nạn tai xe cộ hằng ngày

Rừng thiêng nước độc khổ thay
14


Ốm đau, bệnh tật, chẳng rày thuốc thang
Muỗi như trấu, mùng màn chẳng có
Lại vắt rừng, thú dữ như rươi
Tay làm miệng chẳng đủ nuôi
Chốn này địa ngục, con ơi, đừng vào!

1. Khái quát chủ đề của từng bài ca dao.
2. Hiện thực cuộc sống được biểu hiện như thế nào qua từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp
tu từ ở mỗi bài ca dao?
3. Tư tưởng, tình cảm của tác giả dân gian được thể hiện qua mỗi bài ca dao.

2. Truyện cổ tích
SỰ TÍCH VỊNH HẠ LONG, BÁI TỬ LONG
Ngày xửa, ngày xưa, lâu lắm rồi, không biết vào thời nào, dân ta đang sống yên lành thì
bỗng kẻ thù ầm ầm kéo tới. Cậy đông người, chúng dùng hàng ngàn thuyền bè hùng hổ vây
kín mặt biển. Chúng nhăm nhăm gươm giáo và mồi lửa chỉ đợi lệnh là đồng loạt tràn lên bờ
giết hết, cướp hết, đốt phá hết.
Dân ta đã ít người, lại chỉ quen hồ bình làm ăn, làm thế nào địch nổi? Ai cũng thề
cảm tử, "giặc đến nhà đàn bà phải đánh" nhưng cịn người già và trẻ em sao thốt được
tay giặc, tiếng than khóc vang trời. Chuyện ngang ngược trái đạo lí, trái lẽ trời và tiếng
than khóc động đến thiên đình. Khơng thể để đất nước con Rồng cháu Tiên bị giày xéo,
tàn phá, sản vật quý báu bị cướp không, dân lành bị tàn sát, trời bèn sai một đàn rồng
lập tức xuống hạ giới giúp dân ta ngăn chặn bước tiến của bọn giặc. Xuống vùng biển
này, ngay trước mũi thuyền giặc, đàn rồng vùng vẫy tạo nên một trận cuồng phong và
phun ra vô vàn châu ngọc. Châu ngọc thoắt biến thành hàng nghìn đảo đá mn hình
nghìn dáng. Tất cả tạo nên một bức trường thành khổng lồ và bên trong các đảo đá

ngổn ngang làm thành một trận đồ bát quái. Đoàn thuyền giặc bị trận cuồng phong làm
thất điên bát đảo, lại thấy bức trường thành bỗng sừng sững trước mặt, chúng vô cùng
hoảng sợ bèn chen nhau tháo chạy. Trời yên, biển lặng, đất nước lại thanh bình, mọi
người lại vui vẻ làm ăn. Người cấy lúa, người bẫy thú, người bắt cá, cảnh tượng đông
vui tấp nập hơn xưa. Ai cũng q mến đàn rồng, lồi vật mà bao đời ơng cha tơn thờ
là thuỷ tổ của mình. Đàn rồng cũng quyến luyến người và cảnh đẹp nơi này xin không
về trời nữa. Ít lâu sau, đàn rồng con ở trên trời nhớ mẹ cũng xuống theo. Từ đó, trong
vùng biển đơng bắc nước ta vĩnh viễn hiện hình một vùng đảo đá kì lạ. Người ta đếm
15


được hơn hai nghìn hịn đảo mà khơng hịn nào giống hịn nào. Mỡi đảo đá như một
hịn non bộ khổng lồ do thợ trời tạc đẽo nên, quý giá như châu ngọc. Chỗ rồng xuống
được mọi người gọi là Hạ Long. Chỗ đàn rồng con xuống sau quỳ lạy mẹ gọi là Bái Tử
Long. Ngày nay, giữa vùng châu ngọc Hạ Long, người ta vẫn thấy ẩn hiện một dáng
rồng, đó là hịn Rồng. Trong vùng Bái Tử Long có một quả núi dài nhơ lên mười ngọn,
chín ngọn quay về hướng Hạ Long, một ngọn quay đi hướng khác. Dân gian bảo đó là
mười rồng con và vẫn hát rằng:
Chín con theo mẹ rịng rịng
Cịn một con út dốc lịng khơng theo!
(Tống Khắc Hài sưu tầm và kể)
(Trích trong Ngữ văn địa phương Quảng Ninh, tập 1,
Trương Quốc Trung, Trần Thuý Hạnh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Đọc, kể được sự tích trên (tóm tắt diễn biến cốt truyện).
2. Chỉ ra yếu tố kì ảo, hư cấu của truyện.
3. Vì sao Trời cho rồng xuống giúp Nhân dân đánh giặc? Ý nghĩa của sự việc này là gì?
4. Tại sao đánh xong giặc, rồng khơng về trời nữa?
5. Giải thích ý nghĩa tên gọi Hạ Long, Bái Tử Long.


LuYỆN tẬP

1. Khái quát nội dung cơ bản của mỡi thể loại: ca dao, vè, truyện cổ tích Quảng Ninh,
mỡi thể loại tóm lược trong khoảng 80 chữ.
2. Căn cứ vào đặc điểm địa lí, lịch sử, giải thích vì sao Quảng Ninh lại có một kho tàng
văn học dân gian phong phú về thể loại và chủ đề/nội dung?

VẬN DụNG

1. Ngoài một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu đã học, em hãy kể tên một số thể loại
văn học dân gian khác ở Quảng Ninh.
2. Sưu tầm thêm một số tác phẩm văn học dân gian Quảng Ninh và phân tích được vẻ
đẹp của một tác phẩm trong số đó.
3. Thuyết trình về một vấn đề văn học dân gian mà em tâm đắc.

16


bài

3

dI TÍCH, DI SẢN, DANH THẮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Mục tiêu
Trình bày khái qt được các di tích lịch sử, di sản văn hoá,
danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (cấp huyện, cấp tỉnh,
cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt).
Giới thiệu được một số di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
tiêu biểu.

Giới thiệu được một số di sản thiên nhiên, di sản phức hợp.
Giới thiệu được một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu.

MỞ ĐẦu

Em biết những di tích, di sản, danh thắng nào trên địa bản tỉnh Quảng Ninh? Hãy chia
sẻ những hiểu biết của em về những di tích, di sản, danh thắng đó với các bạn.
HÌNH tHÀNH KiẾN tHỨc MỚi

1. Một số di sản vật thể tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh
1.1.Danh lam thắng cảnh
● Danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long

hình 3.1. Một góc vịnh hạ Long nhìn từ trên cao.
17


Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía đơng bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh
Quảng Ninh; phía tây bắc và bắc kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long,
thành phố Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía đơng và phía nam giáp
vịnh Bắc Bộ; phía tây nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).
Với những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ đặc biệt, ngày 12-8-2009, Thủ
tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng vịnh Hạ Long là Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày
17-12-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần thứ nhất là Di sản thiên nhiên
thế giới với tiêu chí về vẻ đẹp cảnh quan và ngày 02-12-2000 công nhận lần thứ hai với
tiêu chí về giá trị địa chất – địa mạo.

● Thác Khe Vằn Bình Liêu
Thác Khe Vằn cách thị trấn Bình Liêu về phía đơng chừng 15 km. Thác nằm ngay đầu
nguồn suối Lục Ngù, được tạo ra từ mạch nguồn trong núi Thông Châu.

Thác Vằn nghĩa là Thác Mây. Khi đứng ở dưới chân thác nhìn lên, ta sẽ thấy thác đổ
xuống trắng xoá bọt nước, trông như những vầng mây trắng khổng lồ...

Thác Khe Vằn có độ cao
gần 100m với 3 tầng
thác. Mỗi tầng rộng
khoảng 10-15m2, tạo
thành bể nước trong
vắt. Nằm giữa dòng
thác chảy còn có những
phiến đá khổng lồ, nhẵn
bóng, phẳng lì, to như
những chiếc bàn lớn cho
cả chục người ngồi.

Hình 3.2. Thác Khe Vằn.
18


● Rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên
Rừng ngập mặn Đồng Rui được biết đến như lá phổi xanh bảo vệ mơi trường,
phịng chống gió bão, triều cường và giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội của
địa phương.

Hình 3.3. Rừng ngập mặn Đồng Rui.

1.2.Di tích khảo cổ
● Di chỉ khảo cổ huyện Cô Tô
Các nhà khảo cổ thuộc Viện khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện một di chỉ khảo cổ tại
bãi cát lớn trên con đường từ thị trấn Cô Tô đến xã Ðồng Tiến, huyện đảo Cô Tô. Trên bề

mặt di chỉ, bước đầu, các nhà khảo cổ phát hiện một số hiện vật như Hịn kê (hịn đá có lỗ
vũm trên một hoặc hai mặt) và bàn mài rãnh, đây là dấu hiệu cho thấy có thể huyện đảo Cơ
Tơ là một trong những địa điểm cư trú của chủ nhân thuộc văn hố Hạ Long (có niên đại
cách ngày nay khoảng 4.000 năm).

● Di chỉ khảo cổ Hịn Hai Cơ Tiên
Di tích Khảo cổ Hịn Hai Cơ Tiên nằm trên dãy núi Hịn Hai có địa hình rất phức tạp,
phân bố trên diện tích hơn 10.000m2 nằm ở phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long.
Các nhà khoa học đã tìm thấy những hiện vật thuộc giai đoạn muộn của văn hố
Hạ Long (hậu kì đá mới) có niên đại gần 4000 năm cách ngày nay như: bàn mài rãnh
hình chữ U, rìu, bơn có vai, rìu bơn có vai có nấc, gốm xốp có xương pha vụn nhuyễn
thể... với kĩ thuật chế tác cao mang đậm văn hoá biển đặc trưng nhất của người Hạ Long
cổ xưa.

19


1.3.Di tích lịch sử
● Di tích lịch sử Bạch Đằng
Khu di tích lịch sử Bạch Đằng tḥc thị xã Quảng Yên được xếp hạng di tích quốc gia
đặc biệt năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các nguyên gốc di tích, những bằng
chứng lịch sử gắn liền với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Di tích Bạch Đằng trải rộng trên
phạm vi 380ha, bên dịng sơng Bạch
Đằng, sơng Chanh, sơng Rút thuộc địa
phận thị xã Quảng Yên và thành phố
Uông Bí gồm 11 điểm di tích: Bãi cọc
Yên Giang, Bãi cọc Đồng Vạn Muối,
Bãi cọc Đồng Má Ngựa, Bến đò
Rừng, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua

Bà, đình Yên Giang, đình Trung Bản,
đền Trung Cốc thuộc thị xã Quảng
Yên và đình Đền Công, miếu Cu Linh
thuộc khu Đền Công 1, phường Trưng
Vương, thành phố ng Bí.

Hình 3.4. Bãi cọc n Giang, thị xã Quảng Yên

● Di tích lịch sử đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả và Đền Cặp Tiên thuộc xã
Đông Xá, huyện Vân Đồn. Theo sử sách ghi chép, có thể khẳng định đền Cửa Ông được
khởi dựng, tồn tại qua hơn 100 năm. Đền Cửa Ơng là một quần thể các cơng trình tín
ngưỡng đa dạng gồm đền, chùa, lăng, phủ thờ Mẫu. Trong đó đền Thượng thờ Đức Ơng
Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, gia quyến, cận thần của Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn.
Di tích lịch sử đền Cửa Ơng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc
gia đặc biệt vào năm 2017.

Hình 3.5. Đền Cửa Ông.
20


● Khu di tích lưu niệm Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô
Nằm ở trung tâm thị trấn Cô Tô, khu di tích lịch sử Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô bao
gồm các hạng mục: Tượng đài Bác Hồ, đền thờ Bác Hồ, Dốc Khoai, ao cá, Nhà lưu niệm
và cánh đồng muối.
Vào ngày 9-5-1961, Bác Hồ ra
thăm đảo Cô Tô. Tháng 1-1962,
khi Bác trở lại thăm vùng Đông
Bắc, thể theo nguyện vọng của

Nhân dân tỉnh nhà, lãnh đạo
tỉnh Quảng Ninh, Uỷ ban Hành
chính tỉnh Hải Ninh khi ấy đã
xin phép Bác cho dựng tượng
Người trên đảo Cô Tô và được
Bác đồng ý. Điều đặc biệt, Cô Tô
là nơi đầu tiên và duy nhất được
Bác Hồ cho phép dựng tượng khi
Người cịn sống.

1.4. Di tích kiến trúc nghệ thuật
● Cụm Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đình Quan Lạn
Cơng trình kiến trúc tiêu biểu đình Quan Lạn nằm ngay trên bến tàu thuyền thuộc trung
tâm xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Đình được xây dựng theo kiểu hình chữ Cơng bao
gồm gian bái đường, gian ống muống (nối giữa bái đường với hậu cung) và gian hậu cung.
Mái đình lợp bằng ngói vẩy; trên nóc mái có đắp trang trí hình lưỡng long chầu nguyệt;
các đầu đao uốn cong.

hình 3.7. Đình và nghè Quan Lạn.

21


● Đình Trà Cổ
Theo hồ sơ khoa học xếp hạng của di tích, Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê (năm
1461). Năm 1974, đình Trà Cổ đã được Bộ Văn hố Thơng tin (nay là Bộ Văn hố, Thể
thao và Du lịch) xếp hạng là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia.

Hình 3.8. Đình Trà Cổ, khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái.


1.5. Một số di sản thiên
nhiên, di sản phức hợp
tiêu biểu trên địa bàn
● Khu di tích lịch sử và
danh thắng Yên Tử
Chùa Yên Tử gắn liền
với tên tuổi Phật hoàng Trần
Nhân Tông (1258-1308) dài
gần 20 km theo tuyến đường
từ Dốc Đỏ (chùa Bí Thượng)
đến đỉnh núi Yên Tử (chùa
Đồng), thuộc địa bàn phường
Phương Đơng, xã Thượng
n Cơng, thành phố ng
Bí và xã Hồng Thái Đông, thị
xã Đông Triều. Khu di tích
và danh thắng Yên Tử là một
quần thể các công trình kiến trúc gồm hàng chục ngơi chùa, hàng trăm am, tháp, bia, tượng
xen với đường tùng, rừng thông, rừng trúc, rừng mai vàng là nơi quần tụ của các điểm
di tích thuộc nhiều loại hình như lịch sử, danh lam thắng cảnh, với sự đa dạng về hệ sinh
thái, cảnh quan.
22


● Khu di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bài Thơ
Núi Bài Thơ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long. Núi Bài Thơ là nơi ghi lại dấu ấn
lịch sử, là biểu tượng của thành phố Hạ Long, được Bộ Văn hố Thơng tin cấp bằng cơng
nhận là Di tích lịch sử, thắng cảnh vào năm 1992.

Hình 3.10. Đỉnh núi Bài Thơ và cảnh thành phố Hạ Long.


Là nơi quần tụ của các điểm di tích thuộc nhiều loại hình như lịch sử, danh lam thắng
cảnh, núi Bài Thơ mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá, thẩm mĩ của nhiều di tích nổi
tiếng như: chùa Long Tiên, đền Đức Ông Trần Quốc Nghĩa, Trung tâm Bưu điện Quảng
Ninh; Trận địa 12 ly 7; Hang thị đội Hồng Gai; Các hang phịng khơng sơ tán.
1. Hãy giới thiệu một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Quảng Ninh và địa phương em.
2. Nếu được chọn một di tích, danh thắng để đưa bạn bè tỉnh khác đi tham quan, em
sẽ chọn địa điểm nào? vì sao?

2. Một số di sản văn hố phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh
2.1.Lễ hội Tiên Cơng

Hình 3.11. Rước kiệu tại Lễ hội Tiên Công, thị xã Quảng Yên.
23


Là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã
Quảng Yên. Theo các tư liệu, từ thời Lý - Trần, đầu thế kỉ XV, khoảng từ năm 1434
đến 1500, có 6 nhóm Tiên Cơng (trong đó có 17 vị Tiên Cơng) và dân cư đến quai đê
lấn biển, khẩn hoang đất đai, lập làng, tạo nên khu đảo Hà Nam. Để tưởng nhớ công
ơn các vị Tiên Công, người dân xã Phong Lưu đã lập miếu thờ thập thất Tiên Công ở
thôn Cẩm La để tuần rằm lễ tiết, tứ thời phụng thờ.
Lễ hội ra đời khoảng cuối thế kỉ XVII (từ 1650-1690). Lễ hội Tiên Cơng có nhiều
nghi lễ rất độc đáo như: nghi lễ chạp tổ, ra cỗ họ, nghi lễ dẫn thọ, rước thọ,... Đặc sắc
nhất là nghi lễ rước thọ được tổ chức vào ngày chính hội mùng 7 tháng Giêng. Vào
ngày này, những gia đình có cha mẹ thượng thọ có điều kiện sẽ cùng dịng họ và làng
xóm tổ chức đồn rước đưa “cụ Thượng” về miếu Tiên Công lễ Tổ.

2.2.Thực hành Then của người Tày huyện Bình Liêu
Hát Then – tiếng Tày gọi là “xướng Then”, là tín ngưỡng văn hố lâu đời của

người Tày. Diễn xướng nghi lễ Then của người Tày huyện Bình Liêu có ba hình thức
chính là: Cấp sắc Then; hỉ phúc, vàn phúc; “so booc” (cầu hoa, cầu có con nối dõi
tơng đường). Then có nhiều làn điệu phục vụ các nghi lễ cúng tế, nội dung diễn tả con
đường Then đưa binh mã đi qua ba tầng trời để làm lễ.
Bài hát then miêu tả cảnh trẩy hội xuân nên duyên chồng vợ được nghệ nhân Đặng
Sàu dịch nghĩa như sau: “Ngày xuân hoa thắm nở bốn phương/ Hoa đào nở hương
thơm ong đến/ Được gặp em trò chuyện ngày xn/ Lịng anh cứ lâng lâng khó tả/
Người người vui rộn rã hỏi thăm/ Lễ hội đình hàng năm tổ chức/ Cầu tồn dân hạnh
phúc ấm no/ Giờ đình đã xây to vững chắc/ Tướng Hoàng Cần đánh giặc giúp dân/ Bài
hát then mùa xn cịn vang mãi/ Ghi cơng lao để lại cháu con/ Cao Xiêm - núi Thái
Sơn hùng vĩ/ Đình Lục Nà yêu quý đất thiêng/ Ngày mười sáu tháng Giêng khai hội/
Rợp cờ hoa phấp phới niềm vui/ Anh với em cùng chơi hát múa/ Sánh men say chan
chứa yêu thương/ Thầm gửi trao vấn vương ý tình/ Tình đơi ta giản dị chờ mong/ Ra
Giêng lễ tơ hồng mang đến/ Cho thỏa ước nguyện cùng nhau/ Nồng thắm như trầu
cau mãi mãi”.
Lời hát then là thể thơ thất ngôn, chữ thứ 5 của câu sau vần với chữ thứ 7 câu trước,
vốn là những câu chữ được dân gian chắt lọc, gọt giũa, vừa là những câu thơ trữ tình,
giàu nhạc điệu, vừa là lời khuyên răn, khích lệ, vừa là những kinh nghiệm về đối nhân
xử thế... Cho nên khi lắng nghe những lời hát then sẽ chắt lọc được những bài học quý
về cuộc sống, về cách ứng xử với thiên nhiên và mọi người xung quanh.
24


Hình 3.12. Thực hành nghi lễ Then tại cộng đồng người Tày ở Bình Liêu.

2.3. Hội làng Bằng Cả của người Dao Thanh Y xã Bằng Cả, thành phố Hạ Long
Bên cạnh lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, Hội làng là lễ hội lớn nhất trong năm của người Dao
Thanh Y xã Bằng Cả, thành phố Hạ Long. Hội làng người Dao Thanh Y xã Bằng Cả là
lễ hội lâu đời, gắn liền với sự phát triển của cộng đồng người Dao từ trên 300 năm trước.
Từ trang phục, vật phẩm cúng lễ cho tới các nghi lễ trong lễ hội đều được đồng bào tiếp

nối, phát huy giá trị.

Hình 3.13. Một cảnh trong lễ cấp sắc của đồng bào Dao Thanh Y.
25


×