Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tieu luan VAN HOA MIEN TRUNG TAY NGUYEN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.52 KB, 23 trang )

Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội Đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” là một sinh hoạt văn hoá dân gian
mang tính tổng hợp cao, lễ hội mang trong mình niềm khát khao, mong muốn một
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, điều đó đã đưa lễ hội trở thành một nghi lễ độc đáo
trong các ngày hội của buôn làng như lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng
được mùa. Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống,
thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau
chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xưa của người Bana. Nhiều loại hình
dân gian được huy động tham gia vào lễ hội này như âm nhạc, sân khấu, múa hát,
múa kiếm, nghệ thuật tạo hình. Lễ hội đâm trâu góp phần làm nên bản sắc văn hóa
độc đáo cho dân tộc bana. Từ người Stiêng, Bahnar, Cờ tu, Êđê, Xê đăng, Xeđrá
đến người Brâu đâu cũng có lễ hội đâm trâu, dù nghi thức lễ hội mỗi nơi tuy có
khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau. Đến với lễ hội đâm trâu của người Bana
ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho ta những cảm nhận mới về không gian lễ
hội của các dân tộc miền trung - Tây Nguyên, nơi hội tụ của những sắc thái văn
hoá truyền thống gắn liền với điều kiện sinh hoạt cộng đồng đoàn kết gắn bó, thêm
yêu quê hương Việt Nam giàu bản sắc với sự kết hợp văn hoá của hơn 54 dân tộc
anh em.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài: “Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên”
là đề tài mang tổng quan và sơ lược tập trung chủ yếu vào vấn đề tổ chức lễ hội
đâm trâu của người Bana. Đây được xem là lễ hội truyền thống mang đậm nét văn
hoátuyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và người Bana nói riêng.
Do nhiều hạn chế về kiến thức văn hoá và điều kiện thực tế khảo sát nên đề tài giới
hạn trong việc nghiên cứu lễ hội Đâm Trâu của người Bana trên địa bàn, phạm vi
không gian lãnh thổ làng Đồng, Phú Mỡ, Đồng Xuân, Phú Yên.
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 1
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
2. Lịch sử nghiên cứu


Lễ hội Đâm Trâu của người Bana là là một lễ hội mang tính văn hóa cao, có ý
nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh, cũng như trong đời sống thường nhật của
những con người Bana nói riêng và của người Phú yên nói chung Vì vậy đã có
rất nhiều tác giả có những công trình nghiên cứu về lế hội này. Những tác phẩm
này bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta những tư liệu
quý báu mà đề tài kế thừa và phát triển.
Cuốn sách “Tìm về bản sắc văn hóa việt nam” xuất bản năm 1997của
Trần Ngọc Thêm cũng nói về lễ hội này, với những cái nhìn tổng quan và bao
quát để từ đó làm nổi bật bản sắc văn hóa của lễ hội. Cuốn sách “ Lễ Hội Việt
Nam”, xuất bản năm 2005, do PGS.Lê Trung Vũ làm chủ biên cũng đã đề cập
tới lễ hội này, và đã nêu lên được giá trị và đặc trưng của lễ hội này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và báo cáo kết quả, đề tài sử dụng một số phương
pháp chuyên nghành như: phương pháp liệt kê, so sánh, phân tích, tổng hợp các
tư liệu có được đồng thời không thể quên 2 phương pháp cơ bản: lịch sử . Sau khi
có đầy đủ thông tin tư liệu cần thiết phục vụ đề tài tiến hành việc phân tích, tổng
hợp đánh giá trên cơ sở đó đối chiếu so sánh nhằm thấy rõ sự đặc sắc,thay đổi
trong lễ hội Đâm Trâu của người Bana xuyên suốt quá trình truyền thống đến
hiện đại. Trong tiến trình lịch đó, lễ hội Đâm trâu đã trở thành một nét văn hóa
hết sức đặc sắc của người dân Tây Nguyên, đặc biệt là người Bana.
4. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 2 chương:
Chương I: Đôi nét về dân tộc Bana và vùng đất Phú Yên
Chương II: Lễ hội Đâm Trâu - lễ hội truyền thống của dân tộc Bana
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 2
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
NỘI DUNG
Chương I: Đôi nét về dân tộc Bana và vùng đất Phú Yên
1.1. Mảnh đất Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt

Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp
Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở sườn Đông dãy Trường
Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Nơi đây có gần 30 dân tộc anh em
sinh sống cùng với nhau. Trong đó, Chăm, Êđê, Bana, Hrê, Hoa, Mnông, Gia
rai…là những người là sống lâu đời trên đất Phú Yên ngoài ra còn có những dân
tộc từ niềm núi phía Bắc di cư vào vùng đất này như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu.
Ngoài các lễ hội chung của đất nước, nơi đây còn có nhiều lễ hội riêng
biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của Việt Nam: Lễ hội đánh bài chòi, Lễ hội đầm Ô Loan, Lễ bỏ mả của người
Êđê, Bana, Lễ cúng đất của người Kinh, Lễ cầu ngư của người Kinh và Lễ đâm
trâu của Bana.
Xã Đồng Xuân, ở đây người Kinh và người Bana sống xen cài, xen kẽ
nhau. Việc họ sống cùng với người Kinh trong một thời gian dài như thế làm cho
nét văn hóa thể hiện trong cách ăn mặc, ở, sinh hoạt không còn mang đậm dấu ấn
của đồng bào Bana nữa. Nhưng không phải vì thế mà đời sống tinh thần của họ
mất dần nét bản sắc văn hóa riêng của mình. Ai đã một lần tham gia những lễ hội
truyền thống của họ thì mới thấy hết được nét đẹp, nét riêng thấm đẫm chất Tây
Nguyên hùng tráng. Đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú trong đó, có ba lễ
hội quan trọng: Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả và Lễ đâm trâu. Tuy không phải năm
nào cũng được tổ chức nhưng đâm trâu là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của
đồng bào nơi đây. Lễ hội đâm trâu thường diễn ra từ tháng 2 đến tháng 6, để cầu
mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làng bản yên vui, no ấm.
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 3
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
1.2. Dân tộc Bana
Người Ba Na còn được gọi với các tên gọi khác: Bana dưới Núi, Bana
Đông, Bana Tây, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao. Người Bana thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn - Khơme
Theo thống kê cho thấy người Bana ở Phú Yên là 4.145 người, chiếm 12,5 % dân
số toàn tỉnh và 23,7 % tổng số người Ba Na tại Việt Nam.


Đặc điểm cư trú của người Bana
Ở mỗi làng có một nhà công cộng là nhà Rông to, đẹp ở giữa làng. Nhà rông
cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở
của làng, nơi các già làng họp bàn việc công, nơi
dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ và góa vợ ngủ
đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của
cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào
làng.
Nhà ở của người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn.
Nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ là phổ biến.
Nhà sàn thường dài từ 7m đến 15m, rộng từ 3m-4m, cao từ 4m-5m, sàn cách mặt
đất khoảng 1m đến 1,5m. Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng vẫn tìm được ở nhiều
địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na với những đặc điểm đặc trưng của
nhà cổ truyền Ba Na là nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với
hai mái phụ hình khum - dấu vết của nóc hình mai rùa. Chỏm đầu dốc có “sừng”
trang trí (với các kiểu khác nhau tùy theo địa phương). Vách che nghiêng theo thế
"thượng thách hạ thu". Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế
vách.
Đời sống kinh tế: Người Ba Na sinh sống nhờ nông nghiệp, chủ yếu là trồng rẫy.
Cùng với trồng trọt, từng gia đình thường có nuôi gia cầm, gia súc
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 4
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
như trâu, bò, dê, lợn, gà Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm
đồ gốm đơn giản, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan
chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng Việc mua bán theo nguyên tắc hàng đổi
hàng, xác định giá trị bằng gà, rìu, gùi thóc, lợn hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng,
trâu v.v
1.3. Một số nét khái quát về đời sống văn hoá



Trang phục của người Bana
Trang phục nam: nam giới Ba Na
mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo
cộc tay, thân áo có đường trang trí
sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu
trắng. Nam mang khố hình chữ T
theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn
qua háng rồi che một phần mông.
Ngày rét, họ mang theo tấm choàng. Ngày trước nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu
hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu đầu rìu. Trong dịp lễ bỏ
mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường
mang vòng tay bằng đồng.
Về tạo hình áo váy, người Ba Na không có gì khác biệt mấy so với dân
tộc Gia-rai hoặc Ê-đê. Tuy nhiên, nó khác nhau ở phong cách mỹ thuật trang trí
hoa văn, bố cục trên áo váy của người Ba Na. Theo nguyên tắc bố cục dải băng
theo chiều ngang thân người, dân tộc Ba Na dành phần chính ở giữa thân áo và
váy với diện tích hơn một nửa áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn
(chủ yếu là hoa văn với các màu trắng đỏ), nền chàm còn lại của áo váy không
đáng kể so với diện tích hoa văn. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải
hai đầu, được thắt và buông thõng dài hai đầu sang hai bên hông.
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 5
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
• Nhạc cụ truyền thống được dân tộc Bana sử dụng và chế tạo hết sức đa dạng:
cồng, chiêng kết cấu đa dạng, đàn: t'rưng, brọ, khinh khung, gôông, klông pút,
kơni, kèn: tơ nốt, arơng, tơ tiếp, Nghệ thuật chạm khắc gỗ phát triển. Các
trường ca Đam San, Xinha Nhã nổi tiếng (có tài liệu cho là của người Ê
Đê hay người Gia Rai).
Trong kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca, các
điệu múa trong những ngày hội hay các nghi lễ tôn giáo. Những hình thức trang

trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng nhà mồ v.v mộc mạc, đơn
sơ, nhưng tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na.
Đời sống văn hóa tín ngưỡng và văn hóa cộng đồng của người Bana mang
những nét đặc sắc riêng, thể hiện qua:
Hôn nhân của người Bana: Người Ba Na cho phép trai gái tự do tìm hiểu và lựa
chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên
mỗi bên một thời gian theo thỏa thuận giữa hai gia đình đôi bên, sau khi sinh con
đầu lòng mới dựng nhà riêng. Trẻ em luôn được yêu chiều. Dân làng không đặt
trùng tên nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết
nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con. Ở người Ba Na,
các con được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hòa
thuận bình đẳng.
Tục lệ ma chay: Người Ba Na quan niệm con người chết đi hoá thành ma,
ban đầu ở bãi mộ của làng, sau lễ bỏ mả mới về hẳn thế giới tổ tiên. Lễ bỏ mả
được coi như lần cuối cùng tiễn biệt người chết.
Nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Ba Na độc đáo. Những hình thức trang trí
sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng ở nhà mồ v.v vừa mộc mạc,
vừa đơn sơ, vừa tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na.
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 6
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
Mang những nét đặc trưng riêng về văn hóa, dân tộc Bana sinh sống trên địa
bàn tỉnh Phú Yên giá trị văn hóa mang trong mình sức sống, nét cá tính riêng đã
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt đa dạng trong thống nhất, hiện đại nhưng
vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
CHƯƠNG II: Lễ hội “Đâm Trâu” - lễ hội truyền thống của dân tộc Bana
2.1. Chuẩn bị tổ chức lễ hội
2.1.1. Lựa chọn địa điểm
Địa điểm diễn ra lễ hội đâm trâu là sân nhà Rông văn hóa của làng, tọa lạc
trên một vùng đất bằng. Nhà Rông văn hóa của làng Đồng thuộc xã Phú Mỡ,
Đồng Xuân được khởi công xây dựng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2005 thì hoàn

thành. Nhà Rông cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi
các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp vui chơi, nơi tiến hành các
nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng. Nhà Rông
truyền thống làm bằng gỗ, tre, tranh, nứa. Theo truyền thuyết kể rằng, ngày xưa
nhà Rông đều làm bằng đá, nhưng có vị thần Gió rất mạnh, lưỡi dài như dãy Chư
Lây, mỗi khi bay qua vùng nào mà thấy nhà Rông đá là thần Gió lại “liếm” một
tí. Cái một tí của thần Gió đủ xóa đi những nhà Rông lớn mà hàng trăm người
vòng tay nhau đứng quanh chưa hết. Thần Rừng thấy thương người Bana, Gia -
Rai luôn bị thần Gió lấy đi nhà Rông, biết thần Gió không “ăn” được gỗ, tre,
tranh, nứa nên đã cho người Bana, Gia - Rai những “vật phẩm” của rừng để làm
nhà Rông. Từ đó, để thưởng cho người Tây Nguyên về việc chăm sóc cây rừng
xanh tốt, thần rừng đã cho dân làng vào rừng chọn gỗ, chặt nứa, cắt tranh để dựng
những ngôi nhà Rông cao vút, thách thức thần Gió và là biểu tượng tượng trưng
sức mạnh của làng.
Tuy nhiên, hiện nay một mặt đời sống vật chất của người dân được nâng cao, mặt
khác do nguyên vật liệu làm nhà Rông truyền thống đã không còn nhiều như
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 7
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
trước. Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy đã làm thiêu trụi những cây gỗ lớn để
dựng nhà Rông. Do đó, kiến trúc của nhà Rông hiện nay được thiết kế theo
chuẩn của nhà Rông truyền thống. Nhưng với vật liệu mới này trông nhà Rông
thật bề thế, khang trang đó chính là niềm tự hào của cả buôn làng nơi đây. Trước
ngày tổ chức lễ hội Đâm Trâu, nhà Rông được trang trí cờ hoa rực rỡ tạo thêm
phần vui tươi, rộn ràng.
2.1.2. Tục xây cột Đâm Trâu – biểu tượng của lễ hội
Theo lời kể của già làng thì xưa nay
ở làng Đồng, Đồng Xuân, Phú Yên,
người Ba Na có 3 lễ lớn, đó là Tết đổ đầu
(mừng lúa mới), Lễ bỏ mả và Lễ hội
Đâm Trâu. Tuy không phải năm nào

cũng tổ chức, nhưng Đâm Trâu vẫn là lễ
hội lớn nhất.
Thường thì khi gặp tai ương, rủi ro, mùa màng thất bát, hay dân làng đau
ốm, súc vật chết cả đàn , người Bana làm gà, nhấc rượu vái Giàng và hứa sẽ tạ
ơn bằng một con trâu. Ngày qua tháng lại, Giàng phù hộ cho làng tai qua nạn
khỏi, thóc gạo đầy nhà, cuộc sống vui vẻ ấm no sau ba năm, buôn làng xây cột
đâm trâu, làm lễ tạ ơn như đã hứa với Giàng. Chuẩn bị xây cột, làng phải có một
con trâu đực tơ, ba bốn con bò, dăm bảy con heo, mấy chục con gà, cả trăm ché
rượu với vài ba chục gùi gạo để mời khách các buôn làng chung quanh cùng đến
chung vui. Lễ xây cột đâm trâu rất tốn kém, nhưng được lòng Giàng, được lòng
các thần và lại có tiếng khen truyền tụng xa - gần vì vậy cả làng cùng ra sức
chuẩn bị thật đầy đủ, chu tất.
Trước ngày tổ chức lễ khoảng bốn năm mùa trăng, già làng chọn địa điểm
xây cột rồi trồng xuống một cây gòn (plang) hoặc là cây cốc (long ch'muôn) làm
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 8
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
cột chính. Đến khi cây đâm chồi, đúng ngày lành tháng tốt dân làng dựng nêu,
xây cột xung quanh. Xong lễ, hạ nêu nhưng cây cột tươi xanh ấy sẽ thành cổ thụ
tỏa bóng sum suê che chắn cho buôn làng.
Dân làng quan niệm Lễ tạ ơn phải dọn đường thật kỹ, đón rước thật cẩn
trọng, uy nghi thì Giàng, ông bà tổ tiên và thần linh mới vui lòng chứng giám.
Công phu nhất vẫn là việc chuẩn bị cột, dựng nêu. Bốn cây cột chân nêu làm
bằng gỗ bút trắng tinh được những bàn tay khéo léo chạm khắc hoa văn rồi tô
màu bằng nhựa cây dưng nấu với nước than rừng đen ánh. Giàn nêu làm bằng
cây lồ ô càng đẹp, càng rực rỡ thì lễ hội càng tưng bừng, việc cầu cúng càng linh
hiển. Đối với người Bana, họ quan niệm Có ba vật thể hiện tâm linh của Lễ đâm
trâu, đó là cây nêu, Chiếc “gu” treo ở xà nhà; “Lá vang”. Cây nêu (hay còn gọi là
cây cột lễ) là trung tâm của lễ đâm trâu. Nó vừa là chiếc cột để buộc con trâu tế,
vừa là “cây hoa” trang trí, làm cầu nối giữa thế giới thần linh với con người.
Cây nêu phướn cao tới

14m. Gốc nêu là nơi trang trí
đẹp nhất với chiếc “mâm thần”
xoè rộng. Trên đó, vẽ nhiều loại
hoa văn bằng 3 màu: đen, đỏ,
trắng là gam màu trang trí
truyền thống của người Bana.
Thân nêu chạm khắc nhiều hình
ảnh sinh động như thỏ, rùa,
chim bay, cá lượn, bướm đậu cành hoa, khỉ ngồi gốc quế v.v… Ngọn nêu là
những lá phướn đan bằng sợi giang xoè ra rất đẹp. Những bông hoa kết bằng xơ
vỏ cây được điểm xuyết cũng góp phần làm cho cây nêu thêm rực rỡ. Trên đỉnh
cây nêu là hình tượng chim chèo bẻo (Sip lít) và phượng hoàng đất (Sip rak) làm
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 9
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
bằng gỗ là linh vật được thờ cúng. Chiếc “gu” treo ở xà nhà là nơi ngự trị của
thần linh. Nó mang dáng dấp một bông hoa xoè 8 cánh với 16 mảng hoa văn khác
nhau. Ngoài ra, còn có chú khỉ bằng gỗ và một con chim đại bàng xoè cánh, được
treo trước cửa ra vào, hình thức giống như con rối. Khi bước lên thềm, mọi người
giẫm vào thanh tre có sợi dây nối với chú khỉ làm chú giơ tay, gật đầu chào
khách, còn chim đại bàng thì vỗ cánh như thật. “Lá vang” là những tấm ván gỗ
được chạm khắc tinh xảo treo ở gian chính giữa giống như bức đại tự trong nhà
cổ người Việt. Thực chất là bức tranh liên hoàn phản ánh đời sống sinh hoạt, văn
hoá, phong tục tập quán của người Bana bằng một thứ ngôn ngữ hội háo rất sinh
động. Thần lửa vị thần trông coi việc làm ăn sinh sống của gia đình. Vì Thần
luôn bận mãi việc bếp núc nên không thấy được quang cảnh lễ hội vui vẻ bên
ngoài nên thường thì dân làng làm tấm “la vang” treo ở cửa bếp mô tả hoành
tráng về quang cảnh một lễ hội đâm trâu.
Bàn thờ đón Giàng được đặt trên đỉnh cột chính được bọc vải điều rất cung
kính, xung quanh là những bức tranh đan bằng lồ ô nhuộm đủ sắc màu và những
tua, những dải, những đồ vật

Tục xây cột Đâm Trâu là một phong tục đẹp đẽ được người dân Bana gìn giữ
trong suốt hàng trăm năm lịch sử, gắn liền với lễ hội Đâm Trâu là một quá trình
bị, góp sức của cộng đồng thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những giá trị
văn hoá truyền thống.
2.2.Lễ hội Đâm Trâu
2.2.1. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ hội được ấn định diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng 12 (âm lịch). Ở địa bàn
huyện Đồng Xuân, Phú Yên, nơi đây người Kinh và người Bana cùng sinh sống
với nhau, theo tục lệ thì vào những ngày này người Kinh đã bắt đầu tạm dừng
công việc của mình để chuẩn bị đón tết. Nhưng người Bana không có tục đón tết
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 10
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
Nguyên Đán do đó đây là khoảng thời gian thích hợp để mọi người gặp gỡ trò
chuyện trao đổi kinh nghiệm sản xuất sau một năm lao động vất vả là dịp để tăng
tình đoàn kết cộng đồng.
2.2.2. Đối tượng thờ cúng
Lễ hội này trước kia được tổ chức với nội dung mừng chiến thắng, khi đòi
được nợ hoặc khi thắng trận. Nhưng trong điều kiện cuộc sống ngày nay có nhiều
thay đổi thì lễ hội được tổ chức để tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh, tạ ơn những
đồng thời cầu mong Giàng phù hộ cho gió thuận mưa hòa, lúa đầy bồ, sắn đầy
rẫy, cầu mong cho người dân trong buôn ai ai cũng được mạnh khỏe. Lễ hội trở
thành cầu nối tâm linh và lời tri ân chân thành của người Bana đang sinh sống đối
với những anh hùng có công trong việc gìn giữ, đấu tranh và bảo vệ dân làng.
2.2.3. Tiến trình lễ hội
Trước khi lễ hội diễn ra khoảng một tuần, dân làng trong thôn họp bàn với
nhau để phân chia công việc: chuẩn bị rượu cần, trâu, bò, gà, chặt cây về dựng
cột nêu Mỗi người một việc ai cũng được nhận phần việc của mình. Công việc
quan trọng nhất đó là cử người đi tìm cây để về làm cột nêu. Đây là cột vũ trụ
vừa có chức năng đón mời linh hồn tổ tiên thần thánh về dự, vừa hút linh khí
thiên nhiên để giao đãi với mặt đất núi đồi. Cây nêu gồm một cây cao ở chính

giữa, làm bằng cây gòn, cao khoảng 14 m( tính cả độ cong) và tám cây thấp hơn
xung quanh, bốn cây cao 4,2 m, bốn cây
cao 12 m (tính cả độ cong). Tất cả được
nối kết với nhau bằng dây mây bện chặt,
để buộc trâu tế thần. Trên cây nêu họ còn
gắn nhiều tua bông làm bằng dây rừng để
trang trí, trông thật bắt mắt. Bên cạnh cây
nêu, người ta còn dựng lên một giàn gọi
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 11
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
là giàn nêu, làm bằng cây lồ ô, giàn càng đẹp càng rực rỡ Bàn thờ đón Giàng
được đặt trên đỉnh cột chính được bọc vải điều rất cung kính, xung quanh là
những tua, những dải, những đồ vật nhuộm đủ màu sắc. Trên dàn này người ta
đặt một vài ly rượu, gạo, đèn, bạch lạp bằng sáp ong do người dân tự chế.
Trước ngày chính thức đâm trâu một ngày (tức ngày 24), khi cây gòn được
lấy về để dựng nêu người ta cúng một con gà để mời thần linh về nhập vào cột
cùng dự hội với dân làng và mong Giàng chứng giám, chấp nhận bởi sau khi lễ
hội kết thúc cây nêu này sẽ được làng chăm sóc trở thành cổ thụ tỏa bóng sum
xuê che chắn cho buôn làng. Trong lúc cúng, già làng dùng ba đồng xu để xin
xăm chọn chỗ trồng cây nêu. Việc này diễn ra không phải đơn giản, bởi có khi
xin rất nhiều lần Giàng mới cho được chỗ tốt.
Sau khi cây nêu được dựng, tiếp tục diễn ra nghi lễ “cúng đổ đất” vật tế là
một con heo. Đây chính là lễ cúng nơi diễn ra lễ hội với ý nghĩa mời thần linh
xuống dự hội với dân làng và mong Giàng cho phép lễ hội được diễn ra suông sẻ.
Đây là một nghi thức rất quan trọng trong lễ hội bởi Giàng có chứng giám và
xuống dự thì lễ hội Đâm Trâu cúng tế của dân làng diễn ra mới có ý nghĩa.
Bắt đầu từ lúc này mọi người trong
làng lũ lượt kéo về nhà Rông để ăn
uống, vui chơi, ca hát chờ đợi ngày
mai bắt đầu lễ chính. Cảnh trên sân

lúc này mới nhộn nhịp làm sao, bên
cạnh giếng làng những cô gái
chuẩn bị rau, củ quả, để bên kia -
cạnh nhà rông các mẹ, các cô tất bật công việc nấu nướng bên những chiếc nồi to
đủ nấu thức ăn cho cả làng. Kề bên, các chú, các bác dùng mủ cây rừng vẽ hoa
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 12
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
văn lên khiên, giáo, mác chuẩn bị cho lễ đâm trâu sẽ diễn ra vào ngày mai. Mọi
người vừa làm, vừa cười nói làm cho không khí lễ hội thật tưng bừng, nhộn nhịp.
Góp chung không khí đó là tiếng nô đùa của trẻ con trong làng, chúng tụ tập ca
hát, đùa giỡn quanh cột nhà rông, mặt mày đúa nào cũng sáng bừng lên nét rạng
rỡ, vui tươi.
Đến khoảng 4 giờ sau một hồi chiêng dài, tất cả đều tụ tập quanh cây nêu
để chứng kiến cảnh già làng làm lễ cúng “ vào trâu” lễ vật là một con gà, đây là lễ
cúng các bác với mong muốn sẽ được các bác giúp đỡ trong việc đưa vòng vào
cổ trâu (vòng này tuyệt đối phải được bện bằng dây mây). Đây là một nghi lễ
không kém phần quan trọng, bỡi theo quan niệm nếu cúng không đúng cách, các
bác không phù hộ thì việc đưa vòng vào cổ trâu sẽ rất khó khăn, nhất là đối với
những con trâu mộng có sừng cong dài. “Đã có trường hợp họ phải bắn hạ con
trâu tế vì nó lồng lộn, hung dữ không cho người ta đưa vòng vào cổ”. Khi mặt
trời lặn xuống chân núi, bóng đêm kéo đến bao phủ núi đồi cũng là lúc tiếng cồng
tiếng chiêng vang lên. Đây là lúc nghỉ ngơi, ăn uống để chuẩn bị “hết mình” với
rượu cần, với cồng chiêng, với vũ điệu Aráp suốt đêm thâu, cũng là dịp nam nữ
trổ tài múa hát và con trai con gái đối đáp giao duyên.
Đặc biệt, có một việc mà không ai lí giải được là tại sao khi người ta dùng tù
và thổi lên từng hồi vừa thổi vừa vỗ về, an ủi, tiễn biệt con vật yêu quý này trước
khi nó bị giết để hiến sinh, con trâu chảy nước mắt. Đây có thể xem là hình ảnh
xúc động nhất của lễ hội bỡi không chỉ con trâu mà cả những người tham dự
cũng khóc theo, mặc dù lễ hội dang diễn ra vô cùng vui vẻ. Phải chăng đó là cách
biểu lộ tình cảm của nó đối với con người, cầu mong mọi người được an vui, no

đủ khi có nó làm vật hiến tế thần linh.
Tiếng cầu khấn của già làng vừa dứt, âm thanh của các loại trống, cồng,
chiêng nổi lên hòa cùng tiếng hú từng hồi của nhiều người làm cho không khí lễ
hội thêm rộn ràng, náo nức. Đội chinh chiêng đánh từng bài, đi vòng quanh cây
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 13
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
nêu nhiều vòng. Lấy cây nêu làm trung tâm thì trong cùng là 3 chàng trai cầm bộ
trống (3 cái) gọi là trống 3 đi trước, theo sau là bộ chiêng (cũng gồm 3 cái) gọi là
chiêng 3 đi sau. Theo bộ trống chiêng này có “múa trống” đó là điệu múa khom
người do những cụ già trong làng thực hiện. Mặc dù tuổi đã cao nhưng các cụ
vẫn hãy còn khỏe lắm, với những bộ quần áo sặc sỡ, đầu chít khăn, tay đeo vòng
kiềng các cụ cúi người xoay từng vòng, từng vòng theo nhịp trống chiêng. Vòng
tiếp theo là một đoàn cồng chiêng (5 cái) gọi là chiêng 5 cũng do 5 người con trai
trong làng vừa đi vừa đánh xung quanh cây nêu. Theo sau là đoàn người múa gọi
là “ múa chiêng 5” họ không phải cúi gập người như múa trống mà với những
động tác uyển chuyển của tay, của chân họ chậm rãi di chuyển theo tiếng cồng
chiêng. Cứ thế, tiếng chiêng tiếng trống rộn rã thôi thúc lũ lượt từng đoàn người
kéo nhau hội về mỗi lúc một đông, cùng nhau ca hát nhảy múa bên ánh lửa bập
bùng, cùng những ché rượu cần suốt đêm không mỏi. Rừng núi vốn hiền hòa, nay
bỗng nhiên cũng bừng tỉnh, thức cùng dân làng bởi đã lâu nó không chứng kiến
cuộc vui nào của dân làng to như thế.
Ngày hôm sau, khi bình minh vừa rạng mọi người đã tề tựu đông đủ quanh
cây nêu buộc trâu để chuẩn bị chứng kiến nghi lễ chính của lễ hội. Khoảng 8 giờ
sáng, chủ trì ngày hội đâm trâu là một già làng, còn gọi là “Riu Yang” (thầy
cúng). Riu Yang đứng nghiêm trang bên cột đang buộc con trâu, sau lưng ông là
nam thanh nữ tú, ban nhạc cồng chiêng.
Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, thầy cúng khấn: Cầu xin thần trời –
thần nước - thần núi - thần sông suối hãy đến đây chứng kiến ngày hội đâm trâu
của dân làng. Cầu xin các thần linh thiêng hãy phù hộ cho dân làng trồng được
nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò, súc vật… Sau đó cho dẫn ra một con trâu đực

và cột chặt vào cây nêu với một sợi dây thật chắc được làm bằng vỏ cây rừng, gọi
là cột Gưng. (Cột Gưng là một cây gỗ quí to lớn cao thẳng dựng lên sân tổ chức
lễ hội đâm trâu, cột chia làm ba phần. Phần từ đất lên làm thành giàn cho già làng
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 14
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
bước lên cúng tế. Phần thân cột được chạm trổ công phu các hình ảnh hoa văn,
các màu sắc rực rỡ buộc các chùm tua ngũ sắc chuốt sợi từ thân nứa. Phần trên
cùng là biểu tượng chim hoặc cá, dưới treo chùm ống nứa già gọi là toơng nơơng
nhờ gió phát ra âm thanh). Cồng chiêng lúc này ngừng lại để nhường lời cho vị
già làng, chủ tế buổi lễ, phát biểu vài lời. Sau đó cồng chiêng lại tiếp tục nổi lên
với một nhịp độ nhanh hơn và thúc giục hơn cho thanh niên thiếu nữ sẽ cùng vào
nhảy múa theo điệu nhạc. Âm thanh sôi động trong những vũ điểu uyển chuyển,
đa dạng của các sơn nữ khiến cho lễ hội thêm phần quyến rũ, hấp dẫn. Vũ nhạc
của các sơn nữ lặng xuống cũng là lúc các chàng trai đầu chít khăn đỏ trong tay
mang lưỡi kiếm sáng loáng nhảy ra múa tiếp. Nhảy múa một lúc, họ đặt vũ khí
xuống, dùng những gậy gỗ dài một thước đấu với nhau. Tốp này vào nghỉ đã có
tốp khác ra thay. Trong lúc họ múa, gái làng thi nhau té nước vào họ. Chàng nào
tài hoa thì không bị ướt, chàng nào bị ướt nhiều tức là bị thần quở và có nguy cơ
ế vợ.
Từ trong đám đông, hai chàng trai với trang phục truyền thống bước ra, một
người tay cầm khiên, tay cầm mác sáng loáng vừa đi, vừa múa, miệng hú vang
vòng quanh con trâu, người kia cầm dây dắt trâu xoay quanh cột. Bên ngoài, cùng
những điệu múa, tiếng trống tiếng chiêng tạo thành vòng quanh chú trâu lúc này
đã mệt lử vì sợ hãi. Đoàn người tham dự kéo về càng lúc càng đông, trong đó có
cả những khách bộ hành đi ngang thấy cuộc
vui cũng ghé vào tham dự. Giữa tiếng xì xào
bàn tán của đám đông là tiềng hú, tiếng
cồng, tiếng chiêng làm con trâu sợ hãi càng
lồng lên dữ, kéo cả người dắt nó chạy vòng
quanh cây nêu. Chàng thanh niên cầm khiên

giáo múa theo nhịp trống giữa tiếng reo hò
của mọi người, rồi chọn lúc thuận lợi, bằng một động tác mạnh nhanh chính xác
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 15
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
đâm lưỡi giáo xuyên vào nách con trâu thấu tận tim. Con vật vùng vẫy chạy thêm
vài vòng nữa quanh cây nêu rồi ngã khụy xuống đất. Trong khi đó, tiếng cồng
chiêng nổi lên càng dữ hơn, nam nữ thanh niên tiếp tục múa hát vòng quanh chỗ
con vật vừa ngã xuống. Đâu đó vang vọng tiếng hú dài đập vào vách núi dội lại
nghe như lời tiễn biệt, cầu mong linh hồn chú trâu sớm được siêu thoát.
Phải một lúc lâu sau đám đông mới từ từ tản ra. Con trâu hiến tế được
được đem thui, xẻ thịt làm thức ăn cho cả làng. Riêng đầu trâu được bỏ trên đàn
lễ để cúng tế thần linh cùng với những chén gạo của tất cả gia đình trong buôn
làng. Việc làm này có ý nghĩa tâm linh rất lớn, họ quan niệm rằng chén gạo này
sẽ được thần linh phù phép nên mỗi khi có thiên tai bão lũ, hạn hán hay dịch bệnh
kéo dài thì cả làng, mỗi người lấy một nắm vãi trước cửa nhà vừa vãi vừa khuấn
thì chắc chắn dân làng sẽ được bảo vệ thoát khỏi mọi tai ương, khó khăn ấy. Nếu
để ý thì khi vào nhà của bất kỳ người dân Bana nào chúng ta cũng sẽ thấy chén
gạo này trên nóc tủ của mỗi gia đình. Riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên
vách nhà Rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật
truyền kiếp nhà Rông. Trong suốt ngày và đêm này, mọi người sẽ nhảy múa theo
tiếng chiêng. Ngoài ra còn có các hoạt động thi thố tài năng bằng đấu vật, đánh
roi… để tranh giành bùa do già làng (pô khua) tặng. Và đặc biệt là các chiến binh
ra nhảy múa, diễn lại cảnh đánh nhau và chiến thắng để khơi dậy dũng khí trong
lòng mọi người tham dự. Tất cả mọi hoạt động đều được diễn ra xung quanh cây
nêu có con trâu – vật tế lễ đã được buộc chặt. Theo nhịp trống, cồng chiêng, sáo
bầu, các nữ tú nắm tay nhau thành vòng xoang (múa), các nam thanh dũng sĩ múa
khiên, lao. Trâu sau khi đâm chết, một số bộ phận quan trong là đầu và sừng
được đem cúng tế thì thịt trâu phân phát cho mọi người dự lễ hội. Ai nấy nhận
phần và chế biến thành món ăn truyền thống. Từ thịt trâu, người Bana có thể sáng
tạo và chế biến những hương vị ẩm thực hết sức độc đáo, mang nét đặc trưng của

ẩm thực Tây Nguyên: Đọt mây rừng nướng lên chấm muối, rau nhiếp rừng thái
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 16
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
nhỏ trộn thịt trâu làm món Biếp Kwanh, các món này ăn với cơm lam, cháo bồi,
uống rượu cần.
Lễ hội đâm trâu với
nhiều hoạt động văn hóa
truyền thống mang ý nghĩa
nhân văn và tâm linh. Đỉnh
cao và linh hồn của lễ hội là lúc
mũi lao cắm vào tim con trâu,
cùng lúc tiếng cồng chiêng,
tiếng hát, những vũ điệu theo cột
đâm trâu vút lên không trung tạo
niềm tin mùa bội thu, hăng say lao động sản xuất trước cuộc sống thường trực bất
trắc, thiên tai, địch họa. Để sinh tồn phát triển và vượt thách thức ấy con người
cần giao lưu gắn kết cộng đồng, cùng hướng tới sức mạnh siêu nhiên qua hình
ảnh các thần linh qua nghi lễ. Tiếp nghi lễ, bắt đầu cuộc ăn uống vui chơi. Nữ cao
tuổi nhất được mời nâng cần rượu đầu tiên rồi lần lượt theo thứ tự già trước trẻ
sau. Sau lễ hội đâm trâu mọi nỗi buồn, hiềm khích, đố kỵ trong làng được thần
linh mang đi, niềm vui và hạnh phúc được nâng lên gấp bội, ai nấy hăng hái trở
lại chuỗi ngày lên nương xuống rẫy dưới mưa dầm nắng gắt, đêm sương muối xót
thịt xương, con người bán mặt cho đất bán lưng cho trời nơi đại ngàn lắm dã thú,
nhiều sỏi đá đã khô cằn hơn màu mỡ, hi vọng tết mùa sau với nhiều lễ cúng,
nhiều tiếng hát, nhiều tiếng cồng chiêng vang lên quyến rũ con người vào cuộc
vui say bất tận. Cội nguồn của vật tế thiêng liêng. Nguồn gốc cuộc vui cộng
đồng từ xưa cha ông gọi là lễ hội ấy có từ bao giờ chưa ai biết, chỉ biết trong hệ
thống lễ hội nông nghiệp rải rác khép kín chu kỳ sản xuất ở miền trung - Tây
nguyên, lễ hội đâm trâu có lâu đời, được xem là lễ hội lớn phản ánh mối quan hệ
biện chứng giữa con trâu - SapaKô - cây lúa - sự ấm no - an vui - ước vọng.

SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 17
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
Khi nghi lễ đâm trâu kết thúc
mọi người lại tập trung vào nhà rông
để tiếp tục cuộc vui chơi, ca hát và
ăn uống cho đến khi màn đêm
buông xuống lễ hội mới chính thức
chấm dứt. Đó là diễn trình lễ hội
đâm trâu của tập thể, cộng đồng.
Ngoài ra còn có lễ hội đâm trâu của
cá nhân, gia đình. Lễ hội này mang
mục đích hạn hẹp hơn: trả ơn thần. Khi gia đình gặp tai ương lâu ngày không
vượt qua được họ khấn vái thần linh phù hộ, dẫn đường cho gia đình “tai qua nạn
khỏi”, mùa màng bội thu, gia đình sung túc, ấm no hạnh phúc. Ba năm sau khi
mọi việc diễn ra tốt đẹp như mong muốn, họ tổ chức lễ đâm trâu để tạ ơn thần
linh đã phù hộ.
Về mặt nghi thức tiến hành lễ tục như việc dựng đàn tế, dựng cây nêu,
quy trình và động tác đâm trâu, sự tham gia của đội trống, cồng, chiêng cùng
những điệu múa, cũng như phần lễ không có gì khác biệt lớn so với lễ hội đâm
trâu cộng đồng. Tuy nhiên vẫn có đôi chỗ khác biệt, cụ thể: Con trâu để tế thần
linh và những vật cúng khác là của gia chủ tự chuẩn bị. Theo như lời Y Thừa -
một cụ già trong làng cho biết “lễ hội đâm trâu diễn ra ở gia đình có khi tốn kém
hơn lễ hội cộng đồng. Bởi lễ hội cộng đồng chỉ cần chuẩn bị 3 con gà, 15 đến 25
ché rượu cần là đủ nhưng lễ hội cá nhân có khi phải chuẩn bị mười mấy con gà vì
mỗi lần xin xăm để dựng nêu thì phải cúng một con, nếu lần này chưa được thì
làm tiếp con gà khác và cứ thế cho đến khi nào Giàng đồng ý cho chỗ để trồng
nêu thì mới thôi, còn rượu cần thì ít nhất phải chuẩn bị 25 ché”.
Khi vào lễ đâm trâu của gia đình thì cả nhà thân chủ phải tập trung đông
đủ trước sân nhà với trang phục lễ hội. Chủ nhà đứng cạnh cây nêu, tay cầm một
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 18

Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
bát gạo đầy, bốc từng nắm, vẩy vào lưng trâu, miệng lâm râm lời khấn mời thần
linh về chứng giám lòng tri ơn của gia đình. Sau đó cả nhà lần lượt sờ vào đuôi
trâu, hoặc nắm lấy dây buộc con vật tế thần với ý nghĩa gửi đi những điều xấu,
điều không may của mình.
Ché rượu của gia chủ được đặt ở giữa nhà, trong khi những ché rượu của
bà con, bạn bè hay của những nhà khác trong làng mang đến thì xếp thành hàng
dài ở phía trước. Thay vì xếp bên cây nêu bên cạnh đàn tế như trong lễ hội cộng
đồng. Thay vì già làng đại điện cho cả cộng đồng đứng ra thực hiện (lễ hội cộng
đồng), thì ở đây người chủ nhà tự đảm trách lấy. Từ việc chuẩn bị đến việc làm lễ
cúng trong lễ hội.
Tuy nhiên, trên thực tế thì công sức đóng góp của bà con trong làng rất
lớn từ khâu chuẩn bị đến các hoạt động trong buổi lễ, việc vui chơi, múa hát, ăn
uống.
Lễ hội đâm trâu thể hiện nét độc đáo trong văn hóa của tộc người Bana ở
Phú Yên, nó không chỉ có ý nghĩa là cầu mong sự phù hộ của thần linh mong
cho vụ mùa tốt tươi, người dân được no đủ, bản làng ngày càng giàu mạnh mà
còn có ý nghĩa đoàn kết nhân dân trong làng, hướng họ xây dựng bản thôn vững
mạnh, tạo ra một niềm tin vào sự phù hộ của thần linh, niềm tin vững chắc vào vụ
mùa bội thu sắp tới.
2.2.4. Hiện trạng, phương pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống trong lễ hội Đâm Trâu của người Bana
• Hiện trạng
Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày nay có nhiều thay đổi kéo theo sự
thay đổi rất lớn của nền văn hoá truyền thống các dân tộc. biêu biểu trong lễ hội
Đâm Trâu của người Bana ở xã Đồng, Phú Mỡ, Đồng Xuân, Phú Yên có rất
nhiều nét mới trong cách tổ chức và tham gia lễ hội. Cộng đồng dân tộc Bana
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 19
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
sinh sống nơi đây chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lối sống, phong cách sinh hoạt của

người Kinh cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh. Lễ hội Đâm Trâu là lễ hội hiến
sinh được tổ chức thường niên, tuy nhiên cách tổ chức mỗi năm có thay đổi khác
trong cách trang trí, xây cột, trang phục của nam – nữ thanh niên tham gia lễ hội
chỉ còn thấy trong những lễ hội lớn mang tính chất biểu diễn nhiều hơn. Trong
việc phân chia 2 phần lễ và hội có phần không cân đối Tuy nhiên, lễ hội vẫn
mang đậm tính truyền thống trong các lễ nghi, ứng xử văn hoá. Lễ hội được tổ
chức trên tinh thần cộng cảm, đoàn kết cộng đồng hướng đến những giá trị nhân
văn cao đep của một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an lành.
• Phương pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
Để đạt được những kết quả tốt trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị
văn hoá truyền thống trong lễ hội của các dân tộc nói chung và lễ hội Đâm Trâu
của dân tộc Bana nói riêng, cần phải :
Nâng cao công tác “kiểm kê” và đánh giá đúng giá trị văn hoá truyền thống.
Truyền thống văn hoá tốt đẹp là những nét đẹp phù hợp với những chuẩn mực
của đời sống và có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong quá trình tổ chức lễ hội Đâm Trâu, nét văn hoá cộng đồng thể hiện rất rõ,
đó là điều cần được đánh giá cao.
Ngược lại, những giá trị văn hoá cũ, lỗi thời…làm ảnh hưởng đến sự phát triển
cần phải loại bỏ hoạc cải biến phù hợp nhằm phục vụ cho đời sống xã hội.
Nghiêm cấm các hành vi cúng bái nhằm truyền bá mê tín dị đoan cho cộng đồng.
Đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy và nâng cao đời sống kinh tế, tăng cường tinh
thần tương thân tương ái, bình đẳng và công bằng xã hội.
Trong sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong
việc tổ chức lễ hội, vai trò của Nhà nước, các cấp và ban quản lý là điều hết sức
quan trọng. Đòi hỏi phương pháp điều chỉnh, quản lý mang tính khoa học, cụ thể,
thực tế. Đầu tư ngân sách hỗ trợ có hiệu quả, quản lý bằng hệ thống pháp luật
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 20
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
chặt chẽ. Không ngừng nâng cao dân trí, ý thức công dân trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trên cơ sở tiếp thu những giá trị văn hoá

ngoại nhập.
KẾT LUẬN
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 21
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
Hoà chung nhịp điệu văn hoá của dân tộc Việt Nam, lễ hội Đâm Trâu của
người Bana- một trong 54 dân tộc anh em đã thật sự trở thành một lễ hội truyền
thống có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá các dân tộc miền Trung - Tây
Nguyên. Lễ hội toát lên một cách đầy đủ nhất những sắc thái đặc trưng văn hóa
tộc người, thể hiện tính cộng đồng trong sự cộng hưởng: cầu mùa, cầu an, cầu
phúc. Qua lễ hội những vốn văn hóa truyền thống của tộc người như nghệ thuật
tạo hình, nghệ thuật diễn xướng, văn học dân gian, những thuần phong mỹ tục
được trân trọng, bộc lộ và thăng hoa. Dưới góc nhìn văn hoá cho chúng ta những
cảm nhận riêng về văn hoá truyền thống trong ngày hôm nay, trước những thay
đổi của cuộc sống thực tại, những khó khăn của điều kiện tự nhiên và xã hội vẫn
còn chi phối mạnh mẽ lên đời sống văn hoá. Nhưng hơn bao giờ hết, những vẻ
đẹp trong sáng mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên vẫn đang được hoà
mình trong dòng chảy văn hoá, qua thời gian và lịch sử vẻ đẹp đó không chỉ
nguyên vẹn mà còn trường tồn trong tâm thức, trái tim con người Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 22
Đề tài: Bước đầu tìm hiểu lễ hội Đâm Trâu của người Bana ở tỉnh Phú Yên
1. Ngô Văn Lệ (1998), Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, NXB Giáo
dục
2. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa việt nam, nxb TP. HCM, 1997
3. Nguyễn Thừa Hỉ, Lịch sử văn hóa việt nam, nxb ĐHQGHN, 1999
4. www.google.com.vn
5. PGS.Lê Trung Vũ, Lễ Hội Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin , 2005
SVTT: Ôn Minh Hiền Vy Lớp: 08 CVHH Trang: 23

×