* * * * *
Tiểu luận lịch sử
Chiến dịch Tây
Nguyên
1
MỤC LỤC
A – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để có được cuộc sống độc lập, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay
nhân dân ta đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, đã hi sinh biết
bao xương máu…Chính vì thế là người dân nước Việt chúng tôi tự hào về
những trang sử vàng của dân tộc ta. Khao khát tìm hiểu về lịch sử dân tộc
đã dẫn đưa chúng tôi đến với chiến dịch Tây Nguyên một trong những
bước ngoặt lớn trong lịch sử đấu tranh giữ nước của Việt Nam chúng ta.
2. Mục đích yêu cầu
Hòa cùng không khí chào mừng 33 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải
phóng thống nhất đất nước, chúng tôi, những sinh viên trường ĐH Công
Nghiệp dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Minh Tiến Khoa Mác
Lênin đã nghiên cứu đề tài này nhằm trang bị cho chúng tôi vốn kiến thức
về lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân
dân ta.
3. Nội dung đề tài
Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược hết quan trọng, mà cả ta và địch đều
cố gắng nắm giữ. Nhưng do nhận định sai lầm hướng tiến công của quân ta,
địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều cơ sở. Căn cứ
vào đó, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974, quyết định chọn Tây
Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975, mở chiến dịch quy
mô lớn ở Tây Nguyên với trận then chốt mở màn Buôn Mê Thuột.Quân
địch tập trung lực lượng mở cuộc phản công nhằm chiếm lại Buôn Mê
2
Thuột.Nhưng các cuộc phản công của chúng đều bị đnh1 tan. Sau hai đòn
đau ở Buôn Mê Thuột, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ chúng rối loạn, từ
đó làm nảy sinh nhưg4 sai lầm lớn về chiến lược.Ngày 16.3, quân ta được
lệnh đánh chặn và truy kích địch trên đường chúng rút khỏi Tây
Nguyên.Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc chiến chống Mĩ
cứu nước sang giai đoạn mới :từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành
cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường Miền Nam.
B – NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh lịch sử
Sau hiệp định pari 1973, trong hoàn cảnh Miền Bắc trở lại hoà bình, bọn
xâm lược buộc phải rút khỏi nước ta làm cho so sánh lực lượng ở Miền
Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Miền Bắc có thêm những diều kiện
thuận lợi để khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất và ra sức
chi viện cho tiền tuyến. Với Hiệp định Pari về Việt Nam, ta đã “đánh cho
Mĩ cút” mà vẫn chưa “đánh cho ngụy nhào”. Mĩ còn duy trì được chính
quyền tay sai ở Miền Nam, chúng lập ra bộ chỉ huy quân sự trá hình , tiếp
tục viện trợ quân sự, kinh tế cho ngụy. Chúng huy động lực lượng tiếp tục
chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” chống lại cách mạng. Mặc dù chúng
ta thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, nhưng do phía địch phá hoại trắng
trợn, có hệ thống, chúng ta buộc phải đấu tranh kiên quyết để bảo vệ hiệp
định, bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, tiếp tục đưa sự nghiệp
chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi.
2. Diễn biến
2.1. So sánh lực lượng trên chiến trường Tây Nguyên
2.1.1. Lực lượng trên chiến trường :
3
Phương án tiến công chiến dịch Tây Nguyên của Quân ủy Trung ương Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) chỉ rõ: lấynam Tây Nguyên làm trận
đột phá, và thị xã Ban Mê Thuột là trận then chốt. Để thực hiện chiến dịch,
bên cạnhcác sư đoàn 320, 10, và 968 hiện đóng sẵn ở Tây Nguyên, cuối
tháng 12 năm 1974, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam điều
thêm 316 lên Tây Nguyên, đưa lực lượng của họ tại đây lên bốn sư đoàn, và
các lữ đoàn, trung đoàn độc lập của bộ binh, pháo binh, thiết giáp, đặc
công, phòng không, công binh ... Và chưa kể sư đoàn 3 của quân khu 5 tại
Bình Địnhđánh chia cắt đường 19 và tấn công sư đoàn 22 Quân lực Việt
Nam Cộng hòa (QLVNCH) không cho ứng cứu để phục vụ trực tiếp chiến
dịch này.Tại Tây Nguyên, lực lượng phòng thủ của VNCH gồm có Sư đoàn
23 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa (gồm 3 trung đoàn 44, 45, 53), bảy liên
đoàn biệt động quân (tương đương 10 trung đoàn), 4 thiết đoàn, 1 sư đoàn
không quân số 6, ngoài ra còn các tiểu đoàn bảo an đồn trú. Do phán đoán
sai, cho rằng vùng Bắc Tây Nguyên là nơi sẽ bị đánh đầu tiên, nên hầu hết
lực lượng của họ bố trí tại bắc phần Tây Nguyên để bảo vệ các thị xã Pleiku
và Kon Tum trong khi Nam phần với thị xã Ban Mê Thuột có vai trò trụ cột
phòng thủ Tây Nguyên lại chỉ có sở chỉ huy Sư đoàn 23, một trung đoàn số
53, 3 liên đoàn bảo an, và một liên đoàn biệt động quân số 21.ính trên toàn
mặt trận Tây Nguyên, so với lực lượng QLVNCH, lực lượng bộ binh
QĐNDVN không hơn nhiều. Nhưng do phần lớn quân phòng thủ chốt tại
phía Bắc trong khi quân tấn công tập trung ở phía Nam, nên tại điểm quyết
chiến Ban Mê Thuột, ưu thế của quân tấn công so với quân phòng thủ có tỉ
lệ áp đảo: bộ binh 5:1, thiết giáp 2:1, pháo lớn 2:1
[2]
, cho họ khả năng thắng
lợi chớp nhoáng không cho phép địch cầm cự lâu dài chờ quân phản kích
ứng cứu. Và thực tế đã diễn ra như vậy.
2.1.2. Bố trí lực lượng trên chiến trường
4
Kể đến là kế hoạch chuẩn bị trực-tiếp được tiến hàng vào ngày 21 tháng 1
năm 1975. Trong phần này, Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch hoàn chỉnh thêm vài
bước khác như tiếp tục các hoạt động nghi binh và tái phối trí các đơn vị
theo từng vùng cho mỗi nhiệm vụ. Tại vùng hoạt động gần Ban Mê Thuột
gồm có các thành phần sau đây:
Sư Đoàn 316 , Trung Đoàn 95B , Trung Đoàn 24 (thiếu một tiểu đoàn) ,
Tiểu Đoàn 21 (thuộc Đoàn 559) Trung Đoàn Đặc Công 198 , Tiểu Đoàn
Đặc Công 27 , Trung Đoàn Thiết Giáp 273 (thiếu một tiểu đoàn) Trung
Đoàn Pháo Binh 40 và 675 ,Trung Đoàn Phòng Không 232 và 234 Trung
Đoàn Công Binh 7 và 575,Lực lượng vũ trang tỉnh Darlac.Tại vùng hoạt
động gần Đức Lập, Quảng Đức, gồm có:
Sư Ðoàn 10 (thiếu Trung Đoàn 24) , Trung Đoàn 271 , Một tiểu đoàn pháo
binh thuộc Trung Đoàn Pháo 40 , Tiểu Đoàn Đặc Công 14. Thêm vào đó,
các vùng hoạt động chế ngự những quốc lộ trên vùng Tây Nguyên bao gồm
các lực lượng như sau: Sư Đoàn 320 phụ trách mặt trận đường 14, Sư
Đoàn 3 (thiếu một trung đoàn) ở Bình Khê và Trung Đoàn 95A ở Lay Pon
phụ trách mặt trận đường 19, Sư Đoàn 968 phụ trách mặt trận tấn công từ
hướng Kontum và Pleiku (cộng với lực lượng nhân dân vũ-trang trong hai
tỉnh này) ,Trung Đoàn 25 phụ trách mặt trận đường 21.Ngày 23 tháng 2
năm 1975 Đại Tướng Văn Tiến Dũng, nguyên đại diện cho Bộ Tổng Tư
Lệnh, đã chánh thức phê chuẩn kế hoạch của Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Tây
Nguyên. Đến đây, mọi công tác đã được chuẩn bị kỹ càng. Ngày 4 tháng 3,
chiến dịch Tây Nguyên chính thức bắt đầu. Từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 3,
quân đội tổ chức cuộc nghi binh, khai triển đội hình, tạo điều kiện đánh
Ban Mê Thuột.
2.2.Tiến công Buôn Ma Thuột
2.2.1. Đánh chiếm thị xã Buôn Mê Thuột, đòn điểm trúng huyệt làm
đảo lộn thế trận
5
Từ ngày 5 đến 8-3, sau khi quân giải phóng bǎm nát các tuyến đường giao
thông quân sự 19, 14, 21, thì các cǎn cứ địch ở Tây Nguyên lâm vào thế bị
bao vây chia cắt. Báo Mỹ tuần tin tức 7-4-1975 nhận xét:" Trong cuộc
chiến đấu này, chính bằng cách cắt đường sá mà Việt cộng đã gây ra nhiều
tác hại nhất cho quân đội Nam Việt Nam" (quân nguỵ). Sau trận diệt chi
khu quân sự và quận lỵ Thuần Mẫn thuộc Phú Bổn (ngày 8-3) nằm trên
đường 14 ở quãng giữa Plây Cu và Buôn Mê Thuột, địch phán đoán rằng
đối phương sẽ đánh Plây Cu. Những ngày này các chiến sĩ pháo binh tới tấp
giội bão lửa xuống sân bay Cù Hanh nằm trong thị xã Plây Cu. Địch vội
vàng điều phần lớn sư đoàn 23 từ Buôn Mê Thuột lên, cùng các liên đoàn
quân biệt động, các trung đoàn thiết giáp hình thành một vành đai bảo vệ
quanh Plây Cu, nơi đặt sở chỉ huy của quân đoàn 2.Trong lúc địch đang tập
trung quân bảo vệ Plây Cu thì sáng ngày 10-3, quân và dân Tây Nguyên bất
thần tiến công và nổi dậy ở thị xã Buôn Mê Thuột. Sau hai ngày chiến đấu,
đã nhanh chóng tiêu diệt các cǎn cứ quân sự địch và làm chủ hoàn toàn thị
xã Buôn Mê Thuột.Chiến thắng Buôn Mê Thuột thể hiện sự chỉ đạo tác
chiến rất tài giỏi. Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng đã
buộc địch phải tập trung lực lượng về để bảo vệ khu vực Plây Cu, điều sư
đoàn 23 là sư đoàn chủ lực duy nhất ở Tây Nguyên rời khỏi Buôn Mê
Thuột, tạo nên sơ hở lớn ở đây.
Trận thắng tiêu diệt địch giải phóng Buôn Mê Thuột là đòn hiểm đúng
huyệt, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ Tây Nguyên, khiến cho
quân địch hết sức bất ngờ choáng váng, thế trận bị đảo lộn dẫn đến sụp đổ
nhanh chóng.
2.2.2. Đập tan cuộc phản kích tiêu diệt sư đoàn 23 ngụy.
Mất Buôn Mê Thuột. Địch hoang mang hoảng hốt. Mỹ - Thiệu lệnh cho
Phạm Vǎn Phú phải lấy lại Buôn Mê Thuột. Chúng cấp tốc đẩy sư đoàn 23
6
từ Plây Cu xuống Đắc Lắc, tǎng cường thêm trung đoàn thiết giáp số 8, liên
đoàn biệt động số 22. liên đoàn bảo an số 926 cùng nhiều tiểu đoàn bảo an
khác. Chúng chọn Phước An trên đường 21 cách Buôn Mê Thuột 40km về
phía đông làm bàn đạp phản kích. Buôn Mê Thuột đã về tay cách mạng mà
đài Sài Gòn vẫn ra rả :" Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn trên đường phố". Đây
vừa là đòn tâm lý vừa là mưu đồ tái chiếm Buôn Mê Thuột của Mỹ -
Thiệu.Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên hạ quyết tâm đập tan cuộc phản
kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đây. Mệnh lệnh vừa truyền xuống, lập tức
các đơn vị Quân giải phóng, áp sát địch nhanh chóng đánh chiếm cǎn cứ
trung đoàn 45 chi khu quân sự và quận lỵ Phước An, khống chế các điểm
mà quân địch có thể làm bàn đạp phản kích.Với tinh thần kiên quyết tiến
công, bộ đội giải phóng Tây Nguyên đã hạ quyết tâm nhanh, kịp thời cơ
động lực lượng nhanh chóng đánh địch khi chúng dừng chân chưa vững.
Các chiến sĩ giải phóng đã hình thành nhiều mũi, nhiều hướng áp đảo địch
ngay từ lúc đầu, hình thành thế bao vây, chia cắt địch, vừa đánh quân địch
ở ngoài công sự, vừa tiến công địch ở cǎn cứ. Do vậy, đã bẻ gẫy hoàn toàn
kế hoạch phản kích của chúng. Từ 13 đến 16-3-1975, các chiến sĩ giải
phóng đã chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, tiêu diệt sư đoàn 23 và toàn bộ
quân địch ở Phước An, đập tan cuộc phản kích của chúng.
Hãng Ap phải đưa tin: "Thất bại đầu tiên ở Tây Nguyên làm cho sư đoàn 23
bị diệt chỉ còn 37 tên sống sót trong số 13.000 quân lính của sư đoàn này.
Một liên đoàn biệt động quân gồm 1.600 người cũng chỉ còn lại 35 người
sống sót". Chiến thắng ở Phước An đã khiến cho bọn địch còn lại ở Tây
Nguyên hoảng hốt khiếp đảm, buộc chúng phải đi đến một quyết định bi
đát là rút chạy khỏi toàn bộ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Phú Bổn. (Phụ lục
1)
2.2.3. Chặn đánh địch tháo chạy trên đường số 7.
7