Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hậu quả do thói quen cắn môi và cách khắc phục pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.4 KB, 5 trang )

Hậu quả do thói quen cắn môi và cách khắc
phục
Những thói quen liên quan đến hoạt động của
môi và các cấu trúc xung quanh được gọi là thói
quen ở môi. Các thói quen này có thể gặp ở cả trẻ
em và người lớn, bao gồm mút môi, cắn môi và
liếm môi. Ở từng lứa tuổi, các thói quen này xuất
hiện khác nhau và ảnh hưởng đến răng hàm cũng
rất khác nhau.
Liếm môi và cắn môi
Cắn môi và liếm môi là một thói quen thường gặp ở
cả người lớn và trẻ em. Thói quen này thường xảy ra
lúc căng thẳng hoặc lo lắng và thậm chí không nhận
biết được là mình đang cắn hay liếm môi. Trong hầu
hết các trường hợp, hành động này là vô hại, tuy
nhiên, một số người làm thường xuyên tới mức gây
ra các tổn thương, thường thấy là môi khô, bong tróc
và đau, có thể hình thành các vết loét và bội nhiễm.
Hay gặp bệnh nhân cắn và liếm môi dưới hơn là môi
trên, vì vậy tổn thương ở môi dưới thường nặng nề
hơn. Mức độ các triệu chứng có thể từ rất nhẹ tới rất
nặng. Những trường hợp bệnh nhân làm tổn thương
môi trầm trọng thường là do có các vấn đề tâm lý.
Cắn môi đột ngột cũng có thể là nguyên nhân gây ra
các vết loét còn có tên gọi theo dân gian là nhiệt.
Cần có các
biện pháp động
viên và khen
thưởng để trẻ
quyết tâm từ bỏ
các thói quen


xấu
Làm thế nào khi mắc thói quen cắn môi?
Một số người có thể tự ngừng thói quen này khi họ
nhận thức được nó và không cần điều trị gì, môi sẽ
tự hồi phục khi thói quen chấm dứt. Với những
người không thể tự từ bỏ thói quen một cách dễ
dàng, nha sĩ có thể sử dụng các khí cụ hỗ trợ như lip
bumper để bảo vệ môi. Ngoài ra, kem dưỡng môi
giữ ẩm và kem steroid tại chỗ bôi khi môi bị viêm
nhiễm có tác dụng hỗ trợ tổn thương mau hồi phục.
Một số trường hợp thuốc an thần là cần thiết để ổn
định tình trạng toàn thân.
Mút môi có thể gây lệch khớp cắn
Mút môi có thể là nguyên nhân tiên phát gây nên
lệch lạc khớp cắn hoặc cũng có thể là thứ phát do
vẩu chìa hàm trên hoặc bất đối xứng theo chiều
trước sau. Thói quen mút môi có thể gây nên những
sai lạc vĩnh viễn ở khớp cắn nếu trẻ duy trì thói quen
này với mức độ trung bình nhưng liên tục và kéo
dài. Trẻ có thể mút môi trên hoặc mút môi dưới gây
ra những triệu chứng lâm sàng khác nhau, tuy nhiên
thường gặp là trẻ mút môi dưới. Những thay đổi này
xuất hiện ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
Trẻ mút môi dưới có môi dưới nằm gọn giữa các
răng cửa trên và dưới, in dấu răng cửa hàm trên lên
môi dưới, tăng trương lực cơ vùng cằm. Thói quen
này khó thay đổi và tạo ra những tổn thương hình
bán nguyệt ở môi dưới. Tổn thương nứt nẻ và dễ bị
bội nhiễm như chốc lở. Có thể gặp cắn hở vùng cửa
(nhưng mức độ ít hơn rất nhiều so với trường hợp

mút ngón tay). Răng cửa hàm trên ngả môi, răng cửa
hàm dưới ngả lưỡi và mọc chen chúc, độ cắn chìa
lớn; kém phát triển xương hàm dưới làm khuôn mặt
lõm.
Trẻ có thói quen mút hoặc cắn môi trên thường kết
hợp với đẩy hàm dưới ra trước gây nên khớp cắn
ngược.
Để chẩn đoán thói quen mút môi cần thăm khám lâm
sàng và hỏi bố mẹ, đặc biệt người chăm sóc trẻ. Trẻ
thường mút môi lúc trẻ vô ý thức như trong lúc ngủ,
khi tập trung học bài, nghe giảng hay xem phim, đọc
truyện Do vậy nha sĩ cần phải rất tinh tế khi quan
sát trẻ. Ngay từ lúc trẻ ngồi đợi đến lượt khám hay
lúc trẻ ngồi chơi, chúng ta cần quan sát trẻ đến nhìn
thấy động tác mút môi của trẻ. Thời gian mút môi
cũng như tần suất mút môi giúp cho nha sĩ tiên
lượng việc tái giáo dục lại động tác của môi dễ hay
khó.
Để bỏ thói quen mút môi
Luyện tập để bỏ thói quen hoặc can thiệp bằng khí
cụ: lip bumper. Để điều trị có hiệu quả cần phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nha sĩ. Nha sĩ
cần phải giải thích rõ cho trẻ và gia đình hiểu hậu
quả của việc mút môi, vai trò của một bộ răng khỏe,
đẹp để bản thân trẻ ý thức được rằng cần phải bỏ
thói quen này. Nếu trẻ ý thức được và chấp nhận
luyện tập cũng như chấp nhận đeo các khí cụ can
thiệp thì việc điều trị sẽ có kết quả tốt, nếu không sẽ
không đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều
trường hợp các cháu không hợp tác, ở nhà không

chịu đeo các khí cụ, tự ý tháo bỏ hoặc cất giấu, nếu
bố mẹ không để ý thì không phát hiện được. Do vậy
gia đình cần phải quan tâm đến trẻ để kiểm soát
cũng như động viên trẻ tự giác đeo hàm và không
tiếp tục cắn môi. Nha sĩ cũng như bố mẹ cần có các
biện pháp động viên và khen thưởng để trẻ quyết
tâm từ bỏ các thói quen xấu

×