Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thcs (5) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho học sinh huyện nói chung và trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.15 KB, 27 trang )

SỞ...
PHÒNG...
TRƯỜNG…

Lĩnh vực dự thi
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

Tên dự án dự thi

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
CHO HỌC SINH HUYỆN ... NÓI CHUNG VÀ HỌC SINH
TRƯỜNG THCS... NÓI RIÊNG

Học sinh thực hiện:.......
..............
Giáo viên hướng dẫn: ...................

1


MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ..... Trang 3
PHẦN I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ..... Trang 4
1. Lí do chọn đề tài ..... Trang 4
2. Nội dung nghiên cứu ..... Trang 4
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..... Trang 4
4. Phương pháp nghiên cứu ..... Trang 5
5. Tính sáng tạo của đề tài ..... Trang 5
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..... Trang 6
1. Nhận thức chung về mạng xã hội ..... Trang 6
1.1. Khái niệm mạng xã hội ..... Trang 6


1.2. Lịch sử mạng xã hội ..... Trang 6
1.3. Phân loại mạng xã hội ..... Trang 7
1.4. Mục đích sử dụng mạng xã hội ..... Trang 7
2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS ... ..... Trang 9
2.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh tỉnh ... nói chung ..... Trang 9
2.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường THCS ..... Trang 10
2.2.1. Một số mặt tích cực trong sử dụng mạng xã hội của học sinh trường
THCS ... Trang 11
2.2.2. Một số mặt tiêu cực trong sử dụng mạng xã hội của học sinh trường
THCS... Trang 12
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho học sinh ... Trang 14
4. Giải pháp định hướng sử dụng mạng xã hội để nâng cao về kiến thức và kĩ
năng sống cho học sinh trường THCS. ... Trang 16
4.1. Về phía gia đình. ... Trang 16
4.2. Về phía nhà trường. ... Trang 16
4.3. Về phía học sinh. ... Trang 19
5. Chứng minh kết quả khi áp dụng giải pháp . ... Trang 19
PHẦN III. KẾT LUẬN KHOA HỌC . ... Trang 21
PHỤ LỤC. ... Trang 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO . ... Trang 26

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài:
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các nhà trường, các thầy,
cô giáo và các bạn học sinh đã tạo nhiệt tình, tạo điều kiện cho chúng em thực
hiện đề tài này.
Chúng em xin cảm ơn cô giáo …………………., người đã hướng dẫn và

chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian chúng em thực hiện và hoàn thành đề tài
của mình.

3


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mạng xã hội ngày nay đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hiện đại.
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thơng tin từ rất nhiều
nguồn khác nhau trên Internet và đặc biệt là thông qua mạng xã hội với tốc độ
lan truyền nhanh chóng. Mạng xã hội đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi
người nhất là đối với giới trẻ, trong đó có học sinh Trung học cơ sở (THCS).
Vậy mạng xã hội là gì? Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh nói
chung và học sinh trường THCS …………. nói riêng ra sao? Từ thực tiễn và từ
phương pháp quan sát, thu thập thông tin kết quả, đề tài đã phân tích những thực
trạng, những ưu điểm, nhược điểm để đề xuất một số giải pháp định hướng giúp
học sinh sử dụng các mạng xã hội hiệu quả, đúng mục đích và một số giải pháp
sử dụng mạng xã hội để nâng cao về kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh có
khả năng ứng dụng, có tính khả thi trong thực tiễn thơng qua một số kết quả
chứng minh. Qua đề tài, chúng em muốn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản
thân, sự chia sẻ với bạn bè cũng như là sự đề đạt ý kiến với người lớn để giải
quyết vấn đề sử dụng mạng xã hội của giới trẻ huyện nhà nói chung và học sinh
THCS trường... nói riêng.

4


PHẦN I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
- Ngày càng có nhiều người sử dụng Internet và mạng xã hội. Internet,

mạng xã hội đang nhanh chóng trở thành những thành phần không thể thiếu
được trong đời sống xã hội hiện đại. Theo thống kê của Search Engine Journal
về đối tượng và lãnh thổ địa lý của mạng xã hội cho thấy: có 72% số người sử
dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội. Trong đó, tỷ lệ
người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 12-29 đạt tới 89%, trong khi đó độ tuổi
30-49 là 72%; 60% những người trong độ tuổi từ 50-60 đang hoạt động trên các
mạng xã hội, cịn nhóm người ở độ tuổi trên 65 chỉ là 43%. Mạng xã hội thực sự
trở thành một hiện tượng, một trào lưu văn hóa đầy ma lực trên tồn cầu, trong
đó có Việt Nam.
- Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên thế giới có khoảng 2 tỷ người sử
dụng mạng xã hội, tập trung ở một số trang như Facebook, Twitter, Sina
Weibo... trong đó Facebook được sử dụng phổ biến nhất, có khoảng trên 1 tỷ
người sử dụng. Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của Facebook có khoảng
hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội này, trong đó 3/4 người dùng độ tuổi từ
13 - 34. Đối tượng sử dụng Facebook nhiều nhất, thường xuyên nhất và bị ảnh
hưởng nhất là giới trẻ, trong đó, chủ yếu là học sinh, sinh viên.
- Bên cạnh tính ưu việt không thể phủ nhận, cũng cần nhận thức được
những hạn chế, bất lợi, tiêu cực do mạng xã hội đem lại, nhất là đối với học
sinh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng mạng xã hội cho học sinh huyện... nói chung và trường... nói riêng”
dưới góc độ Khoa học xã hội và hành vi nhằm đưa ra những kiến giải mang tính
khoa học, những lời khuyên hữu ích cho học sinh trong quá trình khai thác và sử
dụng mạng xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
- Nhận thức chung về mạng xã hội.
- Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh huyện nhà nói chung và
học sinh trường THCS ………………..nói riêng.
- Đề xuất một số giải pháp định hướng giúp học sinh sử dụng các mạng xã
hội hiệu quả, đúng mục đích.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng mạng xã hội để nâng cao về kiến thức

và kĩ năng sống cho học sinh.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Với khả năng và điều kiện thời gian, nhóm em chỉ tập trung nghiên cứu
vấn đề sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS chứ khơng có điều kiện nghiên
cứu ở các lứa tuổi khác nhau hiện nay.
5


4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng em đã sử dụng những phương pháp chủ yếu
sau:
- Thu thập thông tin (qua quan sát thực tiễn và trên các phương tiện thơng
tin đại chúng).
- Điều tra, thăm dị ý kiến, lấy số liệu từ phiếu điều tra.
5. Tính sáng tạo của đề tài
Ở đề tài này, tính mới là việc đưa ra một số giải pháp định hướng giúp
học sinh sử dụng các mạng xã hội hiệu quả, đúng mục đích và một số giải
pháp sử dụng mạng xã hội để nâng cao về kiến thức và kĩ năng sống cho
học sinh.

6


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nhận thức chung về mạng xã hội
1.1. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội ảo hay thường được gọi tắt là Mạng xã hội (Social Network)
là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với
nhiều mục đích (chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm học vấn…) mà
không cần phân biệt thời gian và không gian. Những người tham gia vào mạng

xã hội còn gọi là cư dân mạng.

1.2. Lịch sử mạng xã hội
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của
trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện
của SixDegrees năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
- Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng
triệu thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con
dao hai lưỡi: Server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho
rất nhiều thành viên.
- Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (Embedded
video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các
thành viên cũ của Friendster hầu hết chuyển qua MySpace và trong vòng một
năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn
cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
- Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ
thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho
phép thành viên tạo ra những cơng cụ (Apps) mới cho cá nhân mình cũng như
7


các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành
cơng vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp
khơng nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này
mỗi ngày.
1.3. Phân loại mạng xã hội
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội, có thể kể đến những cái
tên điển hình như MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ
và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc
Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng

miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản…
- Riêng ở Việt Nam, đã có 20 trong số 28 trang mạng xã hội lớn nhất thế
giới hình thành và phát triển.
Một số mạng xã hội có mặt ở Việt Nam như: Facebook, Zing me,
Instagram, Go.vn, Youtube, Google+, Clip.vn, Viadeo, Flickr, Picasa, Opera,
Blog+, Blogspot, Wordpress, Wiki linkedin, Vatgia, Chodientu.vn,
Trochoiviet.com, Nhac.vui.vn, Yeucahat, Zalo, Yola.vn, Diadiem.com,
Thodia.vn…
- Các trang mạng xã hội được phân loại thành 3 nhóm:
+ Mạng lưới cá nhân: Đây là loại lâu đời nhất của mạng lưới trong các trò
chơi kỹ thuật số. Mạng xã hội này tồn tại để giúp bạn kết nối với mối quan hệ
hiện có bằng cách chia sẻ những khoảnh khắc quan trọng với bạn bè.
Ví dụ: Facebook, Foursquare, Snapchat, Instagram, Path, Google+,
Zingme, …
+ Mạng chia sẻ nội dung: Mạng lưới chia sẻ nội dung giúp thiết lập nhiều
mối quan hệ mới và thắt chặt các mối quan hệ đã có.
Ví dụ: Twitter, Instagram, Google+, Pinterest, Zingme...
+ Diễn đàn: Các diễn đàn thường được sử dụng với mục đích học hỏi và
chia sẻ kinh nghiệm.
Ví dụ: LinkedIn, Flickr, Meetup, violet.vn, diendan.hocmai.vn...
1.4. Mục đích sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội vẫn tiếp tục được sử dụng ngày càng rộng rãi ngun nhân là
vì những lợi ích tuyệt vời do xu thế này đang mang lại mà chúng ta không thể
phủ nhận:
- Cập nhật tin tức, kiến thức, xu thế:
Người sử dụng sẽ nhận được ngay những
thông tin cập nhật của trang mạng mình u
thích hoặc quan tâm về đủ các thể loại. Nhà

8



cung cấp hay nhà quảng cáo cũng có thể nhanh chóng cập nhật xu thế mới nhất
của lĩnh vực mình yêu thích.
- Cải thiện chất lượng và tốc độ của báo chí và dịch vụ cơng: Do tính
năng cập nhật và lan rộng nhanh của mạng xã hội mà các cơ quan báo chí và
thơng tin đại chúng đang tích cực đăng tải cùng một lúc trên báo giấy, trên báo
điện tử và trang mạng của mình để theo kịp xu thế của thời đại và giữ số lượng
độc giả của mình.
- Kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng:
Chúng ta có thể biết được nhiều thơng tin về
bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên
mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và
giao lưu với tất cả mọi người trên thế giới có
cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ
đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn
hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt.
- Cải thiện kỹ năng sống,
kiến thức: Tiếp nhận thông tin từ
trên mạng xã hội là một cách rất
hiệu quả. Bạn có thể học hỏi thêm
rất nhiều kiến thức, trau dồi những
kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện
bản thân mình hơn nữa.
- Kinh doanh online vơ
cùng hiểu quả: Mạng xã hội là
một mơi trường kinh doanh vơ
cùng lí tưởng, đầy tiềm năng. Bạn
có thể dùng nó để bán hàng online
hay quảng cáo những sản phẩm

của công ty, doanh nghiệp giúp
cho bạn có thể tìm kiếm được
những khách hàng tiềm năng.
- Giải trí: Mạng xã hội là
phương tiện giải trí hữu ích giúp
giảm stress sau những giờ học, làm việc căng thẳng. Nào là nghe nhạc miễn phí,
xem phim online, chơi trò chơi điện tử trực tuyến…. Chắc chắn trong lịch sử
văn minh lồi người, chưa bao giờ có cái thời đại nào bạn lại được giải trí dễ
dàng, thuận tiện và thoải mái như hiện nay.

9


- Khuyến khích, phát huy tài
năng: Bạn tạo một trang blog riêng
để viết lách có thể sẽ có rất nhiều fan
theo dõi hoặc có thể được các cơ
quan báo chí phát hiện ra tài năng
của mình. Bạn hãy post những bức
ảnh đẹp của mình ngay lên facebook,
twitter hay instagram, nếu ảnh đẹp và
độc đáo bạn có thể trở nên nổi tiếng.
Bạn u thích nấu ăn, làm đồ thủ
cơng may vá, vẽ tranh, chơi thể thao
hay sửa chữa máy móc, hát hị, tất cả
bạn đều có thể chụp ảnh, quay video và đăng lên trang mạng xã hội của bạn để
chia sẻ…
- Bày tỏ quan điểm cá nhân một cách thoải mái: Mạng xã hội là nơi
bộc lộ những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, cảm xúc của cá nhân về con người,
sự vật, sự việc nào đó. Từ đó bạn có thể nhận được sự chia sẻ, đồng cảm, động

viên của mọi người.
2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS
2.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh tỉnh ... nói chung
Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trào lưu sử dụng mạng xã
hội đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, trong đó có học sinh khối THCS.
- Các bạn dù là “ăn - chơi - ngủ - học” đều gắn với mạng xã hội. Từ đó
dẫn đến thực trạng: “Nghiện” mạng xã hội
+ Rất nhiều bạn đã không thể cưỡng nổi sự mê hoặc của mạng xã hội: vào
mạng xã hội, từ một cơng cụ giải trí thường xun, dần trở thành một thói quen
khó từ bỏ, khơng ít người đã bị “nghiện” lúc nào không hay. Tài khoản của bạn
luôn luôn ở trong trạng thái online, dù bạn đi đâu, làm gì, trong toilet hay trên
giường dưới đất, ăn uống ngủ nghỉ gì thì trang cá nhân của bạn lúc nào cũng
đang thức và làm việc hết công xuất không ngừng nghỉ. Trên trang chủ của
những người khác ln đầy ắp những hình ảnh, status, bài viết share của bạn
khiến cho người khác cũng phải bực bội vì bản mặt bạn luôn xuất hiện 24/24.
+ Cứ hễ bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc là lại bị cuốn vào mạng xã
hội, hết xem ảnh rồi lại vào bình luận, hết kết bạn rồi lại giải trí. Mỗi buổi tối là
thời gian tự học ở nhà thì các bạn học sinh ngồi ôm quyển sách đọc được vài câu
lại ghé qua mạng đến cả tiếng đồng hồ. Các bạn cứ đọc sách là buồn ngủ mà vào
mạng xã hội cả đêm lại thấy tỉnh táo như thường.
- Nhiều bạn bây giờ bị cuốn sâu vào mạng xã hội mà quên đi cuộc sống
thật của mình, tìm thú vui qua những dịng bình luận, thích thú khi được nhiều
10


người “like”; thậm chí cịn có bạn “tin” rằng số lượng người thích sẽ chứng tỏ
đẳng cấp của bản thân. Vì vậy, các bạn tìm mọi cách để câu “like”, tăng “like”:
sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh (photoshop, camera 360) để trở nên “đẹp”
lung linh.
+ Có những lời nói, ý kiến sai lệch chuẩn mực: Thực tế, phần lớn các

bạn học sinh sử dụng mạng xã hội như một cơng cụ để xả stress, thể hiện cái tơi
có phần phiến diện, ít va chạm xã hội hay để soi mói cuộc sống của người khác.
Thậm chí khi có bất bình, tức giận hay bức xúc với vấn đề gặp phải trong cuộc
sống như: cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Nhiều bạn ngay lập tức lên mạng xã hội dùng
những lời lẽ thơ tục, thiếu văn hóa, hỗn xược để chửi bới, nhiếc móc. Đứng
trước một sự việc, nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn, chưa có cái nhìn tồn
diện đã vội vàng bình luận, đưa ra quan điểm cá nhân, có khi chỉ hùa theo tâm lí
số đơng. Tư duy sai lầm khi cho rằng đây chỉ là thế giới ảo, cho nên có thể nói
gì, làm gì cũng được mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do những
lời mình viết lên sau bàn phím, đã tạo ra một sự dễ dãi trong cách hành xử với
nhau trên mạng và có phần vượt quá giới hạn.
+ Đăng tải, lan truyền những thông tin tiêu cực, lệch lạc: Lượng thông
tin trao đổi qua mạng xã hội là khổng lồ và khơng thể quản lí tồn bộ, thơng tin
bổ ích cũng nhiều và thơng tin tiêu cực cũng khơng phải ít và rất khó kiểm sốt.
Khi các mạng xã hội được sử dụng để truyền tải những nội dung và quan điểm
lệch lạc, dễ dãi, thiếu trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, nó trở thành một
cơng cụ nguy hiểm: những lời lẽ thiếu văn hóa, những hình ảnh khơng đúng
mực, những tin đồn sai lệch, … tràn lan đang biến những trang mạng xã hội
thành cái bẫy. Thật đáng lo ngại khi có rất nhiều người mượn các diễn đàn để
đưa ra quan điểm, sở thích cá nhân, xúc phạm người khác, thậm chí cịn lợi dụng
chúng để tung tin đồn, khích động người dân, bơi xấu chế độ.
Chính sự thiếu nhận thức và kiến thức sử dụng mạng xã hội một cách
đúng đắn đã dẫn đến biết bao hậu quả khôn lường, tác động xấu đến tư
tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí, hành vi của thanh thiếu niên; làm hủy hoại,
xói mịn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
2.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường
THCS ...................
Trong những năm gần đây việc sử dụng, tiếp thu các trang thông tin
mạng xã hội là điều khá phổ biến đối với học sinh trường
THCS ...........................

Thông qua việc khảo sát 862 học sinh toàn trường đã cho thấy:
- 66,7 % các bạn học sinh đã có điện thoại di động, trong đó có khoảng
96,8% là điện thoại thơng minh có chức năng truy cập Internet.
- 77% các bạn hiện đang dùng mạng xã hội trong đó:
11


Khối 6 chiếm 8%.
Khối 7 chiếm 16%.
Khối 8 chiếm 27%.
Khối 9 chiếm 49%.
- Lượng thời gian truy cập mạng xã hội thuộc vào mức trung bình với số
giờ là 1- 1,5h /ngày.
- Số bạn bè quen biết thực sự ngoài đời (nghĩa là không phải bạn "ảo") là
75%.
- Các trang mạng xã hội học sinh thường sử dụng:
95% sử dụng Facebook
60% sử dụng Zalo
30% sử dụng Tiktok
5% sử dụng các mạng xã hội khác
Ngoài ra nhiều học sinh vẫn sử dụng các mạng xã hội khác như: Mocha,
Zing Me, Google +, Twitter….
2.2.1. Một số mặt tích cực trong sử dụng mạng xã hội của học sinh
trường THCS ………………
- Liên lạc nhanh, miễn phí: Học sinh THCS ………………. hầu như đã có
điện thoại di động để có thể liên lạc với bố mẹ, thầy cơ, bạn bè. Nhưng thay vì
gọi điện hay nhắn tin tốn kém lâu la, học sinh có thể gọi điện, gửi tin nhắn, gửi
hình ảnh qua ứng dụng của Facebook, Zalo.
- Mở rộng các mối quan hệ: Hiện nay, trong lứa tuổi của học sinh nói
chung và học sinh THCS ………………. nói riêng, việc tìm kiếm và làm quen

với các bạn mới là khơng thể thiếu. Có nhiều người quen nhau qua mạng xã hội
có thể giúp đỡ nhau ngồi đời, hay có thể phát triển thành tình bạn tốt đẹp….
Các em học sinh khóa dưới khi bắt đầu vào trường cịn bỡ ngỡ sẽ tìm kiếm và
kết bạn với các anh chị khóa trên trong trường, các bạn học sinh trường khác
đồng trang lứa để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
- Chia sẻ: Qua mạng xã hội, học sinh THCS ………………. có thể chia sẻ
những cảm xúc, tâm sự của bản thân với mọi người. Hay thậm chí, những điều
khó nói trực tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn khi trao đổi bằng tin nhắn trên trang
mạng. Qua mạng xã hội, bạn sẽ khơng cịn đơn độc khi đối diện với những thời
khắc đen tối trong đời. Bạn trực tuyến đôi khi lại hỗ trợ nhiều hơn những người
bạn không kết nối trên mạng xã hội. Các bạn dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm, sự
quan tâm, giúp đỡ của bạn bè trên mạng xã hội, thậm chí cả thầy, cơ giáo, cha
mẹ.
- Phát triển bản thân: Mạng xã hội có thể tăng tốc sự phát triển bản thân
của bạn.

12


+ Cập nhật thông tin, kiến thức mới: Đây là đặc điểm rất hữu dụng giúp
các bạn học sinh tìm kiếm những đơn vị kiến thức mới, hoặc những sự kiện mới
phục vụ cho học tập. Ngoài ra, hiện nay, mạng xã hội trở thành nơi để thông báo
các quyết định của lớp: lịch học, thời khóa biểu, đồng phục lớp, văn nghệ….
Thậm chí, các giáo viên trường THCS …………… đã sử dụng mạng xã hội để
giúp học sinh học tập.
+ Tăng sự tự tin: Khi các em khoe hình trên mạng xã hội thì được bạn bè
và người quen khen ngợi. Ngoài ra, 32% học sinh ……………….. thấy mạng xã
hội giúp các em cởi mở hơn, 20% học sinh bớt rụt rè hơn.
- Giải trí: Trên các mạng xã hội hiện nay, để thu hút sự chú ý của các em
học sinh độ tuổi học THCS, nhiều cá nhân hay nhóm đã lập nên những trang

truyện cười hay trị chơi. Nhờ đó mà các em có thể giải tỏa sau những ngày học
tập căng thẳng.
- Giữ lời: Khi bạn công khai đăng mục tiêu cho bàn dân thiên hạ chiêm
ngưỡng, cái vòng xã hội này sẽ bắt bạn phải giữ lời: Chẳng hạn đăng trên
Facebook về mục tiêu đạt học sinh giỏi trong học kì này cho nên thỉnh thoảng
bạn bè vẫn hỏi đến và nhắc nhở. Khi bạn cho cả thế giới biết quyết tâm của
mình, bạn sẽ tăng khả năng thực hiện nó đến tận cùng hơn. Mạng xã hội đang
theo dõi bạn là một nguồn động viên khổng lồ cho bạn.
- Mua bán, trao đổi: Đây khơng phải là một hình thức lạ lẫm với mọi
người, những đối với học sinh THCS thì điều đó cịn khá ít. Tuy nhiên có nhiều
học sinh vẫn có thể mở các cửa hàng online bán quần áo, đồ dùng học tập để
kiếm thêm tiền tiêu vặt hàng tháng. Với việc bán hàng online, một số học sinh
trường ……………… đã thực hiện và nhận được sự ủng hộ của bạn bè, chủ yếu
là bạn bè cùng trường. Có khi các bạn còn chia sẻ giúp nhau, tư vấn giúp nhau
trong việc lựa chọn những mặt hàng phù hợp.
2.2.2. Một số mặt tiêu cực trong sử dụng mạng xã hội của học sinh
trường THCS…………………………
Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội đã đem đến biết bao tiện ích
cho đời sống con người nhưng cũng hàm chứa nhiều “cạm bẫy ”, đặc biệt là đối
với lứa tuổi THCS.

13


- Chứng “nghiện mạng xã hội”. Các bạn
tìm mọi lý lẽ, mọi cách yêu cầu bố mẹ mua điện
thoại, laptop cũng chỉ vì muốn được mạng ở khắp
mọi nơi. “Bố mẹ khơng mua điện thoại di động
cho thì con sẽ bỏ học” - lời đe dọa đó xem ra
đang trở nên khá quen thuộc trong học sinh hiện

nay.
+ Các bạn bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để
tán gẫu, trò chuyện, cứ vài phút lại lướt mạng một
cách vô thức. Khơng vào được mạng, các bạn thấy bứt rứt, khó chịu, khơng n.
Các bạn qn ăn, mất ngủ vì nó. Có những con nghiện, thậm chí, đang học trong
lớp cũng lén vào mạng, chỉ cần nghe thấy tiếng trống là rút điện thoại ra chụm
đầu vào nhau vào mạng. Bố mẹ thơng báo cho thầy cơ giáo về tình trạng con
thường xuyên sử dụng điện thoại buổi tối mà không học bài.

+ Các bạn đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mình vào mạng xã hội để rồi
sao lãng học hành, công việc. Nhiều bạn mê mạng mà quên đọc sách, bỏ bê bài
vở, kết quả học tập sa sút. Mỗi mùa thi, ngồi ôm quyển sách đọc được năm ba
câu thì ghé qua Facebook đến cả tiếng đồng hồ. Khổ nỗi, cứ đọc sách là buồn
ngủ mà vào Facebook cả đêm lại thấy tỉnh táo như thường.
+ Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chát,…
thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện mạng xã hội. Trị lên “mạng”, thầy cơ lo lắng,
cha mẹ phiền lòng.
+ Một số bạn học sinh sử dụng mạng xã hội để cơng kích học sinh khác,
lớp khác. Từ mâu thuẫn cá nhân phát sinh thành của một nhóm người hay thâm
chí là một lớp, nhiều lớp với nhau. Một số khác lên mạng để nói xấu, chửi bới
thầy, cô, bạn bè. Không dừng lại ở bạn bè, thầy cô, mà ngay cả người thân trong

14


gia đình cũng bị khơng ít bạn trẻ dùng những từ ngữ “vơ học” cơng kích trên
mạng.
+ Tuy nhiên, mạng xã hội còn là nơi để các bạn phát tán nhiều thông tin
“nhảm” nhất đã khiến nhiều người không khỏi bàng hồng, bức xúc, gây xơn
xao dư luận.

- Khơng chỉ làm mất tập trung cho việc học tập, các bạn học sinh cịn có
nguy cơ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu bởi các mối quan hệ trên mạng xã
hội, vì ở độ tuổi này các bạn chưa có nhận thức chín chắn nên dễ bị lơi kéo và
ảnh hưởng bởi những tác động xấu từ thế giới “ảo”.
+ Khơng ít bạn sử dụng lời lẽ thiếu văn hóa thậm chí văng tục, chửi bậy
nhau trên Facebook; chia sẻ những hình ảnh, thơng tin thiếu lành mạnh hoặc
thành lập những hội nhóm vơ bổ. Rồi nảy sinh những mối quan hệ tình cảm trên
mạng. Có những bạn đặt trọn tâm tư tình cảm của mình vào thế giới ảo ấy để rồi
vấp ngã, rơi nước mắt vì những cuộc chia tay, những vụ lừa gạt ….
+ Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến
kì quặc, tuỳ tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn khơng có trong hệ thống
chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn những hệ lụy đáng tiếc mà mạng xã hội có
thể gây ra cho học sinh nói chung và học sinh trường THCS …………………
nói riêng?
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho học sinh
Xuất phát từ thực trạng của việc sử dụng mạng xã hội tràn lan, mục đích
sử dụng khơng rõ ràng, dẫn tới những hậu quả khôn lường cho mọi người, đặc
biệt là đối với đối tượng học sinh THCS lượng kiến thức chưa nhiều, vốn sống
chưa lớn, bộ lọc thơng tin chưa tốt.
Nhóm nghiên cứu chúng tơi đã dựa trên việc tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi,
dựa trên việc khảo sát thông tin sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh
trường THCS …………………., chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
nhằm giúp cho các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội một cách hữu ích nhất,
thơng minh nhất, đúng mục đích nhất, để từ đó trả mạng xã hội về đúng vị trí
của nó - một cơng cụ phục vụ đời sống của con người.
3.1. Thứ nhất: Cần xác định rõ ràng, ngay từ đầu mục đích lên mạng xã
hội (Để làm gì? Trong bao lâu?...) và cần giữ vững mục đích đó.
3.2. Thứ hai: Cần tn thủ nghiêm túc những quy định về việc sử dụng
điện thoại đúng nơi, đúng lúc của gia đình, của nhà trường.

3.3. Thứ ba: Tơn trọng chính mình.
Bạn khơng nên tùy tiện đăng những tâm tư, suy nghĩ mang tính chất quá
riêng tư; khơng nên có những từ ngữ, cách ứng xử thiếu văn hóa, đưa những câu
truyện nhảm nhí, tục tĩu hoặc những lời góp ý thiếu tính xây dựng lên facebook
15


hay các trang mạng xã hội khác bởi khi đó, hình ảnh bạn sẽ khơng cịn đẹp trong
mắt mọi người.
3.4. Thứ tư: Không nên kết bạn với những người lạ.
Số lượng bạn bè khủng không phải là cách để gây ấn tượng tốt, nếu như
trong đó có nhiều người mà chúng ta không hề quen biết. Thỉnh thoảng nên
mạnh dạn gỡ bỏ những người mà bạn không quen biết.
3.5. Thứ năm: Hãy cho người khác quyền nhận cập nhật của bạn và cho
bạn quyền không nhận cập nhật của họ.
Tiêu chí khơng kết bạn là 3 khơng: khơng thích - khơng quen - khơng biết.
Thử theo dõi trong vịng 30 ngày, người bạn mới có lịch sự gửi cho bạn một
thơng điệp làm quen hay có những chia sẻ thú vị trên mạng không? Nếu không,
hãy nhớ đến nút Unfriend / Unsubsribe / Unfollow.
3.6. Thứ sáu: Không lạm dụng nút ‘Like’
Like – chia sẻ nhưng cũng vô cảm. Like để chia sẻ với những người cùng
khổ, để đồng tình với người mà mình thích, với những bức ảnh đẹp,… là chuyện
bình thường. Nhưng, đối với những bức ảnh phản cảm mà Like thì là một việc
khơng thể chấp nhận được. Cũng có những người cứ bật Facebook lên là lại
Like liên tục, chẳng cần đọc xem họ viết gì, chỉ cần Like là được rồi. Có hay
khơng khi những thứ mà mình Like lại là những chủ đề nhạy cảm đang gây
tranh cãi trong dư luận.
3.7. Thứ bảy: Đừng coi mạng xã hội như một gia đình
Facebook hay Zalo chỉ đơn thuần là một trang mạng xã hội. Nó khơng thể
là gia đình của chúng ta, càng khơng thể thay thế cha mẹ ta, vì vậy, khơng phải

cái gì riêng tư cũng được phơi bày trên đó.
3.8. Thứ tám: Bắt đầu lọc danh sách bạn bè của bạn theo 4 nhóm sau.
- Phải có: gia đình, người thân, bạn thân.
- Nên có: tấm gương vĩ đại, cá tính độc đáo, bộ óc thơng minh, tấm lịng
nhân ái, bạn thân phương xa.
- Khơng cần có: người nổi tiếng khơng hữu ích với bạn, người lạ chỉ thích
huyên thuyên về chính họ.
- Tránh xa: người nhảm nhí thích gây sự chú ý, hay chia sẻ những nội
dung phản cảm.
Hãy chia sẻ thường xuyên với nhóm “phải có” và “nên có” và cắt giảm
khơng thương tiếc nhóm “khơng cần có” và “tránh xa”.
3.9. Thứ chín: Mạng xã hội là cách hồn hảo để mài giũa giá trị nghệ
thuật sử dụng từ ngữ của bạn.
Ghi một dịng mơ tả ngắn đính kèm theo link, ảnh, video dẫn đến chi tiết
cụ thể cho những ai quan tâm. Nếu bạn khơng có thời gian tìm link và chỉ có từ

16


ngữ làm công cụ truyền thông duy nhất, hãy chia sẻ những câu chữ thực sự trí
tuệ.
4. Giải pháp định hướng sử dụng mạng xã hội để nâng cao về kiến
thức và kĩ năng sống cho học sinh trường THCS ……………..
Một trong những ưu điểm của mạng xã hội là cải thiện kỹ năng sống, kiến
thức cho học sinh. Tiếp nhận thông tin từ trên mạng xã hội là một cách rất hiệu
quả. Bạn có thể học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp
cho bạn hồn thiện bản thân mình hơn nữa. Ưu điểm lớn của việc học tập qua
mạng xã hội là thuận tiện và kinh tế. Bạn có thể hồn tồn tự do để tìm hiểu bất
cứ lúc nào từ bất cứ nơi nào. Sự tự do sẽ cho bạn tự sắp xếp và quản lý thời
gian. Tạo cho bạn cơ hội thường xuyên cập nhật kiến thức của bạn về một chủ

đề nhất định. Các thầy, cơ giáo cũng có thể sử dụng mạng xã hội để giúp học
sinh học tập không chỉ về kiến thức mà còn là kĩ năng sống. Bố mẹ cũng có thể
thơng qua mạng xã hội để quản lí, theo dõi và thấu hiểu con hơn.
4.1. Về phía gia đình: bố mẹ phải quản lí việc sử dụng điện thoại của con,
quan tâm đến thế giới mạng của con.
- Mua cho con những loại điện thoại phù hợp với lứa tuổi, tránh mua theo
sự vòi vĩnh của con.
- Qui định rõ số tiền cho con hàng tháng để mua thẻ điện thoại.
- Trao đổi để thống nhất và qui định thời gian con có thể tự do sử dụng
điện thoại (những lúc đã hoàn thành bài tập, lúc rảnh…).
- Thường xuyên trao đổi với con về những tin tức, về bạn bè của con trên
mạng xã hội để biết được quan điểm, cách suy nghĩ của con về các vấn đề mà
con cập nhật hàng ngày.
- Tự tạo hoặc nhờ con lập một tài khoản trên mạng xã hội và kết bạn với
con để theo dõi các hoạt động cũng như thấu hiểu được những điều con quan
tâm.
4.2. Về phía nhà trường: hiện nay hầu hết các thầy cơ giáo đều có những
tài khoản trên mạng xã hội. Tuy nhiên thực tế là đa số học sinh đều rất e ngại kết
bạn với các thầy cô, đặc biệt là thầy, cơ giáo chủ nhiệm. Vì vậy, các thầy, cô
giáo, đặc biệt là các thầy, cô giáo chủ nhiệm nên có những cách thức nào để đến
gần hơn với học sinh trên mạng xã hội, để hiểu được những khao khát, nguyện
vọng, những tâm tư, tình cảm của các em?
4.2.1. Làm mới trang Facebook của trường THCS …………………:
Trang Facebook của trường được lập ra cách đây hơn ba năm tuy nhiên hoạt
động chưa được hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại trang mới chỉ có hơn 1500
lượt like và hầu hết trong số đó là các học sinh đã từng học tại trường. Các bài
đăng trên trang rất thưa thớt, chủ yếu là mang tính chất thơng báo: thay đổi thời
khóa biểu, lịch thi, lịch học…. Các bài đăng cũng nhận được rất ít lượt like của
17



các em, có khi chỉ là vài chục lượt like. Đây là trang Facebook chính thức của
nhà trường nên quản trị viên cần đầu tư hơn nữa để nội dung các bài đăng, các
bài chia sẻ phong phú và hữu ích hơn.
4.2.2. Lập một trang ………………. confessions để học sinh tham gia có
thể đăng tải lên trang những bí mật hay bất cứ điều gì mình muốn nói nhưng
khơng lộ danh tính. Tại đây các bạn học sinh có thể nói lên những nguyện vọng,
những đề đạt của mình với nhà trường, với thầy cô, với bạn bè. Các thầy cô nên
là người quản trị trang mạng này để lắng nghe ý kiến của các em và cũng để
chọn lọc những ý kiến hay đăng công khai cho mọi người biết.
4.2.3. Các thầy, cơ chủ nhiệm có thể tổ chức một buổi ngoại khóa về
“mạng xã hội” cho các em học sinh ngay khi các em mới bước chân vào trường
THCS. Các thầy, cơ tổ chức như một buổi nói chuyện gần gũi, cởi mở với các
em về một số vấn đề như:
- Cư xử hợp lý: Luôn cư xử tốt trong môi trường trực tuyến và đối xử với
người khác theo cách em muốn được mọi người đối xử. Nếu ai đó nói hoặc làm
điều gì khiến em phiền lịng thì bạn đừng trả lời, vì điều này làm mọi việc trở
nên tồi tệ và có thể trở thành xung đột ngồi đời thực. Thay vì đáp trả, người
dùng mạng nên chặn người này trong danh sách bạn bè đồng thời tâm sự với
người thân và báo cáo trường hợp trên với ban quản trị trang web. Nếu bị bắt nạt
trực tuyến, em có thể thu thập bằng chứng rồi đưa chúng cho người lớn bằng
cách chụp ảnh màn hình, lưu lại các bức ảnh và email.
- Bảo mật thông tin cá nhân: Mạng xã hội vốn rất phức tạp, do vậy các
em nên cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ những thông tin như nơi ở, địa chỉ email
hoặc trường học trên hồ sơ cá nhân, khi nói chuyện trực tuyến. Những thơng tin
cá nhân của em có thể được chia sẻ với nhiều người khác và bạn sẽ khó kiểm
sốt được việc này.
- Sử dụng mật khẩu có độ bảo mật cao: Đây là cách giúp các em khi
dùng bảo vệ bản thân khỏi tin tặc. Hãy sử dụng cả chữ hoa và chữ thường cùng
các con số trong mật khẩu và không chia sẻ mật khẩu với người khác, kể cả bạn

bè.
- Không nên tiết lộ danh tính của mình với bất cứ ai: Nhiều người nghĩ
rằng mình biết rất rõ về một người bạn trên mạng, tuy nhiên trong mơi trường
trực tuyến, việc nói dối rất dễ dàng. Ngay cả khi một ai đó cho em xem hình ảnh
hoặc video của họ, đó có thể là ảnh của người khác hoặc là ảnh giả. Do vậy, nên
suy nghĩ cẩn trọng và không tiết lộ danh tính thật với những người mình nói
chuyện và quen trên mạng.
- Thiết lập chế độ riêng tư: Thay đổi thiết lập riêng tư, chỉ nên để bạn bè
mới có thể đăng thông tin và xem thông tin mà em chia sẻ trên các trang xã hội.

18


Đồng thời, thường xuyên kiểm tra thiết lập riêng tư bởi các trang web thường
cập nhật thông tin, thay đổi chế độ thiết lập ban đầu của người dùng.
- Luôn đề cao bản năng phòng vệ cá nhân: Nếu em cảm thấy có điều gì
đó khơng ổn, suy nghĩ này hồn tồn có thể đúng. Em khơng phải làm bất kỳ
điều gì em khơng muốn. Nếu cảm thấy khơng thoải mái với điều mà người khác
nói hoặc u cầu mình làm bất cứ việc gì trên mạng xã hội, phịng chat, tin nhắn
nhanh (Instant Messenger) hoặc qua webcam... hãy chặn họ và tìm phương pháp
giải quyết phù hợp (thơng báo cho bố mẹ, tâm sự với thầy cô hoặc chia sẻ với
những người bạn thân thiết nhất về sự bất an đó).
- Cân nhắc trước khi đăng bài: Nên cân nhắc kỹ trước khi điền vào các
mẫu đơn trực tuyến, cập nhật trạng thái hoặc đăng ảnh và video của em hay bạn
bè. Em nên suy nghĩ xem những ai có thể đọc thơng tin bạn đăng tải trực tuyến
bởi một khi em đã chia sẻ thông tin, em rất dễ mất kiểm sốt chúng.
- Khơng nên một mình đi gặp người bạn quen qua mạng: Nếu em đã
kết bạn trực tuyến với một ai đó và quyết định gặp mặt hãy đi cùng một người
lớn mà em tin tưởng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Kiểm tra các tài khoản và hồ sơ cũ của mình: Nếu có tài khoản trên

một trang web nhưng khơng cịn sử dụng, em nên quay lại và kiểm tra thiết lập
riêng tư của mình cũng như việc thơng tin và hình ảnh cá nhân của em đang
được chia sẻ với những ai. Tốt nhất em nên đóng tài khoản khi khơng sử dụng
nó nữa.
- Tâm sự với người thân khi cảm thấy bất an: Bất cứ khi nào em nhìn
thấy điều gì trên mơi trường trực tuyến làm em buồn hoặc có chuyện gì xảy ra
khiến em cảm thấy khó chịu, hãy tâm sự với một người lớn mà em tin tưởng để
tìm ra cách giải quyết phù hợp.
- Đưa ra những quy định về việc sử dụng điện thoại khi đến trường:
Học sinh được mang điện thoại đi học nhưng khơng được sử dụng trừ khi có
việc cần thiết, đặc biệt là trong giờ học.
+ Hiện nay, hầu hết mọi học sinh sử dụng Internet đều có một tài khoản
Facebook và mỗi tập thể lớp đều có một nhóm, gọi là nhóm lớp trên Facebook.
Để theo dõi và thấu hiểu được các em học sinh hơn các thầy, cô chủ nhiệm nên
tham gia vào nhóm lớp và kết bạn với các em.
+ Trên trang của nhóm lớp các thầy cơ có thể chia sẻ với các em những
điều hay, những điều bổ ích trên mạng xã hội, những trang mạng xã hội mà các
em có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Chia sẻ với các em những suy
nghĩ của các thầy cô về lớp hàng ngày, hàng tuần. Qua đó động viên, cũng như
nhắc nhở các em kịp thời, giúp các em thực hiện tốt hơn nội quy của trường, của
lớp, chú ý hơn đến việc học của bản thân. Bên cạnh đó, trang nhóm lớp cũng là

19


nơi các thầy, cô thông báo với học sinh về những thay đổi lịch học, thời khóa
biểu, nhưng thơng báo cần thiết một cách nhanh và hiệu quả nhất.
+ Các thầy, cô kết bạn với tất cả học sinh của mình, ngồi việc sẽ thấu
hiểu được những tâm tư, tình cảm, quan điểm của các em. Cịn có thể nắm được
các hoạt động và thời gian của các em tham gia trên mạng xã hội. Các thầy, cô

biết được hôm nay học sinh của mình đi đâu, làm gì và suy nghĩ gì…. Ngược
lại, học sinh kết bạn với các thầy, cơ sẽ hạn chế được những thói quen xấu trên
mạng xã hội, các em luôn ý thức được rằng ln có thầy cơ dõi theo mình. Tuy
nhiên để duy trì được điều này các thầy, cơ cũng nên có những động thái khéo
léo, quan tâm có chừng mực đến các em để tránh làm các em cảm thấy luôn bị
theo dõi, quản lí.
4.3. Về phía học sinh: để nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội, các bạn
học sinh nên nhắc nhở nhau, chia sẻ với nhau những điều nên làm và không nên
làm trên mạng xã hội. Thể hiện thái độ đúng mực, rõ ràng trên mạng xã hội
trước những bài đăng, những chia sẻ của bạn bè để việc sử dụng mạng xã hội trở
nên có văn hóa hơn. Ngồi ra, các bạn học sinh có thể lập nên các diễn dàn, các
nhóm trao đổi về học tập và các vấn đề trong cuộc sống. Đây là điều mà các bạn
học sinh trường THCS ……………….. còn nhiều hạn chế.
5. Chứng minh kết quả khi áp dụng giải pháp
Ứng dụng giải pháp nghiên cứu với bản thân, với các bạn học sinh trường
THCS ……………….. trong thời gian qua, cụ thể là tập thể lớp ………….,
chúng em nhận được nhiều chuyển biến đáng ghi nhận.
5.1. Hầu hết các bạn trong lớp đã có ý thức hơn trong việc sử dụng mạng
xã hội.
- Từ đầu năm học đến nay, 98% các bạn học sinh không sử dụng điện thoại khi
đến lớp. 100% các bạn học sinh không sử dụng điện thoại trong giờ học.
- 90% các bạn học sinh đã dần sửa được thói quen sử dụng mạng xã hội tràn lan
khiến bố mẹ n tâm hơn.
- Khơng có trường hợp nào các bạn học sinh trong lớp có thái độ, hành vi vô lễ,
không đúng mực trên mạng xã hội.
5.1. Kết quả tu dưỡng và học tập có bước tiến vượt bậc
- Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc các bạn học
sinh trong lớp tập trung học tập hơn, ngoan hơn, thực hiện tốt mọi nội quy của
trường, của lớp hơn. Chính vì vậy trong đợt thi đua thứ nhất năm học …………
lớp ……….. đã giành vị trí xếp thứ nhì tồn trường với điểm trung bình là

………….
- Cơ giáo chủ nhiệm ……………. là người được tất cả các em học sinh tín
nhiệm và tin u, 100% các bạn trong lớp có tài khoản Facebook đều kết bạn
với cô, đều chia sẻ, nhờ cô tư vấn những vấn đề trong học tập, trong tình cảm
20



×