Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nuôi thương phẩm hàu Muỗng tại Bình Định pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.61 KB, 5 trang )

NUÔI THƯƠNG PHẨM HẦU MUỖNG – BĐ.
Hầu có rất nhiều giá trị không những về mặt dinh dưỡng, y học mà còn cải thiện
môi trường sinh thải. Thịt hầu tươi là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất
kẽm, chất béo thấp, không chứa các cholesteron xấu, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường
sinh lực cho nam giới, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, hàu lọc các cặn bã
hữu cơ lơ lửng trong nước nên có tác dụng làm sạch môi trường.
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 134 km bờ biển và 2 đầm nước lợ
mặn lớn là: đầm Đề Gi (1.200 ha) và đầm Thị Nại (hơn 5.000 ha) với nguồn lợi hải sản
rất phong phú. Trong đó hàu muỗng (Crassostrea sp) là đối tượng phân bố tự nhiên tại
hai đầm. Nghề khai thác và nuôi hàu đã mang lại sinh kế cho nhiều người dân trong
vùng. Loài hàu này đã trở thành thương hiệu của người dân không những trong tỉnh mà
còn ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây do tình trạng khai thác hàu quá mức,
không có chọn lựa nên sản lượng hàu đã giảm dần so với trước. Một số hộ dân đã bắt đầu
thiết lập hệ thống nuôi để đáp ứng cho thị trường nhưng kết quả mang lại còn thấp. Đứng
trước tình hình đó, chúng ta cần có những giải pháp thích hợp để duy trì và tái tạo nguồn
lợi, ổn định môi trường sinh thái và tạo nghề nuôi mới trong nhân dân. Một trong những
giải pháp đó là phát triển nuôi từ con giống sinh sản nhân tạo.
Phương pháp nghiên cứu:
• Thử nghiệm ương con giống hàu Muỗng, thời gian ương từ 1 – 1,5 tháng tại đầm Thị Nại
và đầm Đề Gi.
• Thử nghiệm nuôi thương phẩm hàu Muỗng từ con giống bám đơn tại đầm Thị Nại và
đầm Đề Gi.
Kết quả nghiên cứu:
 Kết quả thử nghiệm ương con giống:
Điều kiện tự nhiên phù hợp: Nguồn nước: sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn do hóa
chất và chất thải sinh hoạt của dân cư; Độ mặn: 10 – 25 ‰ nhưng thích hợp nhất từ 15 –
25 ‰; Độ trong (cm): phù hợp cho sự phát triển của hàu < 50 cm; Độ pH: 7,5 – 8,5;
Nhiệt độ: 20 – 30
0
C; Độ sâu: >1,2 m (trong đìa) và > 2 m (ngoài đầm); Chất đáy: cát, cát


bùn, cát bùn pha lẫn vỏ động vật thân mềm hoặc san hô vụn.
Tăng trưởng: Hàu tăng trưởng nhanh. Con giống bám đơn ban đầu tương đối đồng đều
về kích cỡ (5 – 7 mm về chiều cao), sau 50 ngày ương hàu giống đạt kích thước từ 27 –
30 mm về chiều cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân 0,438 mm/con/ngày đến 0,476
mm/con/ngày. Cụ thể theo bảng 1 sau đây:
Bảng 1. Tăng trưởng của hàu Muỗng khi ương tại hai đầm Đề Gi và Thị Nại.
Thời gian
TN (ngày)
Chiều cao (mm)
Đầm Đề Gi Đầm Thị Nại
Trong đìa Ngoài đầm Trong đìa Ngoài đầm
1 60,3 60,3 60,3 60,3
10 9,5 1,24 10,12 1,91 11,340,124 10,90,206
20 11,5 2,07 11,81 1,49 13,71 0,172 12,50,105
30 15,681,94 18,151,98 18,031,192 18,310,606
40 21,681,97 22,751,7 23,250,805 23,810,544
50 28,092,1 27,93,42 29,810,67 29,430,8
Tỷ lệ sống: Thể hiện đầy đủ trong bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Tỷ lệ sống của hàu Muỗng khi ương tại hai đầm Đề Gi và Thị Nại.
Thời gian
TN (ngày)
Tỷ lệ sống (%)
Đầm Đề Gi Đầm Thị Nại
Trong đìa Ngoài đầm Trong đìa Ngoài đầm
1 100 100 100 100
10 90,20,5 89,20,45 89,10,5 880,4
20 83,20,6 82,30,55 85,30,6 81,10,3
30 760,4 750,45 780,47 740,33
40 700,45 680,56 71,20,7 690,6
50 620,5 600,3 610,2 59,60,5

Tỷ lệ sống của hàu sau 50 ngày ương khi ương trong đìa và ngoài đầm ở hai đầm
Đề Gi và Thị Nại tương ứng là: 620,5; 600,3 và 610,2; 59,60,5. Tỷ lệ sống này đạt yêu
cầu đề ra (tỷ lệ sống dự kiến trong đìa 60 % và 55% ngoài đầm).
 Kết quả thử nghiệm nuôi thương phẩm:
Điều kiện tự nhiên phù hợp: Nguồn nước: sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn do hóa
chất và chất thải sinh hoạt của dân cư; Độ mặn: 10 – 25 ‰ nhưng thích hợp nhất từ 15 –
25 ‰; Độ trong (cm): phù hợp cho sự phát triển của hàu < 60; Độ pH: 7,5 – 8,5; Nhiệt
độ: 20 – 30
0
C; Độ sâu: từ vùng trung triều tới độ sâu -3m, khi thủy triều thấp nhất 0,7 –
1m; Chất đáy: cát, cát bùn, cát bùn pha lẫn vỏ động vật thân mềm hoặc san hô vụn.
Tăng trưởng:
Nguồn con giống từ mô hình ương trong đìa với kích cỡ tương đối đồng đều, khỏe
mạnh, có dạng như cái muỗng, Với nguồn giống như vậy đưa ra nuôi thương phẩm, hàu
tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao.
Bảng 3. Tăng trưởng chiều cao (mm) của hàu Muỗng nuôi tại đầm Thị Nại và Đề
Gi với hai hình thức nuôi nổi và đáy.
Thời gian
TN
(tháng)
Chiều cao (mm)
Đầm Đề Gi Đầm Thị Nại
Nuôi nổi Nuôi đáy Nuôi nổi Nuôi đáy
1 28,81 2,69 28,81 2,69 28,81 2,69 28,81 2,69
2 43,84 4,29 45,03 4,96 42,56 3,59 46,71 4,6
3 53,31 3,57 54,53 3,57 53,96 3,6 59,46 4,13
4 58,65 5,1 60,87 5,7 58,31 4,5 63,09 5,7
5 66,5 6,23 67,65 6,83 66,09 4,03 66,59 4,3
6 72,56 6,23 72,87 5,72 71,25 6,9 71,28 6,48
7 73,46 4,88 74,81 3,8 74,59 6,7 74,28 5,75

8 78,62 5,13 77,86 7,1 76,65 5,2 76,4 5,59
Sau 8 tháng nuôi, hàu đạt kích thước trung bình về chiều cao 70 – 80 mm/con. Tốc
độ tăng trưởng bình quân ở đầm Đề Gi và Thị Nại với hai hình thức nuôi nổi và nuôi đáy
lần lượt là: 0,208 mm/con/ngày; 0,204 mm/con/ngày và 0,199 mm/con/ngày; 0,198
mm/con/ngày. Như vậy, hàu nuôi ở đầm Đề Gi có tốc độ tăng trưởng cao hơn ở đầm Thị
Nại nhưng không đáng kể.
Tỷ lệ sống:
Bảng 4. Tỷ lệ sống hàu Muỗng nuôi ở hai đầm Đề Gi và Thị Nại
Thời gian
TN
(tháng)
Tỷ lệ sống (%)
Đầm Đề Gi Đầm Thị Nại
Nuôi nổi Nuôi đáy Nuôi nổi Nuôi đáy
1 100 100 100 100
2 89 0,5 90 0,6 82 0,5 92 0,4
3 77 0,6 81 0,45 76 0,6 85 0,3
4 64 0,4 75 0,55 68 0,47 78 0,33
5 56 0,5 67 0,45 52 0,2 66 0,5
6 45 0,7 51 0,3 47 0,34 58 0,17
7 35 0,6 46 0,11 38 0,4 47 0,2
8 18 0,8 38 0,45 20 0,5 39 0,13
Dựa vào bảng 4, ta thấy tỷ lệ sống hàu Muỗng giảm theo thời gian nuôi, năm
tháng đầu tỷ lệ sống đạt trên 50 %. Tuy nhiên, sang các tháng sau thì tỷ lệ sống giảm
đáng kể, đặc biệt hầu nuôi nổi giảm mạnh nhất, ở đầm Đề Gi tỷ lệ sống chỉ còn 180,8 %
còn đầm Thị Nại thì 200,5 %. Hàu nuôi đáy thì tỷ lệ sống tháng thứ 8 có cao hơn, 380,45
% ở đầm Đề Gi và đầm Thị Nại là 390,13 %.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình thử nghiệm và khả năng nhân rộng
trong dân


×