Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tài liệu li luận potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.71 KB, 3 trang )

1. Mục đích
Mục đích nhằm nâng cao được chất lượng dạy học ở THPT, cụ thể là nhằm
làm
cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nắm kiến thức vững chắc hơn, vận dụng
được
các kiến thức trong thực tế có hiệu quả hơn; các kỹ năng thực hành và trí tuệ
được
hình thành và phát triển cao hơn; các phẩm chất, các giá trị quan trọng của
người
học sinh được hình thành, củng cố và phát triển mạnh mẽ hơn.
2. Định hướng đổi mới
Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục
và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sang tạo
của
người học. từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp
hiện đại
vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu
cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.”
Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thong phải
phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập
cho học sinh”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2100 (Ban hành kèm theo Quyết định số
201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ),



mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ
việc
truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người đọc
chủ
động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương
pháp tự
học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng
hợp;
phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ
của học
sinh, sinh viên trong quá trình học tập, …”
Dựa vào trên, việc đổi mói phương pháp dạy học ỏ trường trung học phổ
thông
được diễn ra theo bốn hướng chủ yếu:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc
trung học”
134 (138)
Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là cơ
bản,
chủ yếu, chi phối đến ba hướng sau.
3. Cách thức đổi mới
a. Dạy học trung học phổ thông theo định hướng đổi mới trên được tiến hành
theo cách thức: giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điều
khiển; học sinh tích cực, tự giác, củ động làm việc với các nguồn tri thức

dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Cách dạy học như vậy có thể được biểu diễn
theo mô hình 1.
b. Đổi mới toàn diện các yếu tố của quá trình dạy học. Quá trình dạy học
được tạo thành từ các yếu tố: mục đích, nội dung, thầy và hoạt động dạy
(phương pháp, hình thức), trò và hoạt động học (phương pháp, hình thức),
phương tiện, kết quả. Tất cả các yếu tố này tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ
chặt chẽ với nhau, trong đó mục đích quyết định đến nội dung và phương
pháp, nội dung quyết định đến phương pháp, phương tiện và đến lượt mình,
phương pháp và phương tiện dạy học có tác động tích cực (hay tiêu cực)
đến thực hiện mục đích và nội dung dạy học. Việc đổi mới PPDH cần phải
được xem xét ở tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục, dạy học trong một
chỉnh thể thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau.
c. Đổi mới soạn giáo án và dạy học trên lớp.
Việc dạy học theo cách thức mới như vậy, đối với giáo viên đứng lớp, đòi hỏi
phải thay đổi khâu soạn giáo án và tổ chức dạy học trên lớp.
- Soạn giáo án:
+ Quan tâm cả kiến thức, lẫn phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức
tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá;
+ Tập trung chủ yếu vào hoạt động của HS với các nguồn tri thức dưới sự
hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của GV.
- Dạy học trên lớp:
+ HS làm việc với các nguồn tri thức theo cá nhân, nhóm,lớp. GV tổ chức,
hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của HS.
+ Những kiến thức khó, then chốt, hoặc HS không tự làm được – GV giảng
giải, làm rõ.
Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:
- Quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho người học ý thức đầy đủ và sâu sắc mục
đích, nhiệm vụ học tập nói chung và từng môn học nói riêng để họ xác định đúng động
cơ và thái độ học tập.
- Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ý

tưởng và những thắc mắc của mình, đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán,
tác phong độc lập suy nghĩ, chống lối học vẹt, học đối phó, chủ nghĩa hình thức trong
học tập.
- Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác
nhau, đặc biệt tăng dần tỷ trọng mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết những bài tập nhận
thức.
- Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học.
- Cần kết hợp tính tự giác, tính tích cực học tập với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm
trong học tập của người học, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá việc
lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học.
- Hình thành cho người học những thao tác tư duy, những hành động thực hành,những
biện pháp hoạt động sáng tạo và tạo điều kiện cho họ thể hiện khả năng hoạt động sáng
tạo trong quá trình nghiên cứu, học tập những cơ sở khoa học, nghệ thuật và lao động

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×