Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Bảo hiểm thất nghiệp, những kinh nghiệm và tham chiếu cho việt nam từ thực tế một số nước phát triển trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.57 KB, 49 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa tới nay, lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính
đáng nhất và lớn nhất của con người nhằm đáp ứng quá trình phát triển xã
hội. Nhà lý luận chính trị hay cịn là một triết gia, một nhà khoa học người
Đức thế kỷ 19, Ph.Ăng Ghen đã khẳng định “lao động là điều kiện cơ bản đầu
tiên của toàn đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó
chúng ta phải nói rằng: lao động đã tạo ra chính bản thân con người”. Nhu cầu
“lao động” tưởng chừng đơn giản, song trong điều kiện kinh tế thị trường
không phải ai cũng được đáp ứng và đáp ứng một cách đầy đủ. Muốn được
lao động, người lao động phải làm việc để từ đó tạo ra của cải vật chất và tạo
ra thu nhập nuôi sống mình và gia đình. Nhưng để có được việc làm phù hợp
với năng lực, trình độ và ngành nghề đào tạo của mình thì khơng phải người
lao động nào cũng dễ tìm kiếm. Bởi vì, nguồn lao động xã hội thường tăng
nhanh hơn cơ hội việc làm, do đó ln có một bộ phận người lao động thiếu
hoặc khơng có việc làm. Những người khơng có việc làm thực chất họ đang bị
thất nghiệp.
Thất nghiệp là vấn đề mang tính tồn cầu, vấn đề này khơng loại trừ
một quốc gia nào cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay nước công
nghiệp phát triển. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, nó khơng chỉ ảnh hưởng
đến chính thu nhập và đời sống của người lao động mà nghiêm trọng hơn là
còn ảnh hưởng đến hầu hết các mặt kinh tế- chính trị- xã hội của mỗi quốc
gia. Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội khơng ổn định; hiện tượng lãn
cơng, bãi cơng, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện
tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện
hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng

1


bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên


biến động về chính trị.
Quan trọng hơn, ở các nước có nền kinh tế thị trường như nước ta, thu
nhập chủ yếu của người lao động thường gắn với việc làm. Khi không cịn
việc làm, thu nhập đương nhiên cũng khơng cịn. Khi đó người lao động và
gia đình họ có nguy cơ rơi vào cảnh túng quẫn, bị bần cùng hoá. Để khắc
phục tình cảnh này, bản thân người lao động phải tích cực tìm chỗ làm việc
mới. Đây là biện pháp khá năng động, có tính cá nhân. Tuy nhiên, khơng phải
ai và lúc nào cũng có thể tìm được việc làm ngay, vì thất nghiệp thường song
hành với thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất kinh doanh, nên khó tạo ra chỗ làm việc mới cho người
lao động. Một biện pháp khác có tính xã hội cao, là nhà nước tổ chức bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động. BHTN xét về mặt xã hội là
biện pháp có tính thụ động, nhưng lại có ý nghĩa tích cực đối với từng cá nhân
người lao động khi bị thất nghiệp, giúp được họ có một khoản thu nhập bù
đắp lại mức thu nhập đã bị mất do bị mất việc làm; tạo điều kiện cho họ sớm
quay trở lại thị trường lao động, tránh khơng bị rơi vào tình cảnh túng quẫn.
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta cũng xây dựng chính sách về Bảo hiểm
thất nghiệp ( BHTN), và chính thức có hiệu lực vào 01/01/2009, và cũng được
bổ sung, chỉnh sửa qua từng năm thực hiện với những thành cơng nhất định,
tác động tích cực tới các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, chính
sách đó vẫn cịn đang gặp nhiều bất cập và khó khăn trong q trình thực
hiện. Chính vì vậy em chọn vấn đề “Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp” để làm đề tài nghiên cứu cho mơn
học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:

2



Nghiên cứu nhằm tìm hiểu chi tiết về hệ thống chính sách BHTN, thực
trạng việc thực hiện chính sách tại Việt Nam hiện nay, góp phần giải quyết
những rào cản trong xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý thyết cho việc nghiên cứu chính sách BHTN tại Việt
Nam hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam. Qua đó nêu ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách BHTN
của Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Chính sách BHTN tại Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu nội dung chính sách BHTN tại Việt Nam
theo những số liệu mới nhất tính đến thời điểm tháng 11/2020
Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách BHTN tại nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận: Quan điểm của Đảng, nhà nước ta về thực hiện chính
sách BHTN đối với người lao động
- Cơ sở thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là tổng
hợp, phân tích tài liệu.
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu thành 2 chương và 6 tiết.

3


NỘI DUNG
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Chính sách
- Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như
sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực
cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc
vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
- Theo James Anderson: “Chính sách là một q trình hành động có
mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn
đề mà họ quan tâm”.
Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các
nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để g ngải quyết một vấn đề nào đó thuộc
phạm vi thẩm quyền của mình.
- Chính sách xã hội
Chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước đề cập và giải quyết các
vấn đề xã hội tức là giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội, liên
quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư, đó là những
vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia.
1.2.2. Thất nghiệp
- Theo nghĩa rộng, thất nghiệp là một trạng thái người lao động tách khỏi
tư liệu sản xuất, khi đó tính năng động chủ quan và tiềm năng của người lao
động không được phát huy, gây ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế xã hội.
Theo nghĩa hẹp, thất nghiệp là chỉ hiện tượng xã hội mà những người lao động

4


có năng lực làm việc, nằm trong độ tuổi lao động theo quy định, có mong

muốn được làm việc, bị mất việc hoặc chưa tìm được việc làm có thù lao.
- Khái niệm thất nghiệp đã được bàn đến trên thế giới trong suốt thế kỷ
XX. Ngay sau khi thành lập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) “Thất nghiệp là
việc ngừng thu nhập do khơng có khả năng tìm được một việc làm thích hợp
trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc”. Ba
mươi năm sau, ILO lại đưa ra khái niệm về “người thất nghiệp” và khái niệm
này đã được đón nhận rộng rãi ở cộng đồng quốc tế: “Người thất nghiệp bao
gồm toàn bộ số người ở độ tuổi làm việc theo quy định trong thời gian điều
tra, có khả năng làm việc, nhưng khơng có việc làm và vẫn đang đi tìm kiếm
việc làm”.
- Ở Việt Nam thuật ngữ “thất nghiệp” đã được đề cập trong những văn
kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước trong suốt mấy kỳ đại hội gần đây, thể
hiện như một cảnh báo xã hội trong các Chiến lược phát triển KT - XH các
giai đoạn 2001- 2010 và 2010 - 2020. Năm 2006, khái niệm “người thất
nghiệp” ở Việt Nam đã được luật hóa và trở thành một thuật ngữ pháp lý tại
Khoản 4, Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội là: “người đang đóng bảo hiểm
thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng
chưa tìm được việc làm”. Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội chỉ tính người thất
nghiệp trong phạm vi những lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì ở
Việt Nam các chỉ báo về “người thất nghiệp” sẽ chỉ thể hiện được một phần
lực lượng lao động hiện khơng có việc làm. Vì vậy, ở Việt Nam 2 khái niệm
“người khơng có việc làm” và “người thất nghiệp” ln song song tồn tại
nhưng khơng hồn tồn trùng khớp với nhau.
Như vậy ở nghiên cứu này, chúng ta sử dụng khái niệm thất nghiệp khi
nghiên cứu về chính sách Bảo hiểm thất nghiệp theo quan điểm Chính phủ
nước ta “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, có nhu cầu việc làm, đang khơng có việc làm, với điều kiện người này
có tham gia Bảo hiểm thất nghiệp”
5



1.1.3. Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp để giải quyết tình trạng
thất nghiệp, nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời
gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm cơng
việc mới
- Dưới góc độ pháp lý, chế độ BHTN là tổng thể các quy phạm pháp
luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả TCTN để bù đắp
thu nhập cho NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất
nghiệp trở lại làm việc.
1.1.4. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Chính sách BHTN là sự tác động của nhà nước tới các đối tượng tham
gia BHTN thơng qua các biện pháp, cơng cụ chính sách nhằm mục tiêu an
sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế.
- Cần phải hiểu rõ 3 vấn đề của chính sách BHTN:
Thứ nhất, chính sách BHTN là một chính sách cơng
Thứ hai, đối tượng của chính sách là những người lao động tham gia
đóng BHTN và chủ sử dụng lao động. Chỉ những người lao động tham gia
đóng BHTN bị thất nghiệp mới được hưởng lợi từ chính sách. Chủ sử dụng
lao động được coi là đối tượng của chính sách BHTN khi họ phải tuân thủ
những quy định của Nhà nước về nghĩa vụ đóng góp tài chính hỗ trợ cho
người lao động trong trường hợp bị thất nghiệp
Thứ ba, các biện pháp, cơng cụ chính sách được Nhà nước sử dụng bao
gồm các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ trác nhiệm của những người tham
gia BHTN, chủ sử dụng lao động, quy định về nguồn tài chính, chế độ BHTN,

Chính sách BHTN khơng chỉ bao hàm chế độ BHTN ( những quy định
về mức đối tượng, điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng trợ
cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn tìm việc làm, đào tạo nghề và bảo hiểm y tế) mà


6


cịn có cả các quy định về đối tượng tham gia nguồn hình thành quỹ và các tổ
chức chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách BHTN.
1.2. Vai trị của bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Bảo hiểm thất nghiệp có vai trị khơng chỉ đối với cá nhân người lao
động, doanh nghiệp mà cịn đóng vai trò thăng bằng trong nền kinh tế
- Đối với người lao động: Bảo hiểm thất nghiệp có hai chức năng chủ
yếu: chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích. Trợ cấp thất nghiệp chính
là khoản được sử dụng để giúp người lao động có được một cuộc sống tương
đối ổn định sau khi bị mất việc. Đó là khoản tiền trợ cấp cần thiết để giúp đỡ
những người thất nghiệp có cuộc sống ổn định khi bị mất việc làm. Ngồi
khoản tiền được hưởng thì cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp cũng tạo cơ
hội về công việc để họ có thể tiếp tục tìm kiếm các cơng việc khác để có thu
nhập. Chính cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp đã tạo ra chỗ dựa về vật
chất và tinh thần cho những người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc
làm ổn định được cuộc sống.
Với chức năng khuyến khích, bảo hiểm thất nghiệp kích thích người
thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Do đó, bảo hiểm thất
nghiệp vừa là cơng cụ góp phần giải quyết thất nghiệp, vừa là một chính sách
xã hội rất quan trọng.
-

Đối với người sử dụng lao động: do có bảo hiểm thất nghiệp, nên

khi thất nghiệp xảy ra; họ không phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất
việc làm cho người lao động, do đó gánh nặng kinh tế, tài chính của họ cũng
sẽ được chia sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc
làm, họ không cần phải mất một khoản chi để giải quyết chế độ cho những

người lao động nghỉ việc. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải
thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp. Hơn nữa, khi người lao
động biết rõ việc được trợ cấp thất nghiệp, họ sẽ yên tâm làm việc hơn. Điều
này khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất.
7


-

Đối với xã hội: chế độ trợ cấp thất nghiệp là một chính sách xã

hội. Nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ tạo ra sự ổn định về mặt xã hội và
ngợc lại nó làm cho xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, mất ổn định.
Thất nghiệp tác động rất lớn đến tinh thần, tâm lý. Để ngăn chặn và hạn
chế những hành vi tiêu cực có thể xảy ra khi người lao động bị mất việc làm,
thì có lẽ khơng có biện pháp nào phát huy tác dụng nh chính sách trợ cấp thất
nghiệp. Rõ ràng với chính sách này người lao động cũng yên tâm phần nào
về cuộc sống để dồn sức lo tìm kiếm một cơng việc mới, ổn định dần và tiến
đến việc cải thiện đời sống của gia đình mình trong tơng lai.
-

Đối với Nhà nước: bất kỳ một quốc gia nào, vào thời gian nào

cũng tồn tại một đội quân thất nghiệp với mức độ và tỷ lệ khác nhau. Thờng
trong giai đoạn hng thịnh của nền kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp thấp và trong
giai đoạn khủng hoảng thì tỷ lệ này sẽ cao. Nếu có bảo hiểm thất nghiệp, gánh
nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi thất nghiệp xảy ra. Mặt khác, khi đã có trợ
cấp thất nghiệp, Nhà nước khơng cịn phải lo đối phó với các cuộc biểu tình,
khơng phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các tệ nạn xã hội, tội phạm do

nguyên nhân thất nghiệp gây ra.
1.3. Sự cần thiết cần phải có chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam
Sức ép về việc làm đối với nước ta còn rất lớn. Vẫn còn một tỷ lệ cao
số lao động cha có việc làm hay nói cách khác họ bị thất nghiệp. Trong khi
cha có bảo hiểm thất nghiệp để bù đắp một phần thu nhập do bị mất việc làm,
theo quy định của Bộ luật Lao động, khi người lao động chấm dứt hợp đồng
lao động thì được trợ cấp mất việc, hoặc trợ cấp thơi việc, do doanh nghiệp
chịu trách nhiệm thanh tốn 100%. Những quy định này bộc lộ một số nhợc
điểm sau:
-

Bộ luật Lao động có quy định về chế độ trợ cấp mất việc làm

(Điều 17) và trợ cấp thôi việc (Điều 42) nhưng chế độ này chưa đáp ứng được
yêu cầu chung của nền kinh tế thị trường, còn mang nhiều dấu ấn của thời kỳ
8


bao cấp, nên bất cập cho người sử dụng lao động, người lao động và Nhà
nước.
-

Tất cả các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho đến

nay đều chưa phải là chế độ bảo hiểm thất nghiệp, vì nó trả một lần cho người
thơi việc mà mức trả nhiều hay ít lại phụ thuộc vào số năm làm việc, mức tiền
lương, kinh phí chi trả trợ cấp này lại do doanh nghiệp trả, khơng mang tính
chất xã hội, không thể hiện trách nhiệm của cả 3 bên.
-


Khi có nhiều người thơi việc, mất việc làm là lúc doanh nghiệp

gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nên việc chi phí một khoản lớn trợ
cấp cho số đông người lao động thường là gánh nặng quá sức của doanh
nghiệp. Do vậy, hoặc là doanh nghiệp khơng sịng phẳng trả cho người lao
động, hoặc là trả rất nhỏ giọt.
-

Khi người lao động mất việc làm, trước mắt họ khơng có khoản

thu nhập nào ngồi việc trơng chờ vào khoản trợ cấp mất việc, thôi việc.
-

Đối với Nhà nước: khi doanh nghiệp không đủ tiền để trả trợ cấp

thôi việc thì ngân sách nhà nước phải đứng ra gánh vác trách nhiệm này. Nhà
nước cũng sẽ khó khăn về ngân sách khi nền kinh tế đình đốn, nhiều doanh
nghiệp phải sa thải lao động, do vậy việc chi trả trợ cấp cho lao động mất việc
trong doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ là một gánh nặng.
-

Do khơng có chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nên khơng có hệ thống

tổ chức để đăng ký, theo dõi người thất nghiệp một cách thường xuyên, cập
nhật từ dưới lên, nên không nắm được số người thất nghiệp, số người cần có
việc làm một cách cụ thể để giúp cho Nhà nước có chủ trơng chính sách chủ
động để giải quyết vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp.
Do vậy, cần sớm có một chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam,
khơng nên chỉ tìm các giải pháp tình thế. Để bảo hiểm thất nghiệp có tính khả

thi cao, chúng ta phải lựa chọn hình thức và bước đi thích hợp, làm từ đơn
giản đến phức tạp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần./.

9


1.4.1. Phân loại BHTN:
- Thứ nhất: phân loại theo loại hình BHTN của người tham gia BHTN.
+ BHTN bắt buộc.
+ BHTN tự nguyện.
- Thứ hai: phân theo thời gian cân đối và hạch toán quỹ BHTN.
+ BHTN ngắn hạn.
+ BHTN dài hạn.
1.4.2. Vai trị của chính sách BHTN:
Đối với người lao động, BHTN vừa giúp đỡ họ ổn định cuộc sống khi
bị mất việc làm thông qua việc trả TCTN vừa tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục
tham gia thị trường lao động. Tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho
NLĐ khi lâm vào tình trạng mất việc làm.
– Đối với người sử dụng lao động, gánh nặng tài chính của họ sẽ được
san sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không
phải bỏ ra một khoản chi lớn để giải quyết chế độ cho người lao động. Đặc
biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều người
lao động thất nghiệp.
– Đối với nhà nước, ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt chi phí khi nạn
thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về
tài chính cho nhà nước.
1.4.3. Đặc điểm của BHTN
2. Cơ sở lý luận:
2.1. Lý thuyết phương Tây
- BHTN khởi nguồn từ phương Tây nên những lý thuyết về bảo hiểm

thất nghiệp cũng bắt nguồn từ các dòng tư tưởng phương Tây.


Lý thuyết bảo hiểm thất nghiệp từ góc độ kinh tế học, bao gồm lý

thuyết kinh tế học phúc lợi, lý thuyết về “quản lý nhu cầu”, lý thuyết kinh tế
an sinh xã hội, lý thuyết “con đường thứ ba”.
10




Lý thuyết bảo hiểm thất nghiệp từ góc độ xã hội học bao gồm lý

luận chủ nghĩa lịch sử mới hay còn gọi là học phái lịch sử mới của Đức, học
thuyết của Các- Mác, học thuyết quyền lợi công dân.
Tóm lại, từ q trình phát triển về lý thuyết kinh tế và thực tiễn chế độ
của bảo hiểm thất nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ có thể thấy, quan niệm về
chế độ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành trên cơ sở của công bằng xã hội,
bảo đảm nhân quyền, bảo đảm kinh tế và thúc đẩy việc làm. Sự phát triển của
các lý thuyết này mang đặc điểm: Một là, các lý thuyết bảo hiểm thất nghiệp
đa phần đề cập tới hai nội dung triết học cơ bản là công bằng xã hội và phát
triển kinh tế. Hai là, các lý thuyết từng bước được mở rộng và hệ thống hoá.
Ba là, lý thuyết bảo hiểm thất nghiệp của phương Tây đã gợi mở xây dựng
mơ hình bảo hiểm thất nghiệp.
2.2. Lý thuyết tại Việt Nam
- Trải qua hàng loạt các cuộc chiến tranh, Việt Nam giành lại được độc
lập, chủ quyền, tự do dân tộc và bắt đầu bước vào thời kỳ lao động, sản xuất
khôi phục nền kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Trong quá
trình này Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được những vấn đề, hệ lụy mà

thất nghiệp mang lại, nên việc xây dựng chính sách BHTN ở Việt Nam là một
điều hết sức quan trọng và cần thiết.
- Từ trước đến nay, theo quan niệm của Bác Hồ, của Đảng cộng sản
Việt Nam, của nhân dân Việt Nam mục tiêu, đích đến của xây dựng, phát
triển đất nước ta nhằm tạo được xã hội “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” . Yếu tố “ dân chủ, công bằng” trong mục tiêu xây dựng đất
nước được coi là tư tưởng, đặc trưng quan trọng để xây dựng cũng như phát
triển chính sách BHTN .
3. Cở sở thực tiễn
Lịch sử xã hội loài người là tiến trình phấn đấu liên tục cho một cuộc
sống đầy đủ về vật chất, hạnh phúc về tinh thần. Trong lịch sử thế giới,nhiều
11


triều đại đã đặt mục tiêu trở thành nước mạnh để xưng bá, xưng hùng với
xung quanh,do đó đã thực hiện các cuộc chiến tranh đẫm máu và phi nghĩa.
Ngược lại, để trở thành một nước mạnh, nhiều nhà cầm quyền đã quan tâm
đến đời sống của người dân, quan tâm đến việc làm cho dân ngày một giàu có
hơn vì người ta hiểu rằng “đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
Nhìn chung, khát vọng giàu hơn, mạnh hơn, công bằng hơn, dân chủ hơn, văn
minh hơn là khát vọng của nhân loại.Cũng vì nó, ở mọi nơi, người ta đã đấu
tranh, phấn đấu liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử phấn đấu không
mệt

mỏi

cho

mục


tiêu

này.

Trong suốt những năm qua Đảng và nhà nước ta ln đề ra những
đường lối, chính sách nhằm đổi mới bộ mặt đất nước, phát triển đồng bộ kinh
tế, văn hóa xã hội, cố gắng cải thiện cuộc sống của người dân ngày càng cao
hơn. Một trong số những vấn đề nan giải hiện nay chính là thất nghiệp. Theo
thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội: tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi lao động ước tính ở quý 3/2018 là 2,2%, cao hơn quý
2/2018 là 0,3 %. Trong khi đó, lực lượng lao động đạt 55,2 triệu người, tăng
581.500 người so với cùng kỳ năm trước.
Cuộc sống của người lao động sẽ ra sao khi thất nghiệp? Làm sao để họ
có thể tiếp tục sống và trau dồi kỹ năng để tìm kiếm việc làm trong tương lai
với thực tế không việc làm, khơng tiền lương. Từ thực tế đó, chính sách
BHTN đã ra đời để hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp và giúp đỡ người mất việc làm ổn
định cuộc sống, giảm ảnh hưởng tiêu cực của thất nghiệp đến đời sống kinh tế
xã hội, Việt Nam đã lựa chọn cách thức xây dựng chính sách bảo hiểm thất
nghiệp. Chính sách dựa trên nguyên tắc hoạt động vì quyền lợi xã hội của
công dân, kết hợp hữu cơ giữa bảo đảm đời sống cơ bản và thúc đẩy tạo việc
làm cho người thất nghiệp, kết hợp giữa phát triển kinh tế và công bằng xã
hội, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của người lao động trong việc sáng

12


nghiệp, thể hiện trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và
vai trò hỗ trợ của nhà nước.


13


Chương II: CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM
1. Các văn bảo quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp:
- Luật Việc làm.
- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/3/2015 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
- Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
24/12/2014 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia
bảo hiểm thất nghiệp.
- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật việc làm và một
số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày
25/03/2

016 hướng dẫn thực hiện Khoản 6 Điều 32 của Nghị định số

28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp về việc thông báo biến
động lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Cơng an.
- Ngồi ra, cịn một số văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến
bảo hiểm thất nghiệp như: Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8 /2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng; Nghị định số 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/10/2015 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/ 2013 của

Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng; Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
14


thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp; Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp; Thông tư số 139/2015/TT-BQP ngày 16/12/2015 của
Bộ Quốc phòngvề hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số28/2015/
NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng;...
1.1. Đối tượng tham gia BHTN ( dựa theo khoản 3, điều 2 Luật Bảo
hiểm xã hội)
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:


Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời



Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.



Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất


hạn.

định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều
hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử
dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham
gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Trường hợp người đang giúp việc gia đình, hưởng lương hưu, trợ cấp
mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này theo các
loại hợp đồng quy định tại khoản 1 điều này không thuộc đối tượng tham gia
BHTN.
1.2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội:
- Là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười 10 người lao động trở
lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp: đơn vị Nhà nước; tổ chức
15


chính trị xã hội; doanh nghiệp thành lập theo luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư;
các hợp tác xã thành lập theo luật Hợp tác xã; các hộ kinh doanh cá thể; các
doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trển lãnh thổ Việt nam có sử dụng lao
động là người Việt Nam.
1.3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Được quy định tại điều 15 chương III, căn cứ theo Điều 81 Luật Bảo
hiểm xã hội, điều kiện được hưởng BHTN: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ
mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc
làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động; Đã đăng ký với cơ quan lao động khi
bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Chưa
tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao

động
1.4.Điều kiện hưởng, mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp:
*Điều kiện hưởng:
- So với các chế độ bảo hiểm khác, thì điều kiện để được hưởng BHTN
sẽ chặt chẽ, phải thỏa mãn các điều kiện sau:


Phải tham gia đóng BHTN trong một thời gian tối thiểu là 24



Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động.



Phải đăng kí thất nghiệp tại cơ quan lao động.



Phải sẵn sàng làm việc.

tháng.

Người thất nghiệp sẽ mất quyền hưởng BHTN trong các trường hợp
sau:


Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.




Bị sa thải do vi phạm kỷ luật lao động.



Từ chối không đi làm ( có thể là 3 lần) do cơ quan lao động giới

thiệu việc làm. Những công việc này có thể phù hợp với trình độ chun mơn
nghề nghiệp được đào tạo, phù hợp với sức khỏe. Trong thời gian đầu thất

16


nghiệp những cơng việc có mức tiền cơng bằng 80% tiền lương tiền công
dùng làm cơ sở để trả tiền thất nghiệp.
*Mức hưởng
- Kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải sau một thời gian nhất
định người thất nghiệp khơng thể tìm được việc làm mới được hưởng trợ cấp
thất nghiệp. Quy định này nhằm tiết kiệm tài chính đối với những trường hợp
thất nghiệp ngắn ngày và tái diễn gần nhau và đây cũng là thời gian để người
lao động đang đi tìm việc làm và hy vọng cơ quan mơi giới có thể tìm được
việc cho người đăng ký. Thời gian thích hợp ở nước ta là 30 ngày, vì với thời
gian người thất nghiệp có thể tìm được một cơng việc cụ thể
- Mức hưởng phải phụ thuộc và mức đóng và thời gian hưởng, đồng
thời đóng và thời gian hưởng BHTN cũng phụ thuộc vào mức hưởng.
- Để xác định được mức hưởng tương đối hợp lý phải:


Căn cứ vào sự tương quan giữa các loại bảo hiểm trong nước.




Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, khả năng đóng góp của

người lao động, người sử dụng lao động.
- Quy định tại điều 16 chương III:
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình qn tiền
lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước
khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
*Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời
gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời
gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội : 03 tháng, nếu có từ đủ 12 đến
dưới 36 tháng đóng BHTN; 06 tháng, nếu có từ đủ 36 đến dưới 72 tháng đóng
BHTN; 09 tháng, nếu có từ đủ 72 đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng,
nếu có từ đủ một 144 tháng đóng BHTN trở lên.
1.5. Hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm:

17


Theo Điều 17, Chương III, việc tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho
người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện
thông qua các cơ sở dạy nghề. Mức hỗ trợ học nghề bằng mức chi phí học
nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Thời gian được hỗ
trợ học nghề khơng q 6 tháng tính từ ngày người lao động được hưởng trợ
cấp thất nghiệp hằng tháng.
Điều 18, Chương III quy định, việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới
thiệu việc làm miễn phí cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp
do cơ quan lao động thực hiện thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.

Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động
được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian mà
người lao động đó được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của
Luật BHXH.
1.6. Thời điểm hưởng và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Điều 20,chương III quy định, Người lao động khi có đủ điều kiện
hưởng BHTN thì được hưởng các chế độ bảo BHTN tính từ ngày thứ 16 kể từ
ngày đăng ký
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định trong Nghị định này để
xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo
hiểm thất nghiệp được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho
đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động
theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức mà chưa hưởng trợ cấp thất
nghiệp.
1.7. Quy định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Theo điều 22, chương III, người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp hằng tháng sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông
báo hằng tháng với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm hoặc đang bị
tạm giam.
18


Việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ được thực hiện
vào tháng tiếp theo khi người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ
cấp thất nghiệp và tiếp tục thực hiện thông báo hằng tháng với cơ quan lao
động về việc tìm kiếm việc làm hoặc sau thời gian tạm giam, người lao động
vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
1.8.Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Điều 23, Chương III, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt

hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng trợ
cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự; hưởng lương hưu;
sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà
khơng có lý do chính đáng; khơng thơng báo về tình hình việc làm với tổ chức
BHXH trong ba tháng liên tục; ra nước ngoài để định cư; chấp hành quyết
định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng khơng được hưởng
án treo; bị chết.
1.9. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Theo điều 25, Chương IV, Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
do: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN,
người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng tháng đóng
BHTN của những người lao động tham gia BHTN, Nhà nước hỗ trợ từ ngân
sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN của những người
lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.
Ngoài ra quỹ BHTN còn từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và
các nguồn thu hợp pháp khác.
1.10.Việc đăng ký và thơng báo về tìm việc làm với cơ quan lao động:
Theo điều 34, chương IV, Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày
bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc,
người lao động phải đến cơ quan lao động để đăng ký. Trong thời gian đang

19


hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người thất nghiệp phải đến thông báo
với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm.
Ngồi ra nghị định cịn nêu rõ về: Các chế độ BHTN; Thủ tục thực hiện
BHTN; Khiếu nại tố cáo về BHTN; Các điều khoản thi hành.
2. Thực trạng triển khai Bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam:

2.1. Tình hình tham giai và thu bảo hiểm thất nghiệp:
- Năm 2009, khi chính sách mới có hiệu lực, cả nước chỉ có 5,9 triệu
người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì tới năm 2015 (khi Luật Việc làm có
hiệu lực thi hành), con số này đã tăng lên 10,3 triệu người, tăng 173% so với
năm 2009. Năm 2017, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 11,7 triệu
người, với số thu là 13.517 tỷ đồng. Do số người tham gia bảo hiểm thất
nghiệp tăng nên số người được hưởng trợ cấp cũng có xu hướng tăng qua
từng năm. Thống kê, tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 3,6 triệu
người được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, một số địa phương có số
người hưởng trợ cấp thất nghiệp cao là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà
Nội, Đồng Nai, Long An...
- Qua 8 năm triển khai thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp được
nhiều kết quả đáng khích lệ, được người lao động và người sử dụng lao động
đón nhận một cách tích cực và được dư luận xã hội đánh giá cao.
- Số lượng người tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp năm sau đều
cao hơn năm trước và đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao,
cụ thể như sau:
Biểu 1: Tình hình tham gia và thu bảo hiểm thất nghiệp
Đơn vị tính: người, tỷ đồng
N
ội dung

N

N

N

N


N

N

ăm

ăm

ăm

ăm

ăm

ăm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

20


N
ăm

N
ăm

20

ăm
20



×