Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.68 KB, 79 trang )

MỤC LỤCC LỤC LỤCC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP................................................................................................................... 5
1.1. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện......................5
1.1.1 Đất nông nghiệp...............................................................................................5
1.1.2 Sử dụng đất nông nghiệp..................................................................................7
1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...................................................................10
1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...........................................10
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp..........................16
1.3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên....................................................................16
1.3.2. Các yếu tố về tổ chức và kĩ thuật...................................................................16
1.3.3. Các yếu tố về quản lý Nhà nước. Nhóm yếu tố này bao gồm:......................17
1.3.4 Các yếu tố về văn hóa xã hội..........................................................................17
1.4 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một số vùng trên
thế giới và Việt Nam...............................................................................................17
1.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới...............................................................................17
1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam..............................19
1.4.3. Bài học rút ra cho huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá.....................................20
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HOÁ..........................23
2.1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.........23
2.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................23
2.1.2. Địa hình, thuỷ văn, sơng ngịi.....................................................................23
2.1.3. Khí hậu, thời tiết..........................................................................................23
2.1.4. Thuỷ văn.......................................................................................................25
2.1.5. Tài nguyên đất...............................................................................................25
2.1.6. Tài nguyên nước............................................................................................28
2.1.7. Tài nguyên rừng.............................................................................................29
2.1.8. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng.................................................30


2.1.9. Tài nguyên du lịch.........................................................................................30


2.1.10. Tài nguyên nhân văn....................................................................................30
2.1.11. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của huyện Thọ Xuân........................31
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất ở huyện..........................31
2.2.1. Dân số..........................................................................................................31
2.2.2. Lao động, việc làm......................................................................................33
2.2.3. Tình hình kinh tế..........................................................................................34
2.2.4. Tình hình sản xuất các ngành....................................................................36
2.2.5. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................44
2.2.6. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thọ Xuân.....................49
2.3. Thực trạng sử dụng đất năm 2012 và biến động diện tích đất nơng nghiệp của
huyện Thọ Xuân......................................................................................................50
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của huyện Thọ Xuân................................50
2.3.2 Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Thọ Xuân...........................52
2.3.3. Biến động diện tích đất nơng nghiệp Thọ Xn...........................................54
2.3.4. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện Thọ Xn......55
2.3.5. Mơ tả các loại hình sử dụng đất.....................................................................55
2. 4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện Thọ Xuân............59
2.4.1. Hiệu quả kinh tế...........................................................................................60
2.4.2. Hiệu quả xã hội..............................................................................................64
2.4.3. Hiệu quả môi trường...................................................................................66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG
NGHIỆP CỦA HUYỆN THỌ XN TỈNH THANH HĨA..............................70
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................................70
3.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp.............................................................70
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp..............................71
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...............................72
3.2.1. Giải pháp quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp:..................................................................................................................... 72
3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng:.............................................................................72
3.2.3. Giải pháp thị trường:.....................................................................................73
3.2.4. Giải pháp khoa học kỹ thuật:.........................................................................73
3.2.5. Giải pháp về giống:........................................................................................74
3.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực:........................................................................74
KẾT LUẬN............................................................................................................75


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Bảng điều tra phân tích hàm lượng pH và Asen có trong nước sinh hoạt
trên địa bàn huyện ...................................................................................................29
Bảng 2.2: Diễn biến dân số năm 2007 - 2012 huyện Thọ Xuân ..............................32
Bảng 2.3: Diễn biến lao động năm 2007 - 2012 huyện Thọ Xuân ..........................33
Bảng 2.4: Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2008 - 2012 .................................34
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính từ năm 2008 - 2012 .............37
huyện Thọ Xuân .....................................................................................................37
Bảng 2.6: Tình hình phát triển chăn nuôi huyện năm (2008 - 2012) .......................40
Bảng 2.7: Tình hình phát triển ni trồng thuỷ sản 6 năm (2008 - 2012) ...............41
Bảng 2.8: Tình hình sản phẩm lâm sản chính của huyện trong năm (2008 - 2012)
................................................................................................................................. 42
Bảng 2.9: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thọ Xuân năm 2012. ..............................50
Bảng 2.10: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2008 – 2012 ...............54
Bảng 2.11. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện Thọ Xuân ....55
Bảng 2.12: Hiệu quả kinh tế các LUT vùng 1 (tính cho 1 ha) .................................60
Bảng 2.13: Hiệu quả kinh tế các LUT vùng 2 (Tính cho 1 ha) ...............................61
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng
đất huyện Thọ Xuân............................................................................................... 62
Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT vùng 1......................................... 62
Bảng 2.16: Đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT vùng 2......................................... 62

Bảng 2.17: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất huyện Thọ Xuân ..............65
Biểu đồ 2.1: Đặc điểm khí hậu huyện Thọ Xuân.................................................... 25
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Thọ Xuân năm 2008.................................. 35
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Thọ Xuân năm 2012..................................... 35
Biểu đồ 2.4: Kinh tế các LUT - vùng 1................................................................... 60
Biểu đồ 2.5. Hiệu quả kinh tế các LUT - vùng 2 ....................................................61


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là đối
tượng lao động độc đáo, đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực
phẩm với giá thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng của môi trường sống và
trong nhiều trường hợp lại chi phối sự phát triển hay huỷ diệt các nhân tố khác của
mơi trường. Vì vậy, chiến lược sử dụng đất hợp lý là một phần của chiến lược nông
nghiệp sinh thái bền vững của tất cả các nước trên thế giới cũng như của nước ta
hiện nay.
Một vài thập kỷ gần đây, do dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu lương thực,
thực phẩm ngày càng tăng, gây sức ép đối với đất đai đặc biệt là những diện tích đất có
khả năng sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất thiếu hiểu biết của con người, đồng
thời với nhịp độ phát triển dân số và đơ thị đã góp phần quan trọng trong việc làm thay
đổi môi trường tự nhiên theo hướng bất lợi.
Nhằm ngăn chặn những suy thoái về tài nguyên đất đai đồng thời cung cấp
căn cứ khoa học cho việc sử dụng đất, quản lý đất hợp lý, bền vững cần thiết phải
có hướng nghiên cứu đánh giá, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đất nơng nghiệp thích
hợp đối với điều kiện tự nhiên đất đai và điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực
cũng như từng vùng cụ thể.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát

triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc
phát triển các ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có
hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề
mang tính tồn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để bắt nguồn tư
liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao
nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của
lồi người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp tồn diện về kinh tế, xã hội,
mơi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu này cần bắt đầu từ nâng cao
hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp một cách toàn diện.
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, con
người tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do có sự
khác nhau về chất lượng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận lợi và hạn chế
cho việc khai thác sử dụng (chất lượng đất thể hiện ở yếu tố tự nhiên vốn có của đất
như địa hình, thành phần cơ giới, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chế độ nước, độ


2
chua, độ mặn), nên phương thức sử dụng đất cũng khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu
vực, mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.
Mặt khác, đất nông nghiệp phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu
vực đồng bằng. Chính vì vậy, việc sử dụng đất hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
Thực tế, trong những năm qua, đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả như tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho người sử dụng đất,
hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá các giống
cây tốt, năng suất cao vào sản xuất, nhờ đó mà năng suất cây trồng, hiệu quả sử
dụng đất tăng lên rõ rệt. Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống
mới với năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, có biểu
hiện ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất.
Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức

quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng
như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Cần phải có các cơng trình nghiên
cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm phát
hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hướng phát triển sản
xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.
Thọ Xuân là huyện bán sơn địa nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hố có diện
tích tự nhiên 29.993,37 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 19.477,03 ha,
chiếm 64,94% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong những năm qua, sản xuất
nông nghiệp của Thọ Xn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và áp dụng các hệ thống sản xuất rất đa dạng.
Bên cạnh những thành tựu đó, Thọ Xn cịn bộc lộ một số vấn đề, nhất là hiệu quả
sử dụng đất chưa cao. Vì vậy, việc đánh giá và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân là việc làm hết sức cấp thiết
và quan trọng, giúp huyện có hướng đi đúng đắn trong phát triển nền kinh tế nông
nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn được phương thức sản xuất phù hợp
trong điều kiện cụ thể của huyện.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hoá”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: xây dựng
khung lý thuyết về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, làm rõ các phương


3
pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng.
- Áp dụng phương pháp và các chỉ tiêu phù hợp với điều kiện cụ thể của
huyện để phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thọ
Xuân; đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thời gian qua, tìm ra điểm mạnh,

điểm yếu và nguyên nhân vì sao hiệu quả sử dụng đất chưa cao.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân, theo hướng sử dụng đất bền
vững, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và
bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài là hiệu quả sử dụng đất nơng
nghiệp ở huyện Thọ Xn - Tỉnh Thanh Hố.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian là đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Thọ Xuân.
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: số liệu lấy từ 2008 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu dùng số liệu thứ cấp. Các
phương pháp nghiên cứu cụ thể là:
* Phương pháp thống kê
Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của các yếu
tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất, làm cơ sở
đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn. Số liệu thu thập được xử lý bằng
phần mềm Excel.
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho các vùng sinh thái và các vùng
kinh tế, trình độ sử dụng đất của huyện. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, chúng tôi
đã tiến hành lựa chọn 6 xã đại diện là xã Xuân Hoà, Nam Giang, Xuân Sơn, Xuân
Phú, Xuân Châu, Xuân Yên làm đại diện cho các tiểu vùng sinh thái của huyện.
Ở mỗi xã, chúng tôi tiến hành điều tra nơng hộ theo phương pháp chọn mẫu
có hệ thống, thứ tự mẫu lấy ngẫu nhiên với tổng số hộ điều tra khoảng 15 hộ. Nội
dung điều tra hộ bao gồm: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây
trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng
đến mơi trường,...
* Phương pháp điều tra nhanh nơng thơn có sự tham gia của người dân

Phương pháp này được sử dụng cho các bên được hưởng lợi từ tài nguyên đất.
Phương pháp thực hiện thông qua việc phỏng vấn các thành viên đại diện cho các bên có


4
liên quan (hộ gia đình, các cá nhân, tập thể, công ty,...)
Dựa vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, nguyện vọng của người dân và cán bộ địa
phương, nhanh chóng đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp, các vấn đề ưu tiên,
xem xét tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
* Các phương pháp khác
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, tác
giả luận văn có tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, Lãnh đạo huyện, lãnh
đạo và cán bộ phịng Nơng nghiệp, phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Thống
kê cũng như các điển hình sản xuất nơng dân giỏi của huyện để tìm nguyên nhân và
đề xuất hướng sử dụng đất, đưa ra các giải pháp thực hiện.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Góp phần khẳng định cơ sở khoa học của việc sử dụng đất nơng nghiệp vừa
có hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần sử dụng đất thích hợp với từng vùng theo hướng hiệu quả và bền
vững, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, tăng hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng.
- Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách,
các cấp chính quyền địa phương, cán bộ quản lý và chuyên gia về kỹ thuật sản xuất,
bố trí cơ cấu hệ thống cây trồng hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo phát
triển nơng nghiệp bền vững.
6. Kết cấu đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận
văn được chia thành 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HOÁ
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA


5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
1.1. Đất nơng nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
1.1.1 Đất nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối
và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp
khác.
Đất nông nghiệp gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh
ni phục hồi rừng (đất có giao, cho th để khoanh ni, bảo vệ nhằm phục hồi
rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất có giao, cho thuê
để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại
rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất ni trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng
thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.

- Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
- Đất nơng nghiệp khác: Là đất tại nơng thơn sử dụng để xây dựng nhà kính
(vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức
trồng trọt khơng trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại
nghiên cứu thí nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng
cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá
nhân để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản
xuất nơng nghiệp.
1.1.1.2 Đặc điểm và vai trị của đất nơng nghiệp.
a. Đặc điểm:
* Là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được
Đất đai là tư liệu sản xuất vì nó vừa là tư liệu lao động khi đất đai sản xuất
ra sản phẩm, vừalà đối tượng lao động khi đất đai chịu tác động của công cụ lao động.
Con người sử dụng hệ thống công cụ tác động vào đất để làm ra sản phẩm.


6
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu bởi vì khơng có đất thì khơng có sản xuất nơng
nghiệp khơng có khơng có các cơng trình xây dựng, khơng có các nhà máy công
nghiệp.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, với các loại tư liệu sản xuất khác trong q
trình sử dụng chúng bị hao mịn, nhưng đối với đất nếu biết sử dụng hợp lý thì đất có
thể ngày cảng tốt hơn.
* Có vị trí cố định
Đất gắn liền với các vị trí địa lý, địa hình, cho nên mỗi vùng đều có
một diện tích đất cố định. Đất gắn chặt với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng
vùng, chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết của vùng đó. Tùy vào điều kiện từng vù
ng mà có phương thức sản xuất phù hợp.
Tính cố định của đất đai gắn liền với điều kiện kinh tế của vùng. Trong Nơng

nghiệp điều đó là điều kiện để quyết định nên sản xuất sản phẩm nào thì thu được
lợi nhuận cao.
* Diện tích có hạn
Đất có giới hạn sẵn của diện tích bề mặt quả cầu, diện tích đất đai gắn với d
iện tích của vỏ Trái đất. Xét trên góc độ kinh tế đường cung của diện tích đất đai
tuân theo quy luật cung - cầu trong thị trường.
* Thuộc sở hữu chung của toàn xã hội khơng riêng một ai
Theo Luật Đất đai, thì đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản
lý. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức xã hội, hộ gia đìnhvà cá nhân
sử dụng lâu dài dưới hình thức giao đất. Nhà nước có thể thu tiền hoặc không thu tiề
n sử dụng đất.
* Là hàng hóa đặc biệt.
Đất đai là hàng hóa nhưng khác với các loại hàng hóa thơng thường khác. Các
loại hàng hố bình thường khác thì thống nhất giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu.
Cịn đất đai khơng thống nhất hai quyền trên. Đối với đất đai, quyền sở hữu là của
toàn dân mà Nhà nước là người đại diện.
b. Vai trị của đất nơng nghiệp.
Đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng là tài ngun vơ cùng quý
giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu
của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân
phố cuả ngành nơng nghiệp. Vai trị của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông,
nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp
phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo.


7
Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mơ, đặc điểm đất đai để bố trí cơ
cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời
sống nhân dân.
Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và

kinh tế-xã hội. địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa mang tính chất
chuyển tiếp, mạng lưới sơng ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú, thảm thực vật
khá đa dạng, phong phú, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế,
xã hội ổn định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra khơng ít khó khăn cho đất đai
Đất trung du miền núi gồm các loại chính: đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ
vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, các loại đất mùn,
đất đỏ nâu trên đá macma trung tính và basic... Đất đồng bằng gồm đất phù sa
không bồi hàng năm, đất phù sa bồi hàng năm...
Các loại đất này có đặc điểm, tính chất vật lý, hố học khác nhau.
Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau, Vì
vậy cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và mơ
hình sử dụng đất phù hợp. Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
nhưng cũng có những loại đất cần được cải tạo.
Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất, lựa chọn cơ cấu cây trồng, cơ
cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng đất.
Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là: lúa nước;
Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit, phù sa cổ phù hợp với
các loại cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,… và sự phân bố
của các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là độ cao.
Ngồi diện tích đất bề mặt, nước ta cịn có một bộ phận lớn đất ngập nước:
các đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngâp mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ
nước nhân tạo…với nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi cung cấp nhiên
liệu, thức ăn,giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm…ngồi
ra nó cũng đóng vai trị quan trọng trong việc lọc nước thải,điều hồ dịng chảy
(giảm lũ lụt và hạn hán),sản xuất nơng nghiệp và thủy sản,điều hịa khí hậu địa
phương,chống xói lở ở bờ biển,ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nơng
nghiệp,tích lũy nước ngầm,cứ trú của chim,giải trí,du lịch,….Nhiều nơi đã tăng hiệu
quả sử dụng đất ngập nước trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi tôm quảng canh,
quản canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.
1.1.2 Sử dụng đất nơng nghiệp

a. Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp
Các loại hình chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp thường bao gồm:


8
- LUT chuyên rau, màu.
- LUT lúa - cá.
- LUT cây ăn quả.
- LUT 2 vụ lúa - 1 vụ màu.
- LUT 2 vụ lúa.
- LUT hoa mầu trên nương rẫy.
- LUT lâm nghiệp.
- LUT 1 vụ lúa.
- LUT 1 vụ lúa - 2 vụ màu.
b. Mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp
Mục tiêu chung, chủ yếu xuyên suốt mọi q trình sử dụng đất nơng nghiệp,
đó là nhằm là đạt được các mục tiêu về hiệu quả KT, XH và môi trường. Tức là
- Nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội sử dụng đất nông nghiệp. Tuỳ theo nội
dung của hiệu quả mà có những tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội khác
nhau ở mỗi thời kỳ phát triển KT-XH khác nhau.
- Phát triển nông nghiệp bền vững.
Để thực hiện các mục tiêu chung nêu trên, các mục tiêu cụ thể của sử dụng
đất nơng nghiệp là:
Hiệu quả kinh tế:. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề phức
tạp và có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho
rằng tiêu chí cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu
xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên, sự ổn
định lâu dài của hiệu quả.
- Trên 1 đơn vị đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả
cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng mơi trường ít nhất. Cụ thể là: tăng

năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm, hướng tới thoả
mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, tăng giá trị
hàng hóa nơng sản trên một diện tích đất sử dụng.
- Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào, theo nguyên
tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định, hoặc thực hiện cực
đại hố lượng nơng sản khi có một lượng nhất định đất nơng nghiệp và các yếu tố
đầu vào khác. Đó là phản ánh kết quả q trình đầu tư sử dụng các nguồn lực thơng
qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của thị trường xã hội với hiệu quả cao.
Hiệu quả xã hội:
- Tạo ra nhiều việc làm từ sử dụng đất nông nghiệp


9
- Nâng cao thu nhập cho người nông dân (thu nhấp/đầu người).
Hiệu quả môi trường: đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử
dụng đất bền vững trên 3 mặt:
* Bền vững về mặt kinh tế
Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị
trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung,
chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm.
Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
qn vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm
chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, củi, hạt, củ, quả,...và tàn dư để lại). Một hệ
thống nông nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bình qn vùng, nếu không
sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Mặt khác, chất lượng sản phẩm
phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ
theo mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của
hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn

hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức của vùng thì nguy
cơ người sử dụng đất sẽ khơng có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền
vay vốn ngân hàng.
* Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng đất nơng nghiệp có ảnh hưởng đến tài
ngun và mơi trường, đến những người sống bằng nơng nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất
phải bảo vệ được độ phì đất, ngăn ngừa sự thối hố đất bảo vệ mơi trường sinh thái.
Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý và sử
dụng đất nông nghiệp bền vững. Độ che phủ phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái
(>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc
canh,...).

* Bền vững về mặt xã hội:
Thu hút được nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng
suất lao động, đảm bảo đời sống xã hội. Đáp ứng được các nhu cầu của nông hộ là
điều cần quan tâm trước tiên nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất,
môi trường,..). Sản phẩm thu được phải thoã mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng
ngày của người nông dân.
Bảo đảm hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản
xuất, xử lí chất thải có hiệu quả cũng là nội dung của mục tiêu bền vững về mặt xã hội.


10
c. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người lấy từ
đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng
dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục
tiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm,
tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông
nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển
KT-XH, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho

khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất. Do đó, đất nông nghiệp cần được
sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải có các quan điểm đúng đắn theo
xu hướng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện việc
sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì:
- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nơng sản trên 1 đơn vị diện tích, xây
dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất.
- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài ngun khác, từ đó
nâng cao đời sống của nơng dân.
- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn
với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát
triển nền nông nghiệp bền vững.
d. Nội dung quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
* Công tác đo đạc, lập bản đồ
* Tình hình giao đất, cho thuê đất
* Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
* Công tác đăng ký, thống kê đất đai
* Chính sách.
1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa
học- kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng, vật ni có tỉ
suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu
Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định rõ sự khác nhau và mối liên
hệ giữa kết quả và hiệu quả. Kết quả, mà là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật
chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính


11

chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người
mà ta phải xem xét kết quả đó đuợc tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu?
Có đưa lại kết quả hữu ích hay khơng? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động
sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất
lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó Đánh giá chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả. Trên phạm
vi tồn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội.
Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội và được xác định
bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động
xã hội. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hố kết quả và tối thiểu hố chi phí
trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu hạn.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên
thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định
chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong muốn của nông dân,
những người trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất nơng nghiệp.
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối
quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hố cây trồng vật ni trên cơ sở
lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng cơng
nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một trong những
điều kiện tiên quyết để phát triển được nền nơng nghiệp hướng về xuất khẩu có tính
ổn định và bền vững đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.
Hiệu quả sử dụng đất gồm ba loại:
*Hiệu quả kinh tế
Được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng
chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị
thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực
đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng

như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hoặc
một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu
giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư.
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất
đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng
đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng


12
tăng về vật chất của xã hội.
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hố các chỉ tiêu biểu hiện
hiệu quả xã hội cịn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu
mang tính chất định tính như tạo cơng ăn việc làm cho lao động, xố đói giảm
nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của tồn dân.
Trong sử dụng đất nơng nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, việc
đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp là vấn đề đang
được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường
Một hoạt động sản xuất nông nghiệp được coi là có hiệu quả khi hoạt động
đó khơng gây tổn hại hay có những tác động xấu đến mơi trường như đất, nước,
khơng khí và hệ sinh học, q trình sản xuất kinh doanh diễn ra khơng làm cho môi
trường xấu đi mà ngược lại làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi trường
xanh, sạch, đẹp hơn trước.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu
dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó
gắn chặt với q trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường
sinh thái.

Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu
quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, khơng có hiệu quả kinh tế thì khơng
có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, khơng
có hiệu quả xã hội và mơi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp có thể xem
xét ở các mặt sau:
+ Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đối với toàn xã hội là khả năng thoả mãn nhu
cầu của sản xuất và tiêu dùng cho xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra. Đối với
nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục tiêu KT-XH,
môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng
và tổng sản phẩm, hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong
nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông
nghiệp bền vững .


13
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên 1 đơn vị
đất nơng nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi
phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng mơi trường ít nhất. Đó là phản ánh kết quả q trình
đầu tư sử dụng các nguồn lực thơng qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình sinh học
để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường xã hội với hiệu quả cao.
+ Các tiêu chuẩn đó được xem xét với sự ứng dụng lý thuyết sản xuất cơ bản
theo nguyên tắc tối ưu hoá có ràng buộc. Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hố chi
phí các yếu tố đầu vào, theo ngun tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng
nông sản nhất định, hoặc thực hiện cực đại hoá lượng nơng sản khi có một lượng
nhất định đất nơng nghiệp và các yếu tố đầu vào khác.
+ Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nơng nghiệp, đến những

người sống bằng nơng nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan
điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung như sau:
* Hiệu quả và bền vững về mặt kinh tế
Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị
trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nơng nghiệp là thực hiện tập trung,
chuyên canh kết hợp với đa dạng hố sản phẩm.
Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
qn vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm
chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, củi, hạt, củ, quả,...và tàn dư để lại). Một hệ
thống nơng nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bình qn vùng, nếu khơng
sẽ khơng cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Mặt khác, chất lượng sản phẩm
phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ
theo mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của
hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn
hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức của vùng thì nguy
cơ người sử dụng đất sẽ khơng có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền
vay vốn ngân hàng.
* Hiệu quả và bền vững về bảo vệ mơi trường:
Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì đất, ngăn ngừa sự thối hố
đất bảo vệ mơi trường sinh thái.
Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp bền vững. Độ che phủ phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa
dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh,...).


14
* Hiệu quả và bền vững về mặt xã hội:
Thu hút được nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng
suất lao động, đảm bảo đời sống xã hội. Đáp ứng được các nhu cầu của nông hộ là

điều cần quan tâm trước tiên nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất,
mơi trường,..). Sản phẩm thu được phải thoã mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng
ngày của người nông dân.
+ Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong
cung cấp tư liệu sản xuất, xử lí chất thải có hiệu quả.
* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Phương pháp xác định với chỉ tiêu đánh giá đúng sẽ định hướng phát triển
sản xuất và đưa ra các quyết định phù hợp để tăng nhanh hiệu quả.
- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp:
+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.
+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp.
+ Các khả năng về điều kiện tự nhiên, KT-XH và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.
- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính tồn diện và tính hệ thống.
Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang
bậc [26].
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, biểu
hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ
sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ
thể hơn [31].
+ Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và
đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên để soi sáng sự lựa
chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc
điểm và trình độ hiện tại của nền kinh tế.
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nơng nghiệp
ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là

những sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
+ Phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.


15
Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi lựa chọn các chỉ
tiêu sau:
- Hệ thống chỉ tiêu trong tính toán hiệu quả kinh tế:
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng cách tính hiệu quả kinh tế sử
dụng đất bằng hệ thống chỉ tiêu sau:
+ Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử
dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức
luân canh hay hệ thống sử dụng đất).
+ Chi phí trung gian (IE): Là tồn bộ chi phí vật chất qui ra tiền sử dụng trực
tiếp cho q trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ,
nhiên liệu, nguyên liệu,.)
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:
+ Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị mới tạo ra trong qúa trình sản xuất được
xác định bằng: giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian
VA = GO – IE
Thường tính tốn ở 3 góc độ hiệu quả: VA/ 1ha đất; VA/ 1 đơn vị chi phí (1VNĐ,
1USD.); VA/ 1 cơng lao động.
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung
gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động thuê ngoài:
MI = VA – T (thuế) – A (khấu hao) – L (chi cơng lao động)
Thường tính trên 3 góc độ hiệu quả: MI/ 1ha đất; MI/ 1 đơn vị chi phí(1VNĐ,
1USD.); MI/ 1 cơng lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả

xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi
xin phép chỉ đề cập đến các nội dung sau:
- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử
dụng đất.
- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.
- Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá.
- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, việc nâng cao trình độ
và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến một
số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau:


16
- Mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến mơi
trường.
- Mức độ che phủ đất của các loại hình sử dụng đất.
- Sự thích hợp với mơi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Việc xác định hiệu quả về mặt mơi trường của q trình sử dụng đất nơng
nghiệp là rất phức tạp, khó định lượng, địi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích
trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh
giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với
điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật và kết quả phỏng vấn hộ nông dân về nhận xét của họ đối với các loại
hình sử dụng đất hiện tại.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu
kinh tế- xã hội và môi trường trong một thể thống nhất . Tuy nhiên, tuỳ từng điều
kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
1.3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng,...) có
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để sinh
vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, khi xác định vùng nơng nghiệp hố cần đánh giá đúng
điều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, định
hướng đầu tư thâm canh đúng.
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tơ chênh lệch I. Theo
N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực tại các nước phát triển
cho rằng: yếu tố duy nhất, quan trọng nhất, hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ
thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nơng dân thiếu vốn là độ
phì đất.
1.3.2. Các yếu tố về tổ chức và kĩ thuật
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất
để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện
sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể
hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn
chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra.
Các biện pháp về tổ chức và kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng đất là : tăng năng suất cây trồng, tăng hệ số quay vòng đất, tổ chức thị trường
cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra..Theo Frank Ellis và Douglass


17
C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới,
thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng
đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho
kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ 21, quy trình kỹ thuật
có thể góp đến 30 % năng suất kinh tế trong nền nơng nghiệp nước ta. Như vậy,
nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai
thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

1.3.3. Các yếu tố về quản lý Nhà nước. Nhóm yếu tố này bao gồm:
- Công tác quy hoạch đất đai và bố trí sản xuất
Quy hoạch đất đai và bố trí sản xuất hợp lý sẽ phát huy thế mạnh của các loại
hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hố các hình
thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và
giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó. Quy hoạch đất đai địi hỏi phân
vùng sinh thái nơng nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, độ cao tuyệt đối
của địa hình, tính chất đất, khả năng thích hợp của cây trồng đối với đất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi hợp lý, khai
thác đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và
tiến hành tập trung hóa, chun mơn hố, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nơng nghiệp.
- Hệ thống chính sách: các chính sách về đất đai có tác động rất lớn đến hiệu
quả sử dụng đất nơng nghiệp, như chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản
xuất nơng nghiệp của Nhà nước, chính sách giao đất, giao rừng, cho thuê đất, chính
sách giá đất, v.v
1.3.4 Các yếu tố về văn hóa xã hội.
Nhóm yếu tố này bao gồm : trình độ dân trí, những kinh nghiệm, tập qn sản
xuất nơng nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.
1.4 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một số vùng
trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới
Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề
quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương
pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông



×