Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 41 trang )

Chuyờn chuyờn sõu: Bo lc gia ỡnh SV: Nguyn Vn V - LC2CT3
Lời nói đầu
Trên đồng cạn, dới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
Đó là một trong những câu ca dao, câu hát của ngời nông dân nghèo ớc mơ
một cuộc sống hạnh phúc. ở đó có sự hòa thuận của vợ và chồng, tuy cuộc sống vất
vả quanh năm cày, cấy mồ hôi thánh thót nh ma ruộng cày nhng họ thật hạnh
phúc bởi hai trái tim vàng, một túp lều tranh.
Ngày nay, cùng với sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nớc, cuộc
sống của ngời dân không chỉ ăn no, mặc ấm mà còn ăn ngon, mặc đẹp. Tất cả
sự nỗ lực của nhân loại là nâng cao đời sống của ngời dân cả về vật chất và tinh
thần. Thế nhng, đâu đó vẫn còn vang vọng những tiếng gào thét, những tiếng khóc
xót xa của nạn bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới, nó không chỉ diễn ra ở
các nớc kém phát triển mà cả các nớc phát triển. Nó không phân biệt ranh giới nông
thôn hay thành thị. Thậm chí, nó xảy ra ngay ở gia đình trí thức chứ không chỉ ở
gia đình lao động nghèo. Nó chỉ khác nhau ở mức độ và tần suất tái diễn.
Bạo lực gia đình để lại hậu quả rất lớn đến nền an sinh xã hội, nó phá hoại
không thơng tiếc những giá trị đạo đức của con ngời và đặc biệt: nạn nhân của nó
chủ yếu là ngời già, phụ nữ và trẻ em - những đối tợng yếu đuối dễ tổn thơng nhất.
Trẻ em là mầm non tơng lai của đất nớc. Các em cần đợc những điều kiện
tốt nhất để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy mà, những vụ bạo
lực gia đình đã là những cơn bão bẻ gập ngay những mầm non mới nhú. Môi trờng
gia đình có bạo lực nh là mảnh đất cằn khô thui chột đi những mầm non của nớc
nhà.
Để có một cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn về bạo lực gia đình và những ảnh
hởng to lớn của nó đối với trẻ em, đó là lý do em chọn chuyên đề chuyên sâu Bạo
lực gia đình với đề tài: ảnh hởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em và một số
giải pháp.
Ging viờn hng dn: TS. Bựi Th Xuõn Mai
1


Chuyờn chuyờn sõu: Bo lc gia ỡnh SV: Nguyn Vn V - LC2CT3
Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Thị Xuân Mai Trởng khoa Công tác xã
hội đã tận tình giúp đỡ em trong việc tiếp cận, nghiên cứu về bạo lực gia đình và
hoàn thành chuyên đề này.
Vì trình độ chuyên môn còn hạn chế, thời gian có hạn và đây là lần đầu tiên
nghiên cứu về vấn đề này nên chắc chắn chuyên đề của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và toàn thể các bạn để
chuyên đề của em đợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Vệ
PHN I. NH HNG CA BO LC GIA èNH
I VI PH N V TR EM
Ging viờn hng dn: TS. Bựi Th Xuõn Mai
2
Chuyờn chuyờn sõu: Bo lc gia ỡnh SV: Nguyn Vn V - LC2CT3
I. KHI NIM BO LC GIA èNH V CC KHI NIM LIấN
QUAN
1. Khái niệm bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình là một khái niệm rộng, bao gồm các hình thức bạo lực
khác nhau mà một thành viên hoặc một nhóm thành viên trong gia đình gây ra cho
một hoặc một nhòm thành viên khác của gia đình (chồng - vợ, cha mẹ - con cái,
bạo lực của bên thông gia hoặc bạo lực đối với ngời già). Tuy nhiên, dạng bạo lực
phổ biến nhất trong gia đình là bạo lực đối với phụ nữ do chồng hoặc bạn tình của
họ gây ra, thờng đợc nhắc đến nh là đánh vợ, ngợc đãi vợ. Cũng có bằng
chứng về việc các thành viên nam trong gia đình bị các thành viên nữ ngợc đãi,
song điều này ớt phổ biến hơn so với việc phụ nữ bị nam giới trong gia đình bạo
hành.
Nh vy, Bo lực trong gia ỡnh: L hnh vi v s e da ca cỏc thnh
viờn trong gia ỡnh i vi cỏc thnh viờn khỏc, kt qu l lm cho ngi ph n

hay cỏc thnh viờn trong gia ỡnh b au n v th xỏc, tinh thn, tỡnh dcBn
cht ca s bo hnh l s lm dng quyn lc khng ch, khut phc v kim
soỏt ngi khỏc.
Chỳng ta cú th hiu ú l bo lực của mt hay nhiu thnh viờn i vi
mt hay nhiu thnh viờn khỏc trong gia ỡnh. Thụng thng xy ra l bo lực ca
chng i vi v, dỡ gh vi con chng, b dng vi con v, m chng vi nng
õu. Cng cú nhiu trng hp cha m li bo lực vi chớnh con cỏi ca mỡnh. Cỏ
bit cng cú con cỏi bo lực vi cha m, v bo lực chng
2. Cỏc khỏi nim liờn quan
Ging viờn hng dn: TS. Bựi Th Xuõn Mai
3
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
- Trẻ em: Là những người dưới 16 tuổi (Theo quy định của Pháp luật
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) hay những người dưới 18 tuổi (Theo
quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Bạo lùc: Là một người nào đó sử dụng bao lực trong một thời gian dài để
thực hiện những hành vi làm cho người khác bị đau đớn về mặt thể xác, khủng
hoảng về mặt tinh thần và bế tắc về mặt xã hội nhằm đạt mục đích khuất phục,
khống chế và kiểm soát người đó.
- Bạo lực trẻ em: “Là tất cả những hành vi gây thương tổn về thể xác hoặc
tinh thần cho những người có trách nhiệm với sự phát triển của trẻ gây ra một
cách không ngẫu nhiên tác động đến tâm lý, đe dọa sự phát triển thể lực, tinh thần
và tình cảm của trẻ em” (phương pháp phát hiện các trường hợp ngược đãi trẻ em
- RADDA BARNEN & HỘI ĐỒNG ĐỘI TRUNG ƯƠNG, năm 1999).
- Khái niệm xao nhãng trẻ em: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sự sao
nhãng hoặc đối xử cẩu thả có khả năng rất cao dẫn đến việc gây ra, làm hại sức
khỏe hoặc thay đổi về mặt tâm lý, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ. Điều này
bao gồm việc không giám sát hay bảo vệ trẻ khỏi những tổn hại ở mức tốt nhất có
thể.
- Khái niệm ngược đãi trẻ em :có nội hàm rộng, không chỉ là sự xâm phạm

đến thân thể mà còn là sự sao nhãng hay bỏ mặc không chăm sóc; sự lạm dụng tình
dục và cả những hành vi gây tổn thương về cảm xúc cho các em. Nó chính là 1
trong những hình thức biểu hiện của sự xao nhãng.
- Khái niệm gia đình: Là một nhóm từ hai người trở lên trên cơ sở hôn nhân
và huyết thống và được pháp luật công nhận.
- Khái niệm bạo lực tinh thần: Là nạn nhân bị nghe những lời đe doạ,
khủng bố dẫn đến bị áp lực tâm lý hoặc hoảng loạn tâm thần (Wikipedia)
Các hình thức bạo lực tinh thần:
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
4
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
+ Là dọa cắt nguồn tài trợ chính.
+ Không cho thăm nom hoặc kiếm cách đòi lại con
+ Nhục mạng trước công chúng.
+ Dùng lời lẽ chỉ trích quá đáng.
+ Dùng lời đường mật hứa hẹn cho có hy vọng rồi bị nuốt lời.
+ Liên tục truy hỏi, nói lặng lời để hạ nhân phẩm, làm mất tự trọn
- Khái niệm bạo lực tình dục: Bạo lực tình dục là một hình thức bạo lực sử
dụng những cử chỉ tình dục bất nhã, việc tiếp xúc, hình ảnh và lời lẽ trong những
cách gây hại và tổn thương đến một người khác (wikipedia)
Các hình thức bạo lực tình dục:
+ Cưỡng dâm: ép buộc quan hệ tình dục.
+ Gạ gẫm, loạn luân hoặc bóc lột tình dục.
+ Bạo lực tình dục: cũng có thể mang hình thức phô bày, thị dâm, các cú
điện thoại tục tĩu, sờ mó
+ Trưng bày hình ảnh khỏa thân bất nhã và quấy nhiễu tình dục.
+ Bỏ bê, sao nhãng tình dục.
- Khái niệm bạo lực kinh tế: Bạo lực kinh tế là trong gia đình người làm ra
tiền lấy đó làm quyền chi phối gia đình bắt các thành viên khác trong gia đình phải
phụ thuộc vào mình như ban phát tự do, áp đặt kiểm soát việc chi tiêu thu nhập của

nhau.
Các hình thức bạo lực về kinh tế:
+ Tạo ra hoàn cảnh mà người phối ngẫu phải lệ thuộc về tiền nong.
+ Không cho giữ tiền.
+ Bắt phải hỏi xin và chứng minh mọi mua sắm chi tiêu lớn nhỏ.
+ Tìm cách không cho vợ có việc làm để phải lệ thuộc vào mình.
+ Đưa cho số lượng tiền ít nhưng bắt ép phải mua được nhiều hàng hóa hơn giá
trị của số tiền đang có.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
5
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
- Khái niệm sao nhãng trẻ em: Sao nhãng là không đáp ứng những quyền
cơ bản, những nhu cầu cơ bản. Sao nhãng thể hiện ở nhiều góc độ cả sự không đáp
ứng về nhu cầu vật chất và sự thờ ơ với đời sống tinh thần của các em.
(diendan.nhunguocmoxanh.org)
Các hình thức sao nhãng trẻ em:
+ Sao nhãng về thể chất.
+ Sao nhãng về tình cảm.
+ Sao nhãng về y tế.
+ Sao nhãng về sức khỏe tâm thần.
+ Sao nhãng về giáo dục.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Bạo lực gia đình ảnh hưởng cả 3 mức độ: Đối với cá nhân, đối với gia đình
và đối với toàn xã hội. Để tránh sự trùng lặp, em xin sắp xếp lại bố cục của bài báo
cáo nhóm: Em sẽ nghiên cứu chung ảnh hưởng của tất cả các hình thức bạo lực
theo 3 cấp độ trên, em cũng xin được lồng ghép số liệu thực trạng vào ảnh hưởng
trong quá trình phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
6
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3


Hình thức bạo lực về thể chất: sự đánh đập
1. Ảnh hưởng đối với cá nhân
Bạo hành đối với phụ nữ là một vấn đề toàn cầu nó xảy ra trong mọi tầng
lớp xã hội: giàu, nghèo, có hay không có học thức.
- Thực trạng bạo hành gia đình trên thế giới và ảnh hưởng của nó:
+ Ở Mỹ, như ở Tân Ghi-nê 67% gia đình trải qua bạo hành. Bạo hành đối
với phụ nữ xảy ra tại nhà ở Santiago, Chilee 80% PN là nạn nhân của bạo hành
trong nhà họ.
Cũng như ở nơi làm việc, theo một báo cáo của một công đoàn phụ nữ:
+ 95% nữ nhân viên ở Mê-Hi-Cô là nạn nhân của quấy nhiễu tình dục.
+ Ở Mỹ, cứ 15 giây thì có một phụ nữ bị đánh đập, 6 phút xảy ra một vụ
hiếp dâm, mỗi ngày 4 PN bị kẻ bạo hành giết chết.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
7
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
+ Ở Ấn Độ, mỗi ngày có 4 PN bị thiêu đốt vì vấn đề của hồi môn
+ Ở Nam Phi, mỗi 90 giây có một PN bị hãm hiếp, tổng cộng là 320.000
đơt/năm.
- Thực trạng bạo hành gia đình ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó.
+ Bạo hành gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị
bạo lực: Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm giám định pháp y thành phố Đà
Nẵng, trong 4 năm (2002 – 2005) có 1680 phụ nữ và trẻ em bị bạo hành đến giám
định pháp y.
+ Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày có 1
người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Liên quan đến tình hình này, Toà án
nhân dân tối cao thống kê từ năm 2000-2005, toà án các cấp xử lý 186.954 vụ ly
hôn do bạo lực gia đình, trong đó đánh đập ngược đãi chiếm tới 53,1% trong các
nguyên nhân.
+ Ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất của trẻ như: gãy tay, gãy chân,

chảy máu đầu, để lại các thương tích trên thân thể. Gần đây, trên các phương tiện
thông tin đại chúng đã đưa tin các vụ bạo lực gia đình như: Ông bố đốt cháy gót
chân con bằng bếp ga (dantri.com), hay bà Mì dùng kéo cắt ngón tay con khi con
mình xé tiền… từ đó để lại những thương tích trên thân thể còn non nớt của các
em.
Nạn nhân của các vụ BLGĐ thường là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
8
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
+ Ảnh hưởng về thể chất là nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng về tâm lý như:
trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn, rối nhiễu tâm lý, sự gây hấn, sự sợ hãi,
mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng Nhà tâm lý lâm sàng Nguyễn Minh Đức - Phó
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em cảnh báo: “Nếu không phòng ngừa
kịp thời, rối nhiễu tâm lý sẽ dẫn đến những khủng hoảng tinh thần, chán ăn, chán
học, muốn hủy hoại bản thân hoặc gây thương tích cho người khác, chống đối lại
các quy tắc xã hội và rất khó chữa”.
+ Giảm tính tự chủ và tính sáng tạo: Khi bị bạo lực về tinh thần, các nạn
nhân thường bị áp lực, ức chế và luôn cảm thấy mình bị phụ thuộc, lệ thuộc vào
người khác từ đó họ không phát triển được khả năng sáng tạo trong lao động, trong
cuộc sống.
+ Làm giảm khả năng lao động. Về mặt sức khỏe, người bị bạo hành thường
ốm yếu, sức khỏe kém vì ăn uống vì vậy mà khả năng lao động bị ảnh hưởng rất
nặng, đặc biệt là những người do bạo lực gia đình mà bị để lại khuyết tật các bộ
phận trên cơ thể.
+ Ảnh hưởng, suy giảm các chức năng xã hội như: việc sinh đẻ, việc thực
hiện các vai trò làm vợ, làm mẹ hay vai trò xã hội trong công việc.
+ Ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân: Trên báo chí hàng ngày đã đăng
tải nhiều vụ bạo lực rất dã man trong gia đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt
cỏ vào miệng vợ!?” Báo Thanh niên - số 186 ra ngày 5-7-2003; “Kẻ giết vợ dã
man”, “Hình phạt chung thân vì hành xử vợ bằng búa” - Báo Phụ nữ Việt Nam ra

ngày 8-9-2003; “Đổ xăng đốt vợ” - Báo Công an nhân dân ra ngày 7-12-2002
Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô nhân tính của người
chồng đối với vợ mình và rút ra những bài học sau những vụ bạo lực đó
2. Ảnh hưởng đối với gia đình
- Làm cho bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng, rạn nứt tình cảm, vì
vậy dễ dẫn đến tình trạng ly hôn , bỏ nhà ra đi, mắc vào các tệ nạn xã hội. Theo báo
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
9
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
cáo của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01/01/2000 đến ngày 31/12/2005, các tòa
án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về
lĩnh vực hôn nhân gia đình. Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình
chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn.
- Làm ảnh hưởng tới kinh tế gia đình như: Chi phí chữa bệnh cho các nạn
nhân bị bạo lực, bên cạnh đó, người phụ nữ khi bị bạo lực, bị ảnh hưởng sức khỏe
nên không thể đi làm được, do vậy cũng làm giảm nguồn thu nhập rất lớn của gia
đình.
- Thiếu sự quan tâm, giáo dục và chăm sóc con cái: Nếu trong gia đình có
hiện tượng bạo lực thì các bậc cha, mẹ thường có tâm lý ức chế, chán chường và
không còn tâm trí để quan tâm đến giáo dục con cái. Theo thống kê của Ủy ban
Dân số Gia đình và Trẻ em thành phố Đà Nẵng, hiện nay nạn nhân của nạn bạo
hành gia đình là có 45% là trẻ em, trong đó, hơn 40% bị bỏ mặc, không quan tâm.
- Trong gia đình có bạo lực về kinh tế , sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong cuộc
sống gia đình mà một gia đình hành phúc không bao giờ tồn tại sự bất bình đẳng.
- Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân cách, tâm sinh
lý của con trẻ. Ví dụ như các em có thể tập nhiễm lối sống cách cư xử của bố mẹ
chúng để sau này áp dụng vào cuộc sống của chính bản thân mình sau này.
- Bạo lực gia đình còn gây nên những mâu thuẫn trong mối quan hệ gia
đình. Ví dụ, em C (ở thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai – Hà Tây
cũ) khi chứng kiến bố đánh đập, chửi mắng mẹ là “con rồ”, em cũng rất ghét mẹ,

buổi tối em đi tiểu ở góc sân, bố em không biết và hỏi “đứa nào đi tiểu ở đây, mai
nó sẽ khai mù lên” thì em đã không ngần ngại mà nói rằng “con rồ đã đái ở đấy” –
ý muốn đổ lỗi cho mẹ mình…
- Ảnh hưởng đến sự chăm sóc, giáo dục con cái: dạy dỗ con, giáo dục nhân
cách của con. Ví dụ, cũng trong trường hợp gia đình em C nêu ở trên, khi người vợ
bị bạo lực gia đình và ly thân, trở về nhà bố đẻ thì người chồng cùng 3 đứa con nhỏ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
10
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
sống không nghề nghiệp, không đủ kinh tế nuôi con. Mỗi lần người vợ về thăm con
là bị chồng đuổi đánh, dần dần về sau, người vợ không dám về thăm trộm con nữa.
Kinh tế thiếu và cả 3 con phải bỏ học, không học hết lớp 7. Hiện nay, con gái lớn
đã 22 tuổi mà vẫn không lấy được chồng, không nghề nghiệp, cả làng xóm đều có
sự kỳ thị và không ai tồn tại mối quan hệ với gia đình, khiến cả 4 bố con đều trở
nên tách biệt “cô đơn giữa biển người”, 2 cô con gái đến tuổi lấy chồng mà không
có một thanh niên nào đến chơi, tìm hiểu hay có ý định lập gia đình…
Khi say rượu, người chồng đánh đập vợ rất dã man
3. Ảnh hưởng đối với xã hội
- Theo thống kê chưa đầy đủ ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có trên 90% là
nguyên nhân do bạo hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%, Hà Nội là 51%, TP. Hồ
Chí Minh là 56%.
- Ảnh hưởng tới hệ thống an sinh xã hội: Như đối tượng của an sinh xã hội
gia tăng, từ đó dẫn tới nguồn chi phí cho đối tượng cũng tăng lên.
- Gia tăng tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm… Tại nhà tạm giữ
Thanh Xuân (Thanh Hóa) có 37% nam và 20% nữ phạm nhân ở tuổi vị thành niên
từng bị bố mẹ mắng chửi, đánh đập.
- Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Khi nạn nhân của
bạo lực gia đình bị các thương tích trên cơ thể, thậm chí có thể bị khuyết thiếu các
bộ phận trên cơ thể đã làm giảm đi chất lượng lao động quốc gia. Mặt khác, những
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai

11
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
ảnh hưởng của bạo lực gia đình đã làm cho trẻ em bị thất học, từ đó làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lượng lao động trí thức sau này…
- Làm tăng chi phí từ ngân sách Nhà nước cho các công việc về xây dựng
Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật và nuôi
bộ máy để thực hiện Luật, xử lý các trường hợp vi phạm…
- Ảnh hưởng đến năng suất lao động của toàn xã hội, bởi những người phụ
nữ khi bị bạo hành, đặc biệt là bị tổn thương nặng thì ảnh hưởng đến khả năng lao
động và năng suất lao động, giảm nguồn thu nhập cho cá nhân, gia đình và toàn xã
hội.
+ Kìm hãm sự phát triển, tiến bộ của một đất nước văn minh. Một đất nước
văn minh không chỉ được đánh giá bằng các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật mà còn
được đánh giá cả các chỉ số về xã hội như: Sự bình đẳng giới, bình đẳng công dân,
nền hòa bình, mức độ dân trí, sự nghiệp giáo dục, việc thực hiện các quyền của
công dân… Nếu đất nước tồn tại bạo lực gia đình thì xã hội sẽ không ổn định và
kìm hãm sự phát triển của đất nước.
4. Kết luận:
Hậu quả của BLGĐ
(Trích BLGĐ sự sai lệch giá trị, PGSTS Lê Thị Quý, 2008,tr173, NXB KHXH)
Hậu quả Thế hệ người trả lời
Ông, bà Bố, mẹ Con, cháu
GĐ tan nát, li thân, li dị 68.4 48.6 40.0 49.7
Con cái bị bỏ bê, đi lang thang 21.1 26.8 20.0 26.3
Người vợ chết 0.0 2.6 0.0 2.6
Người vợ bị tàn tật ốm đau 5.3 6.4 0.0 6.3
Chồng, vợ, con cái mắc TNXH 31.6 34.3 40.0 34.2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
12
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3

Khác 5.3 2.1 0.0 2.3
Bảng số liệu cho chúng ta thấy: Gia đình tan nát, li dị là hậu quả của bạo lực
gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất (49,7%), tiếp theo là các thành viên trong gia đình có
bạo lực bị mắc vào các tệ nạn xã hội (34,2%) hay con cái bị bỏ bê, đi lang thang
(26,3%), thấp nhất là người vợ chết (2,6%).
Như vậy, bạo lực gia đình đang là vấn nạn của cả thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Sự ảnh hưởng của nó có thể về sức khỏe, tính mạng của nạn nhân,
hay nó phá vỡ cuộc sống gia đình, ảnh hưởng tới sự giáo dục đạo đức, nhân cách
của con người, nó làm cho một đất nước chậm phát triển với những bất công, bất
bình đẳng.
 Mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình rất nghiêm trọng: ảnh hưởng
cả về cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
III. SO SÁNH BẠO LỰC PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GIỮA THÀNH THỊ VÀ
NÔNG THÔN
Nhóm sinh viên tiến hành phỏng vấn
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình rất lớn, rất nhạy cảm nên việc thực hiện
phiếu hỏi sẽ không thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, chúng tôi đã
quyết định đi phỏng vấn sâu để có thể thu thập thêm các thông tin tế nhị của đối
tượng chia sẻ mà không thực hiện điều tra bảng hỏi. Chúng tôi chia thành 2 nhóm
nhỏ tiến hành đi phỏng vấn.
- Nhóm 1 tiến hành phỏng vấn ở khu vực nông thôn, địa điểm Mễ Trì Hạ.
- Nhóm 2 tiến hành phỏng vấn ở khu vực thành thị, địa điểm là Trung Kinh,
Trung Yên, Chùa Láng.
Tổng số lượng phỏng vấn là 23 trong đó có phỏng vấn 18 phụ nữ (chia
đều nông thôn và thành thị) và 10 trẻ em ( 5 thành thị và 5 nông thôn). Chúng tôi
thu được kết quả như sau:
1.1Phỏng vấn đối với phụ nữ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
13
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3

Điều tra phỏng vấn 9 người ở nông thôn và 9 người ở thành thị
Tiêu chí Mức độ ảnh hưởng Số lượng ở thành thị.
(người)
Số lượng ở nông
thôn. (người)
Thể chất
Xây xước nhe,
Gãy tay, chân
Chấn thương đầu
5
3
1
6
4
1
Tinh thần
Bực tức,
Ức chế.
Không chịu được.
9
6
1
9
9
0
Kinh tế.
- Thỉnh thoảng không có
tiền chi tiêu
- Không có tiền chi tiêu
cá nhân tối thiểu

3
0
8
4
Tình dục
Tổn thương nhẹ
Ám ảnh
Sợ hãi
5
1
1
7
2
2
Ghi chú: Vì số lượng người phỏng vấn ít, không đủ điều kiện để mang tính
đại diện nên nhóm không chia ra tỷ lệ phần trăm mà kết quả đưa ra là số liệu thực
tế.
Kết quả: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, phỏng vấn xác suất 9 phụ nữ ở nông
thôn và 9 phụ nữ ở thành thị thì cả 9 người được hỏi đều là nạn nhân của bạo lực
tinh thần (vì khi đối tượng phỏng vấn nói là đã cảm thấy ức chế bởi chồng, bố hay
mẹ mình thì đều được tính là bạo lực tinh thần). Thực trạng và mức độ ảnh hưởng
của nó là khác nhau giữa thành thị và nông thôn.
Hầu hết số phụ nữ được hỏi ở nông thôn đều có mức độ ảnh hưởng nặng hơn
ở thành thị. Điều này cũng dễ hiểu bởi:
+ Ở thành thị dân trí cao hơn ở nông thôn.
+ Sự cam chịu của người phụ nữ ở nông thôn cao hơn ở thành thị nên số
lượng người phụ nữ ở nông thôn là cao hơn thành thị.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
14
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông nên hầu hết các nạn
nhân của bạo lực gia đình không dám thổ lộ (vì e ngại, xấu hổ). Việt Nam chưa có
cuộc điều tra cụ thể về ảnh hưởng của bạo lực gia đình nên tôi chưa thể đưa ra một
số liệu về tài chính cụ thể cho sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình ở Việt Nam.
1.2 Phỏng vấn đối với trẻ em
Nhóm sinh viên tiến hành phỏng vấn 5 em ở nông thôn, 5 em ở thành thị
Tiêu chí. Mức độ ảnh hưởng Số lượng ở thành thị
(người)
Số lượng ở nông
thôn (người)
Thể chất Xây xước nhe,
Gãy tay, chân
Chấn thương đầu
3
0
0
4
1
1
Tinh thần Bực tức,
Ức chế.
Không chịu được
3
2
0
5
5
0
Tình dục -… 0 0
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy: Số trẻ em được hỏi thì chưa em nào bị bạo

lực về tình dục. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá cao các em bị bạo lực về thể chất
(nông thôn 3/5 em được hỏi, thành thị 5/5 em được hỏi đã bị bạo lực tinh thần).
Nhìn vào toàn bảng ta thấy, số lượng trẻ em ở nông thôn bị bạo lực nhiều hơn và
mức độ nặng hơn các em ở thành thị.
Điều này có thể lý giải về cách chăm sóc, quan điểm nuôi dạy con giữa 2
vùng miền là khác nhau. Có những ông bố, bà mẹ cho rằng việc đánh đập con cũng
là một biện pháp cần có khi giáo dục con.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
15
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
Hung thủ say rượu, giết vợ đứng trước vành móng ngựa
PHẦN II. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI THÔN ĐẠI ĐỒNG,
XÃ TUYẾT NGHĨA, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1. Thực trạng bạo lực gia đình tại thôn Đại Đồng, Tuyết Nghĩa, Quốc
Oai, Hà Nội.
Thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (gọi tắt
là thôn Đại Đồng) là một trong những thôn thuộc Hà Tây (cũ) được sát nhập về Hà
Nội và trở thành vùng ngoại thành Hà Nội. Cách Hà Nội khoảng hơn 20 km về phía
Tây nhưng Đại Đồng vẫn là một thôn xóm nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,
ngoài ra còn phát triển làng nghề truyền thống: Đan cót, mây tre đan. Từ khi được
sát nhập về Hà Nội đến nay, đời sống nhân dân đã có những khởi sắc: đường làng
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
16
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
được bê tông hóa, mỗi thôn trong xã được thành phố đầu tư làm một nhà văn hóa
khang trang (theo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội ngày 04 tháng
8 năm 2006 về việc Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn
minh, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội), một số nhà máy xí
nghiệp đặt dọc đường Láng – Hòa Lạc (cách thôn khoảng 3 đến 5 km) đã thu hút
một lượng lao động phổ thông nhất định, các dịch vụ về xây dựng, mua bán đất đai

cũng bắt đầu phát triển mạnh.
Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại như bao làng quê Việt
Nam khác.
Khi thực hiện chuyên đề này, em đã về và thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi
với 20 người (11 phụ nữ và 9 trẻ em), phỏng vấn 2 cán bộ (1 người là chi hội
trưởng hội phụ nữ của thôn, một người là cán bộ y tế xã), phỏng vấn 2 trẻ em và
phỏng vấn sâu 2 phụ nữ khác, kết quả thu được như sau:
1.1 Điều tra chị em phụ nữ:
a. Trong số 30% số phụ nữ (4 người) làm cán bộ, công chức, viên chức được
hỏi (1 giáo viên tiểu học, 1 y tá trạm y tế, 1 kế toán của HTX Nông nghiệp, 1 cán
bộ ủy ban) thì:
- Có 25% (1 người) trả lời là đã bị người trong gia đình đánh bằng tay chân,
sau đó đã bị bầm tím, người có hành vi bạo lực là chồng, lý do bạo lực là chồng say
rượu.
- 25% (1 người) nói là đã bị chồng mắng nhiếc.
- 50% (2 người) trả lời là sống hạnh phúc trong hôn nhân.
- 100% (2 người) đã bị bạo lực trả lời là đã được hàng xóm và họ hàng đến
giúp đỡ (vào bênh vực) khi bị bạo lực. Các chị cũng trả lời là im lặng chịu đựng khi
bị bạo lực.
b. Trong số 70% số phụ nữ (9 người) được hỏi là nông dân và buôn bán nhỏ
thì kết quả thu được là:
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
17
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
- 33,3% (3 người) trả lời là đã bị chồng đánh bằng tay chân.
- 55,5% (5 người) trả lời là đã bị chồng mắng nhiếc.
- 11% (1 người) trả lời là sống hạnh phúc trong hôn nhân.
Trong số 8 người trả lời bị bạo lực thì:
+ Trên 70% (6 người) trả lời là khi bị bạo lực đã được làng xóm và họ hàng
đến giúp đỡ, hòa giải, hơn 20% (2 người) trả lời là khi bị chồng đánh đã âm thầm

chịu đựng nên không ai biết để đến hòa giải.
+ Trên 70% (6 người) trả lời nguyên nhân của bạo lực là do kinh tế khó
khăn, hơn 20% (2 người) trả lời là do chồng say rượu hoặc chồng đang tức giận
việc gì đó.
c. Những kết quả chung cả 2 nhóm đối tượng được hỏi:
Khi điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn tất cả 13 người (11 người trả lời
bảng hỏi và 2 người phỏng vấn sâu) thì kết quả cho thấy:
- 100% số người trả lời bị bạo lực (10 người) đều nói là mình âm thầm chịu
đựng vì “vợ bị chồng đánh hay chửi là một việc bình thường, bát đũa còn có ngày
bị xô xát nói gì đến vợ chồng sống với nhau cả đời” (lời của chị Hoa).
- 90% phụ nữ bị bạo hành là do chồng mình, 10% là do mẹ chồng khó tính.
- Những người những tổ chức chị đã tìm đến để được giúp đỡ khi bị bạo lực:
+ 50% (5 người) nói là tìm đến họ hàng, anh em nội ngoại.
+ 30% (3 người) trả lời là chạy sang hàng xóm.
+ 10% (1 người) trả lời là không tìm đến ai, tự mình chịu đựng và giải quyết.
+ 10% (1 người) trả lời là gặp chị em trong chi hội phụ nữ.
- 80% phụ nữ được hỏi nói là biết đến Quyền của người phụ nữ nhưng lại
không biết đến Luật phòng chống bạo lực gia đình.
- 100% phụ nữ được hỏi trả lời là ở địa phương chưa có sự can thiệp của
chính quyền mà dịch vụ hỗ trợ chỉ dừng lại ở công tác hòa giải do anh em nội ngoại
và hàng xóm giúp đỡ.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
18
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
d. Nhận xét:
Từ những kết quả thu được như trên ta thấy:
- Số phụ nữ là cán bộ, công chức bị bạo lực gia đình ít hơn số phụ nữ là nông
dân và buôn bán nhỏ.
- Số người bị bạo lực là cán bộ công chức chủ yếu là bị bạo lực về tinh thần,
số người là nông dân và buôn bán nhỏ bị bạo lực nhiều về thể chất.

- Tỷ lệ bị bạo lực gia đình trong thôn vẫn tồn tại ở mức khá cao (trên 70%)
tuy nhiên ở các mức độ và tần suất là khác nhau.
- Tỷ lệ chị em chưa được biết đến luật bạo lực gia đình còn khá cao (100%).
- Vai trò của các đoàn thể trong việc trợ giúp chị em khi bị bạo lực gia đình
còn hạn chế (chỉ có 10% chị em bị bạo lực tìm đến chi hội để tìm sự giúp đỡ).
- Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ở địa phương kém phát triển,
chỉ tồn tại dưới dạng công tác hòa giải tại gia đình.
1.2 Điều tra về trẻ em.
Em đã điều tra 11 trẻ em (2 em trả lời phiếu hỏi, 2 em phỏng vấn sâu) và thu
được kết quả:
- 45% các em (5 người) trả lời là sống rất hạnh phúc.
- 55% các em (6 người) trả lời là đã bị bạo lực gia đình, trong đó:
+ 100% các em đã bị mắng nhiếc, xỉ vả.
+ Gần 70% các em (4 người) trả lời là đã bị tát, bị đánh bằng roi và đã bị đau
trên cơ thể.
+ Gần 20% (1 em) trả lời là bị bố mẹ ép học quá nhiều.
+ Trên 80% (5 em) trả lời là bị bố mẹ bắt làm nhiều việc, bắt lao động từ nhỏ
và quá sức.
+ Gần 70% (4 em) trả lời là bị bố bạo hành, số còn lại là bị mẹ và anh chị
bạo hành.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
19
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
+ 100% các em trả lời nguyên nhân đó là do bố mẹ cho rằng đấy là cách giáo
dục con. Trên 80% trả lời vì kinh tế khó khăn, 20% cho là em không ngoan.
+ Khi bị bạo hành thì có gần 20% (1 em) nói là im lặng chịu đựng, trên 80%
các em biết tìm đến người thân để chia sẻ, không có em nào nói là đến chính quyền
tìm sự giúp đỡ.
+ Trên 80% các em nói là đã biết về quyền trẻ em (tuy nhiên rất nhiều em
biết vẫn còn rất ít, còn mơ hồ), không có em nào biết về luật phòng chống bạo lực

gia đình.
+ 100% các em được hỏi nói là địa phương chưa có dịch vụ tư vấn hay nhà
tạm lánh cho các em khi bị bạo lực, các em chỉ được giúp đỡ dưới hình thức là
người thân trong gia đình, họ hàng và làng xóm đến cứu giúp.
 Như vậy, tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em trong thôn còn rất
nhiều (chiếm 55%). Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế khó khăn, trong đó vấn
đề lạm dụng lao động trẻ em là một vấn đề nổi cộm (trên 80%). Các đoàn thể và
cơ quan chính quyền chưa phát huy được vai trò trong việc trợ giúp các em khi
bị bạo hành.
2. Thực trạng nguyên nhân về bạo lực gia đình tại thôn Đại Đồng.
Thôn Đại Đồng là một vùng quê nghèo, thuần nông và đang có sự chuyển
dịch phát triển kinh tế nhờ sự quy hoạch, sát nhập vào thủ đô. Tuy cách trung tâm
Hà Nội không xa (hơn 20km) nhưng vấn đề bạo lực gia đình xảy ra nhiều, bởi một
số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Về lối sống, phong tục:
+ Đây là một vùng quê nghèo nên phần lớn người dân nơi đây còn có tư
tưởng gia trưởng phong kiến: chồng có quyền nói nặng lời với vợ, bố mẹ sinh ra
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
20
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
con, nuôi con thì có quyền đánh mắng khi con mắc lỗi… Tư tưởng này đã ăn sâu
vào tâm trí và cách giao tiếp hằng ngày của người dân.
+ Mặt khác, có rất nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng: Đánh, mắng con là một
hình thức giáo dục tốt theo quan điểm “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.
Nên việc cha mẹ đánh mắng con khi con mắc lỗi chính là một hình thức giáo dục,
răn đe để lần sau con không dám mắc lỗi đó nữa, để con ngoan hơn.
+ Các chị phụ nữ còn có tư tưởng e ngại, không dám thổ lộ và tìm kiếm sự
giúp đỡ khi bị bạo lực theo suy nghĩ “xấu chàng thì hổ ai”. Vì vậy, phần lớn các chị
trả lời là khi bị bạo lực sẽ cam tâm nhẫn nhục, im lặng chịu đựng. Đó cũng là
nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình vẫn tiếp tục tái diễn và gặm nhấm

tâm hồn và thể xác của biết bao con người.
- Về kinh tế: Nền kinh tế thuần nông, mỗi người được chia 1,3 sào ruộng.
Những em sinh từ năm 1994 đến bây giờ chưa được chia ruộng. Vì vậy, người
nông dân chỉ sống bằng nghề cày cấy là chủ yếu mà đất ruộng có hạn nên kinh tế
của địa phương còn rất khó khăn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới
tình trạng bạo lực gia đình:
+ Kinh tế khó khăn, nhiều khi trong gia đình không đủ tiền chi tiêu và phục
vụ nhu cầu thiết yếu đã là nguyên nhân gây xô xát, to tiếng nặng lời trong gia đình.
+ Cũng vì kinh tế khó khăn nên hầu hết các em trong độ tuổi từ 8 đến 16 đã
bị bố mẹ bắt làm nhiều việc: trông em, chăn trâu bò, chăn vịt, nấu cơm nước… Mặt
khác, có nhiều em còn bị bố mẹ bắt làm nghề thủ công (đan cót, mây tre đan).
Những công việc này không phải là nặng nhọc, nhưng số lượng công việc và thời
gian làm việc nhiều ngoài sức chịu đựng của các em nên đó là một hình thức lạm
dụng lao động trẻ em. (Theo điều tra thì các em chỉ học có 1 buổi trên ngày, 1 buổi
còn lại và buổi tối các em thường phải làm việc gia đình và đan lát nghề thủ công.
Trung bình, mỗi ngày các em phải làm việc 6 đến 9 giờ đồng hồ. Em Nghĩa cho
biết: Em đi học buổi sáng, khoảng 11h30 là em về đến nhà. Ăn cơm trưa xong là
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
21
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
em đi đan cót từ 12h30 đến 18h30 thì về dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm tối và tắm giặt.
Buổi tối, em chỉ học khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó em lại tiếp tục đan cót đến hơn
22 giờ đêm mới nghỉ…).
Mỗi ngày, các em phải đan cót từ 6 đến 9 giờ đồng hồ
Phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi là lao động chính của làng nghề đan cót, mây tre đan
(Ảnh chụp tại: Đại Đồng – Tuyết Nghĩa – Quốc Oai – Hà Nội)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
22
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
+ Vì kinh tế khó khăn, nhiều ông chồng thất nghiệp nên đã buồn chán và tìm

đến rượu chè để giải khuây. Khi say rượu, các chị không biết kiềm chế cảm xúc
nên đã bị các đức ông chồng thượng cẳng chân, hạ căng tay đối xử tàn nhẫn. Thậm
chí, nhiều em nhỏ là nạn nhân của những người cha say xỉn.
- Về chính sách pháp luật, các quy định của địa phương:
+ Luật phòng chống bạo lực gia đình đã ra đời nhưng nó chưa được phổ biến
rộng rãi nên phần lớn người dân chưa biết đến (100% người dân được hỏi đều trả
lời là chưa biết đến luật phòng chống bạo lực gia đình hoặc có biết thì chỉ biết rất
mơ hồ).
+ Chính quyền chưa có những chế tài đủ mạnh để răn đe những người có
hành vi bạo lực và phòng ngừa các hành vi này.
- Về các cơ quan đoàn thể, các cán bộ lãnh đạo địa phương:
+ Các cơ quan đoàn thể chưa nêu cao vai trò của mình trong việc phòng
tránh bạo lực gia đình.
+ Chưa có hình thức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chính sách,
pháp luật phòng chống lạo lực gia đình.
+ Lãnh đạo địa phương chưa thật sự gương mẫu trong việc thực hiện đời
sống gia đình hạnh phúc nên tiếng nói không đủ trọng lượng và không dám nhắc
nhở người khác khi gia đình họ có bạo lực gia đình (năm 2007, vợ chồng ông
trưởng thôn đã có những xô xát, kết quả, ông đã đánh vợ tím mặt mà không ai dám
đến can ngăn).
- Về việc tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc phòng
chống bạo lực gia đình:
+ Công tác tuyên truyền còn kém hiệu quả.
+ Phần lớn công tác tuyên truyền chỉ dừng lại ở việc thu thuế và thu nộp các
khoản phí đối với nhà nước trên hệ thống loa truyền thanh của xã.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
23
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
+ Hình thức tuyên truyền còn khô khan, chỉ mang tính nghe – đọc trên loa
phát thanh nên không thu hút được sự chú ý của người dân.

- Về dân trí: Đây là vùng quê nông nghiệp nên đời sống dân trí thấp, chủ yếu
là bần nông. Số sinh viên có trình độ đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp đã không
trở về quê hương công tác. Vì vậy, mức độ nhận thức của người dân còn hạn chế.
- Các nguyên nhân khác:
+ Việc ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường như: Chạy theo lối sống của vật
chất, kiếm tiền mà bỏ quên, sao nhãng trẻ em, chịu sự tác động của phim ảnh phong
kiến Trung Quốc nên ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân…
+ Do thiếu việc làm nên còn xảy ra một số tệ nạn về lô đề, cờ bạc. Khi bị
thua lỗ, người chồng thường về trút giận lên đầu vợ con.
+ Do công việc làm ăn không thuận lợi (ví dụ: bị dịch bệnh làm chết hết đàn
vịt, mất hết vốn làm ăn) nên vợ chồng dễ xảy ra xô xát và bạo lực…
3. Thực trạng ảnh hưởng của bạo lực gia đình tại thôn Đại Đồng.
3.1 Ảnh hưởng của bạo lực gia đình về thể chất.
Nói đến bạo lực gia đình người ta nghĩ ngay đến các tổn thương về mặt sức
khỏe của các nạn nhân. Trong nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, của
nhiều các tổ chức xã hội, các bệnh viện cho thấy gần 80% các nạn nhân của bạo
lực gia đình có các tổn thương về thực thể và trẻ em chiếm 81,85%. Trẻ em chứng
kiến dễ làm tổn thương mình hoặc trong khi xảy ra bạo hành hoặc vì là nạn nhân.
Nghiên cứu cho thấy hơn 80% trẻ em như vậy cũng tự hành hạ mình (về thể chất
và/hoặc tình dục), do đó bạo lực gia đình là dự đoán số một về việc ngược đãi trẻ
em.
Nếu phụ nữ là nạn nhân của Nam giới thì trẻ em lại là nạn nhân của nhiều
phụ nữ . Tình trạng này xảy ra trong hoàn cảnh họ không thể chống trả được
nhừng kẻ đánh đập, hành hạ họ nên họ đã chút giận lên trẻ em. Những đứa trẻ này
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
24
Chuyên đề chuyên sâu: Bạo lực gia đình SV: Nguyễn Văn Vệ - LCĐ2CT3
không những không được bảo vệ che trở từ phía người cha mà còn bị mẹ chúng
đánh đập, hành hạ.
Kết quả nghiên cứu cuộc thăm dò dư luận trẻ em cho thấy 99,2% số các em

mong muốn khi có những bất hòa trong gia đình bố mẹ phải bình tĩnh trên tình
thương yêu. Khi con cái có lỗi thì 87,18% cho rằng nên khuyên giải để các em sửa
chữa, chỉ có 1,85% nói rằng khi cần thiết thì nên đánh, 0,73% nên xử phạt thật
nặng. Những ý kiến nêu trên chứng tỏ các em không hề muốn bạo lực, nhất là
trong gia đình của mình.
Theo Báo cáo của các trung tâm y tế, các bệnh viện thì hàng năm có rất nhiều
trẻ em phải đến bệnh viện cấp cứu, khám, điều trị vì các tổn thương do bạo lực gia
đình. Đặc biệt, có một số trường hợp bị thương rất nặng, thậm chí còn bị tử vong
khi đang chữa trị.
Ở thôn Đại Đồng đã diễn ra một số vụ bạo lực gia đình khiến cho vợ, hoặc
con cái bị mang thương tật trên người. Tuy nhiên, chưa có cuộc điều tra nên không
thể có số lượng cụ thể về số lượng nạn nhân bị thương tích do bạo lực gia đình.
Điển hình cho nạn nhân là chị Vui đã bị chồng đánh thường xuyên, lúc đầu chị còn
kêu la, nhưng chị kể: Càng kêu la thì ông chồng cứ hốc ngực của vợ mà đánh, đánh
đến nỗi không còn kêu được nữa. Sau mỗi trận đòn như thế, chị đã bị tím bầm mặt
mày, chị cảm thấy khó thở và đau ở ngực, ở bụng. Có lần, chị bị thương nặng mà
không đến y tế, phải sau gần 1 tháng mới bình phục (trường hợp này có thật 100%,
tên của nhân vật giữ nguyên tên thật, vì đây là hàng xóm của nhà em, khi em còn
nhỏ thường xuyên phải chứng kiến cảnh chồng chị đánh chị rất dã man, lúc đầu
hàng xóm và gia đình nhà chồng còn sang can ngăn, nhưng về sau, vì trường hợp
xảy ra thường xuyên nên không ai sang can ngăn nữa, chính quyền cũng không đến
hòa giải, họ hàng bên ngoại ở xa nên cũng không biết. Đến bây giờ, chị đã ly thân
được gần 10 năm mà chưa ly dị, chị đi bán hàng thuê ở Hà Nội, chồng chị nuôi 3
con nhỏ, cấm đoán chị về thăm con, kinh tế gia đình rất khó khăn, 3 con bây giờ đã
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Xuân Mai
25

×