Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tổng quan tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.29 KB, 17 trang )

I. HIV/AIDS VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
_ AIDS: là chữ viết tắt của cụm từ Acquired Immunodeficiency Syndrome,
có nghiã là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
_ HIV: là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human
Immuno Deficiency Virus. Có nghiã là virus làm suy giảm miễn dịch ở
người, ta quen gọi là virus SIDA.
Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân,
nổi hạch do một căn bệnh nào đó gây ra.
Miễn dịch là gì: Con người luôn sống giữa vô số những mầm bệnh độc hại
sẵn sàng gây bệnh cho cơ thể như: virus, vi nấm, kí sinh trùng và cả một số
tế bào ung thư sinh sản lẻ tẻ trong cơ thể. Tuy nhiên cơ thể cũng có một
hàng rào phòng vệ rất hiệu quả khiến cho phần lớn các mầm bệnh không thể
gây bệnh được. Đó chính là hệ miễn dịch, nó bao gồm các bạch cầu có trong
máu giữ nhiệm vụ tuần tra và khi phát hiện mầm bệnh sẽ chiến đấu tiêu diệt
mầm bệnh để bảo vệ cơ thể.
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể
chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch
là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống
lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống
II. CÁC BIỂU HIỆN CỦA HIV/AIDS
1. Các biểu hiện chính:
_ Sút cân > 10% cân nặng
_ Tiêu chảy kéo dài > 1 tháng, đâu quặn bụng, buồn nôn, nôn
_ Sốt kéo dài > 1 tháng
_ Ho.
_ Nổi hạch.
_ 2 đến 8 tuần sau khi nhiễm HIV, bất kỳ qua con đường nào, 20% bệnh
nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với sốt (38-40 độ C), đau cơ,
đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng,
phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một


số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm
dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-
10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.
2. Các biểu hiện phụ:
_ Ho dai dẳng > 1 tháng, đau đầu, đâu cơ - khớp
_ Ban đỏ, ngứa da toàn thân
_ Nổi mụn rộp toàn thân ( bệnh herpes )
_ Bệnh zona tái đi tái lại
_ Nhiễm nấm, ( tựa ) ở đầu hầu, họng, kéo dài, hay tái phát
_ Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể ( không kể hạch bẹn ) kéo dài > 3
tháng.
III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM HIV/AIDS:
1. Tổng quan tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới.
Theo báo cáo của Cơ quan UNAIDS của Liên Hợp Quốc cáo về tình
hình lây nhiễm bệnh HIV/AIDS, khẳng định số người nhiễm HIV trên thế
giới là đáng báo động khi có hơn 38,6 triệu người đang mắc căn bệnh này.
Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu
tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, 25 triệu người đã chết vì căn bệnh này và
ngày nay gần 40 triệu người trên khắp thế giới đang nhiễm virus HIV, một
nửa trong số này là phụ nữ.
Cũng theo báo cáo này, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất
trên thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3
triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có
tốc độ lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới. Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là
nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi rút HIV.
Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao nhất tại Châu Phi với 5,5
triệu người lớn mang virus HIV. Ấn Độ đã vượt qua Nam Phi để trở thành
quốc gia có nhiều người sống chung với HIV nhất thế giới. Số ca có HIV ở
quốc gia đông dân thứ nhì hành tinh hiện chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm loại
virus chết người này trên toàn Châu Á. Ước tính đến cuối năm 2005, có 5,7

triệu người Ấn Độ sống chung với HIV. Tuy nhiên, tỷ lệ số người lớn có
HIV ở quốc gia Nam Á này là 0,9%, thấp hơn rất nhiều so với Nam Phi
(18,8%). Ước tính có khoảng 270.000 - 680.000 bệnh nhân AIDS ở Ấn Độ
đã chết kể từ khi trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1981.
Các bang ở miền nam Ấn Độ thường là những nơi đại dịch AIDS hoành
hành mạnh nhất. Theo Cơ quan phòng chống AIDS của LHQ, hầu hết các
trường hợp mắc bệnh ở nước này đều là do quan hệ tình dục không an toàn.
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS)
đã thông báo đến cuối năm 2006 trên thế giới có khoảng 39,5 triệu người
nhiễm HIV đang còn sống, trong đó phụ nữ chiếm gần 50%(17,7 triệu
người) và trẻ em dưới 15 tuổi là 2,3 triệu.Tổng số người nhiễm HIV hàng
năm vào khoảng 4,3 triệu . Tỉ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi
trên thế giới, điển hình là các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Trung
Á và Đông Âu, khu vực cận Sahara. Ở mỗi khu vực này, số trường hợp
nhiễm HIV /AIDS đã tăng lên xấp xỉ một triệu người trong giai đoạn từ năm
2003-2006.
Tại Châu Á, các nước Campuchia, Thái Lan và Myanma được đánh
giá là những nước có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất trong khu vực , tiếp theo là
Indonesia, Nepan,Việt Nam,Trung Quốc.
2. Tổng quan và tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam:
Dịch HIV/AIDS đang gia tăng một cách nhanh chóng ở Việt Nam.
- Tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có hơn 100 người bị nhiễm
HIV/AIDS.
- Chỉ tính riêng trong năm 2005, ước tính đã có hơn 37.000 người Việt
Nam bị nhiễm HIV/AIDS.
- Số người đang sống với HIV/AIDS năm 2006 là 280.000 người, gấp hơn
2 lần con số đó của năm 2000 là 122.000 người.
- Con số trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng đang ngày
càng gia tăng.
- Đến năm 2006, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong dân số Việt Nam ở độ tuổi 15

đến 49 đã ở mức 0,53%, nghĩa là cứ khoảng 200 người thì có 1 người đang
sống với HIV.
- Ước tính trong năm 2005, khoảng 14 000 người đã chết vì AIDS.
Theo ước tính, phần lớn số những trường hợp mới nhiễm HIV là do lây
truyền qua đường tình dục.
- Hiện nay số trường hợp nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình dục cao
hơn số trường hợp nhiễm HIV qua đường tiêm chích.
- Do việc lây truyền HIV qua con đường quan hệ tình dục khác giới ngày
càng tăng, tỷ số giữa số phụ nữ bị nhiễm và nam giới bị nhiễm đang tăng lên
hàng năm. Đến năm 2005, tỷ lệ này chỉ còn 2 nam trên 1 nữ.
- Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV khá cao ở
những người nam giới có quan hệ tình dục với nam giới. Thậm chí ở những
nam giới bán dâm tỷ lệ nhiễm HIV này còn cao hơn.
Tỷ lệ hiện nhiễm cao ở những người sử dụng ma túy và phụ nữ bán dâm
- Ở mức độ quốc gia, tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất ở những người tiêm
chích ma túy (34%). Tỷ lệ hiện nhiễm trong những người tiêm chích ma túy
ở Thành phố Hồ Chí minh, Quảng Ninh và Hải Phòng còn cao hơn rất nhiều.
- Phụ nữ bán dâm có tỷ lệ hiện nhiễm HIV đứng cao thứ nhì với 6.5%. Tỷ
lệ này còn cao hơn ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần
Thơ.
- Ở một số nơi, nhiều phụ nữ bán dâm cũng tiêm chính ma túy, làm gia
tăng sự lây nhiễm HIV. Theo điều tra thì có khoảng 40% phụ nữ bán dâm ở
Hải Phòng cho biết đã từng tiêm chích ma túy và con số này ở Hà Nội là
17% và 8% ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở những người nam mua dâm cũng đang tăng lên ở
mức đáng kể.
Hơn 1% số người trưởng thành ở Thành phố Hồ Chí Minh, hải Phòng
và Quảng Ninh đã bị nhiễm HIV.
- Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 10% dân số Việt Nam
nhưng số người nhiễm HIV/AIDS của thành phố này hiện chiếm 20% số

trường hợp nhiễm HIV trên cả nước.
- Theo phân loại dich tễ học, Thành phố Hồ Chí Minh đã có dịch lan tỏa
với 1.2% dân số ở độ tuổi trưởng thành đã bị nhiễm HIV.
- Các vụ dịch HIV nghiêm trọng cũng đang diễn ra ở các thành phố biển
phía bắc như Quảng Ninh và Hải Phòng (1.1%), ở Hà Nội là 0.9%.
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam).
* Năm 2006:
Đến ngày 31/12/2006, các trường hợp nhiểm HIV được báo cáo trên
toàn quốc là 116.565 người, trong đó 20.195 trường hợp đã chuyển thành
bệnh nhân AIDS và 11.802 bệnh nhân AIDS đã tử vong. Trong năm 2006
trên toàn quốc phát hiện 12.454 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó có
2.906 bệnh nhân AIDS và 1.731 trường hợp bị tử vong do Aa IDS.
Trong giai đoạn 2001 – 2006: Mỗi năm trên toàn quốc phát hiện được
trên 10.000 trường hợp nhiễm HIV. Vào thời điểm năm 2003, toàn quốc
phát hiện 16.980 trường hợp nhiểm HIV, đây là năm có số phát hiện cao
nhất từ trước đến nay. Sau năm 2003, số nhiễm HIV được phát hiện giảm
nhưng vẫn ở mức cao. Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai
đoạn dịch tập trung, các trường hợp nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung
trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, mại dâm. Tỷ lệ nam
giới nhiễm HIV cao gấp 6 lần nữ giới: nam giới chiếm 83,19% và nữ giới
chiếm 16,29% số người nhiễm HIV, tỷ lệ này ít biến động kể từ 1993 trở lại
đây.
Đa phần người nhiễm HIV ở lứa tuổi trẻ trong đó số nhiễm HIV trong
nhóm tuổi từ 20 đến 39 chiếm tới 78,15% tổng số người nhiễm HIV được
báo cáo.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng qua giám sát trọng điểm
đã cho thấy tốc độ dịch vẫn gia tăng nhưng không tăng nhanh so với các
năm trước đây.
HIV vẫn chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, trong đó đứng đầu là Quảng Ninh với tỷ lệ nhiễm trên 100.000 dân

cao nhất nhưng về số liệu tuyệt đối, thành phố Hồ Chí Minh phát hiện được
17.407 trường hợp chiếm khoảng 14% tổng số các trường hợp nhiễm HIV
được phát hiện trên toàn quốc.
Tuy tốc dộ HIV không gia tăng nhanh chóng so với các năm trước đây
nhưng chứa đựng các yếu tố nguy cơ lan tràn dịch ở một số tỉnh, thành phố
thể hiện qua việc hiểu biết về HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có nguy
cơ cao còn thấp, tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích
ma tuý cao từ 22 - 44 % trong các lần tiêm chích. Tỷ lệ sử dụng bao cao su
trong nhóm gái mại dâm tuy đã có cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở mức 50 –
60%.
HIV đã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng: tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,25%, phụ nữ mang thai là
0,37% vào năm 2006.
* Năm 2009:
Đến năm 2009, ở Việt Nam có hơn 80% số người nhiễm HIV tập
trung trong nhóm tuổi 20 - 39 và ngày càng có xu hướng trẻ hóa; tỉ lệ nam
giới nhiễm HIV là 82,04%, gấp 4 lần nữ Đó là những con số đáng lo ngại
về tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam được đề cập tại Hội thảo
“Thanh niên và HIV” do Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội,
trong 2 ngày 21 - 22/8/2009.
ThS.BS Mai Xuân Phương, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế
cho biết, hiện nay số người nhiễm HIV có ở 100% tỉnh, thành, gần 98% số
huyện và hơn 70% số xã, phường trên toàn quốc. Theo thống kê cho thấy, tỉ
lệ nhiễm giữa nam và nữ ít thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, dự báo trong
tương lai, tỉ lệ người nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng tăng lên. Hiện Việt
Nam là 1 trong 3 nước châu Á (cùng Malaysia và Trung Quốc) có tỉ lệ
nhiễm HIV qua con đường tiêm chích cao nhất.
Với những nỗ lực của công tác phòng chống HIV/AIDS, hiện số
người nhiễm mới HIV và người chuyển sang giai đoạn AIDS, nhiễm trong
nhóm tiêm chích ma tuý và gái mại dâm có chiều hướng giảm. Tuy nhiên,

riêng nhóm tuổi 20 – 29 (chiếm tới 55,1%) hầu như giảm rất ít, không đáng
kể; trong khi các nhóm tuổi khác được cải thiện rõ rệt thì nhóm này chỉ giảm
1%. Hiện nay, con đường lây nhiễm HIV ở Việt Nam cao nhất là qua đường
máu, rồi đến qua đường quan hệ tình dục, mẹ sang con và ngày càng tăng.
Đáng lưu ý là có tới 27% tỉ lệ người nhiễm không rõđườnglây.
Đang có một xu hướng mới, đó là người nhiễm HIV đã “dịch chuyển”
từ Nam ra Bắc. Trong tổng số 10 tỉnh, thành có tỉ lệ nhiễm HIV/100.000 dân
cao nhất năm 2008 (Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Hà Nội, Thái Nguyên,
Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu) thì có tới 8
địa phương là ở phía Bắc, trong đó có 6 tỉnh thuộc biên giới phía Bắc. Một
xu hướng nữa là tỉ lệ đồng tính nam (MSM) ở Việt Nam đang có xu hướng
gia tăng, riêng Hà Nội có 10.000 người, TP HCM có khoảng 20.000 người.
Nguyên nhân của thực trạng số người nhiễm HIV ở Việt Nam ngày
càng trẻ hóa, là do sự xung đột mạnh mẽ giữa giá trị truyền thống lâu đời với
quan niệm sống cởi mở, hiện đại là một trong những nguyên nhân khiến
nhiều thanh thiếu niên - đặc biệt là nhóm còn thiếu các kỹ năng sống, sự bảo
trợ của gia đình và môi trường giáo dục bền vững - phải đối mặtvớiHIV.
Trong số người nhiễm HIV ở Việt Nam tập trung trong nhóm tuổi từ
20- 39, có hơn 1/2 các trường hợp lây nhiễm HIV mới là thanh thiếu niên
trong độ tuổi từ 15- 24. Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội
tại 7 tỉnh, thành trong năm 2008 cho thấy, có tỉnh tới 70% thanh thiếu niên
(từ 15 - 24 tuổi) có quan hệ tình dục với gái mại dâm, nhưng không sử dụng
bao cao su. Khoảng 44% số người nghiện ma túy dùng chung bơm kim tiêm.
Đáng nói hơn là khoảng 70% số người nghiện nhiễm HIV vẫn dùng chung
bơm kim tiêm. Hơn 1/2 trong nhóm đối tượng này khi quan hệ với gái mại
dâm không dùng bao cao su.
* Hiện nay:
Trong vài năm gần đây, số nhiễm mới HIV hằng năm tuy vẫn cao
nhưng đã có dấu hiệu chững lại. Năm 2004 có hơn 14.000 ca nhiễm mới.
Con số này giảm còn 13.700 vào năm ngoái và 8.300 trong 10 tháng đầu

năm nay.
Như vậy, trong những năm trước, trung bình mỗi tháng Việt Nam có
thêm gần 1.200 người nhiễm HIV thì trong năm 2006, con số giảm xuống
còn 830 người. Điều này chứng tỏ nỗ lực phòng chống HIV/AIDS ở Việt
Nam đã phát huy hiệu quả.
Đến nay, cả nước đã phát hiện 112.880 người nhiễm HIV/AIDS, trong
đó 19.261 người đã chuyển sang AIDS và có 11.247 người tử vong do
AIDS; nhưng thực tế số người nhiễm HIV/AIDS nhiều gấp 3 lần. Mỗi năm
có khoảng 6.000 phụ nữ mang thai và 2.000 trẻ sơ sinh nhiễm virus gây
bệnh AIDS.
Mặc dù số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus đã
tăng nhiều lần so với trước, gần 6.200 bệnh nhân, nhưng con số này vẫn quá
nhỏ so với 40.000 người cần thuốc.
Đáng chú ý là tình trạng quan hệ đồng giới nam đã và đang phát triển
mạnh ở các thành phố, nhất là Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM. Hiện Việt
Nam có khoảng 30.000 người đồng giới nam, một nguy cơ cao về lây nhiễm
HIV.
IV. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS:
Có rất nhiều cách, trường hợp lây truyền HIV từ người này sang
người khác, song dựa vào phương thức lây truyền người ta xác định có ba
con đường lây truyền cơ bản. Đó là lây truyền qua đường máu, đường tình
dục không an toàn và từ mẹ sang con.
* HIV lây truyền qua đường máu
+ Về nguyên tắc, có thể nói mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu của người
nhiễm HIV đều có thể bị lây nhiễm HIV.
-+ Con đường này có tỷ lệ lây rất cao (100%).
* HIV lây truyền từ mẹ sang con
+ HIV lây truyền từ mẹ có HIV sang con trong thời kỳ mang thai, sinh nở và
nuôi con bú.
+ Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ bị nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ

thể thai nhi
+ Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào
trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong
quá trình đẻ
+ Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú
người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ
mọc răng cắn núm vú chảy máu…
+ Đường lây truyền này có tỷ lệ thấp: dưới 30% nếu không có can thiệp y tế
và chỉ còn 0 – 5% nếu có sự tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ y tế.
* HIV không lây qua:
+ Do HIV không có hoặc có rất ít trong nước bọt, nước mắt, mồ hôi, nước
tiêu… nên HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường với
người nhiễm HIV, ví dụ:
+ Ăn chung mâm, bàn, uống chung cốc…
+ HIV không lây khi ho hay hắt hơi
+ HIV không lây khi ôm hôn xã giao, bắt tay, dùng chung nhà tắm, chung xe
cộ, bể bơi, chung phòng làm việc…
+ Như vậy chúng ta có thể sống, làm việc, học tập… chung với người nhiễm
HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có tiếp xúc trực tiếp với
máu, dịch sinh dục và các dịch sinh học khác của họ.
+ Muỗi, côn trùng đốt, súc vật cắn không làm lây truyền HIV
Quá trình phát triển từ giai đoạn nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS trong cơ
thể người chia làm 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn cấp tính.
Người nhiễm trong giai đoạn này không có biểu hiện gì, nếu có chỉ là dấu
hiệu như: sốt nhẹ, mệt mỏi như triệu chứng của bệnh cảm cúm, sau đó lại trở
lại hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm máu trong giai đoạn này kháng thể
HIV vẫn âm tính (-) vì vậy người ta gọi đó là giai đoạn cửa sổ. Tuy nhiên
giai đoạn này những người đó đã thực sự bị nhiễm HIV và có thể truyền
bệnh cho người khác.

Thời kỳ này kéo dài ít nhất 2 tuần, chậm nhất là 6 tháng. Đây được coi là
thời kỳ rất nguy hiểm vì người bị nhiễm hoàn toàn có thể không biết gì và dễ
dàng truyền bệnh cho người khác. Nếu nghi ngờ về triệu chứng, các bạn nên
sống an toàn và làm xét nghiệm máu tìm kháng thể HIV ít nhất sau 3 tháng
để phát hiện tình trạng nhiễm HIV
2. Giai đoạn nhiễm HIV không có biểu hiện bệnh:
Giai đoạn này người nhiễm không có biểu hiện bệnh lý và vẫn khoẻ mạnh
bình thường do vậy họ vẫn không biết mình bị nhiễm HIV. Tuy nhiên nếu
xét nghiệm máu ở giai đoạn này đã cho kết quả dương tính
Giai đoạn này kéo dài trong nhiều năm (trung bình từ 5 – 7 năm) tuỳ theo
sức đề kháng của từng người. Nếu người nhiễm HIV không thực hiện các
hành vi, biện pháp an toàn (sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm) thì sẽ rất dễ
dàng làm lây cho nhiều người.
Thời gian này có thể kéo dài từ 10-12 năm, người nhiễm HIV trong máu
nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Những người này có vẻ ngoài khỏe
mạnh bình thường, xét nghiệm máu có thể thấy kháng thể kháng HIV (trừ
thời gian đầu từ vài tuần đến vài tháng xét nghiệm vẫn âm tính). Đó là thời
kì "cửa sổ". Thời kì này có thể kéo dài tới 6 tháng. Tiến triển nhanh hay
chậm tùy thuộc vào loại HIV và sức đề kháng của cơ thể: Nhiễm HIV-1 tiến
triển nhanh hơn nhiễm HIV-2; trẻ dưới 5 tuổi và người trên 50 tuổi cũng tiến
triển.
3. Giai đoạn xuất hiện bệnh có liên quan đến AIDS:
Do suy giảm miễn dịch, người bệnh trong giai đoạn này xuất hiện một số
biểu hiện như:
- Sưng hạch ở cổ, nách, bẹn.
- Sốt, ỉa chảy kéo dài.
- Có biểu hiện tổn thương ngoài da như: Lở loét, sẩn ngứa, nấm
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể HIV (+) đã có thể biết.
- Khoảng 1/3 người nhiễm HIV có hạch to nổi toàn thân, thường gặp ở 2
bẹn, vùng cổ, nách, dưới hàm… Các hạch có đặc điểm là đối xứng nhau.

4. Giai đoạn AIDS:
Lúc này, hệ thống miễn dịch của người bị nhiễm HIV đã bị phá huỷ
nghiêm trọng. Cơ thể người bệnh không còn khả năng bảo vệ cơ thể nên lúc
này họ rất dễ mắc nhiều bệnh như: Lao, viêm phổi, ung thư… và dẫn đến tử
vong.
Dấu hiệu để nhận biết một người chuyển từ giai đoạn HIV sang giai đoạn
AIDS đã rất rõ rang:
- Gầy sút nhanh, giảm trên 10% trọng lượng cơ thể.
- Sốt, ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng
- Ngoài ra ở giai đoạn này sức đề kháng của cơ thể giảm đi, người bệnh
rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: lao, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và
nấm; sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, nhiều người bị tiêu chảy mạn tính
kèm theo sút cân. Khi vào giai đoạn AIDS tiến triển hay còn gọi là giai đoạn
cuối, tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, sẽ xuất hiện các nhiễm khuẩn cơ
hội khác như viêm màng não, một số khối u (như Sarcoma Kaposi).
- Bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng từ 1-2 năm.
- Người có tật ngủ say mà khi bị người khác quan hệ không biết gì thì
thật là hiếm. Bởi quá trình giao hợp không chỉ đơn thuần xuất phát từ một
phía, trừ trường hợp bị hiếp dâm (cũng luôn bị người không đồng ý chống
lại buộc đối tượng kia phải dùng đến vũ lực).
VI. PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ HIV:
Để phát hiện ra virus hiv cần xét nghiệm máu (kỹ thuật PCR) tìm
ARN của HIV. Kháng thể kháng HIV xuất hiện trong máu muộn hơn, sau 6
tuần (thông thường là 3 tháng) mới xét nghiệm tìm kháng thể. Do thời kỳ
cửa sổ người bệnh thường bị sốt, viêm họng, nổi hạch, nhức đầu, khó chịu,
phát ban. Do không có triệu chứng đặc hiệu nên thầy thuốc thường hay
chuẩn đoán chung là nhiễm siêu vi. Hơn nữa, vì số lượng virus trong máu rất
cao, nhưng chưa có kháng thể nên việc xét nghiệm cũng chưa thể phát hiện
ra virus hiv. Nên đây là giai đoạn rất dễ lây lan cho người khác.
Hiện tại chưa có vaccine nào để phòng ngừa lây nhiễm HIV, và cũng

không có một liệu pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn vi-rút HIV ra khỏi cơ
thể. Tuy nhiên, những người sống chung với AIDS hiện nay có thể kéo dài
và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng liệu pháp điều trị kháng vi-rút, hay
còn gọi là ART (viết tắt của Anti- Retroviral Therapy). ART là liệu pháp
điều trị sử dụng các thuốc kháng vi-rút, hay còn gọi là thuốc ARV (Anti-
retrovirus)
 . Mục đích của điều trị ARV:
- Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức
thấp nhất.
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ
hội.
- Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh
 . Nguyên tắc điều trị ARV:
- Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về
y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.
- Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh
có đủ tiêu chuẩn lâm sàng, và/hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều
trị.
- Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV
là điều trị suốt đời; người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo
hiệu quả và tránh kháng thuốc. Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn
phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục
hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
 . Các nhóm thuốc ARV được sử dụng tại Việt nam:
- Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI).
- Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI).
- Nhóm ức chế men protease (PI).
 . Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV
Dựa vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4

Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi:
3. Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế bào
CD4
4. Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm3
5. Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250 TB/mm3
Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người
nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4
Hiện đang có các nghiên cứu tìm vắc-xin ngừa HIV và phát triển thuốc mới
kháng retrovirus. Cũng đang có một số thử nghiệm ở người. Liệu pháp gene
được đề nghị là biện pháp khả thi để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm HIV.
VRX496, một thành phần di truyền có vai trò ức chế HIV (đặc biệt ở kiểu trị
liệu đối mã (antisense therapy) có ở lentivirus đã bị biến đổi, đang được thử
nghiệm lâm sàng pha I năm 2003—lần đầu tiên dùng vector lentivirus trên
người.
Nghiên cứu nhằm cải thiện các điều trị đang có bao gồm giảm tác dụng phụ
của thuốc, đơn giản hoá phác đồ để tăng mức tuân thủ và xác định trình tự
điều trị tốt nhất để tránh đề kháng thuốc đã được dùng để điều trị triệu
chứng. Trong thập kỉ đầu tiên khi chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu, nhiều
bệnh nhân AIDS dùng nhiều loại điều trị thay thế như mát-xa, thảo dược và
châm cứu. Không biện pháp nào trong số đó cho thấy hiệu quả thực sự hoặc
lâu dài trên virus ở các thử nghiệm có kiểm soát, nhưng chúng có lẽ nâng
cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Hiện chúng được dùng phối hợp với
điều trị quy ước để cải thiện triệu chứng, như đau, ăn mất ngon Chúng vẫn
được sử dụng đơn thuần bởi những người tin rằng AIDS không phải do HIV
gây ra.
Năm 2007 Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kì khuyến
cáo phác đồ thuốc HIV 28 ngày cho những người tin là họ đã tiếp xúc với
virus. Phác đồ này đã được chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa virus gần
100% nếu bệnh nhân áp dụng điều trị trong vòng 24 giờ sau phơi nhiễm. Độ
hiệu quả giảm còn 52% nếu áp dụng điều trị trong 48 giờ; phác đồ này

không được khuyến cáo dùng nếu quá 48 giờ sau phơi nhiễm.
Tháng 5/ 2007 vừa qua, Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học - Dược phẩm
ICA đã trở thành công ty dược phẩm đầu tiên của Việt Nam cung ứng thuốc
điều trị HIV cho gần 30 trung tâm điều trị bệnh nhân HIV trên toàn quốc.
Thuốc kháng HIV Lamivudin có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi rút,
đã được Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam chọn đưa vào sử dụng
trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS năm
2007. Giá thuốc giảm 65% so với thuốc ngoại nhập có cùng hoạt chất, do đó
chi phí thuốc điều trị cho một bệnh nhân bằng loại thuốc này tính chỉ còn 1
triệu đồng (60USD)/ năm.
Có thể nói đây là một bước ngoặt lớn trong việc tìm giải pháp cung ứng
thuốc điều trị HIV giá rẻ. Đây cũng sẽ là cơ hội cho bệnh nhân nhiễm HIV
có thể tiếp cận việc chữa trị và hoà nhập cộng đồng, góp phần giải quyết một
trong những vấn đề trọng tâm của xã hội

×