Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

du lịch biển Cửa Lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.86 KB, 34 trang )

Bản đồ thị xã Cửa Lò

PHỤ LỤC
1
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Phương pháp chọn đề tài
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Bố cục của đề tài
B. Phần nội dung
Chương I. Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò
I.1. Khái niệm du lịch biển
I.2. Du lịch biển Cửa Lò và các loại hình du lịch
I.2.1. Giới thiệu chung về Cửa Lò
I.2.2. Tiềm năng du lịch biển Cửa Lò
I.3. Các loại hình du lịch biển Cửa Lò
Chương II. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển Cửa Lò
II.1. Một số quan niệm về tính mùa vụ trong du lịch
II.2. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò
Chương III. Hướng phát triển du lịch biẻn bốn mùa ở Cửa Lò
III.1. Những điều kiện thuân lợi
III.2. Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò
Chương IV. Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn du khách.
C. Phần kết luận.

TÌM HIỂU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỐN MÙA Ở
CỬA LÒ
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Mục đích, lí do chọn đề tài
Du lịch hiện nay được xem là nghành công nghiệp không khói, nghành


kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, du
lịch thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế cuả đất
nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá hiện nay, đặc biệt là khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO
thì việc mở rộng và phát triển du lịch là cách tốt nhất để quảng bá hình ảnh
đất nước và góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia. Trong những năm
gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với
nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có du lịch nghỉ biển. Với lợi thế là một
quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km, độ mặn trung bình của nước biển
đông là 34, Việt Nam có những điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch như
một ngành kinh tế mũi nhọn. Nước ta có nhiều bãi biẻn đẹp thu hút nhiều
khách du lịch như: Vũng Tàu, Nha Trang, Sầm Sơn, Đồ Sơn... Trong bài
niên luận này tôi muốn giới thiệu về một vùng biển miền Trung trong
những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể trong các lọai
hình kinh doanh du lịch biển. Đó là bãi biển Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An.
Cửa Lò được du khách biết đến với tư cách là một điểm nghỉ mát hấp dẫn.
Trong những năm qua Cửa Lò đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch
trong và ngoài nước. Với bãi tắm dốc, thoải, bãi cát mịn màng, nước biển
trong xanh tạo thành một tiểu vùng khí hậu lí tưởng. Đồng thời đây còn là
một vùng in đậm những nét riêng của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ.
Với những ưu thế về tiềm năng tự nhiên, du lịch Cửa Lò có nhiều điều
kiện để phát triển. Tuy nhiên tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò thể
hiện khá rõ rệt, điều đó làm cho hoạt động du lịch ở đây gặp nhiều khó
khăn, du lịch của vùng chưa khai thác được tối đa tiềm năng của địa
3
phương. Từ thực trạng trên tôi xin đi sâu tìm hiểu hướng phát triển du lịch
biển bốn mùa ở Cửa Lò để có thể hạn chế được phần nào tính mùa vụ trong
du lịch biển, đưa hoạt động du lịch của địa phương phát triển.
II. Phạm vi của đề tài

Đi sâu tìm hiểu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò, từ đó
khắc phục phần nào những hạn chế tiêu cực của tính mùa vụ, thúc đẩy hơn
nưa việc phát triển du lịch biển ở Cửa Lò.
III. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng một số phương pháp như: thu thập tài liệu, phân loại thông tin,
phân tích, tổng hợp...
IV. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần mục lục, bố
cục của đề tài được chia thành 4 chương
Chương I: Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò
Chương II: Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò
ChươngIII: Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò
ChươngIV. Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn với du khách.
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò
I.1: Khái niệm du lịch biển
Là loại hình du lịch mà mục đích chủ yếu của du khách là về với thiên
nhiên, tham gia các hoạt động du lịch biển như tắm biển, thể thao biển ...
thời gian thuận lợi cho loại hình này là mùa nóng khi mà nhiệt độ nước
biển và không khí trên 20. Ngoài tắm biển, còn có các hoạt động khác như
lặn biển...
I.2: Du lịch biển Cửa Lò và các loại hình du lịch biển
I.2.1: Giới thiệu chung về Cửa Lò

Cửa Lò trước đây gồm bốn xã và một thị trấn của huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An. Năm 1994 Cửa Lò được tách ra và nâng cấp thành thị xã với
hai xã và năm phường.
• Vị trí địa lí: Cửa Lò nằm ở vĩ độ 14,9 và kinh độ 105,43 cách thành
phố Vinh_ thủ phủ của tỉnh Nghệ An 16 km về phía đông bắc... Cửa Lò

cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1400km.
Thị xã Cửa Lò cũng được nối với Lào và bắc Thái Lan bởi đường quốc lộ 8
và cách thủ đô Viêng Chăn của Lào 468km. Thị xã Cửa Lò nằm giữa 2 con
sông, sông Cấm ở phía bắc và sông Lam ở phía nam.
5
• Thị xã Cửa Lò có diện tích đất 28,68km2, toàn bộ chiều dài bờ biển
12km, trong đó 8,2 km là bãi biển cát trắng, mịn, đẹp và liên tục. Ngoài
khơi có hai hòn đảo: đảo Ngư cách đất liền 4km, là nơi sinh sống của các
hệ động thực vật rất phong phú, gồm có các loài khỉ và các loài dê hoang
dã, chim... Hiện nay thị xã đang xây dựng khu du lịch sinh thái trên hòn
đảo này. Đảo Mắt cách đất liền 18 hải lí và cũng như đảo Ngư nó là một
đảo có ý nghĩa về mặt quân sự, tuy nhiên du khách có thể đến thăm đảo
Mắt khi cơ quan quân sự cấp giấy phép.
I.2.2: Tiềm năng du lịch biển ở Cửa Lò
Cửa Lò được người Pháp chú ý và chọn làm nơi du lịch nghỉ dưỡng
cuối tuần cho người Pháp và đội ngũ viên chức người Việt ở khu công
nghiệp và hành chính Vinh- Bến Thuỷ từ năm 1907. Với những lợi thế mà
thiên nhiên ưu đãi, Cửa Lò ngày càng được du khách khắp nơi biết đến là
nơi ngghỉ biển hấp dẫn.
Cửa Lò được tổ chức du lịch thế giới (WTO) đánh giá “Tỉnh Nghệ An
nói chung, thị xã Cửa Lò nói riêng có tất cả các yếu tố để khách du lịch
dừng chân đến tham quan và lưu trú. Đó là mảnh đất giàu truyền thống văn
hoá lịch sử và sinh thái. Cửa Lò có môi trường, thiên nhiên và các khu vực
với nhiều cảnh đẹp sinh động và hấp dẫn. Cửa Lò có bãi biển dài và đẹp,
môi trương trong lành, có hệ sinh thái biển phong phú đầy đủ các loại hải
sản, đặc sản, có nhiều lễ hội cũng như nhiều điểm du lịch hấp dẫn... Đó là
nơi thích hợp cho du lịch văn hoá, du lịch phiêu lưu cũng như du lịch sở
thích đặc biệt.Về lâu dài Cửa Lò có thể là một trong những điểm du lịch
thu hút đông khách đến thăm nhất ở Việt Nam.
Đường đến thị xã thuận lợi cả giao thông đường thuỷ, bộ, hàng không.

Vì vậy trong tương lai nếu Cửa Lò chú trọng phát triển khu cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ phục vụ du khách, phát triển các loại hình du lịch như: du
lịch biển, du lịch phiêu lưu, du lịch theo sở thích đặc biệt, như đầu tư phát
6
triển các khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ hội họp khu vực , phát triển đảo
Ngư, đảo Lan Châu... thì Cửa Lò sẽ là điểm đến du lịch được nhiều du
khách trong và ngoài nước đến nghỉ và tham quan.( theo báo cáo chính
thức về”quy hoạch phát triển du lịch thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An” của
chương trình phát triển liên hợp quốc, tổ chức du lịch thế giới )
Cửa Lò có bãi biển vào loại hấp dẫn nhất Việt Nam: bãi biển dài 10km,
phẳng, thoải, cát mịn và sạch, nước trong và mặn vừa phải hai đaauf bãi là
hai cửa biển : Cửa Hội và Cửa Lò. Phía ngoài biển cách bờ khoảng 40km là
đảo Song Ng, cách 20km là đảo Mắt ... du khách có thể nghỉ dưỡng, tắm
biển, ngắm biển, vượt biển ra thăm đảo Ngư vãn cảnh chùa Song Ngư trên
đảo. Cửa Lò có nhiều danh thắng đẹp, có khả năng thu hút nhiều khách du
lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.
I.2.2.1: Bãi biển Cửa Lò:
Biển Cửa Lò được tổ chức du lịch thế giới (WTO) đánh giá là một
trong những bãi biển lý tưởng nhất Việt Nam: với chiều dài gần 10km được
bao bọc bởi hai con sông ở hai đầu độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh,
sóng vừa phải, độ mặn thích hợp là những đặc điểm mà không bãi tắm nào
có được. Bãi tắm Cửa Lò có ba bãi tắm nhỏ: bãi tắm Lan Châu ở phía bắc,
bãi tắm Xuân Hương ở giữa và bãi tắm Song Ngư ở phía nam. Hiện nay
khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở bãi tắm Xuân Hương, vì vậy tiềm năng
bãi tắm biển Cửa Lò còn rất lớn, trong tương lai, hai bãi tắm còn lại sẽ
được đầu tư xây dựng các dự án du lịch cao cấp như: khu rerost, thể thao
7
nước, công viên thế giới tuổi thơ, khu liên hợp du lịch- thương mại- thể
thao, làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam, bảo tàng hải dương học.
I.2.2.2: Đảo Mắt

Đảo Mắt cách đất liền khoảng 18km, đảo còn có tên là núi Quỳnh
Nhai cao 2218m, biển sâu 24m. Núi Quỳnh Nhai gồm hai hòn lớn nhỏ nối
vào nhau, từ đất liền nhìn ra cân như cặp mắt nên gọi là đảo Mắt.
Đảo Mắt là vị trí quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền. Trên đảo
có rừng xanh với nhiều loại chim biển, khỉ, dê, lợn rừng... là tiềm năng du
lịch sinh thái đa dạng thu hút du khách.
I.2.2.3: Đảo Song Ngư
Đảo Song Ngư cách bờ biển hơn 4km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ, hòn
lớn cao 133m, hòn nhỏ cao88m so với mặt nước biển. Để nhìn rõ toàn cảnh
hòn Ngư du khách phải đứng từ bến sông. Ngoài du lịch tắm biển, ngắm
đảo hưởng khí hậu trong lành, du khách có thể tham gia du lịch leo núi, du
ngoạn bằng thuyền quanh đảo, thăm khu nuôi cá Gìo Đảo Ngư.
8
I.2.2.4: Đảo Lan Châu
Một góc đảo Lan Châu
Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, còn được gọi là Rú Cóc vì đảo
có hình dáng giống như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển
khơi. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt.
Điều đặc biệt là khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dưới chân biển, khi
thuy triều xuống phía tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía đông
là những vách đá lô nhô trải dài phía biển.
Đảo Lan Châu đang được quy hoạch thành khu du lịch cao cấp và thể thao
nước. Hiện nay đã xây dựng cảng du lịch phục vụ khách du lịch tham quan
Đảo Ngư, Đảo Mắt và các tuyến du lịch biển.
I.2.2.5: Khu du lịch sinh thái Cửa Hội
Khu du lịch sinh thái Cửa Hội
Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000 trên diện
tích 60 ha có rừng phi lao xanh mát. Khu du lịch sinh thái có dịch vụ ăn
uống hải sản biển, ngỉ nhà sàn riêng biệt cau cá hồ nước ngọt, tắm biển. Từ
vị trí này du khách có thể nhìn thấy Đảo Ngư với hai hòn nối tiếp nhau.

9
Trong tương lai không xa, khu du ịch sinh thái Cửa Hội được quy hoạch
nằm trong phần đất của dự án “ làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam”
tại thị xã Cửa Lò. khi dự án này đi vào hoạt động sễ góp phần giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách,
tạo nên điểm nhấn quan trọng cho Cửa Lò.
I.2.2.6: Cảng Cửa Lò
Cảng Cửa Lò
Cảng Cửa Lò nằm ở phía Nam sông Cấm, vị trí thuận lợi cho giao
dịch thông thương hàng hoá. Hiện nay cảng được nạo vét và nâng cấp để có
thể đón tàu có trọng tải lớn. Với kế hoạch phát triển du lịch để làm cho Cửa
Lò thành khu du lịch nghỉ mát việc sử dụng tàu nhỏ và vừa tại cảng là có
thể thực hiện được.
Về mặt địa lí, tàu từ Singapore, Thái Lan, Malaysia và đảo Hải Nam(Trung
Quốc) đều có thể đưa Cửa Lò vào hành trình của mình. khi đến Cửa Lò và
lưu lại vài ngày trên bờ, du khách có thể tham quan những khu du lịch nổi
tiếng của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các di sản văn hoá thế giới Phong Nha-
Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình. Tàu chở khách là một ngành kinh doanh lớn
và phát triển trong cộng đồng.
Cảng Cửa Lò nằm trên vị trí tốt nhất ở phía bắc trng bộ Việt Nam cho việc
phát triển thị trường dịch vụ biển. Những khả năng du ngoạn trên bờ tới
những địa danh đẹp nhất ở Việt Nam đã tạo cho Cửa Lò một địa điểm lí
tưởng cho các công ty du lịch tàu biển và những cảng quanh đây.
10
I.2.2.7: Làng nghề truyền thống
Làng nghề Nghi Hải
Cửa Lò không chỉ có tiềm năng về tự nhên đẻ phát triển du lịch nghỉ
dưỡng, tham quan, tắm biển mà còn có tiềm năng phát triển du lịch làng
nghề truyền thống, Làng nghề ở Cửa Lò được hình thành với những bí
quyết cùng những sinh hoạt văn hoá dân gian, phong tục tập quán riêng đặc

sắc.
Những làng nghề có khả năng phát triển du lịch như: làng nghề chế biến
hải sản Nghi Hải- Cửa Lò, làng đóng tàu thuyền Trung Kiên, làng đan mây
tre xuất khẩu Nghi Phong.
I.2.2.8: ẩm thực Cửa Lò

Cửa Lò có hệ động thực vật biển rát phong phú và đa dạng, có nhiều
đặc sản được khai thác từ biển. Những món ăn được chế biến rất phong
phú, hấp dẫn du khách như: mọc cua biển, những món ăn từ mực: mực
nháy, chả mực, mực nhồi thịt rán, ghẹ hấp me, cháo nghêu...
11
I.3: Các loại hình du lịch biển Cửa Lò
Cửa Lò_ thị xã du lịch biển trẻ, là địa chỉ hấp dẫn du khách trong cả
nước. Nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng và độc đáo cùng với
những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này đang chào đón bạn
bè bốn phương.
Các loại hình du lịch chủ yếu:
 Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển
 Du lịch văn hoá tâm linh
 Du lịch thể thao
 Du lịch sinh thái và nông nghiệp
 Du lịch công vụ
 Du lịch bằng thuyền
CHƯƠNG II: Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò
II.1. Một số quan niệm về tính mùa vụ trong du lịch
Nhìn dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ
rệt. Tại một điểm du lịch cụ thể có thể quan sát thấy cường độ hoạt động
này không đồng đều theo thời gian. Có những lúc hầu như không có khách,
ngược lại có những giai đoạn nhất định dòng khách đổ về quá sức chịu tải
của khu vực. Hiên tượng có hoạt động du lịch lặp lại khá đều đặn vào một

số thời điểm trong năm được gọi là mùa hay thời vụ du lịch.
Dưói con mắt các nhà kinh tế du lịch, thời vụ du lịch có thể hiểu là những
biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu du lịch xảy ra dưới tác
động của một số nhân tố xác định. Trong thực tế, thời vụ du lịch của một
trung tâm hoăc một đất nước nào đó là tập hợp của hàng loạt các biến động
theo mùa của cung và cầu cũng như sự tác động tương hổ giữa chúng trong
tiêu dùng du lịch.
Để thấy rõ sự thay đổi của tính mùa vụ trong du lịch ta có thể tìm hiểu hai
yếu tố thời gian và cường độ của thời vụ du lịch.
12
Đầu tiên, đối với tầng lớp quý tộc châu âu, mùa đông kéo dài là thời gian
để giải trí, còn mùa hè ngắn ngủi là mùa chữa bệnh. Sau đó với quần chúng
hoá trong du lịch, các trung tâm nghỉ núi mùa hè phát triển mạnh mẽ và
thời gian chính của hoạt động du lịch chuyển sang mùa hè. Khoảng đầu thế
kỉ XX mùa hè ở Địa Trung Hải thu hút khá nhiều du khách Bắc, Trung Âu
xuống nghỉ biển vào thời kì từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Địa Trung
Hải nhanh chóng trở thành đích đến cho luồng khách du lịch và cũng là nơi
đại diện lớn nhất cho sự phát triển của du lịch nghỉ biển mùa hè. Muộn hơn
nữa, môn du lịch thể thao mùa đông phát triển và cùng với mùa hè mùa
đông lại được phục hồi thành mùa du lịch nhưng địa điểm du lịch đã
chuyển đến vùng núi. Người Pháp gọi đi du lịch về vùng vàng trắng.
Sự phát triển của du lịch sau chiến tranh thế giới thứ II chẳng những
không hạn chế bớt mà ngược lại còn làm tăng thêm cường độ của mùa vụ.
Số khách du lịch thuộc tầng lớp trung lưu trong nhân dân tăng lên rõ rệt và
họ tập trung đến các khu nghỉ biển ở miền nam châu âu. Nhiều loại hình du
lịch mới được hình thành như du lịch hội nghị, du lịch tìm hiểu theo
tuyến... những loại hình đó chủ yếu hoạt động vào mùa xuân, mùa thu.
Tóm lại thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là bất động
mà chúng bién đổi dưới tác động của nhiều nhân tố.
II.2. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở cửa lò

Tính mùa vụ có tác động đến tiến trình hoạt động bình thường của ngành
du lịch trong thời gian của năm và gây ra những tác động tiêu cực đến các
lĩnh vực kinh tế- xã hội, tổ chức- kỷ thuật và tâm lí. Tính thời vụ được hiểu
là sự mất cân đối về cung và cầu du lịch trong một không gian cụ thể như
một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số lượng khách,
mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịch và tính hấp dẫn của điểm du
lịch. Tính mùa vụ gây nên những khó khăn trong kinh doanh du lịch, duy
trì đội ngũ cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nên những rủi ro hoặc tạo
13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×