Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch biển cửa lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.52 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH – KHÁCH SẠN
ĐỀ ÁN KINH TẾ DU LỊCH
ĐỀ TÀI: “ NGHIÊN CỨU TÍNH THỜI VỤ TRONG
DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ”
Giảng viên hướng dẫn : P.GS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Sinh viên thực hiện : Lê Thành Đạt
Lớp : Du lịch – Khách sạn
Khóa : 47
2008
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam có dải bờ biển dài khoảng 3.260km và vùng biển đặc
quyền kinh tế rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, khiến Việt Nam trở
thành một Quốc gia ven biển lớn ở Đông Nam Á. Với nguồn tài nguyên
biển đảo, hệ sinh thái, tiềm năng sinh vật, thảm thực vật…du lịch biển Việt
Nam đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất
nước cũng như các địa phương ven biển. Những năm gần đây, Cửa Lò
(Nghệ An) đã trở thành điểm hẹn du lịch biển hấp dẫn của du khách bốn
phương. Ngành dịch vụ du lịch chiếm 63,7% trong cơ cấu kinh tế của toàn
tỉnh và trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn với những bước tiến nhảy vọt.
Cửa Lò đang từng bước thay đổi cùng sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, thị
xã biển Cửa Lò vẫn được gọi là thị xã một mùa, là điểm hẹn của du khách
"nội địa", có người đã từng nói "thị xã một trăm ngày cho một năm". Điều
này cũng dễ hiểu bởi tính thời vụ (mùa vụ) là đặc điểm chung của ngành du
lịch do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tính thời vụ gây ra nhiều
bất lợi cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành du lịch nói chung và du
lịch biển Cửa Lò nói riêng. Muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du
lịch cần nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục tính thời vụ của du lịch. Đây
luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc
lĩnh vực này. Do nhận biết tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài
cho đề án môn học của mình: “Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch biển


Cửa Lò”.
2
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án được chia làm 3 phần như sau:
I. Giới thiệu về du lịch biển Cửa Lò
II. Tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò
III. Giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là nhằm đánh giá khái quát thực trạng và phân
tích những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò để từ
đó rút ra các giải pháp khắc phục, kéo dài tính thời vụ, nâng cao hiệu quả
kinh tế của ngành du lịch.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài ngiên cứu hoạt động du lịch biển ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An).
Bao gồm các vấn đề về thực trạng du lịch, tài nguyên du lịch, chính sách
phát triển du lịch của địa phương, cơ sở vật chất kỹ thuật, hoạt động của
các đơn vị kinh doanh dịch vụ…
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin (nguồn thông tin sơ cấp, thứ cấp)
- Phương pháp phân tích tổng hợp
3
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời nói đầu 2
Mục lục 4
I. Giới thiệu về du lịch biển Cửa Lò 6
1. Khái quát điều kiện tài nguyên du lịch Cửa Lò 6
1.1. Vị trí địa lý 6
1.2. Tài nguyên du lịch 7
2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các chính sách

phát triển du lịch của Cửa Lò 10
2.1. Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội 11
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 11
2.3. Chính sách phát triển du lịch của địa phương 13
II. Tính thời vụ trong du lịch biển tại Cửa Lò 16
1. Khái niệm tính thời vụ trong du lịch 16
2. Ảnh hưởng của tính thời vụ 17
2.1. Đối với dân cư sở tại 17
2.2. Đối với chính quyền địa phương 21
2.3. Đối với khách du lịch 22
2.4. Đối với người kinh doanh dịch vụ 23
2.5 Đối với môi trường 25
3. Nguyên nhân gây nên tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò 27
3.1. Điều kiện tự nhiên 27
4
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 28
3.3. Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất và kỹ thuật dịch vụ 28
III. Giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ trong du lịch Cửa Lò 30
1. Tập trung quy hoạch khu du lịch biển 30
2. Từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 31
3. Nâng cao hơn sức hấp dẫn và khai thác có hiệu quả nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn. 32
4. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để kéo dài thời vụ 32
5. Tổ chức lao động hợp lý và đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo
chất lượng phục vụ tốt nhất 33
6. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống ven biển 34
Kết luận 35
Tài liệu tham khảo 36
5
I. Giới thiệu về du lịch biển Cửa Lò

1. Khái quát điều kiện tài nguyên du lịch Cửa Lò
1.1. Vị trí địa lý:
Bãi biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An, nằm ở vĩ độ
14,9 và kinh độ 105,43. Dân số năm 2006 đạt xấp xỉ 50.000 người, mật độ
1.747,79 người/km2. Theo dự đoán, dân số Cửa Lò sẽ tăng lên vào những
năm tới. Lực lượng lao động xấp xỉ 23 ngàn người.
Thị xã Cửa Lò có diện tích đất 28,68 km2, với đường bờ biển dài
12km, trong đó 8,2km có độ dốc thoai thoải cát trắng phau, mịn màng,
nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác, độ mặn
từ 3,4 đến 3,5%. Nhiệt độ ở đây mùa đông từ 18 đến 20oC, mùa hè khoảng
25° C. Phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên rộng với những rặng
phi lao, rặng dừa xanh tốt. Nước biển ở đây có độ mặn rất cao. Vì thế Cửa
Lò là một trong những bãi tắm lý tưởng ở Việt Nam.
Cửa Lò trước đây gồm 4 xã và một thị trấn của huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An. Năm 1994, Cửa Lò được tách ra và nâng thành cấp thị xã với 2
xã và 5 phường.
Cửa Lò có vị trí giao thông thuận lợi: cách thành phố Vinh, thủ phủ
của tỉnh Nghệ An 18km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km
và cách TP Hồ Chí Minh 1400km. Thị xã Cửa Lò cũng được nối với Lào
và Bắc Thái Lan bởi đường Quốc lộ 8 và cách Viên Chăn thủ đô của Lào
468km. Thị xã Cửa Lò nằm gần tuyến du lịch đường bộ, đường sắt xuyên
Việt, gần sân bay, bến cảng. Thị xã được ôm gọn giữa hai cửa biển: Cửa Lò
phía Bắc, Cửa Hội phía Nam. Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón
tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế. Như vậy, để
đến Cửa Lò du khách có thể đi bằng các phương tiện như ô tô, tàu thuỷ, tàu
hoả, kể cả máy bay đều rất thuận lợi. Hiện nay, Cửa Lò được xác định là
6
trung tâm kinh tế du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An bởi du lịch đang là
ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.
1.2. Tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Cảnh quan:
Về phía Bắc nằm ngay sát biển Cửa Lò có đảo Lan Châu, chia bãi
tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Những lúc triều dâng, toàn đảo
dầm chân trong nước biển. Dưới chân núi, về phía đông nam có nhiều tẳng
đá lớn, hình thù kỳ lạ với nhiều tên gọi khác nhau. Trên đảo, năm 1936,
vua Bảo Đại đã cho xây lâu đài để nghỉ dưỡng. Từ đây, du khách có thể
chiêm ngưỡng toàn cảnh thị xã Cửa Lò và được phóng tầm mắt nhìn ngắm
biển khơi bao la. Tại đây có loài cúc biển đẹp lạ kỳ do chính vua Bảo Đại
đem giống cây từ Pháp về.
Về phía Đông Nam cách bờ biển 4km là đảo Song Ngư như hai con
cá khổng lồ che chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội. Đảo Ngư là nơi sinh
sống của các hệ động thực vật rất phong phú, gồm có các loài khỉ và các
loài dê hoang dã, chim muông Hiện nay, thị xã đang xây dựng khu du
lịch sinh thái trên hòn đảo này.

Đảo Lan Châu Đảo Song Ngư
7
Xa xa, ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và
hòn con nối với nhau, từ đất liền nhìn ra trông như cặp mắt, dân gian quen
gọi là Đảo Mắt.
Phía Đông nam đảo Mắt có một cụm đá lô nhô, chất chồng tạo nên
những hang động kỳ thú gọi là động Tiên. Trên đỉnh đảo có một chạn đá
rộng gọi là Động An Lạc. Trong dân gian miền biển còn lưu giữ một truyền
thuyết cổ tích “Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng” nói về hòn đảo này:
“Tố Nương quê vùng An Lạc, Sơn Tây, chồng nàng quê ở Hàm Hoan, nay
là xứ Nghệ. Vợ chồng đều là tướng lĩnh của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Khi
cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương
quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may
thuyền bị phong ba dạt vào đảo Quỳnh Nhai. Đến đây, nàng không còn sức

lực và phương tiện để đi vào đất liền được nữa, đành phải ở lại trên đảo,
ngày đêm dán mắt vào quê chồng”. Tên gọi Đảo Mắt - Nhãn Sơn có từ đó.
Đảo Mắt cách đất liền 18 hải lý và cũng như Đảo Ngư nó là một hòn đảo có
ý nghĩa về mặt quân sự. Tuy nhiên du khách có thể đến thăm đảo Mắt khi
cơ quan quân sự địa phương cấp giấy phép.
- Khí hậu cũng được coi là một tài nguyên quan trọng đối với hoạt
động du lịch, nó có thể tăng cường hay giảm phần nào sức hấp dẫn của địa
phương. Ở Cửa Lò, khí hậu khá phù hợp với điều kiện sức khỏe của con
người. Hơn nữa, nhịp điệu mùa của khí hậu đã quyết định đến nhịp điệu
trong các hoạt động du lịch diễn ra trong năm
Nhìn chung khí hậu Cửa Lò tạo thuận lợi cho du lịch phát triển. Tuy
nhiên, các tai biến thiên nhiên và các hiện tượng thời tiết cực đoan hay xảy
ra cả trong mùa hè lẫn vào mùa đông là những hạn chế lớn đến tiềm năng
du lịch của tỉnh. Trong đó tác hại nhất vẫn là ảnh hưởng của thời tiết gió
Lào trong những tháng đầu mùa hè
8
- Nguồn hải sản ở đây rất phong phú, khoảng trên 200 loại cá, nhiều
loại đặc sản như: tôm, mực, cua, rắn biển, cá mú
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Lễ hội
+ Lễ hội sông nước Cửa Lò
Đã thành thông lệ, vào 30/4 - 1/5 hằng năm, khu nghỉ mát biển Cửa
Lò lại trở nên đông vui và náo nhiệt với sự góp mặt của du khách khắp mọi
miền đất nước. "Lễ hội sông nước Cửa Lò" khai trương mùa du lịch mới tại
Cửa Lò, được ghi nhận là một trong những sự kiện quan trọng của Năm Du
lịch Nghệ An 2005. Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, du lịch hấp dẫn
có quy mô rất lớn khiến du khách "lạc" trong những tiết mục đậm đà bản
sắc của một vùng cửa biển.
Ngoài các chương trình truyền thống như lễ khai quang, rước thần, lễ
tạ, yết cáo, hội đua thuyền, liên hoan nghệ thuật quần chúng, thời trang

biển Cửa Lò còn mở thêm tuyến du lịch Bãi Chùa Đảo Ngư; quy hoạch,
xây dựng chợ hải sản, chợ ẩm thực, chợ đêm, các cụm dịch vụ để trưng bày
và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của thị xã và tỉnh Nghệ An, phát triển
những ngành nghề truyền thống gắn với nhu cầu phục vụ du lịch như nghề
khai thác chế biến hải sản, trồng rau sạch, thủ công mỹ nghệ, chế tác đá
nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng miền biển xứ
Nghệ.
9
+ Lễ rước bài vị Thái uý quận công Nguyễn Sư Hồi.
Cách đây 500 năm, từ một vòng cung biển hoang sơ, Thái uý quận
công Nguyễn Sư Hồi - Người con trai cả trí dũng song toàn của Khai quốc
công thần - Cương quốc công Nguyễn Xí dưới thời nhà Lê đã chiêu dân,
lập ấp, mở lối, đắp nền, lập nên làng Vạn Lộc tức Cửa Lò ngày nay. Sinh
thời ông hết lòng vì nước, vì dân, được vua Lê Thánh Tông ban chiếu khen
thưởng và phong chức "Nhập nội Thái uý - Tham dự triều chính - phò mã
đô uý" và tôn ngài làm Thần Hoàng muôn đời hương khói tại Trại Cây
Bàng - làng Vạn Lộc - Cửa Lò ngày nay. Hàng năm cứ vào dịp này, nhân
dân Cửa Lò và các vùng phụ cận lại tổ chức lễ hội để ghi nhớ công đức của
ngài và khởi đầu cho một mùa mở biển.
- Ẩm thực
Du khách đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản ngay
tại các nhà hàng và nếu có thể ngay tại bãi biển. Lý thú nhất là món ăn mực
nhảy: chưa có bãi biển du lịch nào có món ăn này, chỉ cách bờ khoảng 50
đến 100 m, du khách đi thuyền nan (có người điều khiển) sẽ được câu mực
và nướng mực (hoặc hấp) ăn ngay sau vừa mới được câu lên. Một món ăn
mà du khách khi đến Cửa Lò chắc chắn không bao giờ quên.
2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các chính sách phát triển du
lịch Cửa Lò
Khu du lịch Cửa Lò đang từng ngày từng giờ thay da đổi thịt bởi sự
phát triển không ngừng cơ sở kiến trúc hạ tầng, hệ thống giao thông và các

dịch vụ phụ trợ. Đặc biệt là các dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn cao
tầng hiện đại và nhiều khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.
2.1 Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội
10
Trong năm qua Thị xã đã xây dựng được một số công trình quan
trong như: đường dạo bộ ven biển, hệ thống trục đường giao thông nội thị,
cầu cảng đảo Lan Châu, Quảng trường Bình Minh, hệ thống điện màu lâm
viên biển, thảm cây, thảm cỏ, hoa dọc biển.
Đến với Cửa Lò hôm nay, du khách có thể đi bằng đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đường hàng không rất thuận lợi. Từ Cửa Lò du khách có
thể tham gia vào một trong các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài
Thị xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh),
rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao(Lào) và Thái Lan. Với
những giá trị vốn có và cảnh đẹp, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình
du lịch với những sắc thái riêng.
Hệ thống đường giao thông nội thị được bê tông, nhựa hóa 100%
(khoảng trên 80 km). Thảm thực vật cây xanh, thảm cỏ, lâm viên trải dài
nhiều km dọc bờ biển. Các dịch vụ vui chơi, giải trí, giao dịch thương mại,
thông tin… đang dần được hoàn thiện. Năm 2007 vừa qua đã có 1.370.000
lượt khách đến Cửa Lò, tăng 24,5 % so với năm 2006. Đặc biệt, trong năm
qua, lượng khách quốc tế lưu trú ở Cửa Lò tăng mạnh.
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Ngành du lịch trở thành lĩnh vực
kinh tế mũi nhọn với những bước tiến
nhảy vọt. Cở sở hệ thống và các dịch
vụ du lịch cũng phát triển nhanh. Cuối
năm 2004, thị xã Cửa Lò đã có 40 khách
sạn được xếp hạng từ 1-3 sao với 5.707 phòng có tiện nghi hiện đại, 11.986
giường khang trang và 1.653 giường đủ tiêu chuẩn quốc tế; năm 2006 toàn
thị xã có 202 khách sạn, nhà nghỉ và hộ kinh doanh du lịch, tăng 14 cơ sở

so với năm 2005; nâng tổng số phòng nghỉ lên 5.151 phòng, với 10.743
giường, có khả năng đón nhận trên 12.000 khách lưu trú/ ngày và đến nay
11
toàn thị xã hiện có 212 khách sạn, nhà nghỉ và hộ kinh doanh du lịch với
khoảng gần 6000 phòng, có khả năng đón nhận trên 13.000 khách lưu
trú/ngày. có trên 100 khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách với hơn 2000 phòng
nghỉ, trong đó khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao là hiện đại nhất. Đặc biệt
khách sạn Sài Gòn – Kim Liên tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên ở Cửa Lò đi vào
hoạt động tạo một bước tiến mới trong ngành kinh doanh lưu trú. Các
khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng được mọi nhu cầu giải trí của du khách tham
quan như bể bơi, sân tennis, phòng karaoke, dịch vụ ăn uống, tổ chức hội
nghị, hội thảo Thị xã Cửa Lò đã có nhiều thêm nhiều khu vui chơi giải trí
cho du khách, nhiều công trình, dự án đang được triển khai sẽ khiến diện
mạo Cửa Lò ngày càng thêm khởi sắc. Công viên thế giới tuổi thơ lớn nhất
miền Trung khi hoàn thành có thể đón 37.000 lượt khách mỗi ngày, đem lại
nhiều dịch vụ vui chơi ấn tượng.
Phía Nam công viên là dự án khu Liên hiệp du lịch - thương mại -
thể thao có diện tích 16ha sẽ cung cấp nhiều dịch vụ thương mại, thể thao
và hệ thống khách sạn từ 2 đến 5 sao (cao 25 tầng). Vùng đất sát biển Cửa
Hội, nơi đóng đô của làng du lịch Văn hóa các dân tộc Việt Nam, là dự án
du lịch văn hóa dân tộc được đặt tại khu du lịch biển Cửa Lò nhằm tạo ra
các sản phẩm du lịch Văn hóa, sinh thái đặc trưng của Việt Nam. Phía Bắc
thị xã Cửa Lò không lâu nữa sẽ hình thành khu thương mại tự do và thể
thao nước đảo Lan Châu với số vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng.
Năm nay du khách đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức hương của biển,
vị của gió từ 72 ki ốt có kiến trúc đẹp, kiên cố ngay trên bờ biển; được
thưởng thức cảnh đẹp và tìm hiểu thêm về thế giới tâm linh của người dân
vạn chài ở đảo Lan Châu và bãi Chùa đảo Hòn Ngư; được dạo bộ trên 10
km đường lát gạch sạch đẹp dọc bờ biển, hít thở không khí trong lành trong
thảm thực vật ở 2 khu Lâm viên trải dài trên 2 km dọc biển. Du khách sẽ có

cơ hội tìm hiểu văn hóa thương mại của dân biển miền Trung trong 3 khu
12
chợ mới ở Nghi Tân, Thu Thủy và Chợ đêm ngay giữa trung tâm thị xã…
Đặc biệt, du khách sẽ được an tâm nghỉ dưỡng bởi thị xã đã thành lập
Trung tâm cứu hộ với lực lượng 24 cán bộ được trang bị kiến thức về cứu
hộ chuyên nghiệp, 4 ca nô, máy bộ đàm và đầy đủ trang thiết bị phục vụ
công tác cứu nạn, cứu hộ; đặt nhiều điểm cấp cứu suốt dọc bãi tắm… Xây
dựng nhà thi đấu thể thao, hoàn thiện chùa Đảo Ngư, mười sân tennis, sân
bóng chuyền trên biển, mở rộng chợ Hôm và chợ Hải sản ở phường Thu
Thuỷ. Bên cạnh đó còn mở được một số dịch vụ mới như: khiêu vũ, hát dân
ca, giao lưu văn hoá, mô tô nước, đưa khách tham quan các đảo và các
điểm văn hoá, đu quay, kính viễn vọng, xe ô tô chạy khí ga Sắp tới Cửa
Lò sẽ có sân golf rộng 132 ha, 18 lỗ, 2 khách sạn 5 sao và các biệt thự cùng
quần thể vui chơi giải trí ở xã Nghi Hương. Xây dựng hai khu resort và một
số khu du lịch cao cấp khác để Cửa Lò sẽ trở thành trung tâm du lịch Bắc
miền Trung và cả nước.
2.3. Chính sách phát triển của nhà nước và chính quyền địa phương
Thị xã Cửa Lò đã tổ chức tốt kỷ niệm 100 năm du lịch và khai
trương du lịch biển năm 2007 là thành công bước đầu cho sự phát triển
ngành du lịch của địa phương. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá thu
hút khách trong năm 2007 như: Múa không chuyên toàn quốc, giao lưu
tiếng hát truyền hình với 17 đài PT-TH trong cả nước, hội chợ Thương mại
- Du lịch quốc tế và các hoạt động khác đã tạo cho Cửa Lò những ấn tượng
tốt đối với du khách. Bước vào mùa du lịch, chính quyền thị xã đã đưa ra
13
các chính sách hướng dẫn nhân dân và các cơ sở lưu trú chủ động chuẩn bị
tốt để đón khách. Kết quả đạt được trong năm 2007 là 550.000 lượt khách
đến với khu du lịch Cửa Lò, đạt gần 50% kế hoạch, trong đó lưu trú đạt
350000 lượt. Doanh thu du lịch ước đạt gần 100 tỷ đồng, số lao động ngành
du lịch khoảng 5.650 người, tăng 150 lao động so với năm 2006.

Để đạt kết quả cao hơn, trong các năm tiếp theo chính quyền địa
phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Cửa Lò
và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương 5 không. Nâng cao chất
lượng phục vụ du lịch từ cơ sở lưu trú đến các dịch vụ khác, tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về du lịch như: quản lý tốt đội ngũ xe lai, chụp
ảnh, an ninh trật tự, quản lý giá cả, vệ sinh môi trường và tăng cường công
tác cứu hộ. Đồng thời đẩy mạnh việc triển khai các dự án đầu tư du lịch
như: sân golf, khu du lịch cao cấp, khu resort, trường đại học, cao đẳng.
Xây dựng hạ tầng phát triển du lịch như: Đảo Ngư, đảo Lan Châu và các
công trình khác.
Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhiều đề án mang tính khả thi cao đã
được thị xã phê duyệt. Đó là đề án xây dựng Cửa Lò theo tiêu chí của 1 đô
thị loại 3, đề án mở rộng thị xã theo quốc lộ 46 và vensông Lam. Đề án quy
hoạch 2 khu du lịch cao cấp ở đảo Lan Châu và Cửa Hội và một loạt các dự
án khác đã được khởi công như dự án sân gôn 18 lỗ và khách sạn cao cấp,
Trường đại học Vạn Xuân, tổ hợp khách sạn cao cấp 2-5 sao v.v Đây là
những đề án, dự án giúp Cửa Lò nâng cao chất lượng dịch vụ.
Không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút du khách, Cửa Lò
đang tập trung xây dựng chương trình phát triển du lịch bền vững bằng các
đề án: Đề án xây dựng con người văn hoá vùng du lịch, Đề án xây dựng
các công trình trọng điểm để phát triển du lịch và chủ trương "5 không"
đã được quán triệt một cách đầy đủ, kiên quyết, triệt để xuống tận khối
xóm, các hộ kinh doanh, nhằm khẳng định và tiếp tục phát triển thương
14
hiệu du lịch Cửa Lò – một đô thị du lịch biển xanh, sạch, đẹp, giàu mạnh,
văn minh. Các tổ chức hệ thống chính trị - xã hội đã vào cuộc. Kết quả đã
tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong mùa du lịch. Ngoài việc triển
khai "5 không" để đẩy lùi những cái xấu ảnh hưởng đến môi trường du lịch,
Thị xã còn chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm du lịch.
Năm 2007 đã tổ chức tập huấn văn hoá du lịch, Luật du lịch cho 1600 lượt

người. Hai trường nghiệp vụ du lịch ở Cửa Lò hàng năm cung cấp hơn
1000 lao động được đào tạo nghiệp vụ du lịch bài bản, bổ sung cho đội
quân phục vụ tại các nhà hàng khách sạn. Với đội ngũ lao động được đào
tạo chuyên ngành du lịch, chất lượng phục vụ trong các khách sạn nhà hàng
ngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu của du lịch. Chủ trương của chính
quyền thị xã là mỗi người dân Cửa Lò phải như một hướng dẫn viên du
lịch. Ngân sách thị xã đã dành một khoản không nhỏ mở lớp học tiếng Anh
thương mại cho tất cả các hộ kinh doanh dịch vụ trên bãi biển. Người dân
Cửa Lò lần đầu tiên được "phổ cập" ngoại ngữ, đến cả "đội ngũ xe ôm"
cũng được chấn chỉnh: Mỗi lái xe ôm học tiếng Anh miễn phí ba tháng học
cách giao tiếp, ứng xử; đội ngũ xe ôm được phân công từng nhóm trực ở
cổng các khách sạn và trên ngực gắn "thẻ" hành nghề.
Một tin vui đến với Cửa Lò, ngày 30/8/2007 Thủ tướng Chính phủ
ký quyết định thành lập Khu kinh tế Đông Nam, trong đó có 2 phường
Nghi Tân, Nghi Thủy. Với sự hình thành, phát triển Khu Kinh tế Đông
Nam sẽ mở ra một cơ hội phát triển cho du lịch Cửa Lò trong những năm
tới. Bởi thế, Cửa Lò cũng phải
chuẩn bị cho mình những điều
kiện tốt nhất để đón nhận những
cơ hội mới trong phát triển kinh tế nói chung
và du lịch nói riêng.
15
Biển Cửa Lò
II. Tính thời vụ trong du lịch biển tại Cửa Lò
1. Khái niệm tính thời vụ trong du lịch
- Tính thời vụ trong du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung
va cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các
nhân tố nhất định.
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà
tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.

- Đặc điểm thời vụ du lịch Biển
Trước hết, thời vụ du lịch biển mang những đặc điểm giống như thời
vụ du lịch nói chung
+ Tính thời vụ trong du lịch phổ biến ở tất cả các nước và các vùng
có hoạt động du lịch.
+ Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ
du lịch, tùy thuộc vào vào các loại hình du lịch phát triển ở đó.
+ Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng
nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau.
+ Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du phụ thuộc vào
mức độ vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các
quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch.
+ Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của
khách đến vùng du lịch và số lượng các cơ sở lưu trú chính.
16
Ngoài ra, thời vụ du lịch Biển còn có những đặc điểm riêng. Thời vụ
trong du lịch biển thường chỉ diễn ra một lần trong năm do các đặc điểm
như khí hậu (mùa hè đi biển, mùa lạnh đi nghỉ núi ) hay do thói quen,
phong tục, tâm lý…
2. Ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch biển
2.1. Đối với dân cư sở tại:
*Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân
Mười năm trước đây, thị xã Cửa Lò được thành lập trên cơ sở thị
trấn Cửa Lò, lấy thêm 5 xã ven biển thuộc huyện Nghi Lộc. Về nguồn gốc
của cái tên Cửa Lò hiện trong dân gian còn lưu truyền hai truyền thuyết:
Nghề làm muối ngày xưa ở Cửa Lò theo cách chưng cất nước biển bằng lò
than. Người địa phương gọi dân làm muối là "Kẻ Lò". Lâu ngày gọi trại đi
thành Cửa Lò. Một số ý kiến khác cho rằng, những người Mã Lai đi biển
gặp bão phiêu dạt vào Cửa Lò, định cư ở Cửa Lò vẫn gọi xứ này là Kula
(cửa biển) lâu ngày từ này đồng hoá với từ địa phương thành Cửa Lò. Dẫu

theo truyền thuyết nào thì Cửa Lò vẫn là được hình thành trên cơ sở những
làng chài ven biển, bán nông bán ngư. Xứ "Kẻ Lò" hàng trăm đời nay gắn
mình với biển, với những rủi ro, giận hờn của đại dương. Nhưng người Cửa
Lò ngày nay cơ bản đã chia tay với đồng ruộng. Du lịch phát triển kéo theo
nó là hàng trăm nghề kiếm sống mới. So với nghề làm ruộng, nghề dịch vụ
du lịch, giúp cho người Cửa Lò xoá đói, có thể kiếm được đồng ra đồng
vào. Một bộ phận năng động hơn đã giảm được nghèo đang manh nha làm
giàu
Để quy hoạch các cơ sở kinh doanh theo sự quản lý của chính quyền,
thị xã đã phân chia khu đất ven biển thành nhiều lô, tổ chức cho nhân dân
đấu thầu thuê lại để kinh doanh, sản xuất phục vụ du lịch. Chị Nguyễn Thị
Bình là người dân làm nghề nông ở Nghi Hương, một xã ở phía Nam Cửa
17
Lò. Theo trào lưu làm du lịch, chị Bình cũng tham gia đấu thầu và trúng
một lô đất với giá 40 triệu đồng cho một vụ. Đầu tư thêm khoảng chục triệu
làm lều lán, sắm bàn ghế, mua phao cho thuê, bán hàng ăn uống, mướn
thêm vài người làm… Tính ra, sau bốn tháng mùa hè số lãi thu được mươi
triệu. So với số vốn bỏ ra, số lãi chẳng bõ bèn gì, nhưng so với mặt bằng
chung của dân Cửa Lò, thì số tiền đó có thể sống cả năm… Nhưng cũng
không ít người như chị Hồ Thị Hằng, ở Nghi Khánh trúng thầu một lô đất
với giá 40 triệu cộng với bể tắm nước ngọt giá 30 triệu. Khi trúng thầu,
việc đầu tiên là lo tiền tươi thóc thật chồng đủ cho Ban quản lý thị xã. Nếu
sau 10 ngày không có tiền, Thị xã tổ chức đấu thầu lại đành phải mất tiền
đặt cọc. Có những năm, ngày nắng ít, lại bị gián đoạn bởi những cơn bão
lạc mùa, ít khách, thu nhập không đủ bù đắp chi phí, coi như lỗ.
Ăn theo dịch vụ du lịch không chỉ
quầy quán hàng ăn, cho thuê phao bơi mà
còn cả bán hàng lưu niệm, trẻ em tẩm quất.
Những ngư dân đánh được mẻ cá tươi cũng
bán được giá hơn. Em Nguyễn Tuấn Hùng ở

Nghi Thu cho biết, hiện đang học lớp 12. Nhà có 5 anh em, hai anh lớn
tham gia chụp ảnh cho du khách, mỗi vụ cũng kiếm được vài ba triệu, một
chị gái tham gia bán hàng, còn em kiếm thêm bằng nghề "tẩm quất" rong
trên bãi biển, mỗi vụ chăm chỉ cũng kiếm được vài triệu, đủ tiền sách vở và
tiêu vặt cho một năm…
Xe ôm ở đây là cũng một nghề ăn theo dịch vụ du lịch. Những người
đàn ông vạn chài tạm gác nghề đi biển trong mấy tháng hè, tập hợp với
nhau thành 3 tổ xe ôm với số lượng lên tới hơn 300 người, có sự quản lý
của chính quyền. Mỗi người tự sắm một chiếc xe, trong đó họ lưu số của tất
cả những khách hàng đã một lần ngồi lên xe của họ. Cứ 9-10h hàng sáng,
du khách sẽ nhận được điện thoại của họ; nếu khách có nhu cầu đi chợ, đến
18
làng chài hải sản mua đồ, sẽ được họ tới đón tận nơi, với giá rất rẻ, dao
động từ 5.000 - 10.000 đồng/chuyến cả đi lẫn về. Dịch vụ lịch sự và thuận
tiện không kém gì taxi.
Khác hẳn với những người làm nghề dịch vụ tự do, Hoàng Thị Thuý,
một nhân viên của Khách sạn Nghệ An 2 cho biết: "Lương của nhân viên lễ
tân, buồng bàn khách sạn được khoảng 500.000 đồng/tháng. Lương không
cao nhưng được cái khá ổn định, được như thế là ước mơ của nhiều
người…”
Tuy nhiên tất cả các nghề đều mang tính thời vụ “làm việc 3 tháng
ăn cả năm”. Du lịch một vụ ở Cửa Lò vẫn mang dáng dấp của một nền du
lịch nông nghiệp. Hàng nghìn lao động chân lấm tay bùn, thò chân xuống
biển rửa vội nhưng vẫn còn nguyên những vết chân chim ngang dọc làn da
chai sạn. Những ông chủ bà chủ nửa mùa chưa phát âm thạo tiếng phổ
thông. Một số người nơi khác lần đầu tiên vào Cửa Lò thường than phiền
rằng không hiểu người dân ở đây nói gì. Nghe chỉ hiểu chút ít và hầu như
phải thông qua "phiên dịch".
* Ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề
Đại đa số người dân bỏ đồng ruộng chuyển sang hoạt động du lịch

nhưng vẫn còn ngót 60% dân số sống bằng nghề cá. Tuy nhiên khi hết mùa,
những khách sạn, nhà nghỉ lại tiếp tục hoang vắng, những con đường sạch
đẹp lại nhường chỗ cho trâu bò ung dung gặm cỏ, Cửa Lò lại trở về với
thôn dã, với nghề nông, nghề ngư. Cả thị xã hiện nay có 8 đôi tàu đánh bắt
xa bờ, còn lại là đánh bắt bằng thuyền thúng ven biển. Mỗi năm Cửa Lò thu
được 100 tấn cá tạp. Vào vụ du lịch,
19
những con cá ngon được nhặt bán cho các nhà hàng, khách sạn phục vụ du
khách, còn cá tạp được bán mớ cho các lò nước mắm với giá dăm nghìn
đồng mỗi cân. Chính vì lý do đó, hơn một nửa nguồn nhân lực làm ngư chỉ
tạo nên 9% giá trị trong tổng số thu nhập của thị xã. Mới đây, Cửa Lò đã
thành công trong việc nuôi cá giò lồng bè ở Đảo Ngư. Cá giò nuôi ở biển
Cửa Lò thịt thơm, ngon được người tiêu dùng ưa chuộng, hiện đang được
bán với giá 70.000 đồng/kg. Giá trị kinh tế của mỗi tấn cá giò gấp 10 lần cá
tạp. Nếu mỗi lồng nhỏ nuôi được 6 tấn thì chỉ cần ba lồng là giá trị thu
được bằng giá trị đánh bắt một năm của ngư dân thị xã. Hiệu quả kinh tế
của viêc nuôi cá giò đã được khẳng định. Đầu tư cho việc nuôi cá giò gồm
lưới, phao, neo làm lồng bè đều là những thứ mà trong nước có thể sản xuất
được. Thị xã đang phối hợp với Bộ Thuỷ sản xúc tiến dự án nuôi cá giò
trên biển với quy mô 300 ha. Hi vọng rằng với nghề mới này, đời sống của
người dân Cửa Lò sẽ ổn định hơn và không còn mang “tính mùa vụ”.
2.2. Đối với chính quyền địa phương:
Trong mùa du lịch, đặc biệt là các tháng cao điểm, chính quyền thị
xã gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý.
Trước hết, đối với hoạt động Kinh doanh dịch vụ đơn lẻ của dân cư
địa phương. Vào mùa du lịch, tình trạng các cơ sở kinh doanh tự phát dụng
lều quán lung tung, chèo kéo, chặt chém du khách,… là câu chuyện muôn
thủa được nhắc đến, không chỉ xảy ra ở khu du lịch biển Cửa Lò. Việc này
gây rất nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trong đảm bảo an ninh,
20

ổn định trật tự xã hội, bảo vệ hình ảnh cho du lịch địa phương. Bên cạnh
đó, việc nắm bắt được tình hình thu nhập thực tế dân cư để thực hiện các
quy định nhà nước là rất khó. Cán bộ UBND thị xã cho biết: Dân Cửa Lò ít
khi nói thật nguồn thu của mình, một phần vì bị ám ảnh bởi các khoản nộp
cho ngân sách, phần vì thói quen người Cửa Lò không dại gì khoe khoang
thu nhập thực của họ. Tuy dân trí chưa cao nhưng người Cửa Lò khá sành
trong việc hạch toán, bỏ ra một đống tiền để đấu thầu kinh doanh thì ít ai
chịu lỗ.
Thứ hai là đối với vấn đề quản lý nhân khẩu. Theo quy định của nhà
nước, khách đến nghỉ tại khách sạn hay nhà trọ đều phải làm thủ tục đăng
kí tại khách sạn để chính quyền địa phương dễ quản lý. Nhưng trên thực tế,
có thể vì lợi nhuận hay vì lý do nào khác nhiều nơi thực hiện thủ tục mang
tính hình thức, một đoàn khách 20 người nhưng chỉ đăng kí cho 14-15
người… Chính quyền địa phương khó có thể quản lý những đối tượng “cá
biệt” dễ gây rắc rối hay những hình ảnh không đẹp trong những tháng của
mùa du lịch.
Nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích du lịch mang lại cho
địa phương. Trong mùa du lịch, chính quyền có khoản doanh thu không
nhỏ bổ sung vào ngân sách. Ví dụ như chính sách chia đất ven biển được
thành lô cho các hộ thuê làm lều quán phục vụ du khách. Vừa đảm bảo mỹ
quan, lại dễ cho các cấp quản lý. Toàn thị xã có gần 300 lô như vậy. Trước
mỗi vụ du lịch, Thị xã tổ chức đấu thầu từng lô. Tuỳ theo vị trí đẹp xấu để
định giá. Cao nhất có lô tới 60 triệu đồng. Lô thấp cũng vài chục triệu. Từ
nguồn đấu thầu đất quán, mỗi năm thị xã thu được dăm tỷ đồng. Từ những
nguồn thu này, thị xã đã có thêm kinh phí đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ
tầng. Đường Bình Minh ở Trung tâm thị xã dài 7km với kinh phí 28 tỷ
đồng cũng được đầu tư bằng những nguồn vốn tự có của thị xã. Ông Lê
21
Minh Thông, Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò cho biết trong năm 2007,
doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 265 tỷ đồng.

2.3. Đối với khách du lịch:
Vào mùa du lịch, khách du lịch đã gặp khó khăn ngay từ việc đặt chỗ
tại nhà nghỉ, khách sạn hay đơn giản là việc là đặt tour nếu họ không chuẩn
bị từ trước đó vài tuần thậm chí một tháng. Như trong dịp nghỉ lễ 30/4 –
1/5/2007, từ ngày 20/4, hầu hết các khách sạn lớn ở các khu du lịch đều đã
cạn phòng nghỉ. Đến ngày 28/4, khi các đoàn khách từ Hà Nội, Hải Phòng,
Lạng Sơn, Thái Nguyên… rầm rập kéo vào thì tất cả các khách sạn, nhà
nghỉ, thậm chí cả nhà dân xung quanh cũng đều chật ních người. Đối với
chủ các khách sạn hay nhà hàng thì thời điểm này chính là “ngày làm, năm
ăn”. Họ tha hồ chặt chém khách và đặc biệt, là thong thả ngắm nghía xem
nên cho đoàn khách nào nghỉ ngơi tại cơ sở của mình, một kiểu “chọn”
khách mà có lẽ không tồn tại ở bất cứ đâu. Nếu vào thời điểm đó nhà nghỉ
nào còn trống phòng thì phòng được bán với giá là 350.000/phòng/ngày
(phòng hai giường, điều hòa, nóng lạnh, giá những ngày bình thường là
120.000/ngày). Du khách choáng, nhưng đành nhắm mắt… còn hơn nghỉ
ngoài đường hay quay trở về ???
Không chỉ khách sạn, nhà hàng mà các món đặc sản biển ở Cửa Lò
cũng thi nhau chạy nước rút, đội giá lên rất cao. Một bát cháo hàu lên đến
15 nghìn đồng, ghẹ đến 200 nghìn/cân, tôm sú, tôm hùm ít người dám đụng
đến.
Đi nghỉ biển, du khách được “chăm sóc” bởi một lực lượng “cò” rất
chuyên nghiệp, săn đón từ ngay khi bước ra khách sạn. Họ có thể là xe ôm,
người hướng dẫn địa phương giúp cho khách tận hưởng tất cả các dịch vụ
thậm chí cả những dịch vụ “giải trí tươi mát” không nằm trong sự quản lý
của chính quyền. Ngoài ra, đội ngũ bán hàng rong cũng không kém phần
“tận tình chu đáo”. Điều đặc biệt ở đây là các quầy hàng di động này chỉ
22
xuất hiện bất ngờ trước cổng khách sạn, nhà nghỉ khi có đoàn khách chuẩn
bị ra về. Họ như đoán trước được ngày khách ra về để “chào” một cách rất
đặc biệt như vậy. Có lẽ trong lòng mỗi du khách đều có ấn tượng về cách

đón tiếp và chào tạm biệt của dân cư nơi đây.
2.4. Đối với người kinh doanh dịch vụ:
Trước tiên, tính thời vụ khiến cho các doanh nghiệp khó bảo đảm
chất lượng dịch vụ tốt nhất. Về cơ sở hạ tầng, chất lượng phòng nghỉ cũng
như các tiện nghi đã được nâng cấp để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng
trong mùa vụ. Nhưng một vấn đề
làm đau đầu các nhà quản lý đó là tìm giải pháp
kinh doanh trong những tháng
ngoài vụ. Dồn sức đầu tư nâng cấp nhưng chỉ để kinh
doanh vài ba tháng còn các tháng sau gần như chỉ để không hoặc thỉnh
thoảng tổ chức tiệc, hội nghị nhưng con số đó cũng không nhiều. Nên đầu
tư mở rộng quy mô hay nâng cấp… hay không? bất cứ một quyết định nào
cũng phải suy xét kỹ và phải dựa vào tính thời vụ của từng thể loại du lịch.
Có lẽ cung vì thế mà Cửa Lò hiện nay hầu hết là khách sạn 2-3 sao, chỉ mới
có 1 khách sạn 4 sao là Sài Gòn – Kim Liên và chuẩn bị có thêm khách sạn
cao cấp do đầu tư nước ngoài còn các doanh nghiệp tư nhân gần như không
dám mạo hiểm.
Thứ hai, việc tổ chức và sử dụng nhân lực luôn là bài toán khó cho
các doanh nghiệp, làm thế nào để đạt hiệu quả kinh doanh cả trong và
ngoài vụ. Một điểm chung của các doanh nghiệp dịch vụ là chỉ có một bộ
phận nhỏ nhân viên cơ hữu, có khi vào lúc trái vụ, ngoài quản lý thì chỉ còn
1,2 nhân viên trông coi. Đến mùa cao điểm, họ phải thuê nhân viên làm
theo thời vụ, thường là những người chưa được đào tạo chuyên nghiệp nên
khó có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ. Nhưng cho đến thời điểm này khi
23
chưa thể khắc phục được tính thời vụ hay tìm ra hướng kinh doanh những
tháng ngoài vụ thì đây là cách giải quyết duy nhất của các doanh nghiệp du
lịch để đảm bảo hiệu quả kinh té và không lãng phí nguồn lực.
Một yếu tố gây ra thiệt hại không nhỏ cho kinh doanh dịch vụ đó là

thời tiết. Dù có là dân cư gốc ở biển, đã quen với sự bất thường của thời tiết
nhưng cũng không thể nắm được chu kỳ của thời tiết biển. Sáng có thể
nắng, chiều lại mưa, không chừng ngày mai có bão. Vì thế theo dõi thời tiết
là thói quen của người dân miền Biển. Nhưng đôi lúc vẫn không tránh khỏi
thiệt hại. Chủ các khách sạn nhà nghỉ ở đây vẫn chưa thể quên kỳ nghỉ năm
ngoái. Ngày 28-29/4, Cửa Lò nhộn nhịp người, khách sạn nhà nghỉ, thậm
chí cả nhà dân cũng chật kín người. Nhưng đến sáng 30/4, hàng loạt khách
du lịch đồng loạt trả phòng. Lý do là đêm hôm trước, thời tiết Bắc Trung
Bộ bỗng thay đổi. Trời lạnh, mưa to gió lớn; các bãi biển đục ngầu và du
khách chán nản nhìn nhau. Trưa 30/4, một khách sạn ra “thông báo”: Ai
nghỉ thêm ngày hôm nay, chúng tôi giảm giá 50%! Dù như thế, nhưng chỉ
đến chiều cùng ngày, đã không thấy những chiếc ô tô đậu ở cửa nhà nghỉ
lớn này. Ông chủ buồn rầu: “Ngày làm, năm ăn năm nay thế là hết. Bây giờ
vẫn còn tồn mấy chục ký ghẹ, gần 1 tạ tôm sú và cả chục triệu bạc đồ ăn
thức uống khác, không biết phải làm thế nào?”
Ngoài ra còn một hiện tượng tiêu cực trong ngành đó chính là việc
các công ty du lịch “chèn ép” nhau tranh giành lợi nhuân trong mùa cao
điểm. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho chính các công ty du lich mà
còn ảnh hưởng đến du khách.
2.5. Đối với môi trường
24
Rác thải dọc bờ biển
Người dân phơi tôm trên đường
Đặc điểm của tính thời vụ là du khách tập trung về một địa điểm du
lịch trong một khoảng thời gian nhất định với số lượng lớn gây nên áp lực
cho môi trường do vượt quá khả năng chịu tải. Thêm vào đó là vấn đề rác
thải từ các nhà hàng, khách sạn, hay do những vị khách thiếu ý thức gây ô
nhiễm môi trường cảnh quan xung quanh.
Biển Cửa Lò bước vào mùa du lịch với việc đón hàng ngàn lượt
khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hàng ngày. Một trong những hoạt động đó là

tạo điều kiện để du khách có nhu cầu sẽ được đi thuyền thúng ra biển câu
mực, ngắm biển vào buổi tối. Loại hình này tuy mới ra đời 2 năm nay,
nhưng đang thu hút rất đông khách du lịch tham gia. Nếu thấy việc đơn
giản có thêm một loại hình mới để thu hút du khách, nhằm để họ thưởng
ngoạn sự thú vị trên biển, ngắm trăng, câu mực vào ban đêm, quả thật rất
tuyệt. Tuy nhiên để tồn tại loại hình này không có sự quản lý tổ chức an
toàn thì sẽ kéo theo nhiều bất cập (hiện nay, tại biển Cửa Lò có trên 300
thuyền thúng hoạt động chở du khách câu mực). Các thuyền này gây ô
nhiễm môi trường trên biển và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ. Vì
do một số du khách đi trên thuyền thúng còn mang theo bia, rượu, nước
ngọt, hoa quả và sau khi dùng, họ vứt rác thải xuống biển. Một cán bộ
trong ngành thủy sản còn cho biết, những thuyền thúng này còn là nguyên
nhân chính làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, bởi nó phục vụ việc
câu mực, bắt cá ven bờ.
Còn trên bãi biển, xuất hiện rất nhiều “tòa lâu đài cát” để mời du
khách chụp ảnh. Đáng chú ý, những “lâu đài” này lại xây ngay giữa bãi
tắm, chỉ cách chân sóng nơi gần nhất chỉ chừng vài chục mét. Vậy là bãi
tắm thơ mộng với những dải cát trải dài mịn màng nơi sóng biển xanh biếc
giờ đây nhường chỗ cho cả chục “tòa lâu đài” như những bó gai lởm chởm
25

×