Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.3 KB, 74 trang )

LI CM N
Em xin c gi li cm n chõn thnh nht ti ton th cỏc thy cụ
trong khoa du lch hc trng i hc Khoa hc Xó hi v Nhõn Vn. Đặc
biệt, em xin c gi li cm n sâu sắc nhất tới Thc s Nguyn Quý
Phng - Thầy ó rất tn tỡnh ch bo v giỳp , hớng dẫn và cung cấp cho
em những phơng pháp làm việc có hiệu quả nhất trong sut qỳa trỡnh chuẩn
bị, thực hiện và hoàn thành khoỏ lun tt nghip này.
Đồng thời em xin cm n ti gia đình đã luôn luôn bên cạnh động viên
giúp đỡ em trong suốt khoảng thời gian qua.
Cui cựng tôi xin chõn thnh cm n toàn thể các bn ó luụn nhiệt
tình tham gia giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và cùng tôi trao đổi ý kiến
để đề tài đợc hoàn thiện.
Sinh viờn: Trõn trng cm n!
TI: Vai trũ ca du lch trong vic bo tn v phỏt huy giá trị văn hoá
truyền thống dân tộc.
Phn m u
1. Lý do chn ti:
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lch ó tr thnh mt nhu cu
tt yu ca xó hi, khụng nhng l ngnh kinh t mi nhn ca cỏc quc gia
m cũn l cu ni giao lu gia cỏc dõn tc, quc gia v cỏc min trong mt
t nc. Bn bố quc t trc õy bit n Vit Nam l mt quc gia phi
tri qua nhiu thp k chin tranh vi cỏc th lc xõm lc mnh hn gp
nhiu ln v h ó anh hựng ỏnh bi cỏc th lc xõm lc ú, bo v ton
vẹn lãnh thổ non sông của đất nước. Bởi vậy, ngày nay, khi kh¸ch du lịch
đến Việt Nam hä thêng ngạc nhiên và tự hỏi không hiểu vì sao những con
người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại
cuốn hút kh¸ch tham quan bởi sự hiền hậu, chân tình và th©n thiÖn chứ
không phải bằng những ánh hào quang của chiến thắng. Có lẽ một phần câu
trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống của người Việt, bởi trải
qua hµng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một phong
cách, một nền văn hoá, thuần phong, mỹ tục riêng. Đồng thời du lịch còn


tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những
giá trị quý báu của dân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đổi
bằng xương máu của mình để tạo dựng nên. Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là
dịp để họ hiểu hơn về công lao của cha ông mình, đồng thời cũng hiểu
những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được
thừa hưởng. Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu
trong đời sống sinh hoạt xã hội, làm cho đời sống xã hội ngày một phong
phú hơn, lý thú và bổ ích hơn. Về phương diện kinh tế, du lịch đã trở thành
một ngành mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc
dân, không những vậy do đặc tính hoạt động, du lịch còn góp phần không
nhỏ trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển, đồng thời giúp xoá đói,
giảm nghèo ở những vùng sâu vùng xa.
Nhưng quan trọng hơn du lịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát
huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia
đa dân tộc, có một nền văn hoá lâu đời, phong phú, thống nhất mà đa dạng.
Với số dân gần 80 triệu người của 54 dân tộc an hem cùng đoàn kết chung
sống trên một vùng lãnh thổ, trải qua nhiều đời, mỗi dân tộc đã đóng góp,
dựng xây tạo nên những thành quả trên nhiều lĩnh vực: kinh tế- văn hoá- xã
hội, bên cạnh đó cũng hình thành nên những vùng văn hoá với nét đặc trưng
riêng. Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam với các thành phần dân tộc,
qua hang ngàn năm xây đắp đã tạo dựng nên một kho tàng văn hoá hết sức
phong phú, độc đáo và quý giá. Xuyên suốt chặng đường lịch sử hình thành
và phát triển đất nước, các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt
Nam nói chung và 54 dân tộc anh em nói riêng là một di sản vô cùng quý
báu, một tài nguyên vô cùng quý giá trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh chống xâm lược bảo vệ tổ
quốc, do một phần nhận thức của người dân còn thấp đặc biệt là sự quản lý,
phối hợp lỏng lẻo của các ngành các cấp nên nhiều vốn quý trong kho tang
văn hoá truyền thống các dân tộc đã bị mất mát và mai mộ. Nghị quyết 4 của
Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 8 về việc bảo tồn và phát huy giá trị

văn hoá truyền thống là định hướng quan trọng trong việc khôi phục lại
nguồn vốn quý của dân tộc. Nhiều công trình văn hoá nghệ thuật trên các
lĩnh vực văn hoá phi vật thể và vật thể được kiểm kê, trùng tu, tôn tạo
chống xuống cấp, sưu tầm bảo quản nghiên cứu giới thiệu, giao lưu để bảo
tồn trong cuộc sống và cho khách tham quan. Trong đó du lịch đóng vai trò
to lớn và đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá
truyền thống dân tộc. Bởi vậy nghiên cứu về du lịch sẽ góp phần quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức và phương hướng phát triển ngành du lịch
Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện có hạn về không gian, thời gian và tư liệu
nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu “Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”. Đề tài sẽ cố gắng đi sâu phân tích vai trò
của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của một
số tài nguyên du lịch chọn mẫu, so sánh nhận thức thực tế, hoạt động của các
chương trình du lịch trong những năm 2004 – 2008 để phát huy vai trò mà
du lịch đã tiếp cận, những tiềm năng mà du lịch còn chưa được khai thác để
đáp ứng nhu cầu của khách nội địa và quốc tê.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài “ Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc” hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá, trong
đó những nhân tố truyền thống dân tộc cần được phát huy như một nền tảng
vững chắc giúp cho ngành du lịch đi đúng hướng và tiến tới phát triển du
lịch một cách bền vững. Đồng thời thong qua phân tích, so sánh em hy vọng
sẽ góp phần củng cố thong tin bổ ích về vai trò của du lịch với việc bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho những người tham gia hoạt động du
lịch để họ có thể phát huy tác dụng của nó như một cách tối đa và có hiệu
quả nhất.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên tập trung vào nghiên cứu ngành du lịch Việt Nam để làm rõ
vai trò của nó đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Đồng thời những nhận thức về bản sắc văn hoá dân tộc và những vấn đề có
lien quan cũng được nghiên cứu và làm rõ để làm sáng tỏ vấn đề.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp trực quan, phương tiện thông tin đại chúng
4. Bố cục khoá luận
Gồm ba phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm:
Chương 1: Những nhận thức về du lịch và bản sắc văn hoá truyền thống
dân tộc.
Chương 2: thực trạng vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc.
Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị để phát huy vai trò của du lịch
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
Phần kết luận.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những nhận thức cơ bản về du lịch và văn hoá truyền thống
của dân tộc.
1.Những khái niệm cơ bản về du lịch:
Du lịch đối với nước ta là một ngành kinh tế mới mẻ. Từ sau khi đất
nước hoàn toàn giải phóng, ngành du lịch mới thực sự được đảng và Nhà
nước quan tâm. Đặc biệt từ đại hội lần VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
cùng với sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần, khu vực kinh tế, ngành du
lịch lần đầu tiên được nghị quyết của Đảng khẳng định là một ngành kinh tế
mũi nhọn. Muốn cho kinh tế du lịch phát triển đúng hướng mang lại nguồn
lợi cho nền kinh tế quốc dân chúng ta cần hiểu rõ khái niệm, lịch sử, xu thế,
những nhân tố tạo điều kiện cho ngành này phát triển để vận dụng vào điều

kiện cụ thể của nước ta.
1.1. Khái niệm du lịch:
Mặc dù du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến trên thế
giới và là thói quen trong nếp sống sinh hoạt của xã hội. Nhưng cho đến nay
nhận thức về nội dùng du lịch vẫn chưa được thống nhất. Trước thực tế phát
triển của ngành du lịch về mặt kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo,
nghiên cứu thảo luận, để đi đến thống nhất một số khái niệm trong đó có
khái niệm về du lịch là một đòi hỏi cần thiết.
Theo ông Nguyễn Khắc Viện thì du lịch là sự mở rộng không gian
văn hoá của con người.
Trong từ điển tiếng Việt du lịch lại được giải thích là đi chơi cho biết
xứ người.
Với Ghisman: du lịch là sự khắc phục về mặt không gian của con
người hướng tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi thường xuyên
của họ.
Guer Freuler: du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục
sức khỏe và sự thay đổi về môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh,
phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên chia sẻ quan niệm này với
Guer Freuler, PTS Trần Nam đưa ra quan điểm của mình: du lịch là quá
trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục
đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc,
độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính
bằng đồng tiền.
Aza nhận thấy du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm
thời tự một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang nước khác
nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Quan điểm của Kaspar: du lịch là toàn bộ những quan hệ về hiện
tượng xảy ra trong quá trìn di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không
phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ.

Quan điểm cuả Hunziker và Kraff cũng bắt nguồn từ ý tưởng này: du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình
và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi
làm việc thường xuyên của họ.
Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn
chặt với hoạt động kinh tế. Tuy nhiên mỗi học giả lại có những nhận định
khác nhau về vấn đề này.
Theo Kuns một yếu tố không thể thiếu được trong định nghĩa về du
lịch cần được bổ sung là đến bằng các phương tiện giao thong và sử dụng
các xí nghiệp du lịch.
Picira Edmod đã đưa ra định nghĩa: du lịch là việc tổng hoà, việc tổ
chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà
chính về phương diện giá trị do người chỉ ra và của những khách vãng lai
đến với một túi tiền đầy tiêu dùng trực tiếp và gián tiếp cho các chi phí của
họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.
Mariot coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ
các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú, với nhiều mục
đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là du lịch.
Ngoài những khái niệm thiên về tiếp cận kinh tế, tiếp cân xã hội cũng
có một số khái niệm sau: đối với Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải cho
rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có mhiệm vụ phục vụ
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và nhu cầu khác”.
Michand – chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc lĩnh vực địa lý đưa
ra quan điểm của mình: du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu
thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường
ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sản xuất, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo.
Ngoài tiếp cận môi trường, hoạt động du lịch phải có tiếp cận cộng
đồng mới đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Coltman đã định nghĩa: du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác

của bốn nhóm du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư
tại nơi đến du lịch tạo nên.
Còn Robert W.Mcintosh, Charles R.Goelder, J.R Brent Ritchie phát
biểu về du lịch như là tổng các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác
động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ
nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp du khách.
Với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc vệ du lịch họp
tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch “Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ lưu trú
không phải nơi làm việc của họ”.
Khác với quan điểm trên các học giả biên soạn bách khoa toàn thư
Việt Nam đã tách hai nội dùng cơ bản của du lịch thành hai phần:
+ Nghĩa thứ nhất: du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực
của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật…
+ Nghĩa thứ hai: du lịch được coi là ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả
cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và
văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng tình yêu đất nước, đối với người
nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh
vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Luật Du lịch Việt Nam chỉ rõ: “Du Lịch là họat động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”. Theo định nghĩa này ta thấy, du lịch trước tiên
phải là hoạt động của con người và phải là hoạt động ngoài nơi cư trú
thường xuyên của họ. Tuy vậy ở đây còn nêu lên một vấn đề rất chung
chung là “nơi cư trú” bởi từ này có thể hiểu với một không gian rất rộng như

một đất nước, bởi một nước cũng có thể hiểu là nơi cư trú của công dân
nước đó hoặc không gian nhỏ hơn là một vùng lãnh thổ, một tỉnh, thành phố
hay một huyện, một xã, hay một làng. Việc giới hạn không gian linh hoạt
như trên đã giúp chúng ta có cái nhìn nhận linh hoạt hơn không bị quá bó
hẹp về không gian du lịch mà nó được lien hệ với các yếu tố khác. Du lịch
phải nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của con người
đi du lịch, trong đó một nhu cầu rất quan trọng là tham quan, điều này cho
chúng ta thấy hoạt động của con người ngoài nơi cư trú nhưng không nhằm
thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng thì sẽ không được công
nhận là du lịch. Theo tinh thần đó thì những hoạt động như học tập ngoài nơi
cư trú, lao động ngoài nơi cư trú sẽ không phải là du lịch. Du lịch được diễn
ra trong một khoảng thời gian nhất định nghĩa là du lịch nhằm thoả mãn nhu
cầu của con người đi du lịch trong những thời gian nhất định, điều này giúp
ta phân biệt nhu cầu, hoạt động của con người đi du lịch với các nhu cầu
khác của họ và cho ta thấy giới hạn thời gian của khách du lịch, từ đó mà có
những sản phẩm du lịch phù hợp với giới hạn thời gian của họ.
Ngày nay, Tổ chức Du lịch Thế Giới (UNWTO) đã thống nhất khái
niệm du lịch phản ánh các mối quan hệ có tính bản chất bên trong là cơ sở
cho việc nghiên cứu các xu hướng và quy luật phát triển của nó. Do đó: “ Du
lịch là tổng thể những hiện tượng về mối quan hệ phát sinh do sự tác động
qua lại giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và
cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du
lịch. Trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các
từ ngữ thường có nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy việc giải
thích bằng cách gộp các nội dùng khác nhau vào một định nghĩa sẽ gây khó
hiểu, không rõ ràng. Vậy có thể tách du lịch thành hai phần để định nghĩa:
- Thứ nhất, du lịch có thể hiểu là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm
thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú
nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ về nhận thức về
thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo sự tiêu thụ một số giá

trị kinh tế, văn hoá, và dịch vụ do các cơ sở cung ứng.
- Thứ hai: Du lịch có thể được hiểu là một lĩnh vực kinh doanh các dịch
vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu
trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể
ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức
tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc nhận định rõ ràng hai nội dùng cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Từ những khái niệm trên giúp ta
hiểu rõ về ngành du lịch từ đó có những nhìn nhận đúng đắn về ngành
này cũng như vai trò của nó đối với đất nước, đặc biệt là vai trò bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
1.2. Một số khái niệm liên quan:
- Cũng theo Luật Du Lịch thì “tham quan là hoạt động của khách du lịch
trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng
thức những giá trị tài nguyên du lịch”. Qua đây cho ta thấy, tham quan là
hình thức quan sát trực tiếp những di tích, danh lam, phong tục, cuộc sống
sinh hoạt của cộng đồng dân cư nơi họ đến du lịch, từ đó cảm nhận, hình
thành những kiến thức hoặc bổ sung thêm kiến thức cho bản thân mình.
Tham quan không chỉ thoả mãn nhu cầu tìm hiểu thông qua tiếp xúc trực
tiếp các giác quan mà nó còn thông qua việc tiếp xúc ấy để thưởng ngoạn
các giá trị của nơi đến tham quan. Tham quan không những giúp cho ta cảm
nhận trực tiếp các đối tượng tham quan và giúp ta kiểm nghiệm, bổ sung trí
tưởng tượng phong phú của con người về các đối tượng mà ta có được thông
qua các hình thức khác như văn học, hội hoạ, truyền thong… Việc hình
thành kiến thức, bổ sung kiến thức thông qua tham quan mang tính khác biệt
với các hình thức khác, bởi kiến thức được hình thành bổ sung một cách nhẹ
nhàng, thoải mái, không bắt buộc. Từ những quan sá kinh tế, trực tiếp, kiến
thức dần dần đọng lại trong khách du lịch một cách tự nguyện, bản năng, bởi
vậy những kiến thức đọng lại thuộc về nhu cầu và tương đối bền vững với
người tiếp nhận nó.

- Luật Du Lịch còn chỉ rõ : “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến ”. Về phương diện kinh tế, du khách là những người sử dụng
dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống… (theo
nhập môn KH du lịch - Trần Đức Thanh). Khái niệm này cho ta thấy khách
du lịch là rất đa dạng không phân biệt tuổi tác, học thức, nghề nghiệp, địa vị
xã hội hay tôn giáo. Như vậy, sẽ có rất nhiều đối tượng nếu có nhận thức tốt
tham gia vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Tài nguyên du lịch: “ là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các khu du lịch , điểm du lịch , tuyến du lịch, đô thị du
lịch” ( Luật Du Lịch). Ngay từ khái niệm về tài nguyên du lịch này đã cho ta
thấy một phần vai trò du lịch trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc. Vì khi ngành du lịch sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên du lịch thì
sẽ đi đôi với việc giữ gìn và tiếp tục kế thừa phát triển nguồn tài nguyên đó
để hướng tới phát triển du lịch bền vững. Cảnh quan thiên nhiên chứa trong
bản thân nó vẻ đẹp hùng vĩ của tạo hoá nhưng bên cạnh đó cũng ghi dấu ấn
lịch sử dân tộc qua các thời kỳ, chính vì vậy nó cuốn hút khơi dậy trong mỗi
con người chúng ta tình yêu quê hương đất nước giống như một đại văn hào
đã nói: “dòng suối chảy vào sông, sông chảy vào đại trường giang Von-ga.
Còn sông Von-ga chảy ra biển. Lòng yêu nhà quê hương xứ sở trở thành
lòng yêu nước. Các di tích lịch sử không chỉ chứa đựng những thông tin lịch
sử mà còn chưa đựng cả những tư tưởng, truyền thống cách mạng của các
thế hệ cha ông chúng ta. Đương thời thăm đền Hùng, Hồ chủ tịch đã dạy: “
Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải quyết tâm giữ nước”.
Trong khung cảnh hùng vĩ của đền Hùng, lời dạy đó đi vào lòng chúng ta
một cách êm ái mà sâu sắc biết nhường nào. Những di tích cách mạng với
thời gian năm tháng sẽ không chỉ đơn thuần là di tích cách mạng, mà nó sẽ
trở thành di tích lịch sử - cách mạng với ý nghĩa vô cùng lớn lao chứa đựng

trong bản thân nó và ý nghĩa thời gian nó đã trải qua. Không những chỉ chứa
đựng những thông tin lịch sử văn hoá mà các di tích còn ẩn chứa trong mình,
những giá trị nhân văn, những giá trị ứng xử của con người Việt Nam.
Thông qua các biểu tượng hoặc các truyền thuyết gắn liền với di tích đó, mà
ta thấy được nét truyền thống văn hiến của dân tộc mình. Khuê Văn Các
không phải nghiễm nhiên được xây dựng ở trung tâm Văn Miếu bởi nó ẩn
chứa trong mình những ý chí vươn lên toả sáng - những ánh sang tuyệt đẹp
của con người Việt Nam như ánh sáng của chùm sao Khuê.
- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi
trường (Luật Du Lịch). Vậy khu du lịch phải là nơi có tài nguyên du lịch hấp
dẫn và đồng thời phải có ưu thế nổi bật về tài nguyên du lịch tự nhiên.
Không những thế, nó phải được quy hoạch, đầu tư phát triển, nhằm thoả mãn
nhu cầu đa dạng của khách du lịch nhưng phải mang lại hiệu quả kinh tế, xã
hội và môi trường. Qua đây chúng ta thấy nếu một khu nào đó có đầy đủ
điều kiện, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhưng không mang lại hiệu quả
xã hội và môi trường thì nó vẫn chưa được coi là khu du lịch.
- Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch, (Luật Du Lịch). Khái niệm này giúp ta phân biệt
điểm du lịch với các điểm khác như: điểm vui chơi, giải trí, điểm thi đấu thể
thao… Đồng thời nó cũng giúp ta nhận biết đâu là tài nguyên du lịch đâu là
điểm du lịch, tài nguyên du lịch là khái niệm chung trong đó bao gồm cả
điểm du lịch, nhưng điểm du lịch là những tài nguyên du lịch đã được đưa
vào khai thác và phát huy ý nghĩa của nó.
- Tuyến du lịch: là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường hàng không. (Luật Du Lịch). Khái niệm này cho ta thấy
hai yếu tố cấu thành nên tuyến du lịch là các điểm, khu du lịch và tuyến giao
thông. Nếu có điểm du lịch nhưng hạ tầng giao thông chưa phát triển thì

cũng không xây dựng được tuyến du lịch. Tất nhiên ta phải hiểu tuyến giao
thông ở đây một cách đa dạng và uyển chuyển: gồm giao thông đường xe cơ
giới, giao thông đường thuỷ, và nhiều khi có cả đường giao thông cho xe thô
sơ và đi bộ trong một khoảng cách chấp nhận được.
- Chương trình du lịch: “là lịch trình, các dịch vụ và giá bán, chương trình
được định trước cho chuyến đi của khách du lịch, từ nơi xuất phát đến điểm
kết thúc chuyến đi ” (Luật Du Lịch). Vậy chương trình du lịch chứa đựng ba
yếu tố cơ bản đó là lịch trình tham quan được định trước và có xác định thời
gian thực hiện; hai là các dịch vụ kèm theo bao gồm lưu trú, vận chuyển,
hướng dẫn, ăn uống và các dịch vụ khác tuỳ thuộc vào từng loại hình du
lịch; ba là chương trình đó phải có giá bán rõ ràng. Qua đây ta thấy chương
trình nhằm đáp ứng hai khía cạnh của khách du lịch là sở thích nhu cầu của
khách và khả năng tài chính của khách. Nếu không đáp ứng được hai khía
cạnh đó chương trình du lịch sẽ trở thành không hấp dẫn và khó mà bán
được.
- Lữ hành: “ là việc xây dựng, bán, và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn
bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Như vậy, lữ hành là việc tổ chức
các chương trình du lịch đã được bán cho khách du lịch. Lữ hành thực chất
là hoạt động của các công ty du lịch chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng là
khách du lịch.
- Hướng dẫn du lịch: là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch thông
qua hướng dẫn viên và những người có liên quan đến đón tiếp, phục vụ,
hướng dẫn khách du lịch thực hiện các dịch vụ theo các chương trình được
thoả thuận và giúp đỡ khách giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trìn
thực hiện chuyến du lịch. Khái niệm trên đã chỉ rõ những hoạt động chủ yếu
của hướng dẫn du lịch mà vai trò quan trọng nhất là của hướng dẫn viên,
những người thay mặt cho tổ chức kinh doanh du lịch thực hiện các hợp
đồng giữa đơn vị mình với khách du lịch. Các hoạt động du lịch bao gồm
nhiều mặt công tác và đòi hỏi về nghiệp độ tuy mức độ không giống nhau.
1.3. Sơ lược về sự phát triển của du lịch

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế
xã hội và đã trở lên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp
sống sinh hoạt trong xã hội ngày nay. Có nước coi du lịch là nguồn thu chủ
yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi du lịch như một
ngành kinh doanh mũi nhọn có sức hút đối với những ngành khác. Ngành
du lịch ở Việt Nam ra đời năm 1960 với việc thành lập Công Ty Du Lịch
Việt Nam theo nghị định số 26 CP ngày 9/7/1960 đã đánh dấu nhận thức
của Đảng và Nhà Nước về triển vọng nền kinh tế này.
Trong suốt gần 50 năm hình thành và phát triển ngành du lịch luôn
được Đảng và nhà nước quan tâm. Ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du
lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với yêu
cầu của xã hội. Đặc biệt thời kỳ đổi mới và hội nhập, du lịch Việt Nam đã
có những phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát
triển du lịch với các nước trong khu vực. Trở thành ngành kinh tế quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự quan tâm đặc biệt
của Đảng và Nhà Nước với du lịch là một tiền để rất quan trọng cho những
đổi mới của ngành. Sự quan tâm này được thể hiện trong hiến pháp của nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, trong nghị quyết đại hội
Đảng toàn quốc, trong chỉ thị 46 CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí Thư
Trung Ương, thông báo số 179 TB/TW ngày 11/11/1998 và dự thảo văn
kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X (dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế
5 năm 2006-2010) và hàng loạt các văn bản khác. Như vậy có thể tin tưởng
rằng trong tương lai du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ có một vị trí xứng đáng
trong xã hội và nền kinh tế nước nhà.
Lượng khách quốc tế vào nước ta từ năm 1990-2007:
Lượng khách nội địa giai đoạn 1990 – 2007:

*
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Qua hai bản biểu đồ trên có thể thấy hoạt động du lịch của nước ta giai đoạn 1990-

2007 đã đạt được những thành tựu nhất định, cả lượng khách nội địa và quốc tế đã liên tục
tăng qua các năm. Điều đó khẳng định vị thế và tương lai của du lịch nước ta.
1.4. Các loại hình du lịch ở Việt Nam
Hoạt động du lịch có thể chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào tiêu
chí đưa ra. Về phần mình các tiêu chí được đưa ra phụ thuộc vào mục đích
việc phân loại và quan điểm chủ quan của tác giả. Do đó, cho đến nay chưa
có bảng phân loại nào được coi là hoàn hảo. Phân loại theo mục đích chuyến
đi thì ở Việt Nam đang hình thành, tồn tại và phát triển các loại hình du lịch
sau:
- Du lịch văn hoá lịch sử: là chương trình tổ chức cho khách du lịch
tham quan các điểm, khu du lịch mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá và
thắng cảnh. Du lịch văn hoá, lịch sử giúp cho khách tìm hiểu được
những nét văn hoá , lịch sử truyền thống bản sắc của dân tộc, đất nước
hoặc một vùng. Đây là loại hình du lịch cổ điển và truyền thống nhất
trong các loại hình du lịch và loại hình này hiện nay cung đang phát
triển nhất tại Việt Nam. Tham gia loại hình này khách chủ yếu tham
quan những di tích lịch sử văn hoá, những viện bảo tang những làng
nghề, lễ hội, những thắng cảnh thiên nhiên … Đây là loại hình du lịch
khá phổ thông và thu hút quảng đại khách du lịch và nó chiếm tỷ
trọng lớn trong ngành du lịch. Đồng thời loại hình du lịch này đã thể
hiện rõ nét và được đánh giá cao với vai trò bảo tồn và phát huy nền
văn hoá truyền thống dân tộc
- Du lịch sinh thái: Là du lịch phát huy, khai thác những giá trị sinh thái
môi trường. DU lịch sinh thái giúp ta tìm hiểu được các hệ sinh thái tự
nhiên hoặc do con người tái tạo, giúp khách du lịch hiểu được giá trị
của sinh thái và môi trường, ảnh hưởng của sinh thái đối với cuộc
sống và một số ngành sản xuất; mối liên hệ tự nhiên giữa phát triển,
bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái môi trường. Tham gia
loại hình du lịch này khách thường được tham quan các khu bảo tồn
thiên nhiên lưu trú trong những nhà nghỉ khách sạn đơn giản trong các

khu bảo tồn hoặc các khu phụ cận, nhưng lại được đắm mình trong
khung cảnh thiên nhiên và không khí trong lành, qua đó đem lại cho
người ta một ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường, cải tạo và
trả lại cho môi trường vẻ đẹp vốn có của nó.
- Du lịch mạo hiểm: Là loại hình du lịch mà hoạt động của du khách
mang ít nhiều tính mạo hiểm, khám phá. Từ mạo hiểm cho ta thấy là
trong quá trình du lịch khách dễ gặp phải những rủi ro, nguy hiểm khó
lường trước được và đôi khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Loại hình
du lịch này chỉ phù hợp với những người có sức khỏe tốt và có cá tình
mạnh, thích phiêu lưu mạo hiểm. Các dạng phổ biến của loại hình này
là leo núi, chinh phục các ngọn núi cao, vượt sông, thác ghềnh ở
những nơi nguy hiểm tạo cho họ cảm giác mạnh và mang ý nghĩa
chinh phục, lặn biển để khám phá vẻ đẹp dưới đáy biển, khám phá các
hang động để tìm ra những điều bí ẩn. Du lịch mạo hiểm giúp cho con
người rèn luyện ý chí, khả năng xử lý tình huống khi gặp những khó
khăn bất ngờ.
- Du lịch nghỉ dưỡng: một trong những chức năng xã hội quan trọng
của du lịch là phục hồi sức khoẻ cộng đồng. Theo một số học giả trên
thế giới với chế độ du lịch hợp lý cộng đồng có thể giảm được trung
bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Thông thường loại hình du
lịch này diễn ra ở những nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho
việc nghỉ dưỡng như khí hậu, môi trường, bãi biển và có cơ sở vật
chất đủ đáp ứng cho nhu cầu nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Tham quan khu
vực lân cận với chương trình nhẹ nhàng, mang tính thư giãn và nghỉ
dưỡng là một phần của loại hình này. Thời gian chủ yếu của khách là
nghỉ ngơi kết hợp các vận động nhằm giúp ích cho sức khoẻ hoặc thư
giãn đầu óc, hưởng thụ các dịch vụ tại nơi nghỉ dưỡng. Ở Việt Nam,
các khu nghỉ dưỡng này mới chủ yếu hình thành dọc bờ biển miền
Trung như: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu…
- Du lịch tàu biển: là loại hình du lịch trên các con tàu biển với thiết bị

sang trọng, hiện đại vừa làm chức năng vận chuyển khách giữa các
điểm tham quan trên đất liền hoặc các đảo suốt hành trình trên biển,
đồng thời là nơi lưu trú và giải trí của khách. Khi đến các điểm tham
quan, tàu neo đậu để khách lên bờ tham quan nhưng tối lại quay về
nghỉ ngơi trên tàu. Ngày nay, những con tàu đã được đóng và trang bị
ngang bằng bởi các khách sạn năm sao với đầy đủ các dịch vụ như
phòng nghỉ, bể bơi, sân tennis, câu lạc bộ khiêu vũ… Loại hình du
lịch này hiện đang thu hút được nhiều người lớn tuổi, bởi trong suốt
thời gian di chuyển từ nước này sang nước khác họ không phải nó
mình trên các phương tiện vận chuyển mà vẫn sinh hoạt thoải mái như
ở nhà.
- Du lịch MICE: đây là loại hình du lịch tương đối mới mẻ ở Việt Nam,
nhằm cung cấp dịch vụ cho hội nghị, hội thảo, triển lãm và du lịch
phần thưởng. Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho các mục đích nêu trên
thì các dịch vụ phụ trợ hoặc xen kẽ giữa các khoảng thời gian của hội
nghị, hội thảo là rất quan trọng, như chương trình tham quan cho các
thành viên đi theo hoặc chưa tham gia hội nghị. Tổ chức các hoạt
động phụ trợ để hội nghị, hội thảo trở thành sự kiện khó quên đối với
các thành viên như các hoạt động nhóm, các bữa tiệc sang trọng mang
nét đặc sắc. Đây là loại hình du lịch hình thành để đáp ứng nhu cầu
hoạt động của các công ty đa quốc gia, các công ty siêu quốc gia, các
tổ chức quốc tế.
- Ngoài ra còn kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo,
học tập, nghiên cứu hoặc mục đích thể thao, thăm người thân,…
Qua các hoại hình du lịch nói trên có thể thấy du lịch văn hoá có ảnh hưởng
tác động nhiều đến bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt. Đây là loại hình
du lịch khá phổ biến và ngày càng phát triển. Dễ nhận thấy vai trò của nó
đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cũng được thể hiện
một cách rõ nét nhất.
2. Nhận thức cơ bản về văn hoá

2.1. Khái niệm văn hoá
Văn hóa là một phạm trù rộng lớn và không thống nhất theo cách nghĩ
của mỗi người. Dưới góc độ khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau mỗi
học giả đều tự đưa ra cho mình những quan niệm khác nhau về văn hoá.
Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của
xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn
ngữ từ rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn hoá. Xem dáng vẻ con
người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ (quan hồ nhân văn dĩ hoá thành hiện đại).
Người sử dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 776 trước
Công Nguyên). Tuy vậy việc xây dựng và sử dụng khái niệm văn hoá không
đơn giản và thay đổi theo thời gian, thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác
tinh thần” được sử dụng vào thế kỷ XVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc là
quản lý, canh tác nông nghiệp.
Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học
phát triển sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn
hoá thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp đến cao nhất và văn hoá của
họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi họ cho rằng văn hoá hướng về trí lực và sự
vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B.Taylo là đại diện của họ.
Theo ông văn hoá là toàn bộ thực tế gồm: hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con
người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Thế kỷ XX, khái niệm văn hoá thay đổi F.Boa ý nghĩa văn hoá được
quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao
siêu như “trí lực” vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng
không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận” của văn hoá.
Văn hoá không xét ở mức độ tăng giảm mà ở góc độ khác biệt. Trong ý
nghĩa rộng nhất: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ

thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: văn hoá đem lại cho
con người khả năng suy xét về bản thân, chính văn hoá làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và sống
có đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản
thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình vượt trội nên bản thân.
Như vậy, văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt, văn hoá là tổng
thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra: văn
hoá là chìa khoá của sự phát triển.
2.2. Di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
Theo quan niệm của UNESCO có hai loại di dản văn hoá:
- Một là, những di tích văn hoá hữu thể như: đình, đền, miếu, lăng mộ,
nhà sàn, bảo tàng… hay những di tích kiến trúc nghệ thuật.
- Hai là, những di sản văn hoá vô hình (phi vật thể) bao gồm các biểu
hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hoá được lưu
truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo “trung
tu” của cộng đồng. Những di sản văn hoá tạm gọi là vô hình này theo
UNESCO gồm cả: âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền
miệng ngôn ngữ, huyền thoại, nghi thức, phong tục tập quán, việc nấu
ăn, các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề
truyền thống.
Các hữu thể và các vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau
như thân xác và tâm trí con người.
2.3. Khái niệm truyền thống và hiện đại
Có nhiều cách hiểu khác nhau trong phân loại xã hội, nhưng ngày nay
người ta thường lấy tiêu chí hoạt động của con người để chia lịch sử thành:
- Xã hội thu lượm (hái lượm và đi săn)
- Xã hội nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)
- Xã hội công nghiệp (cơ giới)

- Xã hội hậu công nghiệp (thời đại tin học)
Ở Việt Nam xã hội cổ truyền là xã hội nông nghiệp, văn minh cổ truyền
là văn minh thôn dã (xóm làng), văn hoá Việt Nam truyền thống thường
được xem là nền văn hoá xuất hiện từ lúc hình thành quốc gia dân tộc, qua
nhiều bước phát triển nội sinh và ảnh hưởng ngoại sinh cho đến khi văn hoá
phát triển (chủ yếu là văn hoá Pháp) tác động đến một số lĩnh vực. Như vậy
khoảng thời gian kéo dài từ xa xôi cho đến những năm đầu thế kỷ XX tạm
được coi là giới hạn của văn hoá truyền thống. Từ thời điểm đó đến nay,
được coi là văn hoá hiện đại. Đôi khi người ta cũng có sự lẫn lộn giữa khái
niệm cổ truyền và truyền thống. Có thể coi khái niệm cổ truyền bao gồm cả
cái không tích cực. Khái niệm truyền thống là tập quán đã được sàng lọc.
Truyền thống được dùng ở đây là tính cho đến thời điểm trước công cuộc
giao thoa truyền thống văn hoá Đông – Tây, Việt – Pháp.
Định nghĩa văn hoá truyền thống: trong bài viết văn hoá cổ truyền, văn
hoá truyền thống và truyền thống văn hoá của một tác giả tên đăng trên tạp
chí văn hoá dân gian có nêu: “văn hoá truyền thống là khái niệm dùng để chỉ
một cấu trúc văn hoá, chỉ văn hoá của các xã hội nông nghiệp truyền thống”.
Tuy đây là định nghĩa ngắn gọn nhưng còn gây cho người đọc sự khó hiểu,
diễn đạt còn chưa thoát ý.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm có đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội”. Từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do
Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Truyền thống là thói quen hình thành đã
lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ
khác”.
2.3. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá
Để có thể đánh giá được đầy đủ và chính xác vai trò của ngành du lịch
trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, ta cần phải
nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa du lịch và văn hoá thể hiện như

sau:
Về mặt lý luận, văn hoá là toàn bộ những hoạt động, những giao lưu,
những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong sự ứng xử
toàn diện với thiên nhiên, với xã hội, với -chính bản thân mình, để tồn tại và
phát triển; là quá trình con người không ngừng hoàn thiện và phong phú hoá
các quan hệ nhân tính của xã hội, của cộng đồng và các cá nhân khẳng định
hệ giá trị văn hoá. Về du lịch, hầu như trước đây có bao nhiêu tác giả nghiên
cứu tìm hiểu du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Như đã được nêu trong
phần khái niệm du lịch. Vậy mối quan hệ biện chứng giữa du lịch và văn hoá
thể hiện ở chỗ nào? Nếu ta nghiên cứu sự hình thành và phát triển của ngành
du lịch, điều đó có thể khẳng định là từ cổ đại mầm mống của du lịch bắt
nguồn từ nhu cầu hoạt động văn hoá (hành hương, hành trình lễ hội). Ngược
lại văn hoá cũng tác động đến việc hình thành các dịch vụ sơ khai của ngành
du lịch hiện đại (sự xuất hiện của các cơ sở lưu trú phục vụ cho khách hành
hương). Văn hoá là sự giao lưu; thực vậy, nhờ có sự giao lưu, trao đổi mà
các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng được lan truyền từ vùng này sang vùng
khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Con người với đặc trưng cơ bản là
biết lao động, tư duy và sáng tạo, hướng tới hoàn thiện và cái đẹp ở thời cổ
đại chính khát vọng vươn tới tự do, khát vọng được nâng đỡ cứu giúp khỏi
các thảm hoạ thiên nhiên và bất công xã hội, con người đã sáng tạo ra thần
thánh và tôn giáo như một giá đỡ tinh thần. Từ đó Kitô tôn giáo, Phật giáo
và hồi giáo xuất hiện và được truyền bá từ vùng này sang vùng khác. Mỗi
dân tộc đều có truyền thống bản sắc văn hoá riêng. Những tinh hoa văn hoá
của từng dân tộc có được là do quá trình lao động sáng tạo của cộng đồng,
được cộng đồng thừa nhận và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền
thống, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc không phải là cái bất biến, nó không
ngừng được hoàn thiện phát triển qua các thởi đại nhờ sự hoàn thiện và
những yếu tố du nhập từ các nền văn hoá của mình. Thông qua giao tiếp, tìm
hiểu các dân tộc trao đổi cho nhau những kiến thức về văn hoá, những cái
hay, cái đẹp trong cuộc sống qua đó mỗi dân tộc có sự chắt lọc, bổ sung,

nâng cao nền văn hoá của mình. Đây là đặc trưng trong tính kế thừa theo
trục không gian của các nền văn hoá. Nếu không có giao lưu, nền văn hoá
vủa mỗi cộng đồng, dân tộc khi bị cô lập sẽ ở trạng thái ngưng trệ. Sự kế
thừa theo trục không gian đã thúc đẩy văn hoá nhân loại phát triển.
Khi nghiên cứu du lịch ta không chỉ xem xét trên góc cạnh của người
hướng dẫn mà trên thực tế những người cung cấp dịch vụ là yếu tố thứ hai
trong du lịch tạo nên một hiện tượng Kinh Tế - Văn Hoá. Họ là những người
cung cấp thông tin, tổ chức các chuyến du lịch, người cung cấp phương tiện
giao thông, cung cấp cơ sở lưu trú, ăn uống để thoả mãn như cấu cơ bản của
con người. Ngoài ra những người làm công tác nghệ thuật, tổ chức vui chơi
giải trí, cung cấp thiết bị kỹ thuật … Với tư cách là “nhà sản xuất hàng hoá
dịch vụ, hoạt động của người làm du lịch không thể tách rời các yếu tố văn
hoá” .
Trong doanh nghiệp hoạt động du lịch, yếu tố văn hoá là toàn bộ giá trị
vật chất và tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra. Sử dụng trong quá trình phục
vụ khách, vì vậy có thể nói rằng văn hoá chính là toàn bộ quá trình xây dựng
bố trí cơ sở vật chất: thiết bị vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ
phụ trợ khác …
Một điểm cần lưu ý là sản phẩm của nghành du lịch mang tính chất đặc
thù. Nghĩa là nó không thể đóng gói, tồn kho, bày bán như các sản phẩm
thông thường. Yếu tố dịch vụ mang tỷ trọng lớn trong sản phẩm. Như vậy
một sản phẩm du lịch không chỉ có mặt vật chất mà nó chứa đựng yếu tố văn
hoá, tinh thần. Kết tinh vào sản phẩm có sức lao động của con người thông
qua giao tiếp, phục vụ, chăm sóc khách hàng. Nhân viên phục vụ với tính
chất là sản phẩm của một nền văn hoá vì họ mang trong mình khả năng
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, và các yếu tố truyền
thống trong nhân cách. Họ đại diện cho doanh nghiệp và cả một nền văn hoá
để cảm hoá khách hàng.

×