Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.37 KB, 110 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………





NGUYỄN THỊ SAO





PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ TẠI
HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)




LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÚY ANH







Hà Nội, 2012




1
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI
SẢN VĂN HOÁ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 9
1.1. Định nghĩa về Di sản văn hóa 9
1.2. Vai trò của di sản văn hoá trong kinh doanh du lịch 10
1.3. Các nguyên tắc của bảo tồn di sản văn hoá và bả o tồ n di sả n văn
hóa trong du lịch 12
1.3.1. Nguyên tắ c bả o tồ n di sả n văn hó a 12
1.3.2. Nguyên tắ c bả o tồ n di sả n văn hó a gắ n vớ i phá t triể n du lị ch 13
1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn di sản văn hoá 20
1.4.1. Những tác động tích cực của du lịch tới bảo tồn các di sản 21
1.4.2. Những tác động tiêu cực của du lịch tới bảo tồn các di sản 22

Chƣơng 2.THỰC TRẠNG BẢO TỒN DI SẢN VÀ KHAI THÁC DU
LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂU Ở HẢI DƢƠNG 25
2.1Khái quát về tỉnh Hải Dƣơng 25
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 27
2.2 Các di sản văn hoá vật thể tiêu biểu tại tỉnh Hải Dƣơng 29
2.2.1 Di tích chùa Côn Sơn 29
2.2.2 Di tích lịch sử đền Kiếp Bạc 36
2.2.3 Đền thờ Chu Văn An 40
2.2.4 Văn Miếu Mao Điền 43
2.3 Hoạt động du lịch tại các di sản văn hoá vật thể tại Hải Dƣơng 48
2.3.1 Về tổ chức quản lý 48
2.3.2 Về xây dựng sản phẩm 51
2.3.3 Về du khách 53
2.3.4 Về hiệu quả kinh tế xã hội 54
2.4 Mối tƣơng tác giữa bảo tồn di sản và hoạt động du lịch tại Hải
Dƣơng 56
2.4.1 Khái quát hiện trạng hoạt động du lịch tại Hải Dương 56


2
2.4.2 Tác động của hoạt động du lịch tại các di sản văn hoá vật thể
tiêu biểu ở Hải Dương tới bảo tồn di sản văn hoá 61
2.5 Những vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hoá 65
2.5.1 Vấn đề phát triển du lịch tại các di sản 65
2.5.2 Vấn đề quản lý và bảo tồn các di sản 68
2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn di sản văn hoá
trong hoạt động du lịch 71
2.6.1 Thuận lợi 71
2.6.2 Khó khăn 74

Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT
TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ Ở HẢI
DƢƠNG 77
3.1 Định hƣớng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể tại tỉnh
Hải Dƣơng 77
3.1.1 Định hướng của Chính Phủ 77
3.1.2 Định hướng của UBND tỉnh Hải Dương 78
3.2 Các giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích vật thể
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng 81
3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch
đặc thù 81
3.2.2 Giải pháp về tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn và phát
huy giá trị di tích 83
3.2.3Tăng cường vai trò của cộng đồng trong du lịch. 86
3.2.4 Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Ban quản lý di tích 87
3.2.5Giải pháp về công tác phát triển toàn diện tại khu di tích 89
3.2.6 Giải pháp phát triển hoạt động du lịch theo hướng bền vững 94
3.2.7 Giải pháp thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm 96
3.3 Kiến nghị 98
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 109





3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BQL : Ban quản lý
BVHTT : Bộ Văn hóa thể thao
DSVH : Di sản văn hóa
GS.TS : Giáo sư tiến sỹ
NXB : Nhà xuất bản
QLDT : Quản lý di tích
VHTT : Văn hóa Thông tin
UBND : Ủy ban nhân dân





DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT
Bảng
Nội dung bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Hệ thống cơ quan quản lý về du lịch tại các di tích ở Hải
Dương
53
2
Bảng 2.2
Số liệu khách tham quan khu di tích Côn Sơn – Kiếp ,
Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền
58
3

Bảng 2.3
Doanh thu khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc , đền Chu
Văn An, Văn Miếu Mao Điền
60
4
Bảng 2.4
Doanh thu du lịch tỉnh Hải Dương
62
5
Bảng 2.5
Giá vé tham quan khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
68





4

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hải Dương là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước,
nơi sinh thành và hun đúc nên nhiều bậc hiền tài, nơi tìm về và lập nên
nghiệp lớn của nhiều danh nhân đất nước. Vì mảnh đất này cũng như vùng
đất Kinh Bắc và xứ Đoài (Hà Tây), xứ Đông xưa - Hải Dương nay - lưu giữ
rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Đây là gia tài hương hỏa của tổ tiên
truyền lại, là vốn quý, nguồn nội lực to lớn của tỉnh trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giữ gìn, tu bổ và phát huy có hiệu quả di sản
văn hóa này không chỉ là trách nhiệm, là biểu hiện tình cảm thiêng liêng

và sự trân trọng của chúng ta đối với lịch sử dân tộc, mà cũng là thái độ
của chúng ta đối với quá trình phát triển, với sự nghiệp xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong bối cảnh đó, Đảng ta đã ra nghị quyết TW 5, khoá 8 xác định:
“Văn hoá là nền tảng của sự phát triển”; Nghị quyết đại hội lần thứ IX
khẳng định: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá trị văn
học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc;
Tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; Khai thác các
kho tàng văn hoá cổ truyền trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ sống còn của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay.

Với sự phát triển mạnh mẽ và những đóng góp to lớn cho nền kinh
tế quốc dân, hoạt động du lịch đang ngày càng phát triển và chiếm một
vai trò quan trọng. Hoạt động du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hoá. Nhìn nhận một cách đầy đủ thì bản thân du lịch còn là
một hoạt động văn hoá. Giữa văn hoá và du lịch có những mối liên hệ,
sự gắn kết vô hình, bản thân văn hoá chính là sức hút cấu thành nên sản


5
phẩm du lịch. Trong quá trình sáng tạo, sản phẩm du lịch có sự đóng góp
của tài nguyên nhân văn. Sự đa dạng của tài nguyên nhân văn tạo nên sự
đa dạng của các sản phẩm du lịch. Song chủ yếu và dễ nhìn nhận nhất
đó là việc khai thác các di sản văn hoá truyền thống bản địa để cấu thành
nên sản phẩm du lịch.Từ sự gắn kết này đã hình thành nên mối liên hệ
tương tác giữa các giá trị văn hoá lịch sử của các di sản với du lịch.

Di tích chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu
Mao Điền là các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng đặc biệt quan

trọng của quốc gia. Nơi đây gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp của nhiều
danh nhân nổi tiếng như: anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần
Quốc Tuấn; Ba vị Phật tổ của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần:
Đệ nhất tổ Hoàng đế Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông; Đệ nhị tổ
Pháp Loa; Đệ tam tổ Huyền Quang; Quan đại Tư đồ Trần Nguyên Đán;
Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; người
thầy giáo của muôn đời Chu Văn An; bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị
Duệ, nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam Mảnh đất này, từng in dấu
những kỷ niệm sâu sắc về Bác Hồ, về các vị lãnh đạo cấp cao của
Đảng, Nhà nước ta và nhiều bạn bè quốc tế Uy đức của họ đã góp
phần hun đúc nên hồn thiêng sông núi, để lại tiếng vang muôn thuở.
Vì vậy, Hải Dương một trong những cái nôi sản sinh và hội tụ nhiều
giá trị văn hóa đặc sắc của cư dân châu thổ Bắc Bộ.
Thực tế rằng rất nhiều nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các
giá trị của di sản trong phát triển du lịch mà chưa chú trọng đến việc bảo
tồn, giúp những giá trị đó phát huy hết được tiềm năng khi được gắn kết
với du lịch. Hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn phải luôn luôn tồn
tại song song trong quỹ đạo của lịch sử và xã hội. Với định hướng như
vậy, đề tài tập trung nghiên cứu vai trò tích cực của hoạt động du lịch
trong việc phát huy các giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu của di sản, hoá
tại một số di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương như di tích chùa


6
Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền. Đây là
một trong những cụm di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc
gia. Hiện nay các di tích này chưa thực sự phát huy hết được những giá
trị nổi bật và chưa có sự gắn kết nhiều với hoạt động du lịch. Những giá
trị văn hoá tiêu biểu của các di tích lịch sử có sự thuận lơi của giao thông
đi lại cùng với quy hoạch đặt nó trong sự phát triển của du lịch chắc chắn

sẽ góp phần bảo tồn và làm cho hoạt động du lịch Hải Dương thêm phát
triển. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch gắn với
bảo tồn di sản tại đây, người viết đã chọn đề tài: “Phát triển du lịch gắn
với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương
” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành du lịch học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng góp phần phát triển du
lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc,
Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền tại Hải Dương.
* Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bảo tồn di sản văn hóa
- Nghiên cứu hoạt động bảo tồn di sản và mối tương quan trong
khai thác di sản để phục vụ phát triển du lịch cả tích cực và tiêu cực tại
các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại Hải Dương, việc khai
thác gia trị văn hoá lịch sử tại các di tích trong phát triển du lịch; Nhận
diện các vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hóa tại các di tích
này.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động du
lịch vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích Côn Sơn,
Kiếp Bạc, Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền của tỉnh Hải Dương
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


7
*Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động khai thác các di sản
văn hóa vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương và hoạt động bảo
tồn di tích bao gồm cụm di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Chu Văn An,

Văn Miếu Mao Điền; Trong điều kiện có thể mở rộng đến các đối tượng
quản lý khác để so sánh.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch và di sản văn
hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể về cả lý luận và thực tiễn. Các
nghiên cứu thực tiễn được tiến hành tại các điểm di tich tại Hải Dương.
Nơi đây lưu giữ những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú
và đa dạng.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hoạt động du lịch gắn
với bảo tồn và phát huy giá trị của của các di sản văn hóa vật thể tiêu
biểu tại tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi không gian
Khu di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn nằm trên địa bàn nằm trên
địa bàn phường Cộng Hòa và xã Lê Lợi. Di tích đền Kiếp Bạc ở xã Hưng
Đao, đền thờ Chu Văn An ở xã Văn An, ba di tích này đều thuộc thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương. Di tích Văn miếu Mao Điền thuộc xã Mao Điền
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
- Phạm vi thời gian
Nghiên cứu các di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn ,Kiếp Bạc,
đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền và hoạt động du lịch, bảo tồn
của các di tích từ khi có Luật Di sản đến nay (2001 trở lại đây).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu: Trong luận văn này, tác giả
đã thu thập tài liệu chủ yếu sau: Các tài liệu phục vụ cho việc xác định


8
cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, thực trạng khai thác du lịch tại di
tích, tài liệu về chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu

công tác bảo tồn và phát triển du lịch tại các di tich; văn bản pháp lý của
Sở VHTT & Du lịch, Tổng cục Du lịch và văn bản liên quan trực tiếp tới
việc phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp:Tìm hiểu các vấn đề
đã được xác định trên cơ sở nguồn tư liệu đã thu thập và giá trị văn hóa
tại các di tích.
- Phương pháp khảo sát thực tế tại khu di tích: Áp dụng các kỹ
năng phỏng vấn, thống kê, quan sát, miêu tả, ghi hình… Nghiên cứu
thực trạng đồng thời thu thập, phân tích cứ liệu về các di tích
- Phương pháp chuyên gia: đóng vai trò quan trọng trong việc
định hướng nhằm đưa ra kết luận, kiến nghị và lựa chọn phương án
phát triển với những thông tin lượng hóa chính xác. Việc tranh thủ ý
kiến chủ đạo của các cấp lãnh đạo địa phương, các ngành – lĩnh vực
có liên quan, cùng với đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ nghiên cứu
trong lĩnh vực du lịch, địa lí, văn hóa…Áp dụng những ý kiến thu thập
được vào việc này đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch và công tác
bảo tồn tại các di tích
5. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn gồm ba chương như sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hóa trong kinh
doanh du lịch
- Chƣơng 2: Thực trạng bảo tồn di sản và khai thác du lịch tại các
di tích tiêu biểu ở Hải Dương
- Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp góp phần phát triển du lịch
gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Hải Dươ



9


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HOÁ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Định nghĩa về Di sản văn hóa
Theo như từ điển Tiếng Việt thì “Di sản” được hiểu là “cái của thời
trước để lại”. Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm thì văn hóa có đặc trưng là
tính hệ thống và tính lịch sử. [76,20] Văn hóa được lưu truyền cùng với
sự phát triển của con người qua từng thế hệ.”. Theo giáo sư Từ Chi, văn
hóa là những gì phi tự nhiên, tức là những gì không phải là tự nhiên mà
được con người biến đổi đều được coi là văn hóa. Có nhà nghiên cứu còn
cho rằng văn hóa là những gì còn lại sau khi đã quên hết. Vậy di sản văn
hóa là gì?
Điều này được thể hiện rõ trong Điều 1 của Luật Di sản văn hóa :
“Di sản văn hóa gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể, là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam [33,12]. Di sản văn hóa là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại,
giữa kế thừa và phát triển. Di sản văn hóa tồn tại trong hiện tại là cái đã
được tích lũy hình thành từ trước đó, cái được truyền lại từ quá khứ và
mang dấu ấn của quá khứ. Sự trao truyền văn hóa qua các thế hệ như thế
tạo nên cho văn hóa tính liền mạch, hình thành bản sắc riêng của từng
dân tộc.
Như vậy di sản văn hóa được khái quát lại là tổng thể những tài sản
văn hóa truyền thống trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận
biết và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của
hiện tại [46,3].
Nếu như văn hóa được chia ra làm văn hóa phi vật thể và văn hóa
vật thể thì đối với di sản cũng áp dụng cách phân chia di sản văn hóa phi
vật thể và phi vật thể. Cách phân chia này dựa trên việc xem xét hình



10
thái tồn tai của các di sản trong thời điểm hiện tại. Trong luận văn này
tác giả chỉ nghiên cứu về các di sản văn hóa vật thể nên chỉ đưa ra khái
niệm về di sản văn hóa vật thể.
Di sản văn hóa vật thể là: “ DSVH vật thể là những sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền lâu đời trong
đời sống của các dân tộc, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, các công
trình xây dựng kiến trúc, mỹ thuật, các danh lam thắng cảnh, các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia” [33,13].
1.2. Vai trò của di sản văn hoá trong kinh doanh du lịch
Di sản văn hóa là nguồn lực cho phát triển du lịch. Văn hóa có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đất nước về
kinh tế, chính trị, xã hội trong đó có du lịch, một ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong kỷ
nguyên mới.
Nhiều người cho rằng nếu không có truyền thống, vẻ đẹp độc đáo,
những giá trị của các công trình kiến trúc, văn hóa thì du lịch Việt Nam
sẽ không phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng có của nó. Cả
du lịch và văn hóa đều gặp nhau ở tính “lạ”. Vì tính “lạ”, tính khác biệt
là điều kiện để văn hóa tồn tại, còn du lịch cần tính lạ để thu hút nhu cầu
khám phá của du khách.
Trong Luật Du lịch ban hành năm 2005, thì tài nguyên du lịch được
xác định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, độ thị du lịch”.
Với nhận định trên, có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên du
lịch là các giá trị, các công trình kiến trúc, điêu khắc…của dân tộc trong
sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, di sản văn



11
hóa (tài nguyên du lịch) còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất
nước, với truyền thống văn hóa của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác
nhau. Như vậy, đối với du lịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, di sản
văn hóa trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất đối
với du lịch. Và sở dĩ du lịch là một ngành kinh tế có sức thu hút mạnh
mẽ bởi vì nó có hàm chứa nội dung văn hóa sâu sắc và phong phú.
Di sản văn hóa ở mọi vùng miền của đất nước là nơi lưu giữ bao
chiến công, hào hùng của dân tộc Việt Nam, nơi ẩn chứa với những giá
trị nhân bản sâu sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam trong suốt trường kỳ
dựng nước và giữ nước, tất cả hợp thành những bản anh hùng ca bất hủ
của dân tộc. Đây là lợi thế để ngành du lịch phát huy các di sản văn hóa
trong tổ chức hoạt động du lịch.
Có thể nói, di sản văn hóa là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch.
Môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa, nhân văn có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là
yếu tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch.
Di sản văn hóa mang những dấu ấn của quá khứ và nó làm phong phú
thêm cho nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Di tích là mảng quan trọng
của di sản vật thể và khi trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thì giá trị
khai thác không cạn kiệt mà ngày càng gia tăng theo thời gian. Thực tế
nhiều di tích sau khi tu bổ đã thúc đẩy sự phát triển của du lịch, góp phần
thay đổi cơ cấu kinh tế cuả địa phương và mang lại nhiều lợi ích thiết
thực cho cộng đồng dân cư như tại cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa
Mỹ Sơn. Trước khi được phát hiện, khôi phục lại và công nhận thì thánh
địa Mỹ Sơn hoàn toàn là một vùng thung lũng bị lãng quên với các ngôi
tháp đổ nát vì chiến tranh và thời gian.Nhưng khi được phục dựng và
công nhận là di sản văn hóa, đồng thời gắn kết với các chương trình du

lịch thì thánh địa Mỹ Sơn lại trở thanh điểm tham quan du lịch thu hút
đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.


12
Ngày nay, xu hướng du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và du lịch
văn hóa đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếu. Ở nhiều nước
trên thế giới kinh nghiệm cho thấy rằng nếu quốc gia nào có truyền
thống văn hóa lâu đời, có nhiều di sản văn hóa thì quốc gia đó sẽ là điểm
đến hấp dẫn.
Di sản văn hóa còn góp phần cấu thành nên môi trường văn hóa cho
hoạt động du lịch. Văn hóa làm cho khách du lịch sung sướng, vừa lòng,
có những tình cảm tốt lành, những kỷ niệm đẹp cho khách sau những
chuyến đi thú vị. Văn hóa cung cấp, tri thức, các phép ứng xử văn minh
lịch sự cho hoạt động du lịch.
1.3. Các nguyên tắc của bảo tồn di sản văn hoá và bảo tồn di sản văn
hóa trong du lịch
1.3.1. Nguyên tắ c bả o tồ n di sả n văn hó a
Các di sản văn hóa là các di sản của thời gian, được truyền lại qua
nhiều thế hệ và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Di sản văn hóa cần
được bảo vệ vì nó là một thành tố quan trọng trong việc hình thành nên
bản sắc văn hóa của một cộng đồng. Các di sản này được truyền, đã trải
quan sự thử thách của thời gian cũng như được những sáng tạo mới làm
phong phú thêm và trở thành một kho báu văn hóa có gía trị lớn. Sự
dung hòa các yếu tố văn hóa hiện tại và truyền thống sẽ làm phong phú
kho tàng văn hóa nói chung và chính các gía trị văn hóa truyền thống
cùng với tiến trình phát triển của nó luôn là nền tảng vững chắc nhất cho
sự phát triển kế tiếp của các giá trị văn hóa hiện đại. Chính vì lẽ đó nảy
sinh ra yêu cầu phải bảo tồn các di sản văn hóa trong đời sống hiện đại.
Bảo tồn các di sản văn hóa là một hoạt động nhằm mục đích lưu

giữ, bảo vệ các di sản văn hóa đang có nguy cơ biến mất vì lý do này hay
lý do khác. Bảo tồn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như việc điều
tra, nghiên cứu, bảo quản, tu bổ, phục dựng. Bảo tồn được coi là một
lĩnh vực khoa học chuyên ngành với những yêu cầu về kỹ năng riêng


13
biệt. Bên cạnh đó việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể phải tuân thủ
các nguyên tắc về việc trùng tu, tôn tạo, bảo quản.
Khi bảo tồn di sản văn hóa, mỗi cá nhân, tổ chức cần phải hiểu di
sản là tài sản, niềm tự hào, nền văn hóa của chính người dân sở tại.
Chính vì điều này mà nguyên tắc đầu tiên trong bảo tồn di sản văn hóa
cần phải đảm bảo , đó là cân bằng lợi ích giữa bảo tồn văn hóa và lợi ích
kinh tế.
Di sản văn hóa cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế và di sản văn hóa là hai yếu
tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung cho nhau. Và do đó, việc bảo tồn di
sản văn hóa không được cản trở, mà ngược lại, còn phải tạo ra động lực
cho phát triển xét dưới góc độ tác động tới việc hình thành nhân cách
con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ trực tiếp cho
phát triển. Di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) được xác định là bộ
phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người. Di sản văn
hóa là loại tài sản quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế nhưng
rất dễ bị biến dạng do tác động của các yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, thời
tiết, thiên tai, chiến tranh, sự phát triển kinh tế một cách ồ ạt, sự khai
thác không có sự kiểm soát chặt chẽ). Con người được coi là trung tâm
của quá trình phát triển. Và do đó, di sản văn hóa phải được gắn với con
người và cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo
văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục

tiêu hoạt động.
1.3.2. Nguyên tắ c bả o tồ n di sả n văn hó a gắ n vớ i phá t triể n du
lịch
Khi gắn kết các di sản với hoạt động du lịch, không thể chỉ nhìn
thấy lợi ích trước mắt là nguồn lợi kinh tế mà khai thác cạn kiệt các di
sản văn hóa, mà bỏ qua việc, khai thác kết hợp với tái đầu tư cho hoạt


14
động bảo tồn và cho bản thân các di sản. Nguyên tắc này liên quan tới
khâu tổ chức quản lý, khai thác sản xuất và lưu thông các sản phẩm du
lịch. Tại các di sản văn hóa cần hình thành tổ chức bộ máy chuyên trách
quản lý bảo tồn và phát huy các giá trị của các di sản
Phát triển du lịch bền vững cũng được coi là nguyên tắc cần đảm
bảo trông bảo tồn di sản văn hóa. Hiện nay việ c không tuân thủ cá c
nguyên tắ c trong phá t triể n du lịch bề n vữ ng là nguyên nhân dẫn đến
việc trùng tu và phục dựng tùy tiện, thiếu khoa học, hoặc làm biến dạng,
đánh mất tính nguyên gốc của các di sản. Dưới tác động của xu hướng
này, công tác bảo tồn di sản mang nặng tính thực dụng. Còn có xu hướng
"xã hội hóa di sản" nhưng đã bị hiểu sai và tiến hành tùy tiện, nên việc
thực hiện giao khoán công tác bảo tồn di sản ở các địa phương cho các
hội quần chúng cơ sở, thiếu sự giám sát, không có sự hỗ trợ của chuyên
gia văn hóa, đã đưa đến những hệ quả ngoài ý muốn.
Di sản là những giá trị được hình thành qua quá trình lịch sử, phản
ánh đời sống của cộng đồng; bao gồm những giá trị vật thể và phi vật
thể. Bảo tồn di sản văn hóa là hoạt động bảo vệ, gìn giữ các giá trị đó,
tránh sự mai một, xuống cấp và biến mất. Phát triển, bảo tồn di sản có
mục tiêu chủ yếu là: tôn vinh các giá trị truyền thống, phát huy nó trong
điều kiện xã hội mới. Sự tách biệt giữa bảo tồn và phát huy chỉ có ý
nghĩa về nhận thức, bởi nó là hai mặt của một vấn đề. Sự quá đề cao mặt

này hay xem nhẹ yếu tố kia đều không tốt cho công tác bảo tồn và phát
huy di sản.
Trong hoạt động bảo tồn thường có nhiều cấp độ khác nhau (nguyên
trạng, trùng tu, phục hồi, tái tạo ) nhưng chủ yếu xoay quanh quan điểm
lựa chọn "nguyên trạng" và "không nguyên trạng". Bảo tồn nguyên trạng
đề cao những giá trị nguyên bản trong lưu giữ và phục hồi di sản; bảo
tồn không nguyên trạng ghi nhận những giá trị đổi thay của di sản, theo


15
hai hướng kế thừa và phát triển. Mô hình "bảo tồn phát triển" đang là xu
hướng được lựa chọn trong điều kiện hiện nay, gắn với chủ trương tạo
sức sống, sinh khí mới cho di sản, gắn di sản với hoạt động du lịch nhằm
khai thác tiềm năng. Tuy nhiên, đây là xu hướng gây nên nhiều tranh cãi,
nhiều ý kiến trái chiều trong trùng tu, phục dựng, quản lý và khai thác di
sản.
"Du lịch văn hóa" đang trở thành xu thế chủ đạo trong việc phát
triển du lịch, nhằm khai thác tiềm năng di sản văn hóa. Ðối với một quốc
gia giàu tiềm năng di sản như Việt Nam, sự nhận thức đúng về mối quan
hệ giữa di sản văn hóa và hoạt động du lịch, sẽ tạo nên sự tương tác tích
cực giữa bảo tồn và phát triển, văn hóa và du lịch trong phát triển bền
vững.
Khai thác và phát huy di sản văn hóa phải được coi là một nguồn tài
nguyên tạo nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Chính
vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải gắn với phát triển du lịch
bền vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi
trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Di sản văn hóa dù là hình thức gì đi chăng nữa cũng là niềm tự
hào của người dân địa phương nó gắn liền với cộng đồng cư dân địa
phương. Vì thế để bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản một cách tốt

nhất cần phải có sự tham gia của cồng đồng trong kinh doanh du lịch và
bảo tồn di sản văn hóa. Ngoài ra cần tăng cường cho người dân điạ
phương nhận thức về di sản văn hóa.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong kinh doanh du lịch và
bảo tồn di sản là rất quan trọng nó được thể hiện ở việc cư dân địa
phương được tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch như cung
cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán hàng lưu niệm, các sản vật địa
phương cho du khách để thu lợi nhuận và được chia sẻ các quyền lợi


16
khác từ hoạt động du lịch như việc đón khách du lịch tại các ngôi nhà cổ
ở làng cổ Đường Lâm, công ty du lịch và người dân đều được lợi.Từ đó
cư dân địa phương có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa và có trách nhiệm
bảo tồn các di sản văn hóa hơn.
Muốn bảo tồn và phát huy được gía trị của các di sản một cách tốt
nhất trước hết phải tập trung vào việc nhận thức cộng đồng, phải để họ
hiểu một cách sâu sắc giá trị của di sản mà mình đang nắm giữ và khả
năng lhai thác của nó. Muốn nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo tồn
di sản trước hết cần thông qua các hoạt động tuyên truyền của địa
phương phối hợp với các tổ chức, đơn vị chức năng. Sau đó là sự vận
động của các cấp quản lý. Việc tăng cường nhận thức của người dân địa
phương khoogn chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền mà cần phải có các
chương trình giáo dục nhận thức về di sản cụ thể. Con người được coi là
trung tâm của quá trình phát triển. Và do đó, di sản văn hóa phải được
gắn với con người và cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ
thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã
hội là mục tiêu hoạt động.
Có thể nói, dù với bất cứ lý do nào, việc bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo di

tích, di sản cũng phải đảm bảo đúng nguyên tắc bảo lưu tối đa những giá
trị nguyên gốc của di sản. Những yêu cầu của hoạt động du lịch cũng
không phải là những trường hợp ngoại lệ. Trong chính sách và chiến
lược phát triển ngành Du lịch, một trong những mục tiêu phát triển được
đặt ra là mục tiêu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch
phải nhằm bảo vệ được những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần
chấn hưng nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu
đó được thể hiện trong các chính sách, trong các quy hoạch và trong các
dự án đầu tư. Vì vậy, trong khi xem xét những dự án trên, Tổng cục Du
lịch cần quan tâm đến chất văn hóa trong các sản phẩm, các dự án, phải


17
không được xâm hại, phá vỡ các giá trị văn hóa truyền thống, phải có tác
động tích cực đến việc bảo tồn di tích, di sản văn hóa.
Quan điểm của ngành du lịch là trong bảo tồn nên tuân thủ triệt để
các quy định quốc tế và trong nước, tránh tác động nhiều vào di tích và
cố gắng duy trì, bảo quản nguyên trạng di tích như khi phát hiện là tốt
nhất. Đặc biệt ngày nay, khách du lịch quốc tế và ngay cả trong nước có
trình độ văn hoá cao nên thường quan tâm nhiều hơn đến giá trị xác thực
của di sản. Những di tích còn giữ được nhiều nét nguyên bản thường có
giá trị hấp dẫn nhiều hơn đối với du khách. Thực tế trên thế giới cũng có
nhiều trường hợp các di sản là những di tích đổ nát, nhưng vẫn hấp dẫn
du khách. Cho dù chủ sở hữu hoàn toàn có thể làm lại y như nguyên bản.
Đền thờ Acropol ở Hy Lạp là một ví dụ, hoặc đấu trường Colixey ở La
Mã cũng vậy.
Hiện nay ở Việt Nam có những di tích được trùng tu, tôn tạo theo
hướng làm mới đã đánh mất đi sự hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch quốc tế. Có những di tích được tôn tạo nhưng không chú ý
đến chi tiết, đặc biệt là những chi tiết nội thất. Những ví dụ thường thấy

như một ngôi đền được tôn tạo thường tạo dáng mái ngói cong cổ kính,
nhưng bên trong lại nhìn rõ những dầm bê tông nặng nề chống đỡ. Hoặc
các ban thờ của đình miếu, chùa chiền vẫn thường được xây bằng xi
măng, mặt được lát bằng gạch men Những cái đó thường có tác động
phản cảm rõ rệt đối với du khách. Du khách chắc chắn sẽ không chê các
giá trị văn hoá của di sản, nhưng sẽ có ấn tượng về sự cẩu thả, làm mất
đi cảm hứng và sự thụ cảm trọn vẹn những giá trị văn hoá đặc sắc mà lẽ
ra di sản đã có thể cung cấp cho du khách.
Cần quan tâm xây dựng nội dung giới thiệu giá trị của di sản, bảo
vệ, tôn tạo di sản phải nhằm mục đích giới thiệu di sản đến với công
chúng. Do vậy cần chuẩn bị tốt nội dung giới thiệu về di sản. Đây cũng
là yêu cầu của phục vụ phát triển du lịch. Trong quy hoạch tổng thể bảo


18
tồn và phát huy giá trị di sản - văn hoá đến 2020 của Bộ Văn hoá -
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cũng đã nêu rõ về
vấn đề này. Trong phần định hướng cụ thể, mục 2.1.4 đã nêu rõ: “Ưu
tiên cho công tác tư liệu hoá qua việc xây dựng hồ sơ khoa học, phim,
ảnh tư liệu hoặc hình thức ghi nhận sự kiện bằng bia, đài kỷ niệm”. Nội
dung giới thiệu cho du khách không cần thiết phải thật sự chi tiết, nhưng
phải đầy đủ và chọn lọc. Ngoài ra cũng có thể sử dụng những hình thức
giới thiệu đa dạng khác.
Tuy nhiên hiện nay, việc chuẩn bị nội dung giới thiệu về giá trị
của các di sản cho khách du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Có nhiều bản
giới thiệu thay vì diễn giải, phân tích, thì lại nặng về phần ca ngợi chung
chung. Những bản giới thiệu như thế thường không đem lại sự hài lòng
cho du khách. Có những điểm du lịch là hang động đẹp, thì trong nội
dung giới thiệu bên cạnh yếu tố huyền thoại với những chuyện kể mang
sắc thái cổ tích, thì cũng cần thiết phải có những thông tin mang tính

khoa học, như thành tạo địa chất, niên đại, đặc điểm. Những thông tin
này phải thực sự chọn lọc và cần thiết để du khách có thể nhận thức được
việc hình thành một kỳ quan thiên nhiên, đòi hỏi bao nhiêu thời gian.
Điều đó giúp nâng cao được ý thức bảo vệ di sản đối với du khách và
qua họ, tới cộng đồng.
Phải có quy hoạch không gian khu di sản, tạo những điều kiện cần
thiết về hạ tầng để du khách có thể tham quan, thưởng ngoạn Thông
thường không gian nguyên thuỷ của các di sản chưa có sẵn các cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất cần thiết có thể đáp ứng yêu cầu của hoạt động du
lịch. Do vậy việc xây dựng quy hoạch, thiết kế cẩn thận phải được coi là
một nội dung quan trọng của công tác bảo tồn. Mục 1.2.2 trong phần IV:
Định hướng cơ bản trong tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thuộc
Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá
đến năm 2020 đã viết rõ: “Quy hoạch các tuyến đường tham quan, đi lại


19
trong khu di tích phải phù hợp với tính chất lịch sử của di tích Các
công trình phụ trợ được phép xây dựng, nhưng phải nằm ngoài khu vực
bảo vệ di tích các công trình phục vụ như bãi đỗ xe, bến thuyền, quán
ăn uống, giải khát công trình vệ sinh, cửa hàng bán đồ lưu niệm bố trí
tách biệt khỏi các khu vực bảo vệ của di tích, không được gây ô nhiễm
môi trường, phù hợp với cảnh quan chung của di tích”.
Mặc dù quy định như vậy, nhưng giữa quy định và thực tế hiện
vẫn còn có khoảng cách. Nhiều di tích, di sản khi xây dựng dự án bảo
tồn, tôn tạo đã không chú ý đầy đủ đến các yếu tố tạo thuận lợi cho phát
huy giá trị di sản, như thiếu quan tâm đến đường đi cho khách tham
quan, trong khi lại cho phép xây dựng nhiều lều quán bán hàng lưu niệm,
dịch vụ ăn uống, lán trọ nhếch nhác, hoặc không quan tâm đến môi
trường di tích. Nhiều sai sót vẫn tiếp tục xảy ra như đã nêu ở trên và

trong đó có nguyên nhân từ nhận thức. Nhiều người còn quan niệm, suy
nghĩ lệch lạc cho rằng xây dựng đề án bảo vệ di tích luôn đi liền với
trùng tu, khôi phục, làm như vậy để thu hút khách du lịch.
Bên cạnh đó cũng còn nhiều di tích có giá trị văn hoá, lịch sử quan
trọng đã không được quan tâm đầu tư tôn tạo đúng mức. Do vậy đã
không phát huy được hiệu quả khai thác trong giáo dục truyền thống
cũng như trong phục vụ phát triển du lịch. Ví dụ, Khu quần thể di tích
chùa Dâu ở Bắc Ninh là một khu di tích quan trọng bậc nhất Việt Nam,
là trung tâm Phật giáo sớm nhất nước ta. Tuy nhiên khu di tích này vẫn
chưa được quan tâm tôn tạo, bảo trì.
Bảo vệ môi trường khu vực di tích, di sản là yêu cầu quan trọng
trong phát triển du lịch. Môi trường ở đây phải được hiểu theo nghĩa
rộng, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn.
Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm môi trường nước, môi trường
không khí, môi trường đất, tình hình nước thải, chất thải rắn Môi
trường xã hội nhân văn trong khu di tích, di sản thể hiện qua tình hình


20
quản lý khu di tích, tình hình trật tự trị an khu vực Môi trường tự nhiên
bị ô nhiễm, cũng như môi trường văn hoá xã hội thiếu lành mạnh sẽ làm
giảm tính hấp dẫn của di sản đối với khách du lịch, và đương nhiên làm
giảm tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Do vậy
trong nội dung công tác bảo tồn, tôn tạo di sản, di tích cũng phải có
nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và có những giải pháp khả thi
nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường di tích.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Việc đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch văn hoá trên cơ sở khai
thác hiệu quả các giá trị của Di sản văn hóa là việc làm cấp thiết. Bởi vì,
du lịch không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế, nó còn mang nội

dung nhân văn và xã hội sâu sắc, thông qua hoạt động du lịch để truyền
thụ kiến thức, giáo dục truyền thống và góp phần nâng cao dân trí.
Tóm lại, đối với các di sản văn hóa hiện nay, việc bảo tồn, tôn tạo
và phát huy giá trị các di sản cần được quan tâm đúng mức. Phát triển du
lịch là yêu cầu tự nhiên nhằm phát huy giá trị di sản. Tuy nhiên phát
triển du lịch cần tuân thủ những nguyên tắc về bảo tồn. Giá trị các di sản
là vĩnh hằng và không bao giờ cũ. Việc nghiên cứu phát triển những sản
phẩm du lịch mới tại các khu vực có di sản là cần thiết nhằm làm tăng
thêm giá trị cho các di sản, làm đa dạng hóa các hoạt động du lịch tại
những nơi này, có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho bản thân di sản và
cho cộng đồng dân cư.
1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn di sản văn hoá
Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi
trường thiên nhiên và môi trường văn hóa, nhân văn có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố
cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch. Ngày
nay, xu hướng du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hóa
đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếu. Ở nhiều nước trên thế


21
giới kinh nghiệm cho thấy ếhóa thì quốc gia đó sẽ là điểm đến hấp dẫn.
Trong đó di tích là mảng quan trọng của di sản văn hóa vật thể và khi
đưa vào khai thác phục vụ kinh doanh du lịch thì giá trị khai thác không
bị cạn kiệt mà ngày càng gia tăng theo thời gian. Trong thực tế, nhiều ti
tích sau khi đã được tu bổ đã thúc đẩy sự phát triển của du lịch, góp phần
thay đổi cơ cấu kinh tế của cư dân địa phương và mang lại nhiều lợi ích
thiết thực cho cộng đồng dân cư như tại cố đô Huế, phố cổ Hội An,
thánh địa Mỹ Sơn. Chính vì vậy việc bảo tồn di sản có mối quan hệ mật
thiết với phát triển du lịch chứ không phải chi mang ý nghĩa văn hóa đơn

thuần. Bên cạnh đó thì du lịch cũng được coi là phương tiện để làm sống
lại các giá trị của di sản và làm cho các giá trị của di sản được mọi người
biết đến rộng rãi hơn.
1.4.1. Những tác động tích cực của du lịch tới bảo tồn các di sản
Giữa du lịch và văn hóa luôn có mối quan hệ biện chứng và trực
tiếp, mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa việc bảo
vệ và phát huu giá trị của các di tích lịch sử văn hóa – một bộ phận của
tài sản văn hóa và đồng thời là một trong những bộ phận quan yếu nhất
của nguồn tài nguyên du lịch.
Giao lưu là một trong những thuộc tính cơ bản của văn hóa và
đượng biểu hiện sinh động trong các di sản văn hóa mà du lich đã, đang
và sẽ góp phần không nhỏ giao lưu văn hóa. Du lịch là cầu nối giữa các
bộ phận dân cư thuộc các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, đồng thời
tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khư, hiện tại, tương lai của mỗi
dân tộc. Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp vào việc chấn hưng
và bảo tồn các di sản văn hóa. Doanh thu của các hoạt động du lịch được
sử dụng cho việc tu bổ các di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi
phục các di sản văn hóa. Du lịch góp phần làm cho các di tích sống lại,
vì du lịch không chỉ đưa di sản văn hóa đến với công chúng mà còn tiếp
sức cho di sản bằng nguồn lợi ích mà nó khai thác từ di sản, góp phần tái


22
tu bổ di tích. Di sản là minh chứng hủng hồn cho bề dày văn hóa của mỗi
quốc gia và du lịch với các hoạt động của mình sẽ góp phần quảng bá
văn hóa của quốc gia đến thế giới.
Tuy nhiên việc khai thác du lịch kết hợp với bảo tồn di sản cần có
những quy trình nhất định, được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo
những lợi ích và tác động từ cả hai phía, không triệt tiêu lẫn nhau không
kìm chế sự phát triển về kinh tế và văn hóa mà trái lại còn có thể bổ sung

thế mạnh cho nhau. Về bản chất bảo tồn góp phần lưu giữ các di sản – là
nguồn tài nguyên quan trọng của du lịch. Bảo tồn giúp cho các di sản giữ
được nguyên mẫu, không biến dạng nhờ vào khôi phục có nguyên mẫu
một cách khoa học. Về phía mình du lịch đem lại sức sống cho di sản
nhờ vào việc quảng bá cho di sản một cách gián tiếp, (thông qua các hoạt
động quảng cáo, xúc tiến du lịch) và trực tiếp (việc giới thiệu, thuyết
minh về các di sản ngay tại điểm tham quan, thưởng thức).Di sản được
đưa vào cuộc sống và tiếp tục phát triển trong dòng chảy của nền văn
hóa đương đại và toàn cầu. Bên cạnh đó nguồn thu từ khai thác du lịch sẽ
góp phần tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn. Đây là sự phối hợp nhịp
nhàng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
1.4.2. Những tác động tiêu cực của du lịch tới bảo tồn các di sản
Đối với các di sản văn hóa vật thể đặc biệt là những di sản có giá
trị toàn cầu nổi bật thì khách tham quan du lịch và sự bùng nổ số lượng
khách tham quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe dọa việc bảo vệ
các di sản. Sự có mặt của quá đông du khách trong một thời điểm ở một
di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hóa học cùng với những yếu tố
khí hậu nhiệt đới gây nên những sự hủy hoại đối với những di sản và các
thành phần khác của di sản như vật thờ tự, nội thất trang trí. Đồng thời,
sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số
lượng khách du lịch còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hóa và
môi trường sinh thái tại các khu di sản. Tại nhiều nơi, du khách đã viết


23
vẽ, khắc tên lên các bộ phận di tích một cách bừa bãi. Sự ô nhiễm gây ra
bởi các loại bụi bặm, xăng dầu của các phương tiện vận tải, rác thải,
tiếng ồn.
Phát triển hoạt động du lịch dựa trên giá trị của các di sản đã đem
đến thực thế là hiện nay có rất ít người làm du lịch thực sự quan tâm đến

vấn đề tác động của du lịch đến môi trường. Hoạt động du lịch ồ ạt có
nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá
nhiều người và thường xuyên tại địa điểm du lịch làm cho thiên nhiên
không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị huỷ hoại. Ngày nay, khi đến Vịnh
Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Động Phong Nha, … du
khách có thể thấy các loài thú đặc trưng, nhũ đá trong các hang động bị
mất dần vẻ tự nhiên và hoang sơ, trở nên nhẵn nhụi do bị du khách va
chạm nhiều lần hay bị mất đi vẻ tự nhiên do hệ thống ánh sáng được lắp
đặt quá mức. Hiện tượng tàn phá môi trường do việc mua, lấy các tiêu
bản tự nhiên để làm kỷ niệm cho chuyến đi như phong lan, nhũ đá vẫn
còn tồn tại. Không ít du khách để lại dấu ấn về sự có mặt của mình tại
nơi du lịch. Tại nhiều điểm, do ý thức của du khách, trách nhiệm của
người làm du lịch, sự quan tâm đầu tư và quản lý của chính quyền chưa
tốt nên tình trạng xả rác thải bừa bãi trong mùa du lịch đã đến mức báo
động. Chúng ta có thể nhận thấy điều này tại các di sản như Hạ Long,
Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam hay tại một số di sản khác trên thế
giới như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Mặt khác, do số lượng
công trình phục vụ khách tăng lên nhanh chóng tại các điểm du lịch, đặc
biệt là tại các điểm có di sản vượt quá khả năng chịu tải của cơ sở hạ
tầng nên chúng bị xuống cấp trầm trọng, góp phần gia tăng mức ô nhiễm
môi trường.
Việc hợp tác giữa các cơ quan bảo tồn di sản và các đơn vị khai thác
du lịch chưa thực hiện có hiệu quả. Vì quyền lợi cục bộ của mình, những
cơ quan này đã trực tiếp hay gián tiếp gây nên những hậu quả vừa làm


24
ảnh hưởng đến bảo tồn di sản và phát triển du lịch bền vững. Trong khi
đơn vị khai thác chỉ chú tâm đến lơi nhuận từ kinh doanh mà không chú
ý đến nguồn vốn tái đầu tư cho việc bảo tồn, dẫn đến việc xuống cấp của

các di tích.
Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng di sản là sự lựa chọn hàng đầu,
là đối tượng thu hút du khách khi đến một quốc gia, lãnh thổ tham quan
du lịch nhất là tại những nơi mà việc phát triển hoạt động du lịch chủ yếu
dựa trên giá trị của tài nguyên (tự nhiên và nhân văn, vật thể và phi vật
thể) khi các dịch vụ phục vụ nhu cầu cao của du khách chưa được đáp
ứng đầy đủ.
Tiểu kết chương 1
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, văn hóa luôn thay đổi theo
từng điều kiện lịch sử xã hội nhất định, tạo nên những đỉnh cao, những
trầm tích, những đứt gãy trong văn hóa. Những di sản văn hóa được lưu
truyền lại là những dấu ấn của lịch sử văn hóa. Cùng với sự phát triển
không ngừng của thời gian, những di sản này phải đối mặt với nguy cơ
bị che lấp và lấn át của những giá trị văn hóa mới xuất hiện trong xã hội.
Chính vì thế đặt ra yêu cầu bảo tồn các di sản văn hóa như một hoạt
động quan trọng để đảm bảo sự liên mạch trong quá trình phát triển văn
hóa của địa phương, bảo vệ bản sắc văn hóa của chính quyền địa phương
đó. Bảo tồn các di sản văn hóa là yếu tố quan trọng để giúp các di tích
phát triển vì các di sản văn hóa được coi là nguồn tài nguyên quan trọng
góp phần phát triển hoạt động du lịch. Khi bảo tồn các di sản văn hóa
trong hoạt động kinh doanh du lịch do cần đảm bảo các nguyên tắc cần
bằng lợi ích giữa bảo tồn với phát triển kinh tế, chú trọng tới việc thúc
đẩy sự tham ra của các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng động dân cư vào
các hoạt động bảo tồn, không ngừng tằng cường nhận thức về bảo tồn
cho cộng đồng bằng các chương trình giáo dục nhận thức về di sản một

×