Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Máy Công Nghiệp Nặng Tại Thị Trường Việt Nam. Nghiên Cứu Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thiết Bị Công Nghiệp Nặng Mico (Mico Group.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.67 KB, 88 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH MÁY CÔNG NGHIỆP NẶNG
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP NẶNG MICO
(MICO GROUP)
NGÀNH: KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ: VŨ VĂN DUY
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.NGUYỄN THỊ MƠ

HÀ NỘI, NĂM 2014


ii
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH MÁY CÔNG NGHIỆP NẶNG.......... 6
1.1.....Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp
nặng...................................................................................................................... 6


1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng..................6
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng.................7
1.2.........Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp
nặng.................................................................................................................... 10
1.2.1.Khái niệm về cạnh tranh.............................................................................11
1.2.2......Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng...........................................................12
1.2.3.....Đặc điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh máy công
nghiệp nặng.........................................................................................................13
1.3......Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh
doanh máy công nghiệp nặng...........................................................................16
1.3.1.Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô...........................................................16
1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường ngành.........................................................20
1.3.3.Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp .............................................24
1.4.. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh
máy công nghiệp nặng.......................................................................................28
1.4.1. Sự khác biệt về cơng nghệ và có tính ứng dụng cao của sản phẩm máy công
nghiệp nặng.........................................................................................................28
1.4.2. Chất lượng của sản phẩm máy công nghiệp nặng......................................28
1.4.3.Giá của sản phẩm máy công nghiệp nặng ..................................................29
1.4.4.Thị phần trong thị trường kinh doanh máy cơng nghiệp nặng....................31
1.4.5.Năng lực về tài chính của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng.....32


iii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP NẶNG MICO.......34
2.1.......Giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị cơng nghiệp
nặng MICO........................................................................................................34
2.1.1. Sự hình thành.............................................................................................34

2.1.2. Cơ cấu tổ chức...........................................................................................34
2.1.3. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng và đối tác...........................................36
2.2.....Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty
trách nhiệm hữu hạn thiết bị công nghiệp nặng MICO..................................44
2.2.1..Thức trạng tác động của nhân tố thuộc môi trường vĩ mô đến năng lực cạnh
tranh của MICO...................................................................................................44
2.2.2. Những nhân tố thuộc môi trường ngành....................................................46
2.2.3......Tác động của nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp đến hoạt động của
doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng................................................49
2.3.. . .Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thiết
bị công nghiệp nặng MICO...............................................................................50
2.3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh về sản phẩm.............................................50
2.3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực...................................51
2.3.3. Thực trạnh năng lực cạnh tranh về tài chính..............................................53
2.3.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh về thị phần của MICO.............................54
2.3.5. Thực trạng năng lực cạnh tranh về công nghệ của MICO..........................55
2.4.. .Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thiết bị công
nghiệp nặng MICO............................................................................................56
2.4.1 Điểm mạnh.................................................................................................56
2.4.2. Điểm yếu và nguyên nhân.........................................................................56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ CƠNG NGHIỆP
NẶNG MICO.........................................................................................................58
3.1. Phân tích cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh thiết
bị công nghiệp nặng trong điều kiện hội nhập quốc tế...................................58
3.1.1 Cơ hội.........................................................................................................58


iv
3.1.2 Thách thức..................................................................................................59

3.2.. .Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thiết
bị công nghiệp nặng MICO trong thời gian tới...............................................60
3.2.1.. .Nâng cao năng lực cạnh tranh để công ty TNHH thiết bị công nghiệp nặng
MICO giữ vững thị phần.....................................................................................60
3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh để MICO tự khẳng định mình trong điều kiện
nhà nước xóa bỏ bảo hộ cho lĩnh vực kinh doanh máy công nghiệp nặng...........61
3.2.3.Nâng cao năng lực cạnh tranh để doanh nghiệp MICO tự khẳng định thương
hiệu của mình với chính người tiêu dùng trong nước..........................................62
3.3.......Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu
hạn thiết bị công nghiệp nặng MICO đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế thị
trường.................................................................................................................62
3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của cơng ty......................62
3.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của cơng ty..........................................................................................................64
3.3.3. Nhóm giải pháp mở rộng thị phần của cơng ty..........................................67
3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực về tài chính........................................69
3.3.5 Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị và cơng nghệ......71
3.3.6.Nhóm giải pháp khác..................................................................................71
KẾT LUẬN............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................77


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1. Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Potter
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH thiết bị công nghiệp nặng MICO
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của MICO trong năm 2012 và năm 2013
Bảng 2.3: Số liệu tài chính trong 3 năm 2010-2013
Bảng 2.4: Chi phí đào tạo nhân viên tại MICO



vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt đầy đủ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

MICO GROUP

Tập đồn thiết bị cơng nghiệp nặng MICO

MICO LTD

Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị công nghiệp nặng MICO

QTKD


Quản trị kinh doanh

TS

Tiến Sĩ

NXB

Nhà xuất bản


vii

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

ADB

Asian Development Bank

AFTA

ASEAN Free Trade Area

ASEAN

CIEM

EPC


FDI
JBIC
PPP

Tiếng Việt đầy đủ
Ngân hàng phát triển Châu Á
Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN

Association of Southeast

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

Central Institute for
Economic Management

Engineering–Procurement–
Construction
Foreign Direct Investment
Japan International
Cooperation Agency

Viện nghiên cứu và quản lý
kinh tế trung ương (thuộc Bộ
Kế Hoạch và Đầu Tư)

Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi cơng xây
dựng cơng trình
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Ngân hàng hợp tác nhật bản

Public - Private Partner

Hợp tác công - tư

United Nations Conference

Diễn đàn Thương mại và Phát

on Trade and Development

triển Liên Hiệp quốc

United Nations Development

Chương trình Phát triển Liên

Programme

Hợp Quốc

WB

World Bank


Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

UNCTAD

UNDP


viii


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh máy cơng nghiệp nặng có vị trí đặc biệt trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nó góp phần đưa những thiết bị
cơng nghệ tiên tiến của thế giới thâm nhập dần vào nền công nghiệp còn non trẻ của
Việt Nam. Hoạt động kinh doanh máy cơng nghiệp nặng cịn tạo ra các giá trị gia
tăng cho các doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng. Trong bối cảnh nền
kinh tế Việt Nam đang hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực máy công nghiệp nặng một mặt đang phải đối mặt với nhiều đối thủ mới, phải
cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới, mặt khác phải từng bước vươn lên để
hồn thiện mình, giành lợi thế chủ động để khơng bị đối thủ vượt lên. Nâng cao
năng lực cạnh tranh là vấn đề quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững cho các

doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực máy công nghiệp nặng. Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành
bại của doanh nghiệp chính. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì sẽ tồn tại
và phát triển, ngược lại doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp thì sẽ thất bại khó
tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Điều này luôn đúng với các doanh
nghiệp nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng nói riêng,
trong đó có cơng ty TNHH thiết bị công nghiệp nặng MICO
Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp nặng MICO là một công ty về máy
công nghiệp lớn tại Việt Nam, với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực kinh doanh
máy công nghiệp nặng tại thị trường Việt Nam cũng nằm trong dịng chảy thị
trường. Cơng ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ việc hội nhập quốc tế. Các
cơng ty nước ngồi đang đặt ngày càng nhiều các văn phịng đại diện, các cơng ty
con 100% vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam để kinh doanh máy cơng
nghiệp nặng. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho cơng ty MICO là phải nâng
cao năng lực cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa cơ hội, lợi thế về một công ty trong
nước, được nhà nước ưu tiên phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn có trong
nước để phát triển khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước cũng như ở
thị trường nước ngoài sau này.


2
Vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng lực cạnh tranh như thế nào. Để trả lời
câu hỏi này cần phải có sự nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể, đầy đủ. Đó là lý
do để tác giả chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong lĩnh vực kinh doanh máy công nghiệp nặng tại thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu tại Công ty TNHH thiết bị công nghiệp nặng MICO (MICO
GROUP)” làm đề tài của luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Ở nước ngồi
Cạnh tranh kinh tế khơng cịn là vấn đề mới mẻ với thế giới. Trong bộ “Tư

Bản”, Các Mác đã nói đến cơ sở ra đời và tồn tại của cạnh tranh, các tiêu thức phân
loại, những mặt tích cực và tiêu cực của cạnh tranh. Vấn đề này cũng được Lê Nin
nhắc đến khi phân tích giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Từ thập kỷ 80 của thế
kỷ 20 trở lại đây, các lý thuyết về cạnh tranh đã được phát triển thành những chiến
lược cạnh tranh áp dụng trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô ở nhiều quốc gia.
Tiêu biểu trong số các cơng trình nghiên cứu, bài viết về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp có cơng trình của UNCTAD có tên gọi: “Improving the
competitiveness of SMEs through enhancing productive capacity”, xuất bản năm
2002 (dịch ra Tiếng Việt là: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ thông qua việc tăng cường năng lực sản xuất), trong đó phân tích những
vấn đề liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên cơ sở nâng cao chất lượng của sản phẩm cung cấp ra thị trường. Ở cơng
trình này, khái niệm về cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhấn mạnh vào
năng lực về vốn, về kinh nghiệm trong sản xuất sản phẩm. Cơng trình: “Improving
competitiveness of industry”, nhà xuất bản 2011Cornell University, USA, năm
2011. Cơng trình này phân tích những vấn đề công nghiệp, hàng công nghiệp và
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơng nghiệp. Cơng trình
của 3 tác giả là David Campell, George Stonehouse and Bill Houston với tên gọi:
“Business Strategy, Butterworth-Heinemann” xuất bản năm 2002, trong đó phân
tích về các chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp cần phải chú ý nếu muốn
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2.2. Ở Việt Nam


3
Tại Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Tiêu biểu trong số đó là cơng trình sau đây: “Nâng cao
khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế” của tác giả Vũ Tự Lâm, năm 2006. Cơng trình này phân tích khả năng của
doanh nghiệp Việt Nam trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó các

doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năm 2007, TS Phạm
Thúy Hồng cơng bố cơng trình có tên: “Chiến lược cạnh tranh cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay” (NXB chính trị Quốc gia, năm 2007).
Cơng trình này phân tích đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và sự
cần thiết phải xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng
trong năm 2007, tác giả Ngô Thị Tuyết Mai đã bảo vệ luận án tiến sĩ: “Nâng cao
sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, trong đó phân tích về sức cạnh tranh của nông
sản xuất khẩu của Việt Nam và đưa ra giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng
nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Năm 2009, tác giả TS. Nguyễn Hữu Thắng có cơng trình: “Năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay” – NXB Chính trị quốc gia năm 2009. Cơng trình này đã nêu bật được các yêu
cầu cấp thiết của việc xây dựng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Các cơng trình nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề cơ bản về năng lực
cạnh tranh, về doanh nghiệp và về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về doanh nghiệp
kinh doanh máy công nghiệp nặng để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp nặng MICO. Đây là luận văn thạc sỹ đầu
tiên nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh máy cơng nghiệp nặng và phân tích thực trạng


4
năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thiết bị công nghiệp nặng MICO, đề tài đề
xuất giải pháp để công ty MICO nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh

doanh máy công nghiệp nặng tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên cần phải thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
kinh doanh máy công nghiệp nặng như khái niệm và nội dung của năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng. Đặc điểm của doanh
nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng và sự cần thiết phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty MICO
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thiết bị công
nghiệp nặng MICO.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
TNHH thiết bị công nghiệp nặng MICO nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng và năng lực cạnh
tranh của công ty TNHH thiết bị công nghiệp nặng MICO
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Năng lực cạnh tranh là vấn đề rất rộng, trong khuôn khổ của
một luận văn Thạc sĩ, nội dung của luận văn là tập trung nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của công ty MICO trên các mặt: Năng lực cạnh tranh về sản phẩm, giá, thị
trường, nguồn nhân lực và công nghệ.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty MICO
lấy số liệu từ năm 2003 – năm công ty được thành lập - cho đến nay.
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
công ty MICO tại thị trường trong nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.



5
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, đề
tài sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết,
phương pháp thống kê, phương pháp luận giải, phương pháp lịch sử và phương
pháp so sánh.
6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong lĩnh vực kinh doanh máy công nghiệp nặng
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thiết bị
công nghiệp nặng MICO
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty
TNHH thiết bị công nghiệp nặng MICO


6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP KINH DOANH MÁY CÔNG NGHIỆP NẶNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp
nặng
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng
Để tìm hiểu khái niệm về doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng
trước hết ta phải tìm hiểu khái niệm chung về doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. (Điều 4,
trang 7, Luật Doanh nghiệp, năm 2005). Tiếp theo Điều 4 của Luật Doanh nghiệp
giải thích “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng

đoạn của q trình đầu từ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường”. (Điều 4, trang 8, Luật doanh nghiệp, năm 2005). Như vậy, theo
quy định của Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp là các tổ chức được thành lập
để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm các nội dung như đầu tư, sản xuất, phân phối và
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặ dịch vụ trên thị trường. Nói đến doanh nghiệp là
nói đến chức năng kinh doanh và mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp, do đó khác với
các tổ chức xã hội (như cơng đoàn, hội Liên hiệp phụ nữ, …), khác với các tổ chức
quản lý của nhà nước (như các Bộ, Ban, Ngành, Sở …) và khác với tổ chức chính
trị. Doanh nghiệp được thành lập dưới nhiều hình thức như cơng ty TNHH, công ty
cổ phaanfm công ty liên doanh v.v… Dù hình thức có thể khác nhau nhưng tất cả
các doanh nghiệp đều chung một đặc điểm là được thành lập nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.
Khái niệm về doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng cũng ko nằm
ngồi khái niệm chung này. Vậy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
máy cơng nghiệp nặng là gì? Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh


7
máy cơng nghiệp nặng cũng là một loại hình doanh nghiệp, nghĩa là nó các đặc
điểm chung của một doanh nghiệp là kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Điểm
khác cơ bản là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy cơng nghiệp
nặng là loại hình doanh nghiệp được thành lập để kinh doanh máy công nghiệp
nặng, bao gồm từ sản xuất, đầu tư, lưu thông, phân phối máy cơng nghiệp nặng,
nhằm mục đích sinh lợi. Từ những phân tích ở trên có thể kết luận rằng: Doanh
nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng trước hết là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực máy cơng nghiệp
nặng vì mục đích sinh lợi.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng.

- Đặc điểm về doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng: Các doanh
nghiệp chuyên kinh doanh máy công nghiệp nặng hoặc các dây chuyền máy cơng
nghiệp nặng thường phải có nguồn vốn lớn, dồi dào và có khả năng đầu tư cho việc
sản xuất kinh doanh các thiết bị có hàm lượng cơng nghệ cao. Công nghiệp nặng là
lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều vốn, đối ngược với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực
sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bố như cơng
nghiệp nhẹ vì việc kinh doanh chúng sẽ có nhiều tác động đến mơi trường và chi
phí đầu tư nhiều hơn.
- Đặc điểm về máy cơng nghiệp nặng: Máy công nghiệp nặng là những thiết
bị riêng lẻ hoặc dây chuyền sản xuất. Máy móc cơng nghiệp nặng là một thiết bị sử
dụng các chức năng cơ khí, được cấu tạo từ nhiều bộ phận và có chức năng nhất
định, dùng để thực hiện những công việc nào đó trong ngành cơng nghiệp nặng. Ví
dụ thiết bị khử mặt trong cơng nghiệp đóng tàu; cẩu siêu trọng trong công nghiệp
vận tải biển; bồn áp lực cao cho các nhà máy nhiệt điện … Thơng thường máy móc
bao gồm các bộ phận sau: bộ phận động lực, bộ phận truyền dẫn, bộ phận chức
năng, bộ phận điện và điều khiển. Xu hướng phát triển của máy móc cơng nghiệp
nặng là ngày cảng nhỏ gọn, ít tiêu hao năng lượng, nhiên liệu vật liệu và ngày càng
tự động hóa cao.
Máy cơng nghiệp nặng có đặc điểm là:


8
+ Máy móc, thiết bị cơng nghiệp nặng là tài sản có thể di dời được: Theo
“khả năng di dời” thì máy, thiết bị cơng nghiệp nặng được xếp vào nhóm động sản,
có khả năng dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác trong một tổng thể và hệ thống
gắn bó thật chặt chẽ với nhau, nên mặt bằng giá máy, thiết bị mà nhất là máy, thiết
bị mới thường khơng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực địa lý khác nhau. Ví dụ
máy điều chế hydro làm mát tua bin máy phát dùng trong nhà máy nhiệt điện thì giá
trị ở Nhiệt điện Long Phú 2 (Sóc Trăng) so với giá ở nhà máy nhiệt điện Mông
Dương 1 khơng khác nhau nhiều dù có chênh lệch địa lý hàng ngàn cây số.

+ Máy, thiết bị công nghiệp nặng có tính chun mơn hóa cao với hàm lượng
cơng nghệ hiện đại: Sự phát triển của khoa học – cơng nghệ làm xuất hiện ngày
càng nhiều loại máy móc, thiết bị công nghiệp nặng mới với sự chuyên môn hóa
cao, kỹ thuật vượt trội và cơng nghệ tiên tiến. Ví dụ, dây chuyền cơng nghệ sản xuất
nhiên liệu sinh học có tính chun mơn hóa cao và có tính tự động hóa rất cao, cơng
nghệ vượt trội.
+ So với bất động sản thường thì máy, thiết bị cơng nghiệp nặng có tuổi thọ
ngắn hơn: Khác với bất động sản (đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc…) có tuổi thọ vật
lý cũng như tuổi thọ kinh tế dài; còn máy, thiết bị cơng nghiệp nặng thường có tuổi
thọ ngắn hơn và phụ thuộc nhiều yếu tố như: môi trường tự nhiên, trình độ sử dụng
của con người, cường độ thời gian làm việc của máy, thiết bị. Ví dụ, máy khoan
cơng nghiệp có thể phải thay đổi mũi khoan tương đối nhanh do đặc điểm về địa
chất, sự thay đổi về khí hậu …
+ Máy, thiết bị cơng nghiệp nặng có thể chuyển nhượng, thay đổi chủ sở hữu
dễ dàng: Trừ một số máy, thiết bị đặc biệt ví dụ tua bin, lò hơi trong nhà máy nhiệt
điện, còn hầu hết các loại máy, thiết bị đều được cho là có “tính lỏng” về sở hữu cao
hơn bất động sản, điều này thúc đẩy giao dịch máy, thiết bị nhiều hơn và qua đó
cũng xuát hiện nhiều chứng cớ thị trường về các giao dịch tương tự nhiều hơn, đây
là điều kiện thuận lợi cho việc ước tính giá trị thị trường của máy, thiết bị.
+ Máy công nghiệp nặng thường được sử dụng cho các nhà máy khai thác
than; các nhà máy công nghiệp nhiệt điện; các nhà máy cơng nghiệp luyện cán thép;
các nhà máy cơng nghiệp hóa chất; các nhà máy công nghiệp xi măng và vật liệu


9
xây dựng; các máy cho ngành công nghiệp xây dựng; các nhà máy cho cơng nghiệp
dầu khí; các nhà máy cho cơng nghiệp cơ khí và chế tạo máy; các nhà máy cho
công nghiệp chế biến gỗ và khai thác lâm sản. Như vậy, có thể thấy máy cơng
nghiệp nặng bao trùm gần như tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó có tác
động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nếu như ko có các máy cơng nghiệp

nặng thì tất cả các ngành khác sẽ rất khó khăn. Ngành cơng nghiệp nặng phát triển
là cơ sở và nền tảng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đặc điểm về các cơ quan quản lý chung đối với các doanh nghiệp kinh
doanh máy công nghiệp nặng: Các doanh nghiệp này phần lớn thuộc sự quản lý của
Bộ Công Thương. Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước các doanh
nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng phát triển càng nhiều đòi hỏi trách nhiệm
quản lý của nhà nước phải chặt chẽ hơn nữa. Một mặt phải định hướng phát triển
các loại sản phẩm máy công nghiệp nặng phù hợp với quy hoạch chung của ngành
cơng nghiệp. Ví dụ các sản phẩm máy công nghiệp cung cấp cho các nhà máy, xí
nghiệp cơng nghiệp, các khu cơng nghệ cao khơng được sử dụng các loại máy đã có
cơng nghệ lạc hậu, khơng được sử dụng các máy móc của các nước có nền cơng
nghiệp kém phát triển, mà phải tập trung vào việc sử dụng các máy công nghiệp
nặng của các nước có nền cơng nghiệp phát triển cao. Phải thay thế các loại máy
móc cũ kỹ có năng suất kém bằng các máy móc cơng nghiệp nặng có năng suất cao,
mang tính tự động hóa cao. Để làm được điều đó thì vai trị quản lý của Bộ Cơng
Thương là rất quan trọng. Có như vậy chúng ta mới hướng đến một nền công
nghiệp phát triển, bắt kịp với các nước trên thế giới.
- Đặc điểm về vai trị của doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng:
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các doanh nghiệp kinh doanh
nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng nói riêng ra đời,
kinh doanh và phát triển, trong đó các doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp
nặng đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Thơng qua việc mua bán, trao đổi, lưu thông các máy móc cơng nghiệp nặng,
doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng góp phần cung cấp các sản phẩm
máy cơng nghiệp cho các nhà máy, các khu công nghiệp và các khu cơng nghệ cao.
Thơng qua đó, các doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng góp phần đưa


10
các công nghệ tiến tiến chuyển giao cho các nhà máy, xí nghiệp cơng nghiệp của

Việt Nam. Cùng với các đội ngũ chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật của các hãng sản xuất
máy công nghiệp hàng đầu thế giới như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Italia,… đã đưa các
máy móc với cơng nghệ hiện đại, có mức độ tự động hóa cao, hướng dẫn lắp đặt,
vận hành và bảo trì cho các kỹ sư và cơng nhân Việt Nam, nhờ đó mà rất nhiều
công nghệ hiện đại mang đến Việt Nam. Tiếp theo phải kể đến đó là việc kinh
doanh và chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp kinh doanh máy công
nghiệp nặng đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người
lao động. Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp
tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá,
dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch
vụ ngày càng cao của tồn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư
và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải
nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và
được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ơ tơ, xe máy, phương tiện vận tải,
các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hố mỹ phẩm, đồ
dùng gia đình, sản phẩm phục vụ xây dựng,... Có được những thành tựu đó phải kể
đến các doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng, họ ln đi đầu và tìm đến
nhu cầu của khách hàng để đáp ứng các nhu cầu công nghệ mới của khách hàng là
các doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, và các khu
công nghệ cao.
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng
Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” được sử dụng phổ biến,
thường xuyên và được nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương
tiện thông tin đại chúng, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và được
phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp kinh doanh máy cơng nghiệp nặng thì vẫn cịn là vấn đề cịn bỏ
ngỏ. Vì vậy, để làm rõ khái niệm này, trước tiên cần làm rõ khái niệm về cạnh tranh
và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung.



11
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh
Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Ở mỗi lĩnh
vực, mỗi thời kỳ có những quan điểm khác nhàu về cạnh tranh.
Theo Từ điển Kinh doanh (Nhà xuất bản Oxford, Anh Quốc, năm 1992) thì
cạnh tranh trong cơ chế thị trường là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh nhằm giành giật tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”.
Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson & W. Nordhaus, thì cạnh tranh là
sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc
thị trường” (PA Samuelson & W. Nordhaus, 1990).
Ở Việt Nam, trong văn kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Cơ chế
thị trường địi hỏi phải hình thành một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp
và văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước chứ khơng phải làm phá sản
hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thơn tính lẫn nhau” (Văn kiện Đại hội Đảng VIII,
NXB chính trị Quốc gia). Điều này có nghĩa là cạnh tranh là sự ganh đua mang tính
tích cực nhằm nâng cao chất lượng và thị phần của doanh nghiệp, chứ không phải là
cạnh tranh không lành mạnh.
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động
ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh
doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất,
tiêu thụ và thị trường có lợi nhất (Từ điển Bách Khoa Việt Nam, năm 2005)
Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó các
chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt
mục tiêu kinh tế của mình, thơng thường là để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy
khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối
cùng của chủ thể kinh tế trong q trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với
người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng
và sự tiện lợi. Trong điều kiện của nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế, cạnh
tranh là hành vi hợp pháp, lành mạnh với những kỹ năng và nghệ thuật sao cho đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất mà không vi phạm pháp luật.



12
1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp kinh doanh máy công nghiệp nặng.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khái niệm chưa có sự thống nhất do
cịn có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này.
Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: “Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị
phần của doanh nghiệp trong mơi trường cạnh tranh trong nước và ngồi nước”
(CIEM 2003, trang 14). Khái niệm này nhấn mạnh vào khả năng mở rộng và phát
triển thị phần của doanh nghiệp cả ở trong nước và nước ngồi. Điều này có ý nghĩa
là thị phần cũng tức là vị trí của doanh nghiệp trên thị trường ở trong nước cũng
như ở nước ngồi chính là yếu tố nói lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường, tự do hội nhập hiện nay.
UNCTAD cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy
trì vị trí trên thị trường chủ yếu thơng qua việc cung cấp các sản phẩm có chất
lượng đúng thời gian với giá cạnh tranh, nhờ có sự linh hoạt để phản ứng một cách
nhanh chóng đối với các thay đổi về cầu và nhờ có sự khác biệt về sản phẩm do xây
dựng khả năng cải tiến và một hệ thống Maketing hiệu quả” (UNCTAD 2002, trang
5). Khái niệm này của UNCTAD nhấn mạnh vào sự đánh giá về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp dựa vào khả năng giữ vững thị trường thông qua các ưu thế
về chất lượng sản phẩm, về giá cả và về sự khác biệt của sản phẩm trên thị trường.
Tác giả Vũ Tự Lâm trong cơng trình nghiên cứu có tên gọi “Nâng cao khả
năng kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế” thì cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy
trì và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”. (Vũ Tự Lâm 2006,
trang 15). Khái niệm này nhấn mạnh vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
thông qua khả năng sáng tạo và khả năng tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của
doanh nghiệp trên thương trường.

Từ những nghiên cứu và phân tích ở trên, tác giả cho rằng: Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trong việc duy trì và nâng cao
lợi thế cạnh tranh, khả năng giữ vững và mở rộng thị phần trong nước và quốc tế



×