Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện sản nhi bắc ninh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH
NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẠNH - C01892

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH
NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG THỊ THANH



Hà Nội – Năm 2023

Thư viện ĐH Thăng Long


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Kiến thức, thái độ, thực hành về an
toàn người bệnh của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản
Nhi Bắc Ninh năm 2022” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Thị Thanh. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất
kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thơng tin
trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan; đã được xác
nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023

HV. Nguyễn Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, nghiên cứu cùng thầy cô và các bạn tại trường Đại học
Thăng Long, giờ đây khi đã hồn thành chương trình đào tạo và quyển luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Điều dưỡng, trong niềm vui mừng khôn xiết, tôi xin chân thành cảm
ơn đến:
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh, Ban giám đốc và toàn thể anh chị em đồng
nghiệp đã tạo điều kiện cho tơi được tham gia khóa học và giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn đến các thầy, cô giáo trường Đại học Thăng Long đã nhiệt

tình giảng dạy cho tơi những kiến thức mới, bổ ích và có thể vận dụng tốt trong q
trình cơng tác.
Tơi rất xúc động và vơ cùng biết ơn PGS.TS Hồng Thị Thanh, cơ giáo với
đầy tình bao dung và nhiệt huyết đã tận tâm hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn, chia sẻ thông tin cũng như an ủi, động viên tôi những lúc khó khăn
nhất trong q trình học tập và hồn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, các anh chị
em lớp thạc sĩ Điều dưỡng khóa 9 – CSN 9.1B đã đồng hành, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập.
Cuối cùng, với những kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn
này, tôi xin chia sẻ với các bạn học viên trường Đại học Thăng Long và các bạn
đồng nghiệp như một tài liệu tham khảo và chúc các bạn phát huy tốt hơn kỹ năng
nghiên cứu khoa học!
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Hạnh

Thư viện ĐH Thăng Long


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………...
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………..
MỤC LỤC……………………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………….
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………
DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………...
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………….

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA............................................................... 3
1.1.1. Khái niệm điều dưỡng .............................................................................. 3
1.1.2. An toàn người bệnh .................................................................................. 4
1.1.3. Một số khái niệm về sai sót, sự cố ........................................................... 4
1.1.4. Sự cố y khoa ............................................................................................. 5
1.2. THỰC TRẠNG AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ....................................................... 5
1.2.1. Thực trạng an toàn người bệnh trên thế giới ............................................ 5
1.2.2. Thực trạng an toàn người bệnh tại Việt Nam .......................................... 8
1.3. HẬU QUẢ CỦA MẤT AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ......................................... 10
1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MẤT AN TOÀN NGƯỜI BỆNH VÀ GIẢI
PHÁP ......................................................................................................................... 11
1.4.1. Nguyên nhân mất an toàn người bệnh ................................................... 11
1.4.2. Giải pháp an toàn người bệnh .............................................................. ..13
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ...................................... 13
1.5.1. Nghiên cứu về an toàn người bệnh trên thế giới .................................... 13
1.5.2. Nghiên cứu về an toàn người bệnh ở Việt Nam .................................... 14
1.6. MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................ 16
1.7. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ................................... 18


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN. ............................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 21
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu .............................................................................. 21

2.2.3. Nội dung và các biến số trong nghiên cứu ............................................. 22
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 30
2.2.5. Tổ chức thu thập số liệu ......................................................................... 31
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu ...................................................................... 32
2.2.7. Khó khăn, hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ....... 33
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 35
3.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA
ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH ....................................................................................... 35
3.1.1. Thông tin chung ..................................................................................... 35
3.1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh .. 42
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ............................................. 52
3.2.1. Một số yếu tố liên quan với kiến thức an toàn người bệnh .................... 52
3.2.2. Một số yếu tố liên quan với thái độ về an toàn người bệnh của điều
dưỡng ............................................................................................................... 55
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành an toàn người bệnh của điều
dưỡng................................................................................................................ 57
3.2.4. Một số yếu tố khác ảnh hưởng thực hành an toàn người bệnh của điều
dưỡng................................................................................................................ 60
Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 63
4.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................ 63

Thư viện ĐH Thăng Long


4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH VỀ
ATNB ........................................................................................................................ 67
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ........................... 72

4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................................... 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
1. Kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về ATNB..................................... 80
2. Một số yếu tố liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về an
toàn người bệnh ......................................................................................................... 80
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHRQ

Agency for Healthcare Research and Quality (Tổ chức nghiên
cứu Y tế và chất lượng)

ATNB

An toàn người bệnh

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện Đa khoa

BYT


Bộ Y tế

CSNBTD

Chăm sóc người bệnh toàn diện

ĐD

Điều dưỡng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HS

Hộ sinh

KCB

Khám chữa bệnh

KTV

Kỹ thuật viên

NB

Người bệnh


NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

TLN

Thảo luận nhóm

TW

Trung ương

SPK

Sản phụ khoa

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển ............................................... 5

Bảng 1.2. Các loại sự cố trong phẫu thuật ở bang Minnesota Mỹ .............................. 7
Bảng 1.3. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam ............................ 8
Bảng 1.4. Phân bố các sự cố y khoa ............................................................................ 9
Bảng 1.5. Phân bố sự cố theo các chuyên khoa ........................................................ 13
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................... 35
Bảng 3.2. Đặc điểm công việc và môi trường làm việc của điều dưỡng .................. 37
Bảng 3.3. Nhận thức về công việc của điều dưỡng................................................... 39
Bảng 3.4. Tỷ lệ hài lòng của điều dưỡng về cơng việc ............................................. 39
Bảng 3.5. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh ....................... 42
Bảng 3.6. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm .. 44
Bảng 3.7. Thái độ thể hiện qua nhận thức về tầm quan trọng của ATNB ................ 46
Bảng 3.8. Thái độ thể hiện trách nhiệm cá nhân và quan hệ với đồng nghiệp ......... 46
Bảng 3.9. Thái độ thể hiện qua việc báo cáo sự cố và thực hành an toàn người bệnh ..... 47
Bảng 3.10. Tỷ lệ thực hành đạt về các giải pháp trong an toàn người bệnh ............. 49
Bảng 3.11. Mức độ thường xuyên thực hiện đúng giải pháp an toàn người bệnh .... 51
Bảng 3.12. Kiến thức an toàn người bệnh và đặc điểm chung của điều dưỡng ....... 52
Bảng 3.13. Kiến thức về an toàn người bệnh và trình độ, thời gian và lĩnh vực cơng
tác của điều dưỡng .................................................................................................... 53
Bảng 3.14. Kiến thức về an tồn người bệnh với sự hài lịng khi làm việc .............. 55
Bảng 3.15. Thái độ về an toàn người bệnh và đặc điểm chung của điều dưỡng .... 55
Bảng 3.16. Thái độ về an tồn người bệnh và trình độ, vị trí, thời gian cơng tác .... 56
Bảng 3.17. Thái độ về an tồn người bệnh với sự hài lịng khi làm việc ................. 57
Bảng 3.18. Thực hành về an toàn người bệnh và đặc điểm chung của điều dưỡng . 57
Bảng 3.19. Thực hành về an toàn người bệnh và trình độ, thời gian, vị trí cơng tác,
tập huấn của điều dưỡng ........................................................................................... 58
Bảng 3.20. Thực hành và kiến thức về an toàn người bệnh của điều dưỡng ............ 59
Bảng 3.21. Thực hành về an toàn người bệnh và sự hài lòng khi làm việc, thái độ 60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Số vụ án xét xử liên quan đến sai sót y khoa tại Nhật qua các năm ..... 10
Biều đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của điều dưỡng .............................................. 36
Biểu đồ 3.2. Phân bố trình độ chun mơn của điều dưỡng ..................................... 37
Biểu đồ 3.3. Điểm trung bình sự hài lịng cơng việc của điều dưỡng ....................... 41
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hài lịng chung của điều dưỡng đối với cơng việc ...................... 42
Biều đồ 3.5. Tỷ lệ điều dưỡng phân loại đạt các danh mục sự cố y khoa) ............... 44
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh ................... 45
Biều đồ 3.7. Tỷ lệ điều dưỡng có thái độ về an tồn người bệnh ............................. 48
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đạt các giải pháp về an toàn ............... 50

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành ATNB ............... 20

Thư viện ĐH Thăng Long


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn nguời bệnh (ATNB) là vấn đề phổ biến, có phạm vi rộng và là sự
quan tâm của tồn xã hội. Bất cứ cơng đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa
bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng, rủi ro cho nguời bệnh. Khi có sai sót
hay sự cố y khoa khơng mong muốn xảy ra, nguời bệnh phải gánh chịu hậu quả ảnh
hưởng tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí cả tính
mạng. Các cán bộ y tế (CBYT) liên quan trực tiếp tới các sai sót/sự cố không mong
muốn cũng là nạn nhân trước áp lực của dư luận xã hội. Xu hướng tranh chấp, khiếu
kiện y tế ngày càng gia tăng [17], [32]. Việc phòng ngừa sự cố y khoa là trách nhiệm
của lãnh đạo và nhân viên y tế làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [9].
Hàng năm ở Mỹ có tới 98.000 người tử vong liên quan tới sự cố y khoa
không mong muốn [36]. Tại Israel đã phát hiện 554 sai sót trong thời gian 4 tháng,

bình qn 1,7 sai sót/người bệnh/ngày [47]. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) thì khoảng 10% người bệnh nằm viện nội trú có ít nhất một sự cố
khơng mong muốn xảy ra [51]. Tại bệnh viện (BV) ở Utah (một tiểu bang ở miền
tây Hoa Kỳ) các sự cố y khoa không mong muốn đã để lại hậu quả cho 2,4% người
bệnh nhập viện, tăng chi phí 2.262 $/người bệnh và tăng thêm 1,9 ngày điều trị so
với số liệu của nhóm chứng. Trong nghiên cứu của Harvard về sự cố khơng mong
muốn do dùng thuốc, chi phí tăng 2.595$/người bệnh và thời gian nằm viện kéo dài
hơn 2,2 ngày/người bệnh.
Hồi cứu ngẫu nhiên 3.0121 bệnh án của 51 bệnh viện thuộc Bang New York
cho thấy 3,7% người bệnh nhập viện gặp phải sự cố y khoa; 27,6% các sự cố y khoa
do nhân viên y tế tắc trách. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra các sự cố gây hại, bất lợi
cho người bệnh từ chăm sóc y tế, các lỗi y khoa chiếm 50%, có 28% các lỗi từ sự lơ
đễnh, cẩu thả và có nhiều lỗi khơng chủ tâm [27]. Từ 60% - 80% các sự cố y khoa
khơng mong muốn có nguồn gốc sai sót từ hệ thống và chỉ có 20% - 40% là do cá
nhân người hành nghề [46]. Vì vậy việc nhận dạng các loại sai sót, sự cố y khoa và
tìm hiểu ngun nhân gốc của những sai sót, sự cố đó để có biện pháp phịng ngừa
hiệu quả là điều rất cần thiết [16].


2

Tại Việt Nam, sự cố y khoa không mong muốn chưa được nghiên cứu hệ
thống. Trong các nghiên cứu thực hiện trên đối tượng điều dưỡng (ĐD) tại các bệnh
viện ở Việt Nam cũng phần nào cho thấy kiến thức và thái độ có tác động rất lớn
đến thực hành quy trình của điều dưỡng [14], [17], [22].
Điều dưỡng lâm sàng là người hàng ngày trực tiếp chăm sóc, đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của người bệnh, hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ khơng an tồn
từ mơi trường bệnh viện. Một người điều dưỡng có thể chăm sóc và đảm bảo an
tồn cho nhiều người bệnh, phải theo dõi thường xuyên người bệnh nặng, cấp cứu;
người bệnh trước, trong, sau phẫu thuật và chăm sóc cho mọi đối tượng nguời lớn, trẻ

em, trẻ sơ sinh…[23]. Tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, nhân viên y tế là điều
dưỡng, hộ sinh chiếm gần ½ tổng số nhân lực toàn bệnh viện (203/420 = 48,3%), họ
là lực lượng lao động lớn đóng vai trị quan trọng trong chăm sóc người bệnh. Đồng
thời họ áp dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để cung cấp các dịch vụ y tế,
các nhu cầu khác nhau và thay đổi thường xuyên của người bệnh trong quá trình
khám chữa bệnh [4]. Vậy kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn người bệnh của
điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện ra sao?
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng các sai sót/sự cố y khoa và kiến thức,
thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng. Em tiến hành nghiên cứu: “Kiến
thức, thái độ, thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng và một số yếu tố
liên quan tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2022”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn người bệnh của điều
dưỡng và hộ sinh lâm sàng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2022.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về
an toàn người bệnh của đối tượng nghiên cứu.

Thư viện ĐH Thăng Long


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA
1.1.1. Khái niệm điều dưỡng
Điều dưỡng
Theo WHO: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phối hợp chăm sóc với các cá
nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, người bệnh hay người khỏe và
trong mọi tình huống. Nó bao gồm thúc đẩy sức khỏe, phịng ngừa bệnh tật, chăm
sóc người ốm, người tàn tật và cả tử vong [44].

Theo Hội đồng điều dưỡng quốc tế: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phối
hợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, người
bệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống. Điều dưỡng bao gồm thúc đẩy sức
khỏe, phịng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và cả tử vong. Vận
động thúc đẩy một môi trường an tồn, nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách
y tế, quản lý hệ thống y tế và giáo dục cũng là vai trò của điều dưỡng [41].
Theo Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ: Điều dưỡng là sự bảo vệ, thúc đẩy và tối ưu
hóa sức khỏe và khả năng, phịng ngừa bệnh tật và thương tích, giảm đau thơng qua
chẩn đoán và điều trị các đáp ứng của con người, vận động sự chăm sóc từ các cá
nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [30].
Chức năng của Điều dưỡng
- Chức năng phụ thuộc: là thực hiện y lệnh của bác sĩ.
- Chức năng phối hợp: là phối hợp ngang hàng với bác sĩ trong việc chữa trị
bệnh cho người bệnh.
- Chức năng độc lập: là chủ động chăm sóc người bệnh theo nhiệm vụ đã qui
định.


4

Nhiệm vụ của điều dưỡng
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ chăm sóc người bệnh tồn diện (CSNBTD),
bắt đầu từ khi nhập viện, trong khi nằm viện và tới lúc xuất viện. Họ có nhiệm vụ
phải nhận định tình trạng người bệnh (NB), đánh giá về sự đáp ứng của họ đối với
bệnh tật để từ đó đưa ra chẩn đốn ĐD và vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm và các tiêu chuẩn ĐD để lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm
sóc, đánh giá tồn trạng và ghi chép diễn biến trường hợp bệnh nặng và cấp cứu để
điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó ĐD cịn có nhiệm vụ phải phối hợp với bác sĩ
trong thực hiện kế hoạch CSNBTD như thực hiện, theo dõi giám sát ĐD cấp dưới
trong thực hiện y lệnh, tư vấn, giáo dục sức khoẻ và đào tạo cho học sinh, sinh viên,

học viên, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học. Ngồi ra, ĐD cịn có nhiệm vụ quản
lý tài sản, vật tư, trang thiết bị, môi trường làm việc, phát triển nghề nghiệp và phải
hành nghề theo y đức và pháp luật [5], [8].
1.1.2. An toàn người bệnh
Theo WHO, ATNB là sự phịng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho
người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc [33].
Theo Tổ chức nghiên cứu y tế và chất lượng (AHRQ): ATNB là một
chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp an toàn nhằm hướng
đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế đáng tin cậy. ATNB
còn là một thuộc tính của ngành y tế, nó tối thiểu hóa các sự cố và tối đa hóa sự
phục hồi từ các sự cố [44].
1.1.3. Một số khái niệm về sai sót, sự cố
- Sai sót (error): Thất bại của hành động theo kế hoạch hoặc sử dụng kế
hoạch không đúng để đạt một mục tiêu mong muốn [33].
- Sai sót hiện hữu (active error): Sai sót xảy ra trong q trình trực tiếp chăm
sóc người bệnh [33].

Thư viện ĐH Thăng Long


5

- Sai sót tiềm ẩn (latent error): Liên quan đến các yếu tố của mơi trường
chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi cho sai sót chủ động dễ xảy ra [33].
1.1.4. Sự cố y khoa
Sự cố y khoa (Adverse Event) là các tình huống khơng mong muốn xảy ra
trong q trình chẩn đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan
mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động đến sức khỏe,
tính mạng của người bệnh [9], [43].
1.2. THỰC TRẠNG AN TỒN NGƯỜI BỆNH

1.2.1. Thực trạng an tồn người bệnh trên thế giới
An toàn người bệnh là nền tảng của chất lượng trong chăm sóc sức khoẻ
và thành cơng của nhân viên y tế. Vấn đề này cần đòi hỏi sự cam kết mọi người
trong xã hội nói chung và bệnh viện nói riêng. Thường có nhiều yếu tố nguy cơ kết
hợp lại tạo nên sự mất an toàn cho người bệnh.
Bảng 1.1. Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển
Nghiên cứu

Năm

Số NB
NC

Số sự
cố

Tỷ lệ
(%)

Mỹ (Harvard Medical Practice Study )

1989

30 195

1133

3,8

Mỹ (Utah-Colorado Study)


1992

14 565

475

3,2

Mỹ (Utah-Colorado Study)*

1992

14 565

787

5,4

Úc (Quaility in Australia Health Case Study)

1992

14 179

2353

16,6

Úc (Quaility in Australia Health Case Study)**


1992

14 179

1499

10,6

Anh

2000

1014

119

11,7

1998
1097
176
Ghi chú: * Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Mỹ

9,0

Đan Mạch

** Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Úc.
Nguồn: WHO (2011), Patient Safety curriculum guide. Multi-professional Edition [52]



6

Khi đối chiếu giữa các loại biến cố xảy ra tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ và
Úc trong năm 1992 cho thấy số ca sai sót của Mỹ thì nhiều hơn so với Úc nhưng tỷ
lệ phần trăm những biến cố liên quan đến điều trị như phẫu thuật nhầm vị trí, bỏ
qn gạc… thì ở Úc cao hơn rất nhiều so với Mỹ.
Sự cố liên quan đến thuốc, trang thiết bị: Nhiều nghiên cứu trên thế giới
cũng chỉ ra rằng, phản ứng thuốc không mong muốn (shock phản vệ do dùng thuốc)
là loại sự cố xảy ra thường xuyên trong suốt 30 năm qua. Tuy nhiên có 6,5/100 ca
nhập viện ở bệnh viện lớn ở Hoa Kỳ gặp sự cố liên quan đến dùng thuốc và phần
lớn sai sót xuất hiện ở khâu phát thuốc hoặc tiêm/truyền cho người bệnh. Điều này
lần nữa được nhắc tới trong báo cáo của Hoa Kỳ khi trung bình 16 triệu liều
thuốc/ngày được người dân nước này tiêu thụ cho việc chữa bệnh. Tuy nhiên 2%
tương đương 320.000 nhầm lẫn do dùng thuốc mỗi ngày. Ngoài ra, khoảng 50%
trang thiết bị ở bệnh viện các nước đang phát triển khơng cịn sử dụng hoặc chỉ sử
dụng được một phần [37].
Sự cố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện: Trong báo cáo WHO đã chỉ ra
sự cố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm 5% – 15% ngƣời bệnh nội trú và
9 – 37% người bệnh khoa tích cực. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở Mỹ chiếm 4,5%
và năm 2002 theo ước tính Trung tâm kiểm sốt bệnh tật của Mỹ có 1,7 triệu người
bệnh bị sự cố liên quan nhiễm khuẩn bệnh viện, 24,6% ở khoa hồi sức tích cực [33].
Sự cố liên quan đến phẫu thuật: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ
xuất hiện nhiễm khuẩn vết mổ ở nước đang phát triển cao hơn so với nước phát
triển, tỷ lệ này dao động từ 19% - 31% tuỳ từng bệnh viện và từng quốc gia [33]. Có
0,4% - 0,8% người bệnh tử vong trực tiếp liên quan đến phẫu thuật, 3% - 16%
do biến chứng do phẫu thuật [32]. Theo viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc gần
50% các sự cố y khoa không mong muốn liên quan đến người bệnh có phẫu thuật.
Trong nghiên cứu tại bang Minnesota Mỹ tác giả đã chỉ ra những loại sai sót

thường gặp trong phẫu thuật bao gồm:

Thư viện ĐH Thăng Long


7

Bảng 1.2. Các loại sự cố trong phẫu thuật ở bang Minnesota Mỹ
Số lượng

Tỷ lệ %

Để sót gạc

31

37,0

Phẫu thuật nhầm bộ phận trên cơ thể

27

32,0

Chỉ định phẫu thuật sai

26

31,0


Loại sự cố

Trước thực trạng sai sót y tế trong bệnh viện, năm 2003 nhiều nước bắt đầu
khởi động thực hiện ATNB và yêu cầu WHO hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Đến năm
2004, WHO đã đề sướng chương trình ATNB tồn cầu. Từ đó đến 2009, WHO đã
triển khai được 10 chương trình và có dự án riêng về ATNB. Kết quả hơn 12.000
nhân viên y tế từ 122 quốc gia đăng ký tham gia chương trình chăm sóc an tồn
bằng cách rửa tay đúng cách. Trong phẫu thuật, sau khi tiến hành đánh giá theo
bảng kiểm an toàn phẫu thuật của WHO, tỷ lệ biến chứng lớn giảm tới 36%, tỷ lệ tử
vong nội trú giảm gần 50% [50].
Ngoài ra theo các nhà nghiên cứu y khoa, 70% các sự cố y khoa khơng
mong muốn có nguồn gốc sai sót từ hệ thống và chỉ có 30% là do cá nhân người
hành nghề. Lãnh đạo không định kiến và cởi mở trao đổi về những sai sót/sự cố
y khoa khơng mong muốn. Các hành vi liên quan tới văn hóa an toàn người bệnh
bao gồm:
- Chủ động báo cáo và trao đổi một cách cởi mở về các sai sót, sự cố y khoa.
- Đánh giá cao những cán bộ y tế chủ động báo cáo khi sự cố xảy ra.
- Giúp đỡ tinh thần cho những cán bộ y tế có liên quan tới sự cố.
- Trao đổi thơng tin với người bệnh về kết quả điều trị, kể cả những việc xảy
ra ngoài dự kiến.
- Tạo điều kiện để người bệnh trở thành một thành viên tích cực trong
nhóm chăm sóc.
- Làm việc theo nhóm.
- Chủ động đánh giá rủi ro và ngăn ngừa sai sót [16].


8

1.2.2. Thực trạng an toàn người bệnh tại Việt Nam
Sự cố y khoa không mong muốn trong các cơ sở khám chữa bệnh chưa

được nghiên cứu hệ thống và báo cáo cụ thể. Tuy nhiên hầu hết các cơ sở khám
chữa bệnh ở Việt Nam đã và đang phải đương đầu với sự cố ở các mức độ, ảnh
hưởng khác nhau, ảnh hưởng tới tính mạng và sức khoẻ của người bệnh. Trong báo
cáo của Hội Điều dưỡng Việt Nam chỉ có 27,8% sai sót/sự cố sau khi xảy ra là được
báo cáo [15].
Trong hội thảo về nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam, tỷ lệ mất an toàn
người bệnh có nguyên nhân từ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là khá cao.
Bảng 1.3. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam
Nghiên cứu

Năm

Nhiễm khuẩn
bệnh viện (%)

Phạm Đức Mục và cộng sự (11 BV TW)

2005

5,8

Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (6 BV phía Nam)

2005

5,6

Nguyễn Việt Hùng (36 BV phía Bắc)

2006


7,8

Trần Hữu Luyện. Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ của
1.000 NB có phẫu thuật tại BVTW Huế.

2008

4,3

Lê Thị Anh Thư. Giám sát viêm phổi liên quan thở máy
của 170 NB tại BV Chợ Rẫy.

2011

39,4

Nguồn: Bộ Y tế - Cục Quản lý khám chữa bệnh (2014), Tài liệu đào tạo liên tục An
toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y học [4]
Nghiên cứu của Võ Văn Tân cho thấy kiến thức và thực hành của điều dưỡng
về an tồn truyền máu cịn hạn chế; 58,9% điều dưỡng không biết nhiệt độ bảo
quản máu, 20% điều dưỡng không làm phản ứng chéo tại giường trước khi truyền
máu, 50% điều dưỡng không nhớ thời gian làm nguội máu trước truyền, 79,2% điều
dưỡng không thực hiện phản ứng vi sinh vật khi truyền máu…[21].
Nghiên cứu “Đánh giá về các sự cố y khoa tại các bệnh viện Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2011” chỉ ra 58,4% sai sót y tế trong tổng số sai sót ghi nhận diễn ra ở
q trình chăm sóc và chỉ có 26,9% sai sót y tế diễn ra ở quá trình điều trị. Trong

Thư viện ĐH Thăng Long



9

đó, tỷ lệ sự cố do nhầm thuốc là cao nhất chiếm 24,2% tiếp đó là nhầm tên người
bệnh. Từ nghiên cứu này nhóm tác giả đã xây dựng bảng những loại sai sót y khoa
mà các điều dưỡng có thể mắc phải [16].
Bảng 1.4. Phân bố các sự cố y khoa
Tên sự cố

n

Tỷ lệ %

Chẩn đoán sai

9

4,1

Chỉ định sai thuốc

3

1,4

Nhầm thuốc

53

24,2


Dùng sai liều lượng thuốc

8

3,7

Dùng thuốc sai đường

9

4,1

Không thử test kháng sinh trước khi dùng thuốc

5

2,3

Phản ứng thuốc

25

11,4

Sai sót trong truyền máu

3

1,4


Thực hiện sai quy trình/thủ thuật y khoa

15

6,8

Nhầm tên người bệnh

31

14,2

Sai sót trong phẫu thuật

17

7,8

Nhầm tên/bộ phận phẫu thuật của người bệnh

11

5

Nhiễm khuẩn bệnh viện

2

0,9


Sai sót liên quan đến thiết bị y tế

0

0

Sai sót trong cận lâm sàng

6

2,8

Người bệnh ngã

5

2,3

Đâm kim vào tay

3

1,4

Bị thân nhân người bệnh hành hung, đe dọa

2

0,9


Chậm trong cấp cứu, thực hiện y lệnh

1

0,5

Khác

11

5

219

100

Tổng cộng

Nguồn: Phạm Đức Mục và các cộng sự (2011), "Đánh giá về các sai sót y khoa
trong các bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011" [16]


10

1.3. HẬU QUẢ CỦA MẤT AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
Tăng tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn tật: Ở Úc sai sót y khoa dẫn đến 18.000 ca tử
vong và hơn 50.000 người bệnh bị tàn tật. Ở Mỹ mỗi năm sai sót y khoa khiến ít
nhất 44.000 người bệnh chết và hơn một triệu người bệnh bị tàn tật. Trong một
nghiên cứu khác ở Mỹ, tác giả chỉ ra sự cố y khoa có thể dẫn đến 1 triệu người

bị chấn thương trong đó 120.000 người chết, gấp gần 3 lần trường hợp tử vong
do tai nạn giao thông, gần 9 lần do rơi/ngã và gấp 30 lần do đuối nước [52].
Tăng chi phí y tế, chi phí xã hội: Ngoài ra thời gian phải nằm điều trị kéo dài,
chi phí kiện cáo khiếu nại, nhiễm khuẩn bệnh viện, mất thu nhập, tàn phế và chi phí
y tế do sai sót y khoa gây ra cho một số nước là từ 6 tỷ USD đến 28 tỷ USD mỗi
năm. Ngoài ra những sai sót trong ngành y cịn dẫn đến những tranh chấp khiếu
kiện gây mất thời gian và tiền bạc của cả người bệnh lẫn nhân viên y tế. Trong năm
2000 tại Anh có 10.000 NB gặp sự cố y khoa nghiêm trọng, 28.000 vụ kiện/năm, gần
400 triệu bảng được dùng để giải quyết khiếu kiện và 1 tỷ bảng được chi cho sai sót
liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện [43]. Theo báo cáo của các nghiên cứu tổng quan
thì hiện nay, xu hướng kiện cáo liên quan đến sự cố y khoa ngày càng gia tăng.

Biểu đồ 1.1. Số vụ án xét xử liên quan đến sai sót y khoa tại Nhật qua các năm
Nguồn: Shimizu, Report of Japan’s courts of medical adverse
Events leading to courts [45]

Thư viện ĐH Thăng Long


11

Kéo dài thời gian nằm viện, làm mất niềm tin của người bệnh vào hệ thống y
tế: Báo cáo của Sở Y tế bang Minnesota năm 2008 cho thấy, bên cạnh những
hậu quả khơng mong muốn mà sai sót y khoa đem lại như tăng tỷ lệ tử vong, tăng
chi phí cho xã hội… sai sót y khoa cịn có thể làm kéo dài thời gian điều trị của
người bệnh từ đó làm mất niềm tin của người bệnh vào hệ thống y tế [40].
Ngồi ra, sai sót y tế cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nhân viên y tế để xảy ra
sai sót. Một nghiên cứu tại Mỹ được thực hiện năm 2003 – 2004 về ảnh hưởng của
các sự cố y khoa tới tâm lý của các bác sỹ cho thấy, 80% các bác sỹ đã từng trải qua
các cảm xúc bực bội, hay căng thẳng tâm lý sau khi gây ra sự cố. Các phản ứng phổ

biến nhất bao gồm gia tăng lo lắng về việc sẽ gây ra thêm sai sót trong tương lai
(61%), mất tự tin (44%), giảm mức độ hài lịng cơng việc (42%), khó khăn với giấc
ngủ (42%) và ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của họ (13%). Trong số các đối tượng
nghiên cứu có đến 92% khơng nhận được sự giúp đỡ để đối phó với các stress tâm
lý sau khi xảy ra sự cố từ cơ quan nơi mình làm việc [32]. Nghiên cứu của Nguyễn
Thu Hà (2006) trên 811 nhân viên y tế đã cho thấy 10,7% nhân viên y tế có điểm
stress ở mức cao; 37,9% nhân viên y tế có điểm stress ở mức trung bình và 51,4%
nhân viên y tế có điểm stress ở mức thấp. Trong số nhân viên y tế có biểu hiện
stress (48,6%), nhóm bác sĩ có biểu hiện stress ở mức độ cao nhất (12,9%), cao hơn
so với nhóm y tá và hộ lý [12].
1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MẤT AN TOÀN NGƯỜI BỆNH VÀ
GIẢI PHÁP
1.4.1. Nguyên nhân mất an toàn người bệnh
Từ các nghiên cứu trên thế giới, trong nước kết hợp với tình hình thực tiễn
cho thấy có 3 nhóm ngun nhân chính dẫn đến sự cố y khoa:
Nhóm ngun nhân do con người: Trong bất cứ lĩnh vực nào con người ln
có một vị trí quan trọng. Tuy nhiên trước tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn
cùng với thói quen sự chủ quan tin tưởng vào trí nhớ của bản thân như: thăm khám
cho vài người bệnh mới tiến hành ghi vào bệnh án, hay pha thuốc cho vài người
bệnh rồi mới tiến hành tiêm… đã vơ tình tăng nguy cơ sai sót y khoa dẫn đến sự


12

mất ATNB. Tình cảnh của nhân viên y tế bao gồm sức khoẻ, tâm lý hay kinh
nghiệm chuyên môn cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành sai sót y khoa.
Ngồi ra, việc vi phạm chun mơn, đạo đức nghề nghiệp, ví dụ: thiếu tập trung,
dựa vào phác đồ khơng cập nhập, làm tắt/cắn xén quy trình cũng là nguyên nhân lớn
dẫn đến sự mất ATNB. Đây là nhóm ngun nhân chính dẫn đến sai sót y khoa, tuy
nhiên đây cũng là nhóm nguyên nhân có nhiều giải pháp để phòng ngừa và cải thiện

nhất. Ở Việt Nam, để tăng cường ATNB giảm thiểu rủi ro do sai sót y tế, Bộ Y tế đã
đưa ra một loạt Thông tư để kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, hướng dẫn cơng
tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, hướng dẫn sử dụng
thuốc trong bệnh viện… để giảm thiểu sai sót do con người [2], [3], [15].
Nhóm nguyên nhân do đặc tính chun mơn: Bên cạnh những ngun nhân
từ con người những đặc tính chun mơn như: xác suất xảy ra sai sót y tế cao, hay
những rủi ro do can thiệp thủ thuật ở môi trường đặc thù cũng góp phần làm tăng số
lượng sai sót trong y tế. Ngồi ra, mỗi người có phản ứng khác nhau với từng loại
thuốc, hố chất vì vậy nên việc sai sót có thể xảy ra với người này nhưng khơng xảy
ra với người khác. Theo đó, để tăng cường ATNB nhân viên y tế cần theo dõi NB
thường xuyên để có thể xử trí kịp thời hạn chế tối đa hậu quả của thuốc. Ngày nay,
khi xã hội ngày càng phát triển nhiều loại bệnh mới xuất hiện và nhiều loại bệnh
đến giờ vẫn chưa có thuốc chữa; đây cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng sự cố
y khoa [15].
Nhóm nguyên nhân do dây chuyền khám chữa bệnh phức tạp: Công tác
khám chữa bệnh yêu cầu sự phối hợp của nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau.
Bên cạnh đó việc khơng bàn giao cơng việc đầy đủ giữa các ca trực đang là
nguyên nhân dẫn đến các sai sót ở bệnh viện. Việc thiếu số lượng, chất lượng nhân
lực, phương tiện không đảm bảo đang là nguyên nhân làm cho người bệnh đối mặt
với tình trạng thiếu an tồn ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói
riêng. Nghề Y là nghề liên quan đến tính mạng con người, vì vậy nhân viên y tế
ln phải đối mặt với áp lực tự chủ cao (lợi ích/an toàn) và đây cũng là nguyên
nhân ảnh hưởng đến ATNB [15].

Thư viện ĐH Thăng Long


13

1.4.2. Giải pháp an toàn người bệnh

Từ những thực trạng ATNB, WHO đã khuyến cáo 6 nhóm giải pháp để tăng
cường ATNB bao gồm [52]:
- Xác định đúng người bệnh;
- Tăng cường thông tin giữa nhân viên Y tế (NVYT), hạn chế ra y lệnh miệng;
- An toàn dùng thuốc;
- An toàn phẫu thuật;
- Giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện;
- Phòng ngừa người bệnh bị ngã.
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ AN TỒN NGƯỜI BỆNH
1.5.1. Nghiên cứu về an tồn người bệnh trên thế giới
Trong nghiên cứu của Úc đã chỉ ra những nơi thường có tỷ lệ xảy ra sự cố
cao có đặc điểm sau: nơi phẫu thuật (40% - 50%); nơi áp dụng lần đầu kỹ thuật
mới; nơi người bệnh là trẻ sơ sinh, người già; nơi cường độ lao động cao;
nơi tỷ lệ điều dưỡng/người bệnh thấp [22]. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện
thuộc Luân Đôn (Anh), khi tiến hành hồi cứu bệnh án, tác giả chỉ ra yếu tố địa điểm
có ảnh hưởng tới thực hành ATNB; trong đó khoa ngoại và chấn thương là hai khoa
có tỷ lệ sai sót cao nhất, thấp nhất là ở khoa sản.
Bảng 1.5. Phân bố sự cố theo các chuyên khoa
Tỷ lệ sự cố (%)

Tỷ lệ sự cố có thể phòng
ngừa (%)

Nội khoa

9,2

76

Ngoại khoa


16,2

43

4

71

Chấn thương

14,4

33

Tổng cộng

11,7

48

Chuyên khoa

Sản khoa

Nguồn: Ross McL Wilson, William B Runciman và Robert W Gibberd, "The Quality
in Australian Health Care Study" [49]


14


Ngoài ra, hai nhà nghiên cứu Clarke và Donaldson tổng hợp các nghiên cứu
trên thế giới và cho thấy các một loạt các yếu tố mà theo đó có liên quan đến an
toàn người bệnh của điều dưỡng như khối lượng công việc của điều dưỡng, sử dụng
thuốc, người bệnh... [32].
1.5.2. Nghiên cứu về an toàn người bệnh ở Việt Nam
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu mơ tả được thực trạng kiến thức, thực
hành của điều dưỡng về ATNB. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu thực hiện trên đối
tượng ĐD tại các bệnh viện ở Việt Nam đều cho thấy kiến thức và thực hành có tác
động rất lớn đến đảm bảo ATNB. Trong nghiên cứu về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện, Võ Văn Tân cho thấy gần 2/3 ĐD đang làm việc ở các khoa Nội (62%), còn
lại ở các khoa Ngoại. Hầu hết ĐD có trình độ trung cấp (95%). Có sự khác biệt về
kiến thức phịng ngừa chuẩn của ĐD Nội khoa và Ngoại khoa (p=0,006). Khơng có
sự khác biệt về kiến thức đối với giới tính, trình độ chun mơn cũng như thâm niên
cơng tác của ĐD. Các yếu tố môi trường và tổ chức ảnh hưởng đến NKBV như:
thiếu xà phòng rửa tay, nơi đặt bồn rửa tay khơng thuận tiện, thiếu kính bảo vệ mắt,
một ĐD chăm sóc rất nhiều NB, sự quan tâm của lãnh đạo BV và lãnh đạo khoa,
ĐD không được tiêm vaccine đầy đủ để phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp [21].
Khi nghiên cứu tìm hiểu thực trạng tiêm an tồn của điều dưỡng ở bệnh viện,
có 22,2% điều dưỡng thực hành đạt 5 tiêu chuẩn, trong đó tỷ lệ thực hành đạt tiêu
chuẩn về phương tiện cao nhất chiếm 86,5%; tỷ lệ thực hành vô khuẩn và giao tiếp
với người bệnh thấp nhất lần lượt (45% và 47%). Những yếu tố ảnh hưởng đến thực
hành tiêm an toàn của điều dưỡng bao gồm: nhóm tuổi, thâm niên cơng tác, thời
điểm tiêm, đường tiêm, thứ tự thực hiện mũi tiêm… [19].
Kết quả nghiên cứu khác được thực hiện tại bệnh viện Xanh Pơn tìm hiểu về
tn thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng cho thấy: tỷ lệ nhóm điều dưỡng
Ngoại khoa thực hành tốt hơn so với nhóm Nội khoa; nhóm điều dưỡng kinh
nghiệm dưới 15 năm thực hành tốt hơn so với nhóm có kinh nghiệm trên 15 năm.
Có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến thực hành của điều dưỡng ở đây, đó là:
nhóm yếu tố tăng cường: có tập huấn, kiểm tra quy định của bệnh viện; nhóm yếu tố


Thư viện ĐH Thăng Long


15

cản trở: có việc quá tải bệnh viện, phương tiện sử dụng, nhiều lần rửa tay/ngày,
không đủ bồn rửa tay… [17].
Nghiên cứu tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức ATNB không đạt khá cao (60%)
và tỷ lệ điều dưỡng đã có kiến thức về ATNB đạt là 40%. Tỷ lệ điều dưỡng có thái
độ về an tồn người bệnh đạt thấp (34,3%); tỷ lệ điều dưỡng có thái độ về an tồn
người bệnh khơng đạt cao tới 65,7% [17].
Yếu tố liên quan với kiến thức về ATNB của điều dưỡng:
- Môi trường làm việc: Điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc chưa đảm
bảo an ninh, an tồn có nguy cơ có kiến thức về ATNB khơng đạt cao gấp 3,45 lần
so với điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc an ninh, an tồn (p<0,05). Điều
này có ý nghĩa thống kê đã giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu hơn và có những chiến
lược đầu tư thích hợp trong vấn đề cải thiện môi trường làm việc tại bệnh viện.
- Hoạt động giám sát: Điều dưỡng đánh giá hoạt động giám sát cơng việc
bình thường/chưa tốt có nguy cơ có kiến thức về ATNB khơng đạt cao gấp 2,08 lần
so với điều dưỡng đánh giá hoạt động giám sát công việc tốt (p<0,05).
Trong vấn đề ATNB, người lãnh đạo giữ vai trị vơ cùng trong cơng tác quản
lý chất lượng, tăng cường hoạt động giám sát, gắn liền với trách nhiệm của từng cấp
lãnh đạo khác nhau, có vai trò khác nhau. Ở đây, nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự quan
trọng của vai trò giám sát ATNB của các Điều dưỡng trưởng khoa.
Yếu tố liên quan với thái độ về ATNB của điều dưỡng:
- Khoa làm việc: Điều dưỡng làm việc tại khoa Nội/Ngoại có nguy cơ có
thái độ về ATNB không đạt cao gấp 5,22 lần so với điều dưỡng so với điều dưỡng
làm việc tại các khoa khác (p<0,05).
- Nguy cơ nhầm thuốc: Điều dưỡng có nguy cơ nhầm thuốc có nguy cơ có

thái độ về ATNB không đạt cao gấp 1,91 lần so với điều dưỡng khơng có nguy cơ
nhầm thuốc (p<0,05) [17].
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Xuân Thiêm, “Kiến thức, thực
hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa hoa Hà Đông năm
2016 và một số yếu tố liên quan” đánh giá trên 203 điều dưỡng đã chỉ ra rằng [22]:


×