Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tình trạng lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh phẫu thuật tim hở tại bệnh viện tim hà nội năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ HUỆ

TÌNH TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH PHẪU THUẬT TIM HỞ
TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG

HÀ NỘI – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ HUỆ
Mã học viên: C01846

TÌNH TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH PHẪU THUẬT TIM HỞ
TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2022

Chuyên ngành : Điều dƣỡng
Mã ngành

: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. NGUYỄN TRẦN THỦY
2. TS. VŨ THY CẦM

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, Bộ môn Điều dưỡng Trường
Đại học Thăng Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong q trình
học tập và hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Trần Thủy, TS Vũ Thy Cầm cùng các
thầy cơ đã giảng dạy, hết lịng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, lãnh đạo khoa cùng tập thể bác sĩ,
điều dưỡng khoa Hồi Sức Ngoại bệnh viện Tim Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn những người bệnh và gia đình người bệnh đã hợp tác và cho tôi
những thông tin quý giá trong quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã ln ở
bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập, làm việc và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thể cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2023
Học viên


Nguyễn Thị Huệ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
Phịng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Thăng Long
Bộ môn Điều dưỡng - Trường Đại học Thăng Long
Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ.
Tôi là Nguyễn Thị Huệ, học viên lớp Cao học Điều Dưỡng, khóa học
2020- 2022 tại Trường Đại học Thăng Long xin cam đoan:
1. Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS Nguyễn Trần Thủy, TS Vũ Thy Cầm.
2. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn trung thực và
khách quan, do tơi thu thập và thực hiện.
3. Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳ một
tạp chí hay một cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Huệ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT


Bảo hiểm y tế

BMI

Body Mass Index

CABG

Phẫu thuật bắc cầu chủ - vành

CI

Khoảng tin cậy

CS

Cộng sự

DALYs

Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật

DSM - IV

Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tâm thần phiên bản 4

ĐTĐ

Đái tháo đường


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GBD

Gánh nặng bệnh tật toàn cầu

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HADS

Hospital Anxiety Depression Scale

ICU

Đơn vị chăm sóc tích cực

Max

Giá trị lớn nhất

NC

Nghiên cứu

Min


Giá trị nhỏ nhất

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

OR

Tỷ suất chênh

PT

Phẫu thuật

PVS

Phỏng vấn sâu

SD

Độ lệch chuẩn

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Đại cương về phẫu thuật tim hở ............................................................................3
1.1.1. Dịch tễ .......................................................................................................................... 4
1.1.2. Phẫu thuật tim hở và các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật tim hở. ........... 5
1.2. Rối loạn lo âu, trầm cảm .......................................................................................6
1.2.1. Lo âu ............................................................................................................................ 6
1.2.2. Trầm cảm..................................................................................................................... 7
1.2.3. Một số thang điểm đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm ở người bệnh.................. 8
1.2.4. Ảnh hưởng của lo âu, trầm cảm đến người bệnh tim mạch nói chung và người
bệnh phẫu thuật tim hở nói riêng .............................................................................. 10
1.2.5. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm ở người bệnh tim mạch nói
chung và người bệnh phẫu thuật tim hở nói riêng ................................................... 11
1.3. Học thuyết điều dưỡng ........................................................................................14
1.4. Các nghiên cứu về rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng này ở người bệnh phẫu thuật tim hở .......................................................14
1.4.1. Trên thế giới .............................................................................................................. 14
1.4.2. Tại Việt Nam. ............................................................................................................ 16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................................. 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................18
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.....................................................................18
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng ............................................................................... 18
2.4.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................................ 19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................19

2.5.1. Nghiên cứu định lượng ............................................................................................ 19
2.5.2. Nghiên cứu định tính. ............................................................................................... 22
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu...............................................................................23


2.6.1. Nhóm thơng tin nhân khẩu học: .............................................................................. 23
2.6.2. Nhóm thông tin về điều kiện kinh tế: ..................................................................... 23
2.6.3. Thông tin về tình trạng bệnh.................................................................................... 23
2.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu .....................................................................26
2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .......................... 27
2.8.1. Hạn chế của nghiên cứu: .......................................................................................... 27
2.8.2. Khống chế sai số trong nghiên cứu ......................................................................... 27
2.9. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................................28
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ............................................................................................... 29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................................29
3.2. Mức độ lo âu, trầm cảm bằng thang đo HADS ở người bệnh phẫu thuật tim hở......35
3.2.1. Mức độ lo âu của người bệnh trước và sau phẫu thuật ......................................... 35
3.2.2. Mức độ trầm cảm của người bệnh trước và sau phẫu thuật ................................. 38
3.3. Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở người bệnh phẫu thuật tim hở ..40
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến lo âu ở người bệnh trước phẫu thuật tim hở .......... 40
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến lo âu ở người bệnh sau phẫu thuật tim hở.............. 44
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh trước phẫu thuật tim hở... 49
3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh sau phẫu thuật tim hở ...... 52
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 55
4.2.1. Đặc điểm lo âu, trầm cảm đặc điểm lo âu của người bệnh trước, sau phẫu thuật
tim hở............................................................................................................................ 61
4.2.2. Sự hỗ trợ của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh .......................................... 67
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm ở người bệnh phẫu thuật
tim hở ................................................................................................................69
4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và tình trạng lo âu, trầm cảm của

đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 69
4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố về trình độ văn hóa, nghề nghiệp với tình trạng lo
âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 69
4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố về tình trạng kinh tế với tình trạng lo âu, trầm cảm
của đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 70
4.3.4. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh với lo âu, trầm cảm........................................ 70


4.3.5. Mối liên quan giữa các yếu tố về môi trường bệnh viện và tình trạng lo âu, trầm
cảm của đối tượng nghiên cứu. .................................................................................. 71
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu. ............................................................. 72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................73
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo về lo âu, trầm cảm của người
bệnh có PT tim hở ............................................................................... 20
Bảng 2.2. Phân tích tổng hợp các hệ số/ Ttem Total Sattistics ........................... 21
Bảng 2.3. Biến số, nhóm biến số, chỉ số và cách tính ......................................... 23
Bảng 2.4. Tỉ lệ BMI ............................................................................................ 26
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu ................................. 29
Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế của đối tượng nghiên cứu ...................................... 31
Bảng 3.3. Đặc điểm tiền sử của người bệnh ...................................................... 32
Bảng 3.4. Thơng tin chung về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu.......... 33
Bảng 3.5. Đặc điểm mạch, huyết áp của người bệnh ......................................... 34
Bảng 3.6. Thông tin chung về môi trường bệnh viện ......................................... 34

Bảng 3.7. Các biểu hiện lo âu của người bệnh.................................................... 35
Bảng 3.8. Các nội dung lo âu trước phẫu thuật của người bệnh ......................... 36
Bảng 3.9. Tỷ lệ các mức độ lo âu của người bệnh theo khung HADS trước và
sau phẫu thuật ..................................................................................... 37
Bảng 3.10. Các biểu hiện trầm cảm của người bệnh .......................................... 38
Bảng 3.11. Tỷ lệ các mức trầm cảm của người bệnh theo khung HADS trước và
sau phẫu thuật...................................................................................... 39
Bảng 3.12. Hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng ....... 39
Bảng 3.13. Một số triệu chứng khác liên quan đến lo âu trầm cảm của người
bệnh ..................................................................................................... 40
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố về đặc điểm chung đến tình trạng lo âu
trước phẫu thuật của người bệnh ....................................................... 40
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tình trạng lo âu trước phẫu thuật với đặc điểm
tình trạng bệnh của người .................................................................. 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố về môi trường bệnh viện, thái độ
NVYT, niềm tin vào thầy thuốc đến tình trạng lo âu của người bệnh
trước phẫu thuật ................................................................................. 43


Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trang lo âu trước phẫu thuật với hoạt động
giáo dục sức khỏe của điều dưỡng ...................................................... 44
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa các yếu tố về đặc điểm chung đến tình trạng lo âu
sau phẫu thuật của người bệnh ........................................................... 44
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tình trạng lo âu sau phẫu thuật với đặc điểm tình
trạng bệnh của người bệnh .................................................................. 46
Bảng 2.20. Mối liên quan giữa các yếu tố về môi trường bệnh viện, thái độ
NVYT, niềm tin vào thầy thuốc đến tình trạng lo âu của bệnh nhân
sau phẫu thuật...................................................................................... 47
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tình trạng lo âu sau phẫu thuật với hoạt động giáo
dục sức khỏe của điều dưỡng .............................................................. 48

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm trước phẫu thuật với đặc điểm
chung của người bệnh ........................................................................ 49
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm trước phẫu thuật với đặc
điểm tình trạng bệnh của người bệnh.................................................. 50
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trầm cảm trước phẫu thuật với đánh giá cơ sở vật
chất và ảnh hưởng lo âu của người bệnh khác tới người bệnh ........... 51
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trầm cảm trước phẫu thuật và hoạt động giáo dục
sức khỏe. ............................................................................................. 51
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa trầm cảm sau phẫu thuật với đặc điểm chung của
người bệnh........................................................................................... 52
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm sau phẫu thuật với đặc điểm
tình trạng bệnh của người bệnh........................................................... 53
Bảng 3.28.Mối liên quan giữa trầm cảm sau phẫu thuật với đánh giá cơ sở vật
chất và ảnh hưởng lo âu của người bệnh khác tới người bệnh .......... 53
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa trầm cảm sau phẫu thuật và hoạt động giáo dục
sức khỏe .............................................................................................. 54


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .............................. 30
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ...................................30
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm bệnh mạn tính kèm theo của người bệnh ................................ 32
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm thể trạng của người bệnh .........................................................33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật tim hở là điều trị chuyên sâu, giúp làm giảm triệu chứng, giảm điều trị
bằng thuốc, kéo dài cuộc sống và tăng chất lượng sống cho các bệnh nhân mắc bệnh tim

mạch. Hiện nay, phẫu thuật tim hở là phẫu thuật được thực hiện rất phổ biến tại Việt Nam
và các nước trên thế giới. Phẫu thuật mạch vành được thực hiện ở 65% bệnh nhân và
29,4% kết hợp mạch vành và van tim. Hai phần ba số bệnh nhân mạch vành có từ ba cầu
nối trở lên, 25% có hai cầu nối và chỉ 9% có một cầu nối. Phẫu thuật van động mạch chủ
chiếm 57% trong các thủ thuật van, sửa hoặc thay van hai lá 29% và thủ thuật hai van
chiếm 14%. Có 489 (2,6%) ca phẫu thuật trên động mạch chủ ngực, trong đó một phần ba
liên quan đến gốc động mạch chủ và 18% là cung động mạch chủ. Sửa thông liên nhĩ
chiếm 236 thủ thuật (1,2%) và có 136 ca ghép tim [65].
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học, phẫu thuật tim hở đã đạt được
những thành cơng nhất định, tuy nhiên vẫn có nguy cơ biến chứng và thất bại của phương
pháp điều trị như các biến chứng từ chảy máu, tai biến thần kinh, nhiễm trùng, rối loạn
nhịp tim, suy tim đến tử vong. Theo InsCor, 73,6% bệnh nhân có nguy cơ thấp, 20,3%
nguy cơ trung bình và chỉ 6,1% nguy cơ cao. Trong mẫu này, 11 (7,4%) bệnh nhân tử
vong. Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân được phân loại nguy cơ thấp, trung bình và cao
lần lượt là 6,3, 7,1% và 11,1% [36]. Theo tác giả Mohamed Mousa Elsaed nghiên cứu
hiện tại đã kết luận rằng các dấu hiệu sinh tồn trước phẫu thuật và sử dụng thuốc co bóp
tim trước phẫu thuật, trong phẫu thuật ngồi việc trì hỗn hồi tỉnh sau phẫu thuật và lưu lại
ICU (hồi sức) sau phẫu thuật, là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng kết quả phẫu
thuật tim [34]. Ngồi ra khơng ít các trường hợp có biểu hiện rối loạn tâm thần…Tỷ lệ lo
âu và trầm cảm của bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở dao động từ 10 đến 60% và thường
cao hơn so với những người bệnh trải qua phẫu thuật nói chung. Bệnh nhân bị rối loạn
tâm thần chiếm 0,5-2% trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành và tỷ lệ này cao hơn trên các
bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim hở (4-10%) [64]. Các rối loạn lo âu phổ biến nhất là rối
loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng sợ với tỷ lệ từ 0 đến 11%. Các rối loạn lo âu khác là
ám ảnh (2,5–4,3%) [30]. Sự hồi phục ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở là một thách thức
cho chính bệnh nhân và cả gia đình họ. Đó sẽ là chuỗi ngày phải hoạt động nhiều và mệt
nhọc, phải đạt mục tiêu điều trị, có những lúc vui buồn, căng thẳng, lúc lạc quan khi chán
nản… xảy ra trong suốt quá trình hồi phục thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Ngược
lại cũng có người trở nên bi quan, quá lo lắng về sức khỏe sau mổ, điều này cũng ảnh
hưởng không tốt đến q trình hồi phục và có thể làm bệnh dễ tái phát. Rối loạn lo âu là



2
phổ biến, dai dẳng, chúng có một ảnh hưởng dài hạn lên chất lượng cuộc sống, nghề
nghiệp và sức khỏe ở người bệnh phẫu thuật tim.
Như vậy, có thể thấy bên cạnh việc điều trị về thể chất thì người bệnh phẫu thuật
tim hở rất cần được quan tâm chăm sóc về mặt tâm thần. Những cảm xúc tiêu cực, lo
âu, buồn phiền mà người bệnh phẫu thuật tim hở đang trải qua hàng ngày cần được
chú ý phát hiện, tìm hiểu và có những giải pháp chăm sóc phù hợp nhằm mang đến
hiệu quả điều trị tốt nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tim mạch của Thành
phố Hà Nội (Quyết định số 3136/QĐ-SYT ngày 25/10/2012 của Sở Y tế Hà Nội), mỗi
năm có khoảng 10.000 ca bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện, với tỉ lệ phẫu thuật tim
dao động 10% – 15%, tương đương mỗi năm bệnh viện phẫu thuật khoảng 1000 –
1500 ca, nhưng các thông tin về lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan đến lo âu,
trầm cảm của người bệnh phẫu thuật tim hở còn hạn chế.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc, tăng sự hài lịng của người bệnh thì việc hiểu
được tâm lý của người bệnh là một vấn đề cần thiết. Với mong muốn xác định mức độ
lo âu, trầm cảm của người bệnh phẫu thuật tim hở và tìm hiểu về một số yếu tố liên quan
đến lo âu, trầm cảm để từ đó có hướng can thiệp phù hợp giúp người bệnh giảm lo âu,
tăng khả năng phục hồi sớm sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian điều trị. Đó là lý do chúng
tơi thực hiện đề tài: “Tình trạng lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người
bệnh phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2022” với mục tiêu sau:
1.

Mơ tả tình trạng lo âu, trầm cảm ở người bệnh phẫu thuật tim hở tại bệnh viện
Tim Hà Nội năm 2022.

2.


Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh
phẫu thuật tim hở.


3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cƣơng về phẫu thuật tim hở
Định nghĩa: Phẫu thuật tim hở là những phẫu thuật ở tim và mạch máu lớn có sử
dụng hệ thống máy tuần hoàn ngoài cơ thể (máy tim phổi nhân tạo) để điều trị những
biến chứng của bệnh mạch vành (ví dụ như bắc cầu động mạch vành), sửa chữa bệnh
tim bẩm sinh, bệnh lý van tim do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nội tâm
mạc, thấp tim, xơ vữa và bao gồm cả ghép tim [9]
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, các phẫu thuật viên đã có thể thực hiện nhiều
kỹ thuật mổ tim chun sâu giúp xử trí những ca bệnh khó, phức tạp:
 Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG)

Sự phát triển của máy tim phổi đã mở ra kỷ nguyên phẫu thuật tim hiện đại. Phẫu
thuật CABG vẫn là phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật
tim ngày nay [31]. Phương pháp này dùng động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh của
chính người bệnh để nối và cung cấp máu qua động mạch vành bị tắc. Động mạch
hoặc tĩnh mạch được ghép sẽ bắc cầu đi qua động mạch vành bị tắc nghẽn, tạo một con
đường mới cho máu chảy đến cơ tim, đảm bảo lưu lượng máu ni tim. CABG có thể
bắc cầu nhiều động mạch vành bị tắc nghẽn trong một lần phẫu thuật.
 Sửa chữa hoặc thay thế van tim

Bộ máy van tim có cấu trúc gồm lá van, vịng van, dây chằng và cơ nhú. Lá van
rất uyển chuyển, đóng mở nhịp nhàng theo nhịp đập của tim. Vòng van giữ van tim
nằm cố định trong buồng tim. Lá van được đóng mở theo cử động của cơ tim nhờ dây
chằng và cơ nhú. Mọi tác động và tổn thương ở các bộ phận này sẽ gây ra bệnh van

tim. Để khắc phục vấn đề về van tim, bác sĩ sẽ phẫu thuật sửa van, thay thế bằng van
nhân tạo hoặc van sinh học. Hiện nay, phẫu thuật thay van là phương pháp điều trị
truyền thống, phẫu thuật van tim cải thiện khả năng sống sót, tỷ lệ mắc bệnh và chất
lượng cuộc sống của người bệnh.


4
 Phẫu thuật động mạch chủ : Điều trị phẫu thuật cho tất cả các loại tình trạng

động mạch chủ ngực, bao gồm cả bệnh lý động mạch chủ tăng dần trong bệnh Marfan,
bóc tách động mạch chủ và phình động mạch chủ và lồng ngực
 Các phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh
 Ghép tim

Suy tim là tình trạng tim bị tổn thương hoặc yếu đi, khiến tim không thể bơm đủ
máu nuôi cơ thể. “Giai đoạn cuối là giai đoạn nghiêm trọng đến mức tất cả các phương
pháp điều trị đều thất bại, ngoại trừ ghép tim. Ghép tim là phương pháp điều trị dứt
điểm cho bệnh suy tim giai đoạn cuối, là phẫu thuật thay thế trái tim bệnh của một
người bằng một trái tim khỏe mạnh từ một người hiến tặng đã qua đời [62].
1.1.1. Dịch tễ
Mỗi năm, hơn 2 triệu người trên thế giới phẫu thuật tim hở để điều trị các vấn đề
về tim khác nhau [40]. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể phẫu thuật tim. Tùy thuộc
vào vấn đề tim của người bệnh, phẫu thuật viên có thể đề xuất các loại phẫu thuật tim
khác nhau. Phẫu thuật tim được thực hiện ở khoảng 500 đến 1500 trên 100.000 dân số,
hoặc khoảng 1 triệu người ở Châu Âu. Các dịch vụ phẫu thuật tim thường điều trị một
số nhóm người bệnh với các bệnh lý điển hình và các yêu cầu chăm sóc đặc biệt khác
nhau. Mức độ phẫu thuật tim được thực hiện trên thực tế dao động từ 0,5 phần triệu ở
các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp được đánh giá (trung bình 107 ± 113
mỗi triệu; đại diện cho dân số 1,6 tỷ) đến 500 ở các quốc gia có thu nhập trên trung
bình (trung bình 270 ± 163 trên triệu đại diện cho dân số 1,9 tỷ). Nhu cầu chưa được

đáp ứng phẫu thuật tim hở không chỉ phổ biến ở các nước thu nhập thấp mà còn cao
một cách đáng lo ngại ở các nước có thu nhập trung bình [73].
Mặc dù phẫu thuật tim đã được cải tiến cả về kĩ thuật phẫu thuật và gây mê hồi
sức. Nó vẫn được xếp vào loại phẫu thuật lớn có nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật
cao. Tại bệnh viện Suratthani Thái Lan (2017-2018) đã ghi nhận tổng biến chứng
sau mổ là 68,6%. Chúng được phân loại là: hệ tim mạch 54,3%; hệ hô hấp 29,3%;
hệ thần kinh1,4%; hệ thống thận 25,7%; nhiễm trùng 5%; và mổ lại 7,9%, tỉ lệ tử
vong là 7,9% [28]. Biến chứng tiêu hóa (GI) xảy ra sau, chiếm khoảng 0,4–2,9%
các thủ thuật phẫu thuật tim [26]. Mặc dù không thường xuyên, đây là một trong


5
những biến chứng nghiêm trọng của phẫu thuật tim với tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ
tử vong là 14–63% [42].
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, nhiều biến cố nguy hiểm cũng có thể xảy ra
như: chảy máu, nhiễm trùng, nhịp tim bất thường, ngừng tim, chèn ép tim. Sau phẫu
thuật tim, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… do
cục máu đông, suy thận, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, xuất huyết do dùng thuốc
chống đông kéo dài. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, tỷ lệ các biến
chứng này đã được giảm thiểu. Chủ yếu người bệnh và gia đình cần chú ý đến các biến
chứng xuất hiện trong quá trình hậu phẫu. Các biến chứng thường gặp và nguy hiểm
nhất: Biến chứng do cục máu đông, kẹt van tim, trường hợp huyết khối làm kẹt van
tim nhân tạo chiếm 0,3 – 1,3% người bệnh thay van tim mỗi năm, nhồi máu cơ tim,
đột quỵ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, xuất huyết khi dùng thuốc chống đông kéo
dài, suy giảm hoặc rối loạn chức năng thận.
1.1.2. Phẫu thuật tim hở và các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật tim hở.
Kết quả phẫu thuật tim hở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tỷ lệ các yếu tố nguy cơ
thường gặp như sau: tăng huyết áp 43,6%, đái tháo đường 16,7%, bệnh động mạch
ngoài tim 2,9%, suy thận mạn 3,5%, bệnh phổi mãn 3,9%, phẫu thuật tim trước đó
7,3% và suy chức năng thất trái 31,4%. Phẫu thuật mạch vành chiếm 63,6% tổng số

các thủ thuật và 29,8% bệnh nhân đã phẫu thuật van. Tử vong chung tại bệnh viện là
4,8%. Tỷ lệ tử vong do phẫu thuật mạch vành là 3,4%. Khi khơng có bất kỳ yếu tố
nguy cơ nào có thể xác định được, tỷ lệ tử vong là 0,4% đối với phẫu thuật mạch vành,
1% đối với phẫu thuật van hai lá, 1,1% đối với phẫu thuật van động mạch chủ và 0%
đối với sửa thơng liên nhĩ [36]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng và dự đoán kết quả sau
phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tuổi, đái tháo đường và tăng huyết áp tâm thu
riêng biệt là các yếu tố trước phẫu thuật có mối tương quan chặt chẽ với tỷ lệ tử vong
và bệnh tật sau CABG. Thêm vào đó, mức độ suy thận và suy tim tương quan với kết
quả phẫu thuật kém hơn. Việc sử dụng động mạch vú bên trong bên trái đã thay đổi kết
quả và đã được chứng minh lợi thế so với việc sử dụng ống dẫn tĩnh mạch. Các kỹ
thuật xâm lấn tối thiểu mới hơn có tiềm năng tối ưu hóa kết quả hơn nữa [60].


6
Trước đây khi kỹ thuật y học và gây mê hồi sức chưa hồn thiện, tỉ lệ thành cơng
của mổ thay van tim chỉ 60-70%. Cho đến ngày nay nhờ những tiến bộ vượt bậc trong
kỹ thuật mổ, tạo hình van tim, chế tạo các loại van tim, gây mê hồi sức và chẩn đốn
hình ảnh giúp chẩn đốn chính xác các tổn thương van tim trước khi quyết định phẫu
thuật. Tất cả những điều đó đã làm tăng tỉ lệ thành công trong phẫu thuật thay van tim
đơn thuần lên đến 92-95%. Tuy nhiên kết quả phẫu thuật còn phụ thuộc rất nhiều yếu
tố khác như mức độ tổn thương của van tim, các tổn thương khác đi kèm như hẹp động
mạch vành, các bệnh của toàn thân như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính... và tổng trạng chung của người bệnh.
1.2. Rối loạn lo âu, trầm cảm
1.2.1. Lo âu
1.2.1.1. Khái niệm lo âu
- Lo âu là một trạng thái căng thẳng cảm xúc, là hiện tượng phản ứng của con
người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người
phải tìm cách vượt qua, tồn tại. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy
hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe

doạ. [17].
- Rối loạn lo âu là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa
được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý
nghĩ hay hành động quá mức hay vô lý.
- Rối loạn lo âu là sự đáp ứng khơng phù hợp với các kích thích của cơ thể và
môi trường (cường độ và thời gian).
1.2.1.2. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu
- Triệu chứng tâm thần: cơ bản là lo âu, hoảng sợ, trạng thái bồn chồn bất an ở
bất kỳ mức độ nào, thường phát sinh cấp, thời gian diễn biến bệnh kéo dài nhiều ngày
nhiều tuần, có khi xuất hiện những cơn hoảng sợ cấp, lặp đi lặp lại.
+ Chủ đề: Khơng có chủ đề rõ ràng mang tính chất vơ lý, mơ hồ (lo lắng về
tương lai...). một số ít có thể có chủ đề biệt định.
+Thời gian: Kéo dài lặp đi lặp lại, gây khó nhiều khó chịu cho người bệnh.
- Những biểu hiện cơ thể: luôn được người bệnh quan tâm nhất.


7
Hơ hấp: khó thở đa dạng như nghẹt thở, nặng tức vùng ngực.
Tim mạch: đánh trống ngực, mạch nhanh, đau vùng trước tim được mơ tả như
nóng bỏng, đau nhói hoặc bóp chặt lại... thường kèm theo với rối loạn cảm giác.
Tiêu hoá: co thắt dạ dày và ruột kèm đau nhói hoặc co thắt, nơn, buồn nơn, ỉa
chảy, mót rặn, hoặc khô miệng...
Tiết niệu: đái dắt, đái nhiều lần/ngày...
Thần kinh-cơ: run, rung mặt đặc biệt rung mí mắt và run chân tay.
Cảm giác giác quan và da: tăng và loạn cảm giác, sởn da gà, tiết nhiều mồ hôi,
đau nhói, nghe kém, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt...
1.2.2. Trầm cảm
1.2.2.1. Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức
chế toàn bộ hoạt động tâm thần.Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, trầm cảm

điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú,
giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời
gian ít nhất là 2 tuần. Ngồi ra, cịn có các triệu chứng khác như giảm sự tậptrung chú
ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng, nhìn vào tương
lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít
ngon miệng...
1.2.2.2. Biểu hiện lâm sàng (ICD-10)
Ba triệu chứng chủ yếu thường gặp ở bất kỳ mức độ nào của một giai đoạn trầm cảm:
- Khí sắc trầm
- Mất quan tâm thích thú và mọi ham muốn
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động chỉ sau một cố
gắng nhỏ.
Bảy triệu chứng phổ biến khác:
- Giảm sự tập trung và sự chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
- Những ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng
- Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan


8
- Ý tưởng và hành vi huỷ hoại hoặc tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- Ăn ít ngon miệng.
Tám triệu chứng cơ thể:
- Mất quan tâm hay những ham thích trong những hoạt động thường ngày gây
ham thích.
- Khơng có phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh
thường có thể làm cho vui thích.
- Buổi sáng thức giấc trước giờ thường ngày 2 giờ hoặc sớm hơn.
- Trạng thái trầm cảm thường xấu hơn vào buổi sáng.

- Chậm chạp về tâm lý vận động.
- Ăn mất ngon rõ rệt.
- Sút cân 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước.
- Mất dục năng rõ rệt.
1.2.3. Một số thang điểm đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm ở người bệnh
Có nhiều thang điểm trắc nghiệm để đánh giá các mức độ rối loạn tâm lý ở bệnh
nhân, trong đó có thang đo lo âu Zung, thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State-Trait
Anxiety Inventory), thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale –
HARS), thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory), thang
đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân tại bệnh viện (HADS)…
Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self - Rating Anxiety Scale):
Do W.W. Zung (1971) đề xuất là một phương pháp xác định mức độ lo lắng ở
những bệnh nhân có các triệu chứng lo âu chủ yếu tập trung vào những rối loạn phổ
biến nhất, những vấn đề căng thẳng thường gây ra lo lắng [75]. Test này được Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu bao gồm 20 câu
hỏi trong đó 15 câu hỏi về gia tăng sự lo lắng và 5 câu giảm. Có hai dạng đánh giá là
tự đánh giá và đánh giá lâm sàng. Các câu hỏi được tính điểm theo 4 mức tần suất xuất
hiện triệu chứng [74].


9
Thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State-Trait Anxiety Inventory):
Để đo lường sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo âu hiện
tại. Có hai loại phiên bản cho cả người lớn và trẻ em. Công cụ này là 2 bảng tự đánh
giá gồm tổng số 40 câu hỏi, mỗi bảng là 20 câu, người bệnh sẽ tự đánh giá theo các
mức độ và được quy ra điểm: 1 điểm, 2 điểm, 3 điểm và 4 điểm. Ở mỗi bảng, số điểm
nằm trong khoảng 20-80 điểm, điểm càng cao thì càng cho thấy sự lo lắng nhiều hơn.
Với người lớn, thời gian yêu cầu để hoàn thành bảng đo là 10 phút. Đây là một phương
pháp đánh giá nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng và rất phổ biến trên thế giới, được dịch
ra nhiều loại ngơn ngữ khác nhau, tuy nhiên khi muốn tìm sự thay đổi về tâm lý trong

một khoảng thời gian ngắn thì thang đo này vẫn cịn hạn chế do mục đích tìm các dấu
hiệu lo âu đã tồn tại trong thời gian dài [44],[45].
Thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale – HARS) :
Đây là thang đo được sử dụng rất rộng rãi trên lâm sàng đặc biệt là trong các
nghiên cứu hiệu quả điều trị lo âu [45],[67]. Thang đo này bao gồm 14 nhóm câu hỏi
cho các triệu chứng và tương đối chi tiết, thường được sử dụng đánh giá các triệu
chứng lo âu trong rối loạn lo âu lan tỏa.
Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory):
Được A.T. Beck và cộng sự (1961) đề xuất, được gợi ý từ những quan sát lâm
sàng bệnh nhân trầm cảm, nhất là từ liệu pháp tâm thần. Test này được Tổ chức y tế
thế giới (WHO) thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương
pháp điều trị, được dung phổ biến tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc gia từ năm
1989. Test bao gồm 21 câu hỏi, đánh số thứ tự từ 1 đến 21, mỗi câu có từ 4 đến 6 mục
nhỏ, tổng cộng 95 mục nhỏ. Mỗi mục đi sâu, khảo sát từng đặc điểm triệu trứng của
trầm cảm ở các mức điểm 0, 1, 2, 3. Kết quả được phân tích theo các mức độ:
< 14 điểm: Khơng có trầm cảm
14 đến 19 điểm: Trầm cảm nhẹ
20 đến 29 điểm: Trầm cảm vừa
≥ 30 điểm: Trầm cảm nặng [23].


10
Thang đánh giá lo âu và trầm cảm trên ngƣời bệnh tại bệnh viện HADS
(Hospital Anxiety Depression Scale):
Đây là công cụ có giá trị và đáng tin cậy để sàng lọc, đánh giá các triệu chứng lo
âu và trầm cảm của người bệnh tại bệnh viện [46],[63]. Thang đo này rất đơn giản, dễ
hiểu và dễ dàng hoàn thành trong khoảng thời gian chưa đến 5 phút, gồm 14 câu hỏi tự
trả lời về những triệu chứng của chính người bệnh trong thời gian tuần kế trước, bao
gồm 7 câu đánh giá lo âu (HADS – A) và 7 câu cho trầm cảm (HADS – D). Mỗi câu
hỏi có 4 lựa chọn theo các mức độ tương ứng với các số điểm từ 0 đến 3. Sau khi tính

tổng điểm cho mỗi phần, từ 11 điểm trở lên là rối loạn lo âu hay trầm cảm thực sự, từ 8
đến 10 điểm là có thể có triệu chứng của lo âu hay trầm cảm, từ 0 đến 7 điểm là bình
thường [46]. HADS đã được chứng minh được tính giá trị và tính ổn định trong nhiều
nghiên cứu [24],[46]. HADS cũng đã được dịch sang tiếng Việt và cũng được kiểm tra
tính giá trị, tính ổn định phù hợp để đo lường sự lo âu của NB (người bệnh) trước PT
(phẫu thuật) và đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại Việt Nam [15],[29]. Đặc
biệt hơn, bộ công cụ này đã được tác giả Nguyễn Hoàng Long sử dụng đánh giá sự lo
âu của NB trước PT ổ bụng tại 3 BV lớn ở Hà Nội, trong đó có BV hữu nghị Việt Đức
[56]. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng HADS để xác định sự lo âu,
trầm cảm của NB phẫu thuật tim hở.
1.2.4. Ảnh hưởng của lo âu, trầm cảm đến người bệnh tim mạch nói chung và
người bệnh phẫu thuật tim hở nói riêng
Lo âu và các rối loạn liên quan thường gặp ở NB mắc bệnh tim mạch có thể ảnh
hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch. Rối loạn lo âu có liên quan đến sự khởi phát và
tiến triển của bệnh tim, và trong nhiều trường hợp có liên quan đến các kết cục bất lợi
về tim mạch, bao gồm cả tử vong. Cả cơ chế sinh lý (rối loạn chức năng tự chủ, viêm,
rối loạn chức năng nội mô, thay đổi kết tập tiểu cầu) và cơ chế hành vi sức khỏe có thể
giúp giải thích mối quan hệ giữa rối loạn lo âu và bệnh tim mạch. Với mối liên hệ giữa
rối loạn lo âu và sức khỏe tim kém, việc xác định và điều trị kịp thời, chính xác những
tình trạng này là điều quan trọng hàng đầu [27]. Trong số các người bệnh bị bệnh tim,
chẳng hạn như bệnh động mạch vành hoặc suy tim rối loạn lo âu là rất phổ biến. Trong
một phân tích tổng hợp gần đây của 38 nghiên cứu, Easton và các đồng nghiệp ước


11
tính rằng 32% bệnh nhân suy tim (HF) có mức độ lo lắng tăng cao và 13% đáp ứng các
tiêu chí về rối loạn lo âu [32]. Những tỉ lệ này cao hơn đáng kể so với trong dân số nói
chung và làm nổi bật những tình trạng nguy cơ cao của người bệnh tim mạch đối với
những chứng bệnh này. Trái ngược với phản ứng thoáng qua của các triệu chứng tim
mạch hoặc một sự cố ở tim, lo âu có thể tồn tại trong nhiều trường hợp [66]. Những cá

nhân có gia tăng đáng kể sự lo âu sau một giai đoạn của hội chứng mạch vành cấp tính
thì chỉ có 50% hết lo âu trong vịng một năm sau khi có các sự cố, điều này cho thấy
rằng đối với nhiều người bệnh thì lo âu có thể vẫn là một căn bệnh mạn tính. Tâm lý
trị liệu cũng là một phần rất quan trọng để giúp người bệnh phẫu thuật tim hở có thể
giảm bớt lo âu, căng thẳng và tập trung điều trị, phục hồi chức năng một cách hiệu quả
nhất.
Rất nhiều người bệnh phẫu thuật tim hở bị các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu
dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống, cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị
bệnh. Đánh giá các yếu tố tâm lý xã hội, đặc biệt là đánh giá liên tục về lo âu, có thể
giúp phân tầng nguy cơ, dự đốn tình trạng chức năng và chất lượng cuộc sống ở
người bệnh sau phẫu thuật tim mạch. Hơn nữa, việc đánh giá tình trạng khỏe mạnh
trước phẫu thuật nên được lồng ghép trong chăm sóc định kỳ để xác định và hỗ trợ
những ngươi bệnh có mức độ lo âu cao hơn [38].
1.2.5. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm ở người bệnh tim mạch nói
chung và người bệnh phẫu thuật tim hở nói riêng
1.2.5.1. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm ở người bệnh tim mạch.


Yếu tố nhân khẩu học

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với
điểm số lo âu của NB trước PT, phụ nữ có điểm số lo âu trước PT cao hơn nam giới
[43],[48]. Sự khác biệt về giới tính trong lo âu giữa các bệnh nhân phẫu thuật mạch
vành đã được báo cáo. Phụ nữ có nhiều khả năng bị lo âu hơn [49]. Olsen và cộng sự
báo cáo rằng nguy cơ lo âu và rối loạn cảm xúc ở nữ giới cao hơn đáng kể so với nam
giới [59]. Điểm lo âu trước PT tăng theo trình độ giáo dục và giảm dần theo tuổi
[34],[54]. Mức độ lo âu cao hơn đáng kể ở người độc thân, ly dị [37],[53]. Những


12

người làm nghề nội trợ có điểm lo âu cao hơn những người đang làm việc và những
người nghỉ hưu [35].
 Trình độ học vấn thấp
Trình độ học vấn thấp phân loại một cá nhân chưa hoàn thành hoặc chỉ hồn
thành chương trình giáo dục bắt buộc 9 năm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
trình độ học vấn thấp có liên quan đến chứng trầm cảm và lo âu thường xun hơn
[61]. Do đó, chúng tơi giả định rằng giáo dục ảnh hưởng đến tâm lý và tâm trạng của
NB bằng cách ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về bệnh của họ.
 Hút thuốc và uống rƣợu
Các nghiên đã chỉ ra rằng ở nam giới và phụ nữ, điểm số lo âu có liên quan trực
tiếp đến việc hút thuốc, giúp điều chỉnh độ nhạy cảm với lo âu [39],[61]. WolitzkyTaylor và cộng sự phát hiện ra rằng những NB có vấn đề về rượu có thể được điều trị
hiệu quả chứng rối loạn lo âu ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu [70]. Có vẻ như việc
sử dụng rượu có thể giúp giảm bớt lo âu. Các bằng chứng khác cho thấy rằng uống
rượu kết hợp với hút thuốc lá làm giảm lo âu [25]. Tuy nhiên rượu và thuốc lá không
được sử dụng để làm giảm lo âu của người bệnh bởi các tác hại của chúng đến sức
khỏe người bệnh.
1.2.5.2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm ở người bệnh phẫu thuật
tim hở.
Theo Nigussie [53], có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý NB, như
đặc điểm các giai đoạn phát triển và những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, đặc điểm
nhân cách, các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc, các yếu tố môi trường: người chăm sóc
lúc nằm viện, chẩn đốn bệnh, số ngày nằm viện, bệnh kèm theo, số lần PT trước,
phương pháp PT, sự hỗ trợ từ bạn bè/gia đình, sự hỗ trợ từ NVYT (nhân viên y tế),
nhận thức về bệnh của NB.
 Yếu tố bệnh tật
Theo nghiên cứu của Henok Mulugeta đã chỉ ra rằng NB có tiền sử trải nghiệm
PT trước đây ít lo âu hơn so với NB lần đầu tiên PT [50]. Theo Hernandez-Palazon J
và cộng sự, thời gian chờ trước PT > 2 ngày là yếu tố nguy cơ đáng kể với chứng lo âu



13
trước PT [41]. Theo Ali, Achmet và cộng sự, phương pháp PT (mổ nội soi hay mổ mở)
cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự lo âu của NB trước PT [21].
 Chi phí nằm viện cao
Liu nhận thấy rằng những người chi nhiều tiền hơn cho việc điều trị có xu hướng
nghĩ rằng bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như lo âu hoặc
trầm cảm [47]. Hơn nữa, chi phí cao của người bệnh sau khi khởi phát làm tăng áp lực
kinh tế ở những NB tự trả tiền, những người có xu hướng trải qua trạng thái cảm xúc
đau khổ [51]. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực của NB có thể được giảm bớt bằng
chính sách bảo hiểm y tế [39]
 Yếu tố hỗ trợ của ngƣời thân
Khi nằm viện, NB thường có tâm lý mặc cảm lo âu cho người thân trong gia
đình, sợ bệnh tật sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình, sợ bản thân sẽ là
gánh nặng cho gia đình, sợ khơng được người thân quan tâm [1].
Theo Seifu Nigussie, đã chỉ ra lý do phổ biến nhất của sự lo âu là nỗi sợ
không nhận được đủ sự quan tâm từ những người chăm sóc [53]. Theo Nguyễn
Tấn Việt, tăng cường sự hỗ trợ từ gia đình sẽ làm giảm đáng kể tình trạng lo âu
của NB trước PT [15].
 Yếu tố hỗ trợ của nhân viên y tế
Giữa NB và NVYT là mối quan hệ giữa con người với con người, giữa nhân cách
với nhân cách. Điều trị NB một cách toàn diện, nghĩa là người thầy thuốc đồng thời
với quá trình tích cực cứu chữa bệnh tật, phải hết lịng chăm lo, nâng đỡ tâm lý, tinh
thần cho NB, giúp cho người khắc phục các yếu tố gây stress, tránh những gánh nặng
tâm lý trong khám, chữa bệnh cũng như trong quá trình hồi phục sức khỏe [19]. Nhiều
nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng NB được NVYT hướng dẫn giáo dục trước PT đã giúp
họ giảm đáng kể lo âu trước PT [19].
 Yếu tố hiểu biết về bệnh của ngƣời bệnh
Theo nghiên cứu của Vandana BN và cộng sự tại Ấn Độ chỉ ra rằng những NB
được thông báo rõ về quy trình PT trước đó có sự lo âu trước PT ít hơn đáng kể so với
những người không biết [54].



14
1.3. Học thuyết điều dƣỡng
Định nghĩa điều dưỡng và Học thuyết nhu cầu cơ bản của Henderson
Virginia Henderson (1960) xác định rằng: "Chức năng duy nhất của người điều
dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc hồi phục sức khỏe của ngựời bệnh hoặc
người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện nếu
họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập
càng sớm càng tốt". Theo Handerson chức năng nghề nghiệp của người điều dưỡng là
chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày (1973).
Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh bao gồm các nhu cầu
về: Hô hấp bình thường; Ăn uống đầy đủ; Chăm sóc bài tiết; Ngủ và nghỉ ngơi; Vận
động và tư thế đúng; Mặc quần áo thích hợp; Duy trì nhiệt độ cơ thể; Vệ sinh cơ thể;
Tránh nguy hiểm, an toàn; Được giao tiếp tốt; Tơn trọng tự do tín ngưỡng; Được tự
chăm sóc, làm việc; Vui chơi và giải trí.
Người bệnh có PT tim mạch thường phải đối mặt với những lo âu, mệt mỏi về
thể chất và tinh thần. Xác định tình trạng lo âu và giúp họ có tâm lý tốt nhất để đối đầu
với cuộc mổ là nhiệm vụ của điều dưỡng. Bên cạnh việc tìm ra các yếu tố lo âu trước
PT, điều dưỡng cần tìm những yếu tố gì liên quan gây cho NB có lo âu nhiều hơn. Mặt
khác NB có PT tim mạch cần chăm sóc điều dưỡng tồn diện. Do vậy nghiên cứu của
chúng tơi áp dụng mơ hình học thuyết Handerson nhằm xác định vấn đề chăm sóc
NB theo đúng 14 nhu cầu cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề tâm sinh lý của
NB. Chúng tôi xác định nhu cầu chăm sóc của NB có PT tim hở là giảm lo âu trước
và sau PT; can thiệp của điều dưỡng là sự hỗ trợ chăm sóc của điều dưỡng; biến dự
báo tác động đến lo âu, trầm cảm của NB chính là những yếu tố cá nhân của NB như:
giới, tuổi, tình trạng kinh tế, tình trạng bệnh, mơi trường bệnh viện và những hỗ trợ
của điều dưỡng.
1.4. Các nghiên cứu về rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố ảnh hƣởng đến
tình trạng này ở ngƣời bệnh phẫu thuật tim hở

1.4.1. Trên thế giới
Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về bệnh tim mạch chủ yếu tập trung vào các yếu
tố nguy cơ sinh học (rối loạn glucose máu, rối loạn lipid máu, các yếu tố viêm...) và lối


×