Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

NHậN xét TìNH TRạNG rối LOạN THáI DƯƠNG hàm, NHU cầu điều TRị và một số yếu tố LIÊN QUAN ở NGƯờI CAO TUổITạI THàNH PHố hồ CHí MINH năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 97 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VN TH NHUNG

NHậN XéT TìNH TRạNG RốI LOạN
THáI DƯƠNG HàM, NHU CầU ĐIềU
TRị Và
MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ở NGƯờI
CAO TUổI TạI THàNH PHố Hồ CHí
MINH NĂM 2015
LUN VN THC S Y HC


H NI - 2016
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VN TH NHUNG

NHậN XéT TìNH TRạNG RốI LOạN
THáI DƯƠNG HàM, NHU CầU ĐIềU
TRị Và
MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ở NGƯờI
CAO TUổI TạI THàNH PHố Hồ CHí


MINH NĂM 2015
Chuyờn ngnh : Rng hm mt
Mó s

: 60720601

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Phm Nh Hi


HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự quan tâm sâu sắc, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình cùng với sự động
viên khích lệ không nhỏ từ thầy cô, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Như
Hải, người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tận tình, giúp tôi bước những
bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học. Cảm ơn thầy!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Trương Mạnh
Dũng, TS. Vũ Mạnh Tuấn, NCS. Hà Ngọc Chiều và các thầy cô đã nhiệt tình
chỉ dạy, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế thành
phố Hồ Chí Minh, Hội người cao tuổi thành phố Hồ Chí Minh, phòng y tế và
các trạm y tế của các quận 3, quận 5 và quận 11, thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và phối hợp chặt chẽ để tôi có thể tổ chức
khám, lấy số liệu một cách thuận lợi nhất.
Tôi xin cảm ơn các bạn lớp Cao học 23, lớp Chuyên khoa I khóa 19, Nội
trú 39 đã không quản khó khăn, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu.

Cuối cùng, bằng sự chân thành nhất, tôi xin cảm ơn gia đình, bố mẹ và
các bạn bè thân thiết đã luôn ở cạnh động viên, khuyến khích tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2016


Văn Thị Nhung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Văn Thị Nhung, Cao học khóa 23, chuyên ngành Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Phạm Như Hải.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào trước đó đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi tiến hành
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2016
Người viết cam đoan

Văn Thị Nhung


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs


: Cộng sự

RL

: Rối loạn

RLTDH

: Rối loạn thái dương hàm

NC

: Nghiên cứu

TC

: Triệu chứng

TDH

: Thái dương hàm

WHO
PP

: World Health Organization
: Phương pháp




: Vận động

NCT

: Người cao tuổi

T

: Tuổi


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH VẼ


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số người cao tuổi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng ở

nhiều nước trong những thập niên qua. Ở nước ta trong những năm gần đây,
cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống đang
ngày càng được nâng cao, cùng với đó tuổi thọ trung bình của người dân cũng
tăng lên, và số lượng người cao tuổi cũng tăng cao trong cộng đồng dân số.
Theo Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 23
tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam từ 60 tuổi trở lên được gọi là người
cao tuổi [1]. Tính tới cuối năm 2010, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người cao tuổi
(chiếm 9,4% dân số) [2].
Người cao tuổi là lớp người có uy tín và vai trò quan trọng trong gia đình
và xã hội, là người có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, hình thành nhân
cách, phát triển giống nòi, giáo dục lý tưởng và truyền thống văn hóa, đạo
đức tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi đã và đang dành được nhiều sự quan tâm của xã hội nói
chung và ngành Răng hàm mặt nói riêng.
Theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng quốc gia Việt Nam năm 2002
có kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng, tỷ lệ mắc các bệnh quanh răng, đồng thời
tỷ lệ mất răng có chiều hướng tăng theo tuổi [3]. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến khớp cắn cũng như bộ máy nhai, có nguy cơ gây ra hoặc làm trầm trọng
thêm các rối loạn thái dương hàm.
Rối loạn thái dương hàm (Temporomandibular Disorder - RLTDH) hay
còn gọi là hội chứng đau - loạn năng hệ thống nhai (SADAM) hoặc hội chứng
Costen là một nhóm các rối loạn của khớp thái dương hàm, hệ thống các cơ
nhai và các cấu trúc liên quan mà biểu hiện là triệu chứng đau, hạn chế há


12

ngậm miệng và tiếng kêu khớp thái dương hàm. Đặc điểm của bệnh là gây rối
loạn ở nhiều cơ quan cấu trúc, đặc biệt là ở hệ cơ nhai và khớp thái dương
hàm với các triệu chứng nổi bật như đau và rối loạn ở cơ, khớp thái dương

hàm. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể mắc các triệu chứng khác đi kèm như ù
tai, chóng mặt, hạn chế vận động hàm, tiếng kêu khớp, mỏi hàm [4], do đó
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ về RLTDH người cao tuổi
cho thấy đây là một dạng bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng. Tại Brazil,
nghiên cứu của José Gustavo Dala Déa Camacho (2013) trên người cao tuổi
cho thấy: có 61% đối tượng nghiên cứu RLTDH (43,5% nhẹ; 13% trung bình
và 4,5% nặng), trong đó tỷ lệ nữ bị bệnh (72,4%) nhiều hơn nam (41,1%) [5].
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về bệnh RLTDH [6],[7]. Tuy vậy,
chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trên đối tượng người cao tuổi.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nhận xét tình trạng rối loạn thái dương hàm, nhu cầu điều trị và một số
yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015” với
hai mục tiêu sau:
1.

Nhận xét tình trạng rối loạn thái dương hàm, nhu cầu điều trị ở người
cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan với rối loạn thái dương hàm ở nhóm đối
tượng trên.

Chương 1


13

TỔNG QUAN

1.1. Hệ thống nhai người cao tuổi
Hệ thống nhai, ngoài chức năng nguyên thủy là để nhai, cắn, nuốt thức
ăn còn đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động đa dạng của con người
trong xã hội, trong sự xuất hiện của chính mỗi người, để biểu đạt tư duy bằng
lời nói, thể hiện cảm xúc cũng như những mối liên hệ khác trong tự nhiên, cộng
đồng xã hội [8].
Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng bao gồm: răng và
nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm, các cơ liên hệ đến vận động của
xương hàm dưới (cơ hàm), hệ thống môi-má-lưỡi, hệ thống tuyến nước bọt,
các cơ cấu cơ - thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng, chi phối và duy trì chức
năng của các cơ quan trên [4],[8].
1.1.1. Thành phần xương của hệ thống nhai
Có hai thành phần chính để tạo nên hệ thống nhai: sọ và xương hàm dưới.
• Sọ là thành phần cố định, gồm sọ mặt và sọ não. Sọ mặt với 13 xương
(trừ xương hàm dưới) tạo nên khối xương hàm trên liên quan nhiều đến
chức năng hệ thống nhai.
• Xương hàm dưới: xương hàm dưới là phần di động của hệ thống,
mang và vận động cung răng dưới. Ở xương hàm dưới, có nhiều chỗ
bám của các cơ hàm.
1.1.2. Thành phần cơ của hệ thống nhai
Cơ hàm là những cơ có nguyên ủy hoặc bám tận ở xương hàm dưới
và góp phần vào vận động của hàm dưới. Các động tác chức năng của hàm
dưới thường là những vận động phức hợp, trong đó nhiều vận động đơn
giản được tổ hợp lại.



Các cơ nâng hàm bao gồm:

Hai cơ cắn



14



Hai cơ chân bướm trong



Hai cơ thái dương, đặc biệt là phần trước của các cơ này.


Các cơ hạ hàm bao gồm:



Hai cơ chân bướm ngoài



Hai cơ nhị thân



Các cơ trên móng khác [8].
1.1.3. Khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của sọ và là một trong
những khớp động phức tạp nhất của cơ thể. Đây là khớp lưỡng lồi cầu, được
tạo nên bởi lồi cầu xương hàm dưới và diện khớp xương thái dương, xen giữa

là đĩa khớp.

Hình 1.1. Khớp thái dương hàm [4]
• Diện khớp:
Diện khớp xương thái dương có hai phần:
- Hõm khớp: thuộc phần trai xương thái dương.
- Chỏm thái dương: liên tiếp với hõm khớp, nằm trước hõm khớp.


15

Diện khớp xương hàm dưới: là chỏm lồi cầu.
• Đĩa khớp:
Đĩa khớp là một tấm xơ sụn, hình bầu dục với trục lớn nằm ngang, mặt
dưới cong lõm theo hai chiều ngoài trong và trước sau, mặt trên cong lõm phía
trước và cong lồi phía sau. Theo chiều ngoài trong thì đĩa khớp ở phía trong dày
hơn, chiều dày ở trung tâm đĩa là 1mm, ở phía trước là 2-4 mm, ở phía sau là 4-6
mm. Bờ ngoài đĩa hơi mỏng hơn và là nơi duy nhất có mạch máu và dây thần
kinh đến.
• Bao khớp:
Bao khớp là một bao hình trụ tạo bởi những sợi đàn hồi, chiều dày 2-3
mm. Phía trên bám vào bờ trước chỏm thái dương, đáy gai bướm, bờ trước
của khe Glaser, mỏm gò má. Phía dưới bám quanh lồi cầu. Bao khớp gồm có
hai lớp nông và sâu. Lớp sâu do bám vào đĩa khớp nên chia làm hai phần: bao
khớp thái dương - đĩa, bao khớp đĩa - lồi cầu. Lớp nông không bám vào đĩa
khớp mà chỉ phủ ngoài lớp sâu. Hầu như không có ranh giới giữa hai lớp nông
và sâu.
Ở phía sau, những sợi thái dương - đĩa khớp tạo thành một dây phanh,
hãm chuyển động ra trước của đĩa. Những sợi ở phía sau này tạo thành một
đệm sau lồi cầu, rất giàu mạch máu, giãn ra khi há miệng và nhờ vào tính đàn

hồi mà kéo đĩa trở về vị trí cũ khi ngậm miệng. Khi lồi cầu ở tư thế tương
quan trung tâm thì những sợi dây phanh sau này sẽ xếp nếp lại, thu vào
trong khe Glaser. Trước khi xương thái dương bị canxi hóa hoàn toàn thì ta
thấy có sự nối thông giữa hòm nhĩ với khoang khớp thái dương hàm và
đường nối này sau đó là chỗ bám của dây chằng sau đĩa và dây chằng búa
hàm. Qua trung gian dây chằng búa hàm này mà RLTDH gây ra các triệu
chứng ở tai.
Phía trước: Bao khớp được chia thành hai phần là trên và dưới, chiều dài


16

không bằng nhau. Phần trên là do biệt hóa của bám tận cơ chân bướm ngoài
(phía trong) và cơ thái dương (phía ngoài). Phần dưới là do biệt hóa của bám
tận cơ cắn.
• Dây chằng:
Có nhiều dây chằng nối lồi cầu với nền sọ, có nhiệm vụ giới hạn phạm vi
vận động của lồi cầu. Các dây chằng lại được chia thành thành 2 nhóm: Dây
chằng tại khớp và dây chằng ngoài khớp.
• Biến đổi khớp thái dương hàm người cao tuổi

Ở khớp thái dương hàm thường gặp sự xơ hóa và thoái hóa khớp, thể tích
lồi cầu xương hàm giảm, diện khớp trở nên phẳng, các dây chằng rão. Cùng với
sự thoái triển nêu trên, trương lực của các cơ nâng hàm và hạ hàm yếu dần làm
cho khớp mất tính ổn định, vận động của hàm bị ảnh hưởng, khớp cắn mất cân
bằng dẫn đến khả năng nhai, nghiền thức ăn kém, dễ gây đau, mỏi và có tiếng
kêu ổ khớp [9].
1.1.4. Răng và tổ chức quanh răng
1.1.4.1. Giải phẫu răng, tổ chức quanh răng
Răng (men, ngà, xê măng) có nguồn gốc từ nang răng.

Tổ chức quanh răng (lợi, xê măng răng, dây chằng quanh răng, xương ổ
răng). Xê măng và dây chằng quanh răng biệt hóa từ túi răng và xung quanh đó là
xương ổ răng.
1.1.4.2. Biến đổi răng và nha chu người cao tuổi
• Sâu răng: Khi lượng nước bọt giảm đi theo tuổi tác thì tỷ lệ sâu răng

tăng lên.
• Mòn răng
-

Do răng người cao tuổi kém khoáng hóa theo thời gian nên men răng trở nên
giòn, dễ vỡ và dễ sứt mẻ. Trong trường hợp nặng, men răng có thể bị mòn


17

hoàn toàn để lộ một phần mềm hơn của răng là ngà răng tiếp xúc.
-

Mòn răng là một nguyên nhân quan trọng gây phá hủy mô răng. Các răng mòn
bị mất cấu trúc giải phẫu và dễ gây hiện tượng ứ đọng thức ăn vào kẽ răng, tổn
thương lợi, viêm nha chu, cuối cùng răng bị tiêu xương, tụt lợi, lung lay và mất
răng. Mòn quá mức răng cửa còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
• Những sự biến đổi ở mô nâng đỡ

-

Theo thời gian, mô bị giảm khả năng đàn hồi, cơ nhai trở nên mềm và yếu
hơn. Nước bọt giúp cho quá trình tiêu hóa, làm sạch miệng, giúp bảo tồn sức
khỏe hầu họng. Khi nước bọt suy giảm sẽ xảy ra khô miệng. Tình trạng này có

thể tạm thời hoặc vĩnh viễn và là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi. Nó gây ra
rối loạn hầu họng, gây đau đớn, nhai khó khăn hơn, miệng dễ bị kích thích hơn
và chậm lành thương hơn so với khi còn trẻ. Khô miệng gặp nhiều hơn về ban
đêm, vì nước bọt tiết ra ít nhất trong khi ngủ và thói quen thở miệng có thể làm
cho tình trạng nặng hơn.

-

Tụt lợi, mất bám dính và tiêu xương là triệu chứng thường gặp ở người cao
tuổi. Bờ lợi nề đỏ, răng chảy máu khi thăm khám. Túi lợi thường phát triển
giữa răng và lợi răng gây tích tụ các mảnh vụn thức ăn. Bệnh này thường gặp
với mức độ khác nhau ở người lớn tuổi. Nếu không được điều trị, bệnh ngày
càng trở nên nặng nề hơn. Ở người già, bệnh nha chu là nguyên nhân chính
dẫn đến mất răng.

-

Xáo trộn chức năng nuốt thường xảy ra với người cao tuổi. Nhai và nuốt ở
người cao tuổi, ngay cả ở những người còn đủ răng, kém hiệu quả hơn ở
người trẻ.

-

Nhiều người cao tuổi ăn không biết ngon, khó cảm nhận được mùi vị. Những
nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu khứu giác ít bị ảnh hưởng do tuổi thì vị giác
lại giảm dần theo thời gian. Không cảm nhận được mùi vị, hạn chế vận động


18


hàm, giảm tiết nước bọt dễ làm cho người cao tuổi chán ăn, bị suy dinh
dưỡng, mất nước và giảm chất lượng cuộc sống [10].
1.2. Bệnh rối loạn thái dương hàm người cao tuổi
1.2.1. Định nghĩa
Nhiều thuật ngữ khác nhau đã được dùng để mô tả các rối loạn chức
năng của hệ thống nhai như: hội chứng Costen (Costen 1934), hội chứng đauloạn năng TDH (Schwartz 1956), rối loạn chức năng khớp TDH (Ramford và
Ash), hội chứng đau -loạn năng cân cơ (Laskin 1969), rối loạn hàm sọ (Mc
Neil và cs 1980), rối loạn TDH (Bell 1982). Hiệp hội Nha Khoa Mỹ đã thống
nhất sử dụng thuật ngữ rối loạn thái dương hàm và đây là thuật ngữ được sử
dụng phổ biến hiện nay.
RLTDH là phổ biến và có thể được chia thành hai nhóm là rối loạn ở cơ
và rối loạn khớp. Tuy nhiên thường gặp bệnh nhân phối hợp 2 nhóm trên và
bệnh nhân có rối loạn cơ nhai phổ biến hơn trong dân số nói chung. Không có
sự khác biệt giữa đau cơ nhai riêng biệt và đau khớp về mức độ đau hoặc thời
gian xuất hiện. Tuy nhiên bệnh nhân bị đau cơ nhai thường bị rối loạn chức
năng nhiều hơn cũng như tâm lý bất ổn hơn.Với tuổi tác, phức hợp hàm sọ
trải qua những thay đổi tương tự như cấu trúc cơ xương khác. Một số thay đổi
có thể dẫn ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc RLTDH người cao tuổi. Giảm diện tích
bề mặt cắt ngang và mật độ 2 cơ chân bướm dẫn đến giảm hoạt động của cơ
chân bướm, điều này cũng ảnh hưởng đến cả thói quen nghiến răng và tình
trạng giảm RLTDH. Những thay đổi liên quan đến tuổi về mặt mô học cũng
đã được ghi nhận trong các đĩa khớp thái dương hàm: mỏng, giảm mức độ
tưới máu và số lượng các nguyên bào sợi và tăng mô liên kết dày đặc trong ổ
khớp. Sụn khớp lồi cầu cũng có sự biến đổi như bị xói mòn bề mặt và bào
mòn sụn kèm theo bề mặt lồi cầu phẳng cũng được ghi nhận.


19

1.2.2. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn thái dương hàm

Biểu hiện lâm sàng của RLTDH rất đa dạng, đôi khi chỉ là những triệu
chứng gợi ý giúp ta nghĩ đến nguyên nhân do bộ máy nhai (cơ, khớp thái
dương hàm và khớp cắn) nhưng thường thì nó có biểu hiện ở vùng sọ cổ mặt
làm dễ chẩn đoán nhầm. RLTDH có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng
nhưng cũng có thể chỉ với một triệu chứng đau.
1.2.2.1. Biểu hiện ở cơ
Xuất phát từ triệu chứng co thắt cơ (co thắt không tự ý của một cơ hay
một nhóm cơ) dẫn đến đau cơ, há miệng hạn chế (do co thắt cơ, do đau) và
phì đại cơ (do tăng hoạt động)
Những triệu chứng ở cơ thường liên quan đến những sai lệch chức năng
(nghiến răng, cắn chặt hai hàm) hay những bất thường về tư thế cơ thể.
• Đau
- Đau nguyên phát tại cơ nguyên nhân:
Thường rõ ràng, đôi khi chỉ dưới dạng khó chịu, căng cơ, mỏi cơ. Cơn
đau cơ thường lan tỏa rộng hơn là cơn đau tại khớp. Đau cơ có thể ở một bên
hoặc hai bên, có thể chỉ ở một cơ nhưng cũng có thể ở nhiều cơ, có thể đau
toàn bộ cơ hay chỉ một bó cơ.
- Đau ở xa:
Đau ở xa cơ nguyên nhân, đau biến mất khi ta tiêm tê hay gây tê lạnh cơ
nguyên nhân.
• Há miệng hạn chế:
Há miệng hạn chế từng lúc là dấu hiệu của co thắt các cơ nâng hàm. Nếu
bệnh nhân có nghiến răng ban đêm đi kèm thì há miệng hạn chế nặng nhất lúc
mới ngủ dậy sau đó giảm dần trong ngày. Ngược lại nếu há miệng hạn chế là
hậu quả của co thắt cơ ban ngày hay do hậu quả của nghề nghiệp thì nó sẽ


20

nặng nhất vào cuối ngày và giảm dần khi ngủ.

Há miệng hạn chế nhưng vẫn còn đưa ra trước và sang bên được thì chủ
yếu là do cơ. Há miệng hạn chế với rối loạn chuyển động sang bên thì thường
là do khớp. Hàm dưới không đưa lệch trong trường hợp bị tổn thương cơ cả
hai bên, đưa lệch về bên tổn thương khi bị tổn thương một bên.


Phì đại cơ
Cơ tăng kích thước một bên hay cả hai bên, cân đối hay không, thường là

do tăng hoạt động cơ (tật nghiến răng). Phì đại cơ tiến triển từ từ làm bệnh
nhân không nhận ra và chỉ được chẩn đoán xác định khi co thắt kèm với đau
hay phì đại nhiều (có thể dạng giả u).
1.2.2.2. Biểu hiện ở khớp thái dương hàm

Những triệu chứng chính của khớp gồm: đau tại khớp, tiếng kêu khớp,
há miệng hạn chế .
- Đau khớp: thường gặp ở vùng trước tai hay ngay tại vị trí khớp, thường đau
ở một bên, ít khi đau cả hai bên. Đau có liên quan trực tiếp đến vận động của
khớp. Đau tăng lên khi hàm dưới vận động và cơn đau nhanh chóng giảm
hoặc biến mất khi hàm dưới được nghỉ.
- Tiếng kêu khớp: xuất hiện khi vận động bình thường của phức hợp đĩa khớplồi cầu bị phá vỡ có thể phát sinh các TC như cảm giác bất thường khi há,
nghe tiếng kêu ở khớp, há miệng lệch.
+ Tiếng lục cục (tiếng click): chỉ gồm một tiếng kêu ngắn gọn. Cường độ
có thể thay đổi từ mức độ kêu nhỏ (cảm nhận được bằng tay) cho đến tiếng
kêu “cắc” rất lớn có thể nghe thấy được từ xa. Nguyên nhân thường do di
lệch/ trật đĩa khớp có trở lại.
+ Tiếng lạo xạo: gồm nhiều tiếng kêu nhỏ, kéo dài trong quá trình vận
động hàm và được mô tả như tiếng bước chân đi trên sỏi. Nguyên nhân
thường do sự cọ xát của các diện xương với nhau, gặp trong một số trường



21

hợp như thủng đĩa khớp, thủng mô sau đĩa và viêm xương khớp thoái hóa.
- Tiếng kêu khớp đôi khi kết hợp với há miệng hạn chế, có khi ngược lại
làm tăng biên độ há miệng (giãn quá mức), đôi khi há miệng bình thường.
1.2.2.3. Biểu hiện ở răng - xương ổ răng

Ngoài dấu hiệu cơ và khớp, bệnh nhân bị RLTDH có thể mắc những rối
loạn răng - tổ chức quanh răng:
- Răng: mòn răng, đau răng.
- Tổ chức quanh răng: đau, tụt lợi, túi quanh răng, răng lung lay.
Những rối loạn này thường thấy ở răng nguyên nhân nhưng sau đó cũng
có thể thấy ở răng đối.
1.2.2.4. Biểu hiện ở sọ - cổ - mặt

Bên cạnh những rối loạn ở bộ máy nhai thường gặp thì còn có những rối
loạn ở sọ - cổ - mặt hướng tới chẩn đoán RLTDH. Chẩn đoán xác định dựa
vào sự biến mất triệu chứng sau khi điều trị nguyên nhân ở khớp cắn.
• Đau đầu:
Dựa vào sự miêu tả của bệnh nhân thì đó có thể là đau đầu đơn thuần,
Migraine, đau dây thần kinh mặt, đau thường xuất phát từ cơ thái dương. Vì
vậy những đau cơ thái dương một hoặc hai bên đều phải nghĩ đến RLTDH
nhất là khi nó xảy ra liên tục (1 lần/tuần) kết hợp với những rối loạn cận chức
năng (nghiến răng).
• Đau tai:
Thường gây đau tai một bên, đôi khi đi kèm với những rối loạn khác. Đau tai,
ù tai, cảm giác tai bị bịt kín nhưng khi khám tai thì không có tổn thương thực thể.
• Đau vùng mặt: đau ổ mắt kèm rối loạn vận nhãn, đau kiểu mạch máu,
đau dây thần kinh mặt.

• Những biểu hiện khác: viêm tuyến giả, rối loạn vị giác, loạn cảm họng,


22

đau cơ vùng cổ.
1.2.3. Nguyên nhân của RLTDH
Năm 1934, James Costen, một bác sĩ tai mũi họng đã đánh giá 13 người
bệnh có triệu chứng đau ở vùng tai kèm ù tai, hoa mắt, khó nuốt. Ông quan sát
thấy những người bệnh này bị mất nhiều răng và giảm kích thước tầng mặt dưới.
Những triệu chứng của người bệnh dường như biến mất khi nha sĩ làm hàm giả
để thay thế các răng mất [11]. Từ đó, một nhóm các triệu chứng kể trên được gọi
là hội chứng Costen và điều trị tập trung vào việc thay đổi khớp cắn của người
bệnh. Gần đây, với sự hiểu biết về sinh cơ học của khớp, sinh lý học thần kinh
cơ, rối loạn tự miễn và cơ chế đau, các tác giả đều thống nhất rằng RLTDH là
bệnh lý đa nguyên nhân. Rối loạn thái dương hàm được cho là gồm nhiều yếu tố
bệnh sinh, các yếu tố cơ thể, tâm lý và xã hội. Các yếu tố này có ảnh hưởng đo
được trên răng miêng có liên quan đến chất lượng cuộc sống, nhưng mối quan hệ
giữa các yếu tố này trên bệnh nhân được mô tả phức tạp.
1.2.3.1. Rối loạn khớp cắn

• Mất định vị khớp cắn:
+ Lệch hàm dưới ở vị trí lồng múi tối đa như có điểm chạm sớm
+ Khớp cắn lồng múi tối đa ra quá phía trước (>2mm) hoặc lùi về quá
phía sau (trùng với vị trí tương quan tâm)
+ Mất tầm cắn dọc (mòn mặt nhai, mất răng từng phần hoặc toàn bộ)
hoặc tầm cắn dọc quá lớn (khớp cắn hở)
+ Hàm dưới không thăng bằng ở tư thế lồng múi tối đa: do mất răng, hàn
kênh hay do làm răng giả không đúng, rối loạn sau chỉnh nha.
• Mất ổn định khớp cắn:

Cao khớp hoặc không chạm khớp hoặc mất tiếp xúc bên (khe thưa) gây ra các
di chuyển răng thứ phát bù trừ.
• Mất ổn định hàm dưới:
Thiếu chặn khớp ở lồng múi tối đa, tạo thuận lợi cho sự mất ổn định của vị trí
XHD hay di lệch hàm dưới, kéo theo sự nén khớp và/hoặc sự căng cơ bù trừ .


23

• Mất hướng dẫn cắn:
Rối loạn chức năng hướng dẫn chuyển động XHD của khớp cắn, gồm có
hai loại: điểm chạm sớm và cản trở cắn.
1.2.3.2. Rối loạn cận chức năng

- Tật nghiến răng, cắn chặt hai hàm nếu không được điều trị kịp thời thì
dễ dấn đến RLTDH.
1.2.3.3. Rối loạn tư thế

-

Những tư thế nghề nghiệp có hại( nhạc sĩ violon, người trực tổng đài…).

-

Khi ngủ nằm sấp sẽ tì đè lên một bên hàm dưới.

-

Những rối loạn về giải phẫu cổ (vẹo cột sống, gù lưng…).
1.2.3.4. Chấn thương


Theo Henry và Katzberg (1980) khoảng 20% bệnh nhân RLTDH có tiền
sử chấn thương vùng hàm mặt [12].
- Đụng dập khớp thái dương hàm làm tổn thương tổ chức sau đĩa khớp, dây
chằng đĩa khớp hay chính đĩa khớp.
- Gập cổ đột ngột: gặp trong tai nạn giao thông hay khi tập thể thao.
- Gãy vùng lồi cầu xương hàm dưới: làm đĩa khớp bị kéo ra trước, tổn thương
đĩa khớp, diện lồi cầu, diện thái dương. Giảm chiều cao cành lên hay do tăng
vận động khớp bù trừ.
- Há miệng thụ động quá mức: khi banh miệng để đặt nội khí quản hay để nhổ
răng, phẫu thuật.
- Gãy xương hàm không được điều trị tốt làm liền can xấu.

1.2.3.5. Rối loạn tâm lý

Yếu tố tâm lý ngày càng được chú ý trong bệnh nguyên của RLTDH [13].
Rối loạn tâm lý khá phổ biến trong RLTDH, làm tăng nguy cơ RLTDH
và làm khó hơn trong quá trình điều trị, vai trò của chúng thay đổi phụ thuộc


24

vào giới. Đặc biệt sự có mặt của các rối loạn tâm lý thường xuyên hơn ở nữ,
trong trường hợp trầm cảm.
Rối loạn tâm lý có mặt ở cả bệnh nhân RLTDH cấp tính hay mạn tính
nhưng tăng hơn về sau. Nó được cho rằng có thể ảnh hưởng đến sự tiến triển
theo sau RLTDH mạn tính. .
1.2.3.6. Nguyên nhân toàn thân

- Rất khó chẩn đoán nguyên nhân này. Trong một số trường hợp có thể phát hiện

được những rối loạn chuyển hóa hay nội tiết, là một trong những nguyên nhân của
RLTDH hay gặp ở phụ nữ trẻ (do ảnh hưởng của hormone) [13].
-

Lứa tuổi cũng đóng vai trò quan trọng:
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tuổi hay gặp RLTDH là 15-30
tuổi [4].
Trẻ em có khả năng dung nạp tốt do lồi cầu đang phát triển có thể thích
nghi tốt về giải phẫu chức năng. Khả năng thích nghi và dễ uốn nắn của khớp
thái dương hàm giảm dần theo lứa tuổi.

- Giới: các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng tần số xuất hiện, mức độ trầm
trọng, việc tìm kiếm phương pháp điều trị của nữ cao hơn so với nam giới [14].
- Một trong những yếu tố cần chú ý nữa là rối loạn vi lượng do dinh dưỡng
(thiếu Magnesium), do nội tiết (ảnh hưởng của oestrogen…)
- Yếu tố gen: gen Catechol O- methyltransferase (COMT gene) có thể liên quan
đến quá trình và đáp ứng đau ở người bệnh RLTDH [13].
- Hội chứng lỏng khớp (hyperlaxity): Những bệnh nhân bị hội chứng lỏng
khớp cục bộ và toàn thân thì tỷ lệ RLTDH cao hơn so với người bình
thường [14].
1.2.3.7. Không rõ nguyên nhân

Khoảng 20% RLTDH không tìm ra nguyên nhân và được xem là vô căn [12].


25

1.2.4. Phân loại RLTDH
Bảng 1.1. Phân loại của Dworkin và Le Resche và tiêu chuẩn chẩn đoán [15]


Nhóm I: Rối loạn cơ

Ia: Đau cơ vùng mặt
Ib: Đau cơ vùng mặt với hạn chế góc mở miệng

Nhóm II: Sai vị trí IIa: Sai vị trí đĩa khớp có hồi phục
đĩa khớp

IIb: Sai vị trí đĩa khớp không hồi phục và không có
hạn chế góc mở miệng
IIc: Sai vị trí đĩa khớp không hồi phục và có hạn
chế góc mở miệng

Nhóm III: Đau khớp, III a: Đau khớp
viêm khớp và thoái IIIb: Viêm xương khớp thái dương hàm
hóa khớp
IIIc: Thoái hóa xương khớp thái dương hàm

Bảng 1.2. Phân loại của Viện Đau vùng hàm mặt của Hoa Kỳ (AAOP)
năm 2008 [14]
Rối loạn khớp

Bất thường của sự phát triển
Sai vị trí đĩa khớp
Thoái hóa khớp
Chấn thương khớp
Tăng di động khớp
Hạn chế di động khớp
Nhiễm trùng khớp



×