Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

PHƯƠNG PHÁP PRA LỊCH THỜI VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.2 KB, 16 trang )

Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 1

THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

Vai trò

1

Lư Phạm Thiện Duy

B2004929

Thành viên: Thiết kế Word và nội
dung.

2

Bùi Quốc Khánh

B2007417

Thành viên: Nội dung và
Powerpoint.

3


Nguyễn Hà Phi Phụng

B2013697

Trưởng nhóm: điều hành và
phân chia nhân sự.

4

Phạm Trúc My

B2013685

Thành viên: Nội dung.

---HẾT---


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 2

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Lịch thời vụ tại vùng Azad Kashmir, Pakistan……………………………11
Hình 2. Lịch thời vụ tại vùng Sri Lanka, 2018………….…………………………11
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Lịch thời vụ của xã Vĩnh Lộc, Hồng Dân, Bạc Liêu…...…………………10
Bảng 2. Lịch thời vụ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại Thanh Hóa và Nghệ
An…………………………………………………………………………………..12
Bảng 3. Lịch thời vụ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại Thừa Thiên Huế……….12



Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 3

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
II. TỪ KHÓA:. .......................................................................................................... 2
III. NỘI DUNG ......................................................................................................... 2
1. Tổng quan về PRA ............................................................................................ 2
1.1. PRA là gì? .................................................................................................... 2
1.2. Những nguyên lý cơ bản của PRA ............................................................ 3
2. Tổng quan cơ bản về lịch thời vụ (Seasonal Calendar) ................................. 3
2.1. Các định nghĩa liên quan ........................................................................... 3
2.1.1. Thời vụ................................................................................................... 3
2.1.1. Lịch thời vụ (Seasonal Calendar) ....................................................... 4
2.2. Mục đích cơng cụ ........................................................................................ 5
2.3. Những yếu tố của lịch thời vụ .................................................................... 6
2.4. Thời gian, vật liệu và các kỹ năng cần thiết để tiến hành ....................... 6
2.4.1. Thời gian và người tham gia ............................................................... 6
2.4.2. Vật liệu................................................................................................... 7
2.4.3. Kỹ năng cần thiết.................................................................................. 7
3. Các bước tiến hành công cụ lịch thời vụ (Seasonal Calendar) ..................... 7
4. Những lưu ý khi tiến hành công cụ lịch thời vụ (Seasonal Calendar) ......... 9
5. Mơ hình thí điểm thực tế ................................................................................ 10
IV. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 12
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 12


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc nâng cao đời sống trong cộng đồng được xem là mục tiêu hàng đầu của
các chương trình phát triển (Nguyễn Duy Cần, 2009). Trên thực tế, từ những năm 50,
60 của thế kỷ XX đã có rất những chương trình phát triển được tiến hành ở các quốc
gia kém phát triển như Châu Phi hay Mỹ La-tinh. Những các kết quả cho thấy tỉ lệ
thành cơng của các chương trình này là rất thấp. Lý do nằm ở việc các tổ chức chính
phủ, phi chính phủ hoặc các cơ quan quốc tế thường sử dụng các phương thức áp đặt
từ trên xuống (top - down) mà không tham khảo ý kiến của người dân hay chính cộng
đồng mà họ làm việc. Đến những năm 70 - 80, đối mặt với những thách thức không
hề nhỏ từ vấn đề ô nhiễm môi trường, đói nghèo, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, dịch
bệnh,... thì các chương trình phát triển theo phương thức “top - down” lại càng tỏ ra
khơng có sự hiệu quả. Từ đó, đắt ra một lỗ hỏng rất lớn bên trong các chương trình
về phát triển cộng đồng.
Cơng cụ PRA xuất hiện đã thay đổi các phương pháp lỗi thời. Nó được tiến
hành dựa trên một tiêu chí rất quan trọng “learn from rural people” tức có nghĩa là
học từ những người dân địa phương. Hay nói một cách khác thì chương trình phát
triển cộng đồng có sử dụng cơng cụ PRA được tiến hành dựa trên kinh tế của địa
phương, nơi cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và quan trọng hơn hết
là có học hỏi giữa người nghiên cứu (người tiến hành cuộc PRA) và những người dân
địa phương. Mơ hình tiếp cận ngược theo kiểu từ dưới lên (down - top) này ngược lại
tỏ ra hiệu quả hơn so với phương thức theo kiểu áp đặt từ trên xuống “top - down”.
Một trong những bước (Step) cực kỳ quan trọng của PRA đó là việc thu thập
các số liệu (thứ cấp và sơ cấp) tại địa bàn nghiên cứu. Từ những số liệu đó, nhà nghiên
cứu mới có cơ sở đến tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra các kế hoạch hành động
cụ thể (Action plan setting) cho địa phương. Để việc thu thập các số liệu sơ cấp được
diễn ra một cách dễ dàng thì PRA có những cơng cụ đặc thù dành riêng cho nó. Các
cơng cụ đó bao gồm việc quan sát thực địa, vẽ bản đồ, lịch thời vụ, cây vấn đề,... Và
các công cụ này sẽ giúp cho một cuộc PRA được tiến hành nhanh chóng, với một
mức độ thành công cao. Trong các công cụ của PRA, để có thể nắm rõ được những
hoạt động chính, những hiện tượng xảy ra trong suốt chu kỳ một năm tại địa phương
thì người ta thường sử dụng “Lịch thời vụ” (Seasonal Calendar). Bài nghiên cứu này

1


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 2

đi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến cơng cụ này, về mục đích, cách thức chuẩn bị
và tiến hành cũng như những lưu ý khi sử dụng nó. Từ đó, chúng tơi sẽ đưa ra và
phân tích một số các ví dụ cụ thể về công cụ này để giúp người đọc hiểu rõ hơn về
“Lịch thời vụ” (Seasonal Calendar).
II. TỪ KHÓA: Phương pháp PRA, Lịch thời vụ, Seasonal Calendar.
III. NỘI DUNG
1. Tổng quan về PRA
1.1. PRA là gì?
PRA là từ viết tắt của Participatory Rural Appraisal, tạm dịch là Đánh giá nông
thôn có sự tham gia. Sự tham gia ở đây chính là sự tham gia đến từ người nghiên cứu
và của cả cộng đồng. Theo Robert Chamber có định nghĩa về PRA như sau
A growing family of approaches, methods, attitudes and behaviors to
enable and empower people to share, analyze and enhance their
knowledge of life and conditions to plan, act, monitor, evaluate and ref
lect (Robert Chambers, 2004).
Tạm dịch
[PRA là] một nhóm các cách tiếp cận, phương pháp, thái độ và những
hành vi ngày càng phát triển để cho phép và trao quyền cho người dân
nhằm chia sẻ, phân tích và nâng cao kiến thức về cuộc sống của họ
[cũng như] gia tăng các điều kiện để lập kế hoạch, hành động, giám sát,
đánh giá và phản hồi (Robert Chambers, 2004).
(Nguyễn Hà Phi Phụng dịch - Lư Phạm Thiện Duy hiệu đính)

Hoặc theo Nguyễn Duy Cần & Nico Vromant cũng có định nghĩa về PRA như sau
“PRA là một trong các phương pháp tiếp cận để thiết kế, thực hiện, theo

dõi và đánh giá sự phát triển của nông thôn”.
([7], tr.2)

2


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 3

1.2. Những nguyên lý cơ bản của PRA [8]

P

hải có sự tham gia của cộng đồng
- Cộng đồng không đồng nhất;
- Quan tâm đối tượng thiệt thịi.

R

ộng và tồn diện
- Nhóm liên ngành
- Thơng tin định tính hơn định lượng;
- Kiểm tra chéo từ nhiều nguồn bằng nhiều công cụ.



nh hưởng qua lại
- Chia sẻ học tập lẫn nhau;
- Linh hoạt và quan điểm mở.

2. Tổng quan cơ bản về lịch thời vụ (Seasonal Calendar)

2.1. Các định nghĩa liên quan
2.1.1. Thời vụ
Theo định nghĩa của Cambridge Dictionary
“Seasonal is relating to, available, or happening during a particular
period of the year”1
Tạm dịch: Thời vụ là những thứ có liên quan, có sẵn hoặc xảy ra trong
một khoảng thời gian cụ thể trong năm.
Hay theo định nghĩa theo từ điển Hán - Nôm2
- “Thời” “時”: được hiểu là lúc, thời gian hoặc có thể hiểu là một khoảng thời gian
nhất định;
- “Vụ” “務” có nghĩa là cơng việc hoặc sự chuyên tâm vào công việc;

1

Nguồn: ntc: 03/04/2022.

2

Nguồn: ntc: 03/04/2022.

3


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 4

- Từ đó có thể thấy định nghĩa “Thời vụ” theo định nghĩa của từ điển Hán - Nơm
chính là cơng việc được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, định nghĩa dưới góc độ của PRA thì “Thời vụ” được hiểu là sinh
kế của đối tượng (hoặc của hộ) trong một khoảng thời gian mùa vụ nhất định.
2.1.1. Lịch thời vụ (Seasonal Calendar)

Có rất nhiều các định nghĩa về “Lịch thời vụ”, có thể cùng sơ lược qua một
vài những định nghĩa sau để hiểu hơn về “lịch thời vụ”
A seasonal calendar is a visual method of showing the distribution of
seasonally varying phenomena (such as economic activities, resources,
production activities, problems, illness/disease, migration, and natural
events/ phenomena) over time (World Bank, 2007).
Tạm dịch
Lịch thời vụ là một phương pháp trực quan trong việc thể hiện sự phân
bố của các hiện tượng thay đổi theo mùa (chẳng hạn như các hoạt động
kinh tế, nguồn tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các vấn đề, ốm
đau/bệnh tật, sự di cư, và sự kiện/hiện tượng tự nhiên) theo thời gian.
(World Bank, 2007)
(Nguyễn Hà Phi Phụng dịch - Lư Phạm Thiện Duy hiệu đính)

Định nghĩa về “Lịch thời vụ” khác của Luigi Cavestro
A seasonal calendar is a PRA method that determines patterns and
trends throughout the year in a certain village. It can be used for
purposes such as rainfall distribution, food availability, agricultural
production, income and expenditures, health problems, and others. The
seasonal calendar can also be used to collect information on how
villagers allocate their time as well as their labour in various activities
within the village (Luigi Cavestro, 2003).
Tạm dịch
Lịch thời vụ là một phương pháp PRA nhằm xác định các mơ hình và
xu hướng xun suốt trong năm ở một khu vực (làng) cụ thể. Nó có thể
được sử dụng cho nhiều mục đích chẳng hạn như phân bố lượng mưa,
4


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 5


nguồn lương thực, sản xuất nông nghiệp, thu nhập, chi tiêu, các vấn đề
sức khỏe, và các mục đích khác. Lịch thời vụ cũng có thể được sử dụng
để thu thập thông tin về cách mà người dân tại đó phân bổ thời gian
cũng như lao động trong các hoạt động khác nhau. (Luigi Cavestro,
2003)
(Nguyễn Hà Phi Phụng dịch - Lư Phạm Thiện Duy hiệu đính)

Định nghĩa từ tổ chức FAO
A seasonal calendar is a participatory tool to explore seasonal changes
(FAO, 1999)
Tạm dịch
Lịch thời vụ là một cơng cụ có sự tham gia để khám phá ra những sự
thay đổi theo mùa. (FAO, 1999)
(Nguyễn Hà Phi Phụng dịch - Lư Phạm Thiện Duy hiệu đính)

Nói tóm lại, Lịch thời vụ là một cơng cụ và là một kỹ thuật được người
nghiên cứu sử dụng để làm việc cùng với người dân nhằm thu thập và phân tích
thơng tin về tình hình tài ngun, khó khăn, tiềm năng, cũng như nhu cầu của
cộng đồng.
2.2. Mục đích công cụ
Công cụ “Lịch thời vụ” (Seasonal Calendar) giúp cung cấp một khối lượng lớn
và đa dạng các thông tin. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung chúng là một chuỗi các
dữ kiện về hoạt động xảy ra trong đời sống hằng ngày của cộng đồng. Nó có thể là
những thay đổi về môi trường (mùa mưa, mùa khô, nhiễm mặn...), các thiên tai xảy
ra (ngập lụt, hạn hán,...) hoặc những dịch bệnh (rầy, sâu,...) trong một khoảng thời
gian (thường là năm). Thông qua lịch thời vụ (Seasonal Calendar), nó giúp [4]
- Hiểu được sự khác biệt giữa những khoảng thời gian khác nhau trong năm khi
phân tích sinh kế cũng như bối cảnh bị tổn thương;
- Xác định mối quan hệ nhân quả giữa mùa này và mùa khác;

- Hiểu được khoảng thời gian mà một nhóm nào đó trong xã hội ít chịu sự tổn
thương hoặc chịu sự tổn thương nhiều hơn;

5


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 6

- Xác định được những chiến lược mà người dân dùng để giảm nhẹ, hoặc đối phó
với rủi ro;
- Xác định được khoảng thời gian mà một nhóm người nhất định bị ảnh hưởng bởi
một vấn đề cụ thể nào đó, từ đó thiết lập kế hoạch thích hợp để họ đối phó với vấn
đề đó.
2.3. Những yếu tố của lịch thời vụ
Một cách cơ bản, khi thực hiện lịch thời vụ (Seasonal Calendar), nhà nghiên
cứu cần xem xét một số những yếu tố sau đây ([7], tr.31)
[1] Thời gian mưa và thời gian có nước tưới, nhiệt độ;
[2] Thứ tự gieo trồng các loại hoa màu, thời kỳ thu hoạch;
[3] Chăn nuôi gia súc, thời kỳ sinh sản, cai sữa, vận chuyển, bán,...;
[4] Các hoạt động tạo ra thu nhập, lượng thu nhập và chi tiêu, tiền nợ, tiết kiệm;
[5] Nhu cầu lao động cho nam, nữ, trẻ con và khả năng cung cấp lao động;
[6] Dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm, sâu bệnh cây trồng;
[7] Giá cả thị trường;
[8] Các sự kiện xã hội, lễ hội.
2.4. Thời gian, vật liệu và các kỹ năng cần thiết để tiến hành
2.4.1. Thời gian và người tham gia
- Thời gian dự kiến để hoàn thành một lịch thời vụ dao động trong khoảng từ
1,5 đến 2 tiếng. Và thời gian này tùy thuộc vào sự chuẩn bị cũng như kỹ năng của
người dân và điều hành viên.
- Đối tượng tham gia trong phiên thảo luận làm việc ([7], tr.32)

+ Các thông tin (số liệu) cho lịch thời vụ nên được thu thập trên cơ sở làm việc với
những nhóm người tham gia;
+ Nếu tại cộng đồng/ địa phương có từ 2 tiểu vùng sinh thái khác nhau trở lên,
nhóm thực hiện nên được chọn đại diện ở mỗi tiểu vùng, như vậy sự khác nhau về
các chu kỳ dựa trên tiềm năng sinh thái nông nghiệp được phản ảnh trong các lịch
thời vụ;

6


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 7

+ Nên đảm bảo sự đa dạng ở mỗi nhóm làm việc, nên gồm có cả nam lẫn nữ, các
đại diện chính thức và khơng chính thức, người lớn tuổi và trẻ tuổi,... để nhằm tạo
nên được sự đa dạng.
2.4.2. Vật liệu
Khổ giấy lớn và viết bút lông. Đây là những dụng cụ bắt buộc chuẩn bị để có
thể hồn thành được lịch thời vụ. Trong trường hợp nếu có các thiết bị cơng nghệ
thơng tin (như laptop, smartphone, tablet,...) thì có thể khơng cần sử dụng để giấy và
viết. Nhóm PRA có thể thiết kế lịch thời vụ trực tiếp trên các thiết bị cơng nghệ thơng
tin đó. Ngồi ra, ta cũng có thể sử dụng bất kì bề mặt nào có thể viết được, ví dụ như
bảng đen hoặc bề mặt mặt đất.
Bên cạnh đó cũng cần có bút và sổ tay để người hỗ trợ có thể vẽ một bản thảo
nhỏ hơn vào cũng như ghi chú những thông tin cần thiết trong buổi thảo luận. (Không
bắt buộc). Máy ghi âm cũng là một công cụ đắc lực trong việc ghi lại buổi thảo luận
để làm tư liệu sau này.
2.4.3. Kỹ năng cần thiết
Nhóm lịch thời vụ sẽ bao gồm điều hành viên, người ghi chú và một nơng hộ
có kỹ năng cao trong việc canh tác. Người điều hành và người ghi chú phải là người
có kinh nghiệm chun mơn trong các lĩnh vực liên quan, ví dụ như trồng trọt, chăn

nuôi, thuỷ sản cũng như kinh nghiệm ghi chép, làm mindmap và sử dụng các công cụ
hỗ trợ PRA. Bên cạnh kiến thức trong lĩnh vực chun mơn của mình, người điều
hành cũng cần có những kỹ năng: làm việc nhóm, kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề,
kỹ năng điều phối và lãnh đạo,... để cuộc PRA được tiến hành nhanh và chuẩn xác
hơn.
3. Các bước tiến hành công cụ lịch thời vụ (Seasonal Calendar)
Bước 1. Lựa chọn những nơng dân có nhiều kinh nghiệm
Bắt đầu bằng phiên thảo luận sơ bộ về vấn đề cần đào sâu (Ví dụ về sinh kế, tài
chính hoặc khí hậu,.. ). Một nhóm có thể có từ 5 đến 10 nơng dân có cả nam lẫn nữ
và có mức thu nhập, tuổi tác, sinh kế cũng như tầng lớp khác nhau,... Họ là những
người có khả năng phản hồi cũng như đóng góp vào việc xây dựng lịch thời vụ.
Bước 2. Giới thiệu và giải thích về lịch thời vụ
7


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 8

Trong phiên thảo luận, điều hành viên và người quan sát/ghi chú có thể tự giới
thiệu về bản thân, dự án và giải thích kĩ càng, rõ ràng về mục tiêu của dự án. Hỏi xem
liệu họ có hiểu rõ về lịch thời vụ và sẵn sàng để thảo luận chưa.
Bước 3. Xây dựng lịch thời vụ
Vẽ một bảng có 12 tháng (âm lịch được sử dụng cho các hoạt động truyền thống,
nông nghiệp và thuỷ sản). Nhóm bắt đầu thảo luận các chủ đề sẽ được phân tích, và
sau đó đưa vào các mục ở đầu dịng.
u cầu nhóm thêm vào các chi tiết trong diễn biến thời gian, sau đó vẽ một
đường hoặc các ký hiệu khác để biểu thị thời gian và mơ tả sơ lược mỗi dịng tiêu đề.
Các tiêu đề có thể chia nhỏ thành nhiều thời điểm khác nhau trong chu kỳ sản xuất
(từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, đến khi thu hoạch).
Ghi chú các ý kiến khơng thể đưa vào bảng.
Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng những vật liệu có sẵn tại nơi tiến hành xây

dựng lịch thời vụ.
VD: Đất, đá, cành cây, hạt giống,... để biểu thị trên lịch thời vụ.
VD: Ở những tháng mưa nhiều sẽ đặt nhiều viên đá và ngược lại, ở những tháng khô
hạn, số lượng đá sẽ bị giảm lại.
Bước 4. Phân tích lịch thời vụ
Sau khi xây dựng sơ bộ lịch thời vụ, điều hành viên sẽ tiến hành kiểm tra chéo
xem có mâu thuẫn gì trong lịch thời vụ hay khơng. Ví dụ:
Phân bố lượng mưa như trên sơ đồ có hợp lí chưa?
Thời điểm thu hoạch mùa vụ thì lao động nữ có được việc làm khơng?
Giá có tăng và giảm vào thời điểm nào khơng? Vì sao?
Nếu có nhiều nhóm tham gia thì hỏi xem liệu họ có được sự đồng thuận với nhau
về lịch thời vụ vừa vẽ không?
Để các nông dân tự chỉ ra các thời điểm có thể xảy ra rủi ro cao nhất trong năm
và cách họ lập kế hoạch để ứng phó với rủi ro đó.

8


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 9

Bước 5. Kết luận
Yêu cầu các nơng dân tham gia hồn thiện lịch thời vụ và đảm bảo rằng họ biết
những thông tin trên lịch thời vụ sẽ sử dụng vào mục đích gì. Bên cạnh đó, điều hành
viên sẽ tiến hành đánh giá cuộc thảo luận, về những khó khăn, thuận lợi và tiềm năng
của Lịch thời vụ. Sau đó, gửi lời cảm ơn đến nông dân và cơ quan tại địa phương đã
tham gia.
4. Những lưu ý khi tiến hành công cụ lịch thời vụ (Seasonal Calendar)
Để lịch thời vụ có thể sử dụng được hiệu quả thì người thực hiện cần phải lưu ý
một số điểm như sau
- Các lịch thời vụ được sử dụng cho một vấn đề cụ thể (Chẳng hạn như lịch sản

xuất, lịch đánh bắt thủy hải sản, lịch nuôi trồng,...) và nắm bắt càng nhiều thông tin
càng tốt. Bên cạnh đó, có thể sử dụng phương pháp của lịch thời vụ để quản lý chi
tiêu cá nhân của hộ hoặc các vấn đề về văn hóa, lễ hội, di cư,...
- Phương pháp chính của PRA tiếp cận theo hướng từ “dưới - lên”. Vì vậy những
người thực hiện PRA chỉ nên đóng vai trị dẫn dắt cuộc thảo luận và thúc đẩy người
dân thực hiện, tức việc trao quyền (Empower) cho họ.
- Những thông tin nắm bắt trong quá trình thực hiện lịch thời vụ cần phải đảm bảo
tính chính xác và người dân có thể tiếp cận dễ dàng với những thông tin ấy. Một số
câu hỏi gợi ý có thể được dùng để khai thác thơng tin
[1] Lúc nào thì mức lũ cao nhất? Lúc nào thì hạn hán xảy ra? Nhiệt độ trong
tháng như thế nào?
[2] Thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa vụ chính (phụ) là khi nào? Sử dụng
loại giống nào? Thời điểm cấy/gieo hạt/thu hoạch vào lúc nào?
[3] Thời gian sâu bệnh phát triển và các loại sâu bệnh đó là gì?
[4] Đối với thủy hải sản thì thời gian đánh bắt là khi nào? Thời gian mùa bão?
Thời điểm cho sản lượng cao nhất/ thấp nhất trong năm? Những ngư cụ được
sử dụng? Thời điểm dịch bệnh (tôm, cua, sò, cá,...) là khi nào?
[4] Bệnh tật ở người? Số lao động? Thời điểm nông nhàn?
[5] Thời điểm bán giá cao hoặc giá thấp? Giá cả thị trường thường biến động
trong khoảng thời gian nào?
9


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 10

5. Mơ hình thí điểm thực tế
Dưới đây là một những mơ hình thực tế được ứng dụng

Bảng 1. Lịch thời vụ của xã Vĩnh Lộc, Hồng Dân, Bạc Liêu (Nguồn: [7], tr.33)
Phân tích Lịch thời vụ của xã Vĩnh Lộc, Hồng Dân, Bạc Liêu:

Về các yếu tố trong lịch thời vụ, ví dụ như: Thu hoạch lúa, Vườn khóm, Thuỷ
sản, Chăn ni thì tuỳ mỗi cuộc PRA (có sử dụng cơng cụ Lịch thời vụ) khác nhau
sẽ có các biến khác nhau, tuy nhiên nó đều bắt buộc phải có mục thời gian trong năm
(Từ tháng 1 đến tháng 12) và mục thời tiết. Người dẫn dắt và các chuyên gia sẽ hỗ
trợ, gợi nhắc nông hộ những khoảng thời gian trong năm sẽ xảy ra những hiện tượng
tự nhiên nào, từ đó vẽ nên những sinh kế của hộ.


Từ tháng 5 đến tháng 11 sẽ xảy ra mưa nhiều, thời gian nhiễm mặn sẽ kéo dài
từ tháng 1 đến tháng 6.



Trồng khóm mới trong khoảng tháng 7 đến tháng 11, thu hoạch thuận trong
khoảng tháng 7 đến tháng 12 và thu hoạch nghịch trong khoảng tháng 1 đến
tháng 6.
10


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 11

* Một số các mô hình lịch thời vụ khác

Hình 1. Lịch thời vụ tại vùng Azad Kashmir, Pakistan (Nguồn: [4])

Hình 2. Lịch thời vụ tại vùng Sri Lanka, 2018 (Nguồn: [5])

11



Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 12

Bảng 2. Lịch thời vụ ni tơm sú quảng canh cải tiến tại Thanh Hóa và Nghệ An
(Nguồn: Internet)

Bảng 3. Lịch thời vụ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Internet)
IV. KẾT LUẬN
Như vậy, lịch thời vụ là một công cụ và là một kĩ thuật PRA được nhân viên
xã hội sử dụng để đánh giá, phân tích và thu thập các số liệu cần thiết tại địa phương.
Có thể thấy lịch thời vụ là một công việc chi tiết và tồn diện và ít có sự phức tạp.
Lịch thời vụ thể hiện được các hoạt động chính, những sự việc hoặc hiện tượng xảy
ra trong cộng đồng trong suốt một thời kỳ.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Tiếng Anh
[1] Ganesh Chandra, Participatory Rural Appraisal, North Eastern Regional
Centre, Central Inland Fisheries Research Institute, Dispur, Guwahati-781006,
Assam, 2010, page 4;
[2] Notes for Participants in PRA-PLA Familiarisation workshops in 2004. Institute
of Development Studies, U.K, 2004, page 3;

12


Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) – Lịch thời vụ 13

[3] FAO PRA Training Manual, 1999, tct:
ntc:
04/04/2022;
[4] Seasonal Calendar, tct:

/>f, ntc: 04/04/2022;
[5] Episcopal Relief & Development (2018), Seasonal Calendar, tct:
ntc:
04/04/2022;
[6] Luigi Cavestro (2003), P.R.A - Participatory Rural Appraisal Concepts
Methodologies and Techniques, UNIVERSITA' DEGLI STUDI DI PADOVA
FACOLTA’ DI AGRARIA, Oct 2003, page 20.
2. Tài liệu Tiếng Việt
[7] TS. Nguyễn Duy Cần & TS. Nico Vromant (2009), PRA - Đánh giá nông thôn
với sự tham gia của người dân (Tái bản lần 2 - 55 trang), NXB Nơng nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2009;
[8] Nguyễn Thanh Bình, Tài liệu giảng dạy mơn Sinh kế, đánh giá nơng thơn có sự
tham gia (PRA) (Lưu hành nội bộ), Bộ môn Xã Hội Học, Khoa Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2022;
[9] NACA, Cẩm nang phương pháp đánh giá nông thôn và phân tích sinh kế bền
vững: Khái niệm và ứng dụng (Bản dịch) - Dự án IMOLA, Ủy ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế, năm 2006.

13



×