Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài thảo luận cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.85 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Vậy cơ sở nào hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh?, việc vận dụng tư tưởng đó
vào cách mạng Việt Nam như thế nào?.... những câu hỏi này sẽ được trả lời trong
bài tiểu luận này của chúng tơi.

A – CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. CƠ SỞ KHÁCH QUAN
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền
nơng nghiệp lạc hậu, trì trệ.
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858), xã hội Việt Nam bước sang
giai đoạn mới và trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.Tầng lớp tư sản và
tiểu tư sản bắt đầu xuất hiện, tạo ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu
nước giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Đầu thế kỷ XX, bối cảnh xã hội Việt Nam đặt dân tộc chống cả Triều lẫn
Tây. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các phong trào yêu nước ở thời kỳ này
dù dưới ngọn cờ nào cũng đều thất bại hoặc bị dìm trong bể máu. Xã hội Việt Nam
khủng hoảng về đường lối cứu nước. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong bối cảnh
nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Người đã sớm
tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc là: các phong
trào giải phóng dân tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội , không lắm rõ tình hình
và thực trạng cách mạng nước ta lúc bấy giờ, bị khủng hoảng về đường lơí cứu
nước.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học, có nề nếp gia phong mẫu


mực, giữ đạo hiếu và có truyền thống hiếu học, yêu thương đùm bọc…Cụ Nguyễn
Sinh Sắc có tư tưởng yêu nước, thương dân, cuộc đời cụ Phó bảng có ảnh hưởng


sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. Quê
hương Nghệ Tĩnh, huyện Nam Đàn, Xã Kim Liên có truyền thống cách mạng đậm
nét, giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Quê hương của Người có nhiều
anh hùng nổi tiếng như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đ.nh
Phùng, Phan Bội Châu…, đã thấm máu của các anh hùng liệt sĩ chống Pháp như
Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến… Bản thân anh trai, chị gái của Bác cũng
tham gia chiến đấu dũng cảm. Khi còn học ở Huế, Nguyễn Tất Thành được chứng
kiến bọn thực dân Pháp đàn áp đồng bào mình, điều đó đã thơi thúc Người quyết
tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Đặc biệt là, ảnh hưởng từ quê hương thứ hai của Bác chính là cố đơ Huế ,
con người Huế với tấm lịng thuỷ chung son sắc, yêu nước thương nòi….

1.2. BỐI CẢNH THỜI ĐẠI (QUỐC TẾ)

Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Theo Lênin, thế giới phân chia đa
số (70%) các dân tộc bị áp bức, số ít (30%) các dân tộc đi áp bức. Đặc điểm chung
là diện tích và dân số các thuộc địa lớn gấp nhiều lần so với diện tích và dân số các
nước chính quốc. Đây là tư tưởng cơ bản của Quốc tế cộng sản và là cơ sở để chỉ
đạo cách mạng thế giới.
Tại Đại hội V quốc tế cộng sản (1924) Hồ Chí Minh đã đưa ra con số đầy
thuyết phục như: thuộc địa của Anh lớn gấp 252 lần diện tích nước Anh, dân số
thuộc địa Anh lớn gấp 8,5 lần dân số nước Anh. Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh chuyển sang độc quyền hình thành hệ thống thuộc địa làm nảy sinh mâu
thuẫn mới của thời đại là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc
địa, bao trùm lên mâu thuẫn vốn có của thời đại: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản

ở các nước phát triển, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu.
Khẩu hiệu của Mác được được mở rộng. Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh
mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng
tiên tiến của thời đại.
Năm 1917, Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi mở ra thời đại mới- thời
đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự xuất hiện của Quốc
tế Cộng sản làm nảy sinh mâu thuẫn thời đại: CNXH > < CNTB. Quốc tế Cộng sản
là trung tâm tập hợp lực lượng cách mạng và chỉ đạo cách mạng thế giới. Sự xuất
hiện chủ nghĩa Lênin có vai trị quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh và tạo tiền đề bỏ qua CNTB lên CNXH ở Việt Nam.


Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính
nhằm tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Việc xuất hiện tư tưởng
Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam và do lịch sử
của cách mạng Việt Nam quy định.
Tóm Lại : Người nhận thức được tình hình trong nước cũng như thế giới , lắm
bắt được yêu cầu lịch sử “cần tìm ra con đường cứu nước mới” mới có thể giải
phóng được dân tộc khỏi áp bức bóc lột .

2. NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG VÀ LÝ LUẬN
2.1. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dời đã hình thành nên nhưng giá trị
truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc việt nam ,trở thành tiền đề tư
tưởng Hồ Chí Minh :






Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất
Tinh thần tương thân tương ái ,lòng nhân nghĩa , ý thức cố kết cộng đồng
Ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn ,thử thách
Chí thơng minh sáng tạo ,q trọng hiền tài ,khiêm tốn tiếp thu tinh hoa
văn hoánhân loại để là giàu cho văn hoá dân tộc.

Tinh thần yêu nước là một giá trị văn hoá –tinh thần cao đẹp của dân tộc
ViệtNam,là một thành tố quan trọng có vai trị quyết định trong sức mạnh
dựngnước và giữ nước của dân tộc ta.Tinh thần yêu nước ấy là biểu hiện cụ thể của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại .

 Chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Chủ nghĩa yêu nước truyền thống là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam,
của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam; là lí luận và đường lối chínhtrị,
quân sự của nhà nước phong kiến Việt Nam.Giáo sư TRần Văn Giàu viết :’’Chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam hẳn không phải là một truyền thống thâm
viễn cũng không phải là một hệ thống tư tưởng nhận thức và ứng xử đơn giản
nhưng vừa đủ để cho dân tộc Việt Nam tôn tại và tồn tại trong danh dự”. Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống được thể hiện trên những nội dung cơ bản
sau:
- Tình yêu quê hương đất nước
- Tình cảm gắn bó cố kết cộng đồng hướng về dân


- Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .
-Ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
-Ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và lịng tự tơn dân tộc.
-Ý thức xây dựng đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước truyền thống được hình thành trên cơ sở những điều kiện

khách quan và nhân tốc chủ quan:
Điều kiện khách quan: Vị trí địa lí và điều kiện thiên nhiên của Việt Nam
gắn bó con người với thiên nhiên,quê hương đất nước.Qua thực tiễn đấu tranh với
thiên nhiên hà khắc những cư dân Việt Nam dần dần liên kết được với nhau cùng
làm thủy lợi chống đỡ lụt lội hạn hán kinh tế phát triển sự giao lưu giữa các vùng
dần được mở mang tạo nên sự gắn bó giữa các dân cư cộng đồng với nhau là cơ sở
hình thành tình yêu quê hương đất nước.Nước ta luôn bị coi là ''miếng mồi béo
bở''-mảnh đất đầy hấp dẫn với những đế quốc hung bạo chính vì thế lịch sử chống
giăc ngoại xâm của dân tộc ta diễn ra rất ác liệt. Nhưng đúng như Bác đã nói: ''dân
ta có một lịng nồng nàn u nước.Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,thì tinh thần ấy lại sơi nổi,nó kết thành một làn
sóng vơ cùng manh mẽ,to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn,nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước''. Những đìều kiện đó hình thành những
truyền thống cố kết dân tộc trong sự nghiêp dựng nước và giữ nước hình thành
những phẩm chất đặc biệt của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam .Văn hóa dân tộc Việt là kết tinh những giá trị tiêu biểu của dân
tộc tuy Việt Nam là trung tâm của hai nền văn hóa lớn của châu Á là văn hóa Ấn
Độ và văn hóa Trung Hoa nhưng văn hóa Việt Nam khơng bị đồng hóa vẫn giữ
được cốt cách,bản sắc riêng đồng thời nhạy bén thích nghi,biết hội nhập,lựa chọn
tinh hoa văn hóa thế giới biến nó thành bản sắc dân tộc.Đó là cơ sở quan trọng phát
triển chủ nghĩa yêu nước Viêt Nam.
Nhân tố chủ quan: Ngoài những điều kiện khách quan nêu trên tác động
đến quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước truyền thống thì
chúng ta cũng cần quan tâm đến những nhân tố khách quan quyết định nội dung,
hình thứ của chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
Từ khi hình thành nhà nước , bất kì nhà nước nào cũng quan tâm chăm lo
giáodục, bồi dưỡng kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước của thế hệ ơng cha
trong q trình dựng nước và giữ nước. Tình yêu quê hương đất nước, yêu thương
giống nịi ln được gắn và bện quyện với nhau trong ý thức của người dân
ViệtNam.Từ xa xưa thái độ căm thù khinh ghét kẻ thù,tình yêu đất nước bao la đã



trở thành giá trị đạo đức của truyền thống lịch sử của dân tộc ta trong suốt mấy
nghìn năm lịch sử. Đó là nhân tố chính trị tinh thần tạo nên truyền thống sức mạnh
dân tộc.Trải qua những triều đại khác nhau sự giáo dục truyền thống đó đều được
quan tâm phát triển đúng mức 1 yếu tố quan trọng hình thành phát trin truyền
thống yêu nước.
Như vậy, lịch sử dựng nước đi đơi với gữi nước. Sự đồn kết cố kết dân tộc,
thống nhất tổ quốc là xu hướng cơ bản,chủ yếucủa dân tộc ta.Trong mọi thời kì của
dân tộc đều tồn tại, phát triển chủ nghĩa yêunước Việt Nam - một sức mạnh tinh
thần, vật chất mạnh mẽ trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển của dân
tộc Việt Nam.

 Chủ nghĩa yêu nước thời hiện đại
Chủ nghĩa yêu nước thời hiện đại là tiếp thu kế thừa và phát triển những tinh
hoa văn hóa truyền thông yêu nước do lịch sử để lại.Bản chất:
 Một trong những bài học của CMVN đại hội toàn quốc lần thứ 4 của Đảng
(1976) nêu ra là: “Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH,đường lối đó là
sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ lịch sử CMVN”.Với việc ggiương cao ngọn cờ dân tộc
và CNXH Đảng ta cũng đồng thời nâng chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh.
Chủ nghiã yêu nước Việt Nam hiện đại ra đời từ khi CMVN có Đảng gCSVN lãnh
đạo hơn 70 năm qua. Chủ nghĩa yêu nước việt Nam hiện đại đã đóng vai trị là
động lực tinh thần to lớn trong việc huy động sức mạnh của dân tộc trong giai đoạn
đã qua .Đảng sẽ đóng vai trị trong cơng cuộc xây dựng đất nước từng bước quá độ
lên lên CNXH và bảo vệ Tổ Quốc XHCN,dựa trên cở sở lập trương của giai cấp
công nhân, lý luận chủ nghĩa Mac-lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ,XHVN trở thành xã hội thuộc địa
nửa phong kiến. Để giai cấp dân tộc đưa lại hạnh phúc cho nhân dân nhiều phong
trào yêu nước đã vùng lên dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước tiêu biểu như
phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục.....đã liên tiếp nổ ra

nhưng đều bị thất bại .Điều đó đã chứng tỏ khơng thể dùng sức mạnh của một chế
độ đã bị suy tàn (chế đọ phong kiến) để chống lại một chế độ đang lên (chủ nghĩa
tư bản) không thể giương cao ngọn cờ dân chủ tư sản để chống lại chủ nghĩa tư bản
hiện đại.CMVN đầu thế kỷ 20 đen tối khủng hoảng về đường lối khơng có đương
ra .Vì vậy Nguyễn Ái Quốc người thanh niên Việt Nam yêu nước xuất hiện và phát
hiện ra những nhu cầu lịch sử và tìm cách đáp ứng được nhu cầu đó của đất
nước.Trải qua những chiêm nghiệm của các cuộc khởi nghĩa trước đó và nghiên
cứu sự thất bại và thành công của các cuộc CM trên thế giới tìm hiểu bản chất của
chủ nghĩa Đế Quốc và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin .Người rút ra những kết luận
quan trọng: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc khơng cịn con đương nào


khác,con đườg CM Vơ Sản và chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng
dân tộc,cả 2 cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và CMTG”.
 Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-lênin, đi theo cách mạng tháng 10 Nga vĩ
đại Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn của CMVN. Đảng
CSVN do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo ra đời. Chủ nghĩa yêu nước Viêt Nam
thời hiện đại Hồ Chí Minh đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem
xét, lý giải các vấn đề về quan hệ đất nước, con người với văn hóa dân tộc ,chế độ
chính trị của đất nước. Chủ nghĩa yêu nước thời hiện đại có hệ tư tưởng CM Mác,
tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng, lập trường yêu nước hiện đại có thế giới quan,
niềm tin cuộc sống chỉ đạo hướng dẫn. Mục tiêu, phương hướng hiện đại chủ nghĩa
yêu nước hiện đại bây giờ cũng được xác định từ những cơ sở lý luận, thực tiễn
chuyên sâu. Cùng với tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh cịn nghiên
cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng.

2.2. TINH HOA VĂN HỐ NHÂN LOẠI

2.2.1 Tinh hoa văn hóa phương Đơng


 Nho giáo
Có nguồn gốc từ Trung Quốc, người sáng lập là Khổng Tử, nho giáo không
phải là tôn giáo mà là học thuyết về triết lý hành động (đạo đức và cách ứng xử).
Nho giáo được truyền bá vào Việt nam từ rất sớm.Từ nhỏ HCM đã được các nhà
nho yêu nước trang bị cho các kiến thức Nho giáo un thâm. Nho giáo có nhiều
mặt tích cực nhưng cũng có những yếu tố tiêu cực lạc hậu.
+ Tích cực: Triết lý hành động nhân nghĩa; ước vọng về một xã hội bình trị, an
ninh hịa mục thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh tu thân dưỡng tính, đề cao văn
hóa lễ giáo. Nho giáo có nhiều mặt tích cựcnên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch
sử. Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về
một xãhội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa,
lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học.
+ Hạn chế: Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, tư tưởng phân biệt
đẳng cấp, coi thường lao động chân tay, coi khinh phụ nữ, xem thường thực
nghiệm doanh lợi.
Khai thác nho giáo Hồ Chí Minh đã lựa chọn những yêu tố tích cực phù hợp để
phục vụ nhiệm vụ cách mạng,phê phán những mặt tiêu cực, trong các tác phẩm
người sử dụng có khá nhiều mệnh đề của nho giáo và đưa vào đó những nội dung
mang ý nghĩa mới, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm


vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân
chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”.

 Phật giáo
+ Tích cực: Có nguồn gốc từ Ấn Độ, ra đời từ thế kỉ thứ VI trước công nguyên,
do thích-ca-mâu-ni sáng lập. Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ thế kỉ thứ II
sau côngnguyên. Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những ấn tượng sâu
sắc trong tư duy, hành động cách ứng xử của con người việt nam. Hồ chí minh
sớm tiếp thu những mặt tích cực của phật giáo: Tư tưởng vị tha từ bi bác ái, cứu

khổ cứu nạn, coi trọng tinh thần bình đẳng khơng phân biệt đẳng cấp, nếp sống có
đạo đức trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện, tư tưởng của người mang
những dấu ấn của phật giáo. Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào
Việt Nam khá sớm. Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu
sắc trong tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam.
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người
như thể thương thân; xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo
làm điều thiện; đề cao tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại
mọi phân biệt đẳng cấp. Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lười biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hình
thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương khơng xa đời mà sống gắn bó
với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân
dân chống kẻ thù dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc
và nhân dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hạn chế: Tiêu cực trong việc hình thành nhân cách con người: nhìn đời 1
cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và
phép màu nhiệm của 1 vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng năng lực hành động của
con người, nếp sống thì khổ hạnh và khơng tránh khỏi đi theo những nghi lễ thần
bí. Đặc biệt là các hiện tượng mê tín dị đoan như: lên đồng, đốt vàng mã, đồ dung
bằng giấy… gây lãng phí tiền bạc, thời gian, đồng thời ảnh hưởng khơng tốt đến
khơng khí và môi trường xung quanh.

 Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn
Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ
nghĩa dân sinh. Trong tồn bộ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát


triển nhiều nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Người chủ trương xây dựng một
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ có độc lập, tự do, hạnh phúc. Mong ước duy nhất
của Người là đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cũng được học hành, ai cũng

được hạnh phúc. Người mong mỏi độc lập cho nhân dân, tự do cho đồng bào.
Người khẳng định nếu dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của bộ phận,
giai cấp ngàn năm cũng khơng địi lại được. Có tự do cho dân tộc thì mới có tự do
cho mỗi người. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc là niềm
mong mỏi khôn nguôi của Người. Tư tưởng của Tôn Trung Sơn in đậm dấu ấn
trong tư tưởng của Người. Nhưng Người không sao chép, không phỏng theo Chủ
nghĩa Tam dân mà thận trọng lọc ra, bảo tồn và phát triển hạt nhân dân chủ cách
mạng trong cương lĩnh chính trị và ruộng đất của Tôn Trung Sơn nhào nặn với
thực tiễn Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng Chủ nghĩa Mác- Lênin, hình thành tư
tưởng của Người mang bản chất dân tộc, phản ánh quy luật phát triển của lịch sử.
Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” viết ngày 11/6/1948, Hồ Chí Minh đã coi sự
nghiệp cách mạng của Việt Nam là quyết tâm hoàn thành ba mục tiêu tương tự ba
chủ nghĩa mà Tôn Trung Sơn đã đề ra: "...Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta:
vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Kết quả đầu tiên của thi đua ái quốc sẽ là: Toàn
dân đủ ăn, đủ mặc; Toàn dân biết đọc, biết viết; Tồn bộ đội đầy đủ lương thực,
khí giới để giết giặc ngoại xâm; Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn. Thế là
chúng ta thực hiện: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Ba chủ
nghĩa mà nhà đại cách mạng Tôn Văn đã nêu ra" (39). Ở đây cũng cần lưu ý rằng,
Hồ Chí Minh thực hiện vấn đề đó là để làm cơ sở vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã
hội, chứ không như Tôn Trung Sơn thực hiện tam dân chủ nghĩa để thiết lập một
xã hội có bản chất tư bản. Cho nên ở đây có sự kết hợp hữu cơ giữa việc khái quát
của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc của chủ nghĩa tam dân với phương hướng,
mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Hồ Chí Minh tìm thấy những ở chủ nghĩa Tam dân của Tơn Dật Tiên những
điều thích hợp với nước ta đó là tư tưởng dân tộ độc lập,dân quyền tự do dân sinh
hạnh phúc.

2.2.2.Tinh hoa văn hóa phương Tây
Cùng với tư tưởng triết học phương Đơng, Hồ Chí Minh cịn nghiên cứu tiếp
thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng. Trong ba mươi năm hoạt

động cách mạng ở nước ngồi, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng
chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương
Tây.


Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc, làm thuê và
thường đến thăm khu ở của người da đen. Trong các bài viết sau này, Người
thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người
được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Người đã tiếp thu giá trị
của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong
bản tun ngơn này. Sau này Người đã pháttriển nó thành quyền sống, quyền độc
lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân
quyền được Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt
Nam năm 1945.
Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở
thủ đơ nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời
mình. Là thủ đơ của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ
thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng
thế giới phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu
của các dịng văn hóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanhchóng
chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và
tiến bộ của nước Pháp.
Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được
tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô,
Mông-tét-xki-ơ,…những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần
pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô, v.v…tư tưởng dân chủ
của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người. Ngồi ra, Người
còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của
mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thể hoạt động
và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước

mình, dưới chế độ thuộc địa.
Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt
trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M. Ca-sanh, P.V.
Cu-tuya-ri-ê, G.Mông-mút-xô…mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành.
Nói tóm lại, trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu vốn
trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây vừa tiếp thu, vừa gạn
lọc để từ tầm cao trí thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận
dụng và phát triển

2.3. CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN


Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước , nhất là sau khi đọc Sơ
thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
V.I.Lênin (1920), Nguyễn Ái Quốc đã “ cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng…
vui mừng đến phát khóc khi đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.
Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại
đã đưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành
người cộng sản. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến
bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên
hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng
Mác-Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những
phạm trù cơ bản của lý luận Mác-Lênin.
Sở dĩ Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên một loạt luận
điểm cơ bản hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh có ngun nhân sâu xa là:
+ Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20, Hồ Chí Minh đã có một vốn học

vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo. Nhờ vậy Người quan sát, phân tích,
tổng kết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáo điều,
rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù
hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Chính
Người đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa
cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin ,tin theo Quốc tế III”.Nhờ Lênin, người đã tìm
thấy “Con đường giải phóng chúng ta”và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu
Mác sâu sắc hơn.
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức
mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ khơng tự trói buộc trong cái vỏ
ngơn từ. Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa
Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng
hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ khơng đi tìm
những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.


II. NHÂN TỐ CHỦ QUAN
1. KHẢ NĂNG TƯ DUY VÀ TRÍ TUỆ HỒ CHÍ MINH
Ngồi nguồn gốc tư tưởng, q trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh còn chịu sự tác động sâu sắc của thực tiễn dân tộc và thời đại mà Người
đã sống và hoạt động. Chính q trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ở
trong nước và khi cịn bơn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu và hoạt động đã
làm cho Người có một hiểu biết sâu sắc về dân tộc và thời đại, nhất là thực tiễn
phương Đông để xem xét, đánh giá và bổ sung cơ sở triết lý phương Đông cho học
thuyết Mác – Lênin Hồ Chí Minh đã khơng ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn,
làm phong phú thêm hiểu biết của mình, hình thành những cơ sở quan trọng để tạo
dựng nên những thành công trong lĩnhvực hoạt động lý luận. Từ hoạt động thực
tiễn, Hồ Chí Minh đã khám phá quy luật vận động xã hội,đời sống văn hóa và cuộc

đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia và thời đại mới
để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn, qua kiểm
nghiệm của thực tiễn để hoàn thiện, làm cho lý luận có giá trị khách quan, tính
cách mạng và khoa học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm hoạt động tinh thần của cá nhân, do
Người sáng tạo trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, tư tưởng Hồ Chí
Minh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố nhân cách, phẩm chất và năng lực tư duy
của chính người sáng tạo ra nó.
Khơng chỉ ở nước ta mà có nhiều chính khách, nhiều nhà hoạt động văn hóaxã hội ở nước ngồi đã nêu nhiều ý kiến sâu sắc về nhân cách, phẩm chất, về tài
năng trí tuệ của Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1923, lúc Hồ Chí Minh vào trạc tuổi
33, nhà báoLiên Xơ Ơ. Manđenxtam khi tiếp xúc với Hồ Chí Minh đã sớm nhận
biết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, khơng phải văn hóa Âu
châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”. Văn hóa Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí
Minh ngày càng tỏa sáng theo dòng thời gian của dân tộc và thời đại.
Nhân cách, phẩm chất, tài năng của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến sự
hình thành và phát triển tư tưởng của Người. Đó là một con người sống có hồi
bão, có lý tưởng, u nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định, có lịng tin vào nhân
dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, thơng minh, có hiểu
biết sâu rộng, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn, v.v.. Chính nhờ
vậy, Người đã khám phá sáng tạo về lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại
mới, xây dựng được một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách
mạng Việt Nam, đã vượt qua mọi thử thách, sóng gió trong hoạt động thực tiễn,


kiên trì chân lý, định ra các quyết sách đúng đắn và sáng tạo, biến tư tưởng thành
hiện thực cách mạng.

2.PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
Phẩm chất, tài năng đó được biểu hiện trước hết ở tư tưởng độc lập, tự chủ,
sang tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh

giá các sự vật, sự việc xung quanh mà cịn được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định.
Ln tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới,có
phương pháp, có đầu óc thực tiễn. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã khám phá ra lý
luậncách mạng thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống
quanđiểm lý luận tồn diên, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam,…Khơng
những thế nó cịn được biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri
thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản
nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sang chịu đựng sự
hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào.
Những phẩm chất đạo đức đáng quý của Người đã trở thành chuẩn mực của
xã hội, cụ thể:
 Phẩm chất đạo đức trước hết ở Người là “trung với nước, hiếu với dân”. Cả
cuộc đời Người phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cơm no áo ấm
của nhân dân, “nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng”.
 Bên cạnh phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất đẹp đẽ và
cao quý “tình yêu thương con người”. Tình yêu thương bao la của Bác dành cho
mọi người không phân biệt giai cấp, giàu sang hay nghèo khó.
Trước tiên Bác dành tình yêu thương của mình cho những người lao động
cùng khổ bị áp bức bóc lột. Hồi bão lớn nhất của Người là: “Tơi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”. Chính vì u thương con người mà Bác đã không quản hy sinh đấu tranh
trực diện với kẻ thù để bảo vệ những người cùng khổ. Ở xứ người, Bác tham gia
hoạt động cách mạng, viết báo “Người cùng khổ”.
Đặc biệt, Người dám lên án tố cáo chế độ thực dân Pháp ngay trên đất Pháp.
Tình yêu thương con người của Bác còn thể hiện trong các mối quan hệ giữa bạn
bè, đồng đội, đồng chí và những người xung quanh, chỉ nghe tiếng khóc trẻ con
khóc lên từ nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch, lòng Bác ngậm ngùi:



Oa…… oa…… oa……
Cha trốn khơng đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha
Hay chứng kiến cảnh người phu đường làm vất vả, lịng Bác xúc động:
Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi
Ngựa xe hành khách người qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người

 Phẩm chất đạo đức quan trọng mà Bác thường xuyên tu dưỡng là: “Cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, bởi vì đây là phẩm chất gắn liền với hoạt động
hằng ngày của con người.
Trời có bốn mùa xn, hạ, thu, đơng
Đất có bốn phương Đơng, Tây, Nam, Bắc
Thiếu một mùa thì khơng thành trời
Thiếu một phương thì khơng thành đất
Thiếu một đức thì khơng thành người.

 Ở Người cịn có tinh thần quốc tế trong sáng “Bốn phương vô sản đều là
anh em”, là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức bóc lột; tinh thần đồn kết
của nhân dân Việt Nam với tất cả những nước tiến bộ trên thế giới vì hịa bình hợp
tác và hữu nghị với các dân tộc.

B – VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Sau hai mươi năm rời Tổ quốc ra nước ngồi tìm đường cứu nước (5-61911), đến đầu năm 1930, với sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản. Tư tưởng đó
thấm vào đường lối cách mạng của Đảng, vào phong trào công nhân, phong trào



yêu nước, vào từng con người Việt Nam làm nên thắng lợi huy hoàng của Cách
mạng tháng Tám năm 1945 thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa . Việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trên một số phương diện sau (phân tích
chủ yếu giai đoạn từ trước đến cách mạng Tháng 8 năm 1945):

1.TƯ TƯỞNG VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Tinh thần quan điểm này đã hình thành từ năm 1921 khi Nguyễn Ái Quốc
viết bài Đông Dương cho Tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste). Trong bài
báo đó, Người đã khẳng định sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản không thể làm
tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đơng Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ
thuyền đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương. Nói cách khác, “sự tàn bạo
của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị hết đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái
việc là gieo hạt giống của cơng cuộc giải phóng nữa thơi”.
Đến đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria, Hồ Chí
Minh đã viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi
người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn
kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hịa
bình, hạnh phúc...”.
Trong Đường Kách mệnh (1927), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra rằng “bây giờ
học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Người khẳng định trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành
cơng và thành công đến nơi, và cách mạng Nga dạy chúng ta phải theo chủ nghĩa
Mác - Lênin; phải nhờ Đệ tam quốc tế.
3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Chánh cương vắn tắt của Đảng
ghi rõ: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
tới xã hội cộng sản”. Đây chính là nội dung độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội,
sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, giai đoạn từ 1930 đến Cách mạng Tháng Tám, độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội có một sắc thái biểu hiện riêng, khá độc đáo. Đó là
độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, nhiệm vụ hàng đầu, cốt yếu của Đảng và
tồn dân tộc. Hồ Chí Minh phân tích rõ Pháp - Nhật khơng phải chỉ là kẻ thù của
công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc. Vì vậy, trước hết phải giải phóng cho được
dân tộc khỏi ách của giặc Pháp - Nhật. Nói như thế khơng phải là Đảng thủ tiêu
vấn đề giai cấp đấu tranh. Vấn đề giai cấp đấu tranh vẫn tồn tại mãi mãi. Nhưng
đây là giai đoạn quốc gia trước hết, Tổ quốc trên hết, nên vấn đề giai cấp phải gác
lại để giải quyết sau. Nói cách khác, giai đoạn này, chủ nghĩa xã hội mới ở dạng


định hướng tiến lên của độc lập dân tộc nhưng mang lại cho cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc tính triệt để cách mạng hơn bao giờ hết. Hội nghị Trung ương 8 (51941) nhấn mạnh “ không thể làm cách mạng giải phóng rồi ngưng lại mà phải đi
đến làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, tức là giai cấp vô sản sẽ bước những bước vĩ
đại của lịch sử để tiến lên cách mạng vô sản ”. Đây là một trong những lý do cắt
nghĩa tại sao trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào giải phóng dân
tộc Việt Nam khơng giành được thắng lợi, nhưng từ khi có Đảng lãnh đạo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác,
mà thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 là minh chứng hùng hồn đầu tiên
cho sự đúng đắn của tư tưởng độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2.VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CỦA CÁCH MẠNG
Đối tượng của cách mạng Việt Nam là lực lượng phản cách mạng nhưng
trong từng thời kỳ thay đổi sao cho phù hợp với tình hình và mục tiêu của cách
mạng .
- Trong kháng chiến chống Pháp :
 giai đoạn đầu đối tượng chủ yếu là phong kiến và thực dân Pháp
 Giai đoạn sau : tập trung chủ yếu chống Pháp để giải phóng dân tộc.
- Trong kháng chiến chống Mỹ : Đế quốc Mỹ và tay sai.
Ngay sau khi tiếp nhận ánh sáng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa MácLênin, Hồ Chí Minh tập trung tuyền bá học thuyết cách mạng đó vào Việt Nam,
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người có nhiều bài viết , tác phẩm nổi tiếng như Bản án chế độ thực dân Pháp,
báo Le Paria, báo Thanh niên, tác phẩm Đường Kách mệnh... Những tác phẩm đó
chỉ ra tính chất cách mạng Việt Nam là dân tộc cách mạng (không phải tư bản cách
mạng, cũng chưa phải thế giới cách mạng, giai cấp cách mạng), tức là “đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”.
Đến “đêm trước” của Cách mạng Tháng Tám, quan điểm Hồ Chí Minh về
đối tượng cách mạng đã có sự phát triển, thể hiện trong Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ Tám (5-1941). Khi bàn về lực lượng phản cách mạng, Nghị
quyết khẳng định “cần phải thay đổi chiến lược”. Tức là “cuộc cách mạng Đông
Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng
phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ
phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”... Trong giai đoạn hiện tại
ai cũng biết rằng: nếu khơng đánh đuổi được Pháp - Nhật thì vận mạng của dân tộc
phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải
quyết được”. “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận của giai cấp phải đặt dưới sự
sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân
tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà
quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”. Sáng tạo


đặc biệt của Hồ Chí Minh và Đảng ta ở Hội nghị Trung ương Tám là thay đổi
chiến lược trong việc xác định lực lượng phản cách mạng.
Khi nguyện vọng của toàn dân tộc là đánh Pháp đuổi Nhật, giành quyền
độc lập thì khơng thể đưa thêm một nhiệm vụ thứ hai chưa cần thiết là đánh đổ địa
chủ, vì điều đó có hại cho nhiệm vụ thứ nhất. Đưa nhiệm vụ điền địa ra giải quyết
tức là phải đánh đổ địa chủ, như thế không thể tập hợp mọi con dân nước Việt,
không trừ một giai cấp nào. Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định rõ: “Ngay bây giờ
nếu ta nêu khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày, như thế chẳng
những ta bỏ mất một lực lượng đồng minh, một lực lượng hậu thuẫn trong cuộc

cách mạng đánh đuổi Pháp - Nhật, mà còn đẩy lực lượng ấy về phe địch, làm hậu
bị quân cho phe địch nữa”.
Ngược lại, tuy chỉ nêu khẩu hiệu đánh đuổi Pháp - Nhật nhưng nông dân
vẫn không giảm bớt sự hăng hái tranh đấu mà vẫn nỗ lực tranh đấu mạnh hơn vì
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc họ cũng được hưởng nhiều quyền lợi to
tát. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi nhờ xác định trúng kẻ thù.
3.LÃNH ĐẠO VÀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Lực lượng cách mạng: Bao gồm toàn dân tộc.
Tư tưởng này được quy định bởi việc xác định tính chất cách mạng và kẻ thù
của cách mạng. Chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc là nhằm giải quyết
mâu thuẫn dân tộc giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam với bên kia là bọn
xâm lược và tay sai của chúng. Hồ Chí Minh phân tích khoa học rằng, “vì bị áp
bức mà sinh ra cách mạng, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lịng cách mạng
càng bền, chí cách mạng càng quyết. Cơng nơng bị áp bức nặng nề, tay không
chân rồi, nếu thua chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho
nên họ gan góc. Vì những cớ ấy, nên cơng nơng là gốc cách mạng, là chủ cách
mạng; cịn học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không
cực khổ bằng công nông, họ là bầu bạn cách mạng của công nông”. Ngay sau khi
ra đời Đảng ta nói rõ “Đảng phải lơi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nơng về phía
giai cấp vô sản; Đảng phải tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc
trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng như Đảng Lập hiến”. Tại Hội nghị
Trung ương Tám, với nhận thức “quyền lợi của tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận
mạng dân tộc nguy vong khơng lúc nào bằng”, Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ
trương “tập trung cho được lực lượng cách mạng tồn cõi Đơng Dương, khơng
phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông. Địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lịng u
nước thương nịi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp tồn lực đem tất cả ra
giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đánh tan giặc Pháp - Nhật xâm chiếm nước
ta”. Một trong những thành cơng lớn của Hồ Chí Minh là lập tổ chức Việt Nam
độc lập đồng minh (nói tắt là Việt Minh) với chủ trương “liên hiệp hết thảy các

tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại,
chiến đấu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phát xít Nhật, giành quyền độc lập cho nước


Việt Nam”. Trong Kính cáo đồng bào (6-6-1941), Hồ Chí Minh đã kêu gọi “đồng
bào, các bậc phụ huynh, hiền huynh chí sĩ, các bậc phú hào yêu nước, thương nịi,
các bạn cơng, nơng, binh, thanh niên, phụ nữ, cơng chức, tiểu thương... Ai là người
Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm”.
Tất cả các lực lượng đó phải do giai cấp cơng nhân lãnh đạo thông qua đội
tiên phong là Đảng Cộng sản. Đảng phải vững bền, bền gan, hy sinh, thống nhất.
Cách mạng phải có Đảng lãnh đạo để “ trong thì vận động và tổ chức dân chúng,
ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững
cách mạng mới thành cơng cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”.
Xác định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đưa cách mạng thắng
lợi có ý nghĩa quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
4.VẬN DỤNG VÀO NỀN TẢNG LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh dẫn Lênin: “Khơng có lý
luận cách mệnh, thì khơng có cách mệnh vận động. Chỉ có theo lý luận cách mệnh
tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Quá
trình tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng là q trình Hồ Chí Minh
nghiên cứu, khảo sát, so sánh các học thuyết trên thế giới. Người đã biết tới lý luận
của cách mạng tư sản, cách mạng vô sản, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga
năm 1917, Cách mạng Mỹ 1776 và Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Trên cơ sở
đó, Người đã rút ra kết luận “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất, khoa học nhất là chủ
nghĩa Lênin”. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng của
Đảng, trang bị thế giới quan, phương pháp luận cho những chiến sĩ cách mạng.
Nắm vững chủ nghĩa Mác -Lênin giúp Đảng giữ vững về nguyên tắc tổ chức, hiểu
rõ những vấn đề chiến lược cách mạng. Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cho Đảng trở
thành trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc. Không nắm vững chủ nghĩa Mác Lênin giống như người một mắt sáng một mắt mờ, dễ xa rời con đường cách mạng.

Nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng điều
đó khơng có nghĩa là học thuộc chủ nghĩa Mác - Lênin. Cần phải nắm vững chủ
nghĩa Mác - Lênin theo tinh thần qn triệt những nội dung có tính nguyên tắc
thuộc nguyên lý, quan điểm, lập trường cách mạng, những vấn đề về phương pháp
luận. Phải nắm lấy tinh thần của Mác -Lênin để vận dụng và phát triển sáng tạo
vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta là một nước thuộc địa, trên cơ sở đó bổ sung, làm
phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin. Học Mác - Lênin là để giữ vững lập trường cách
mạng, nâng cao tư tưởng; học để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự Đoàn
thể, giai cấp, dân tộc và nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ giúp cho Đảng ta trở
thành một Đảng đạo đức, văn minh. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động sẽ không rơi vào chủ nghĩa biệt phái, giáo
điều, mà luôn luôn đổi mới và sáng tạo trong mọi hồn cảnh và tình thế. Bàn về
ngun nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhờ


Đảng ta nắm vững, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước
ta.
5.VẬN DỤNG VÀO PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG
Ngay từ tuổi thiếu niên, khi còn ở trong nước, mặc dù rất khâm phục các cụ
Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, nhưng
Nguyễn Tất Thành khơng hồn tồn tán thành cách làm của một người nào. Bởi vì
cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là cách làm
“xin Pháp rủ lòng thương”. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp,
đó là cách làm “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hồng Hoa Thám cịn
thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng vẫn còn nặng cốt cách phong
kiến. Hồ Chí Minh xác định phải đi ra nước ngồi, tìm hiểu, khám phá thế giới,
xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào chúng
ta. Đó là tư duy về một phương pháp cách mạng mới. Cuộc khảo nghiệm lịch sử
của Hồ Chí Minh ở các nước thuộc địa và tư bản, từ cách mạng tư sản đến cách
mạng vô sản đem lại cho Người nhiều điều bổ ích về phương pháp cách mạng.

Sau một thời gian nghiên cứu và theo dõi, Hồ Chí Minh đã rút ra nhận xét,
những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra
chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một
trị bịp lớn”. Và “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào
mình, trơng cậy vào lực lượng của bản thân mình”. Hồ Chí Minh hiểu rõ hơn ai
hết sự xâm lược, bành trướng của chủ nghĩa thực dân là một hành động bạo lực
phản cách mạng. Vì vậy, chúng ta phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo
lực phản cách mạng.. Bạo lực đó trước hết phải là “cơng cuộc giải phóng anh em
chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Tư tưởng tự lực tự
cường đã được truyền đạt trong các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu thời
gian 1925-1927. Trong các bài giảng, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh đến yếu tố cách
mạng thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công, phải tranh thủ sự giúp đỡ
của Quốc tế Cộng sản và nhân dân thế giới. Nhưng “Muốn người ta giúp cho, thì
trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Hồ Chí Minh đã thành cơng trong việc lập
tổ chức vững bền là Mặt trận Việt Minh do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Cách tổ chức Việt Minh có tính chất dân tộc hơn, tạo ra một xung lực dễ hiệu triệu
hơn. Phương pháp cách mạng, phương pháp tổ chức của Hồ Chí Minh quy về một
điểm: đặt dân tộc quốc gia cao hơn hết. Người nhấn mạnh: “Trong khi đi tổ chức
một đoàn thể cứu quốc, điều cốt yếu là không phải những hội viên phải hiểu chủ
nghĩa cộng sản, mà điều cốt yếu hơn hết là họ có tinh thần cứu quốc và muốn tranh
đấu cứu quốc”.
Tổ chức vững bền, tự lực cánh sinh, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta,
đồn kết và tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức phù
hợp với điều kiện thực tế của nước ta là thuộc địa. Sức mạnh của phương pháp đó
đã được nhân lên khi Hồ Chí Minh khôn khéo xử lý mối quan hệ thời, thế, lực;


thiên thời, địa lợi, nhân hòa “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Để đi tới Cách mạng
Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh kêu gọi “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên
hết”; “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho kỳ được độc

lập, tự do”. Khi thời cơ đến, nhanh chóng chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, phát
động tồn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Giữa tháng 8-1945, Hồ Chí
Minh có Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta
đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Và chúng ta đã được giải phóng nhờ phương pháp cách mạng khoa học.
Năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tư tưởng Hồ Chí Minh
được hình thành về cơ bản. Từ năm 1930 trở đi, tư tưởng đó từng bước được hiện
thực hóa, làm chuyển hóa phong trào cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh khơng
chỉ là người hoạch định đường lối, xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
mà cịn là người tổ chức, kiến tạo phong trào cách mạng. Người là người tìm
đường, mở đường, dẫn đường và thiết kế tương lai. Cùng với Đảng ta, Hồ Chí
Minh đã chỉ đạo xây dựng, tổ chức lực lượng cách mạng gồm lực lượng chính trị,
lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Tuy hoạt động ở nước ngồi nhưng Hồ
Chí Minh theo dõi sát phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là hai
cuộc tổng diễn tập 1930-1931 và 1936-1939. Từ đầu năm 1941, sau khi trở về
nước, Hồ Chí Minh trực tiếp theo dõi sát sao mọi diễn biến của thời cuộc và trực
tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đến giữa tháng 8-1945, khi thời cơ
đến, Hồ Chí Minh đã kịp thời phát động tồn dân nổi dậy giành chính quyền. Cách
mạng Tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời, mở ra một
kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do.
Cách mạng Tháng Tám thành cơng là nhờ vũ khí khơng gì thay thế được là
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đúng đắn của Đảng.
Đảng ta và Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, khơi dậy sức mạnh của cả dân tộc “rũ bùn
đứng dậy chói lịa”, làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám lẫy lừng, “biến
người nô lệ thành người tự do”.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin là “kim sợi chỉ đỏ”, là “
kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc
chiến đấu chống giặc ngoại xâm, quân xâm lược, chống diễn biến hòa bình, bạo

loạn lật đổ của các thế lực thù địch cũng như xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Việc tìm
hiểu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh cho ta thấy được tư tưởng Hồ Chí
Minh khơng chỉ đơn giản hình thành một cách ngẫu nhiên chủ quan của Hồ Chí
Minh nó là sản phẩm của q trình tư duy, vận dụng nhiều tinh hoa của dân tộc
cũng như nhân loại. Đặc biệt, đó là Chủ nghĩa Mác-lênin và giá trị truyền thống
dân tộc.


Vận dụng tư tương Hồ Chí Minh vào thực tiễn mạng Việt Nam đã đem lại
thành quả vô cùng to lớn đó là – độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh
phúc cho nhân dân. Ngày nay khi đất nước độc lập và đang tiến lên Chủ nghĩa xã
hội, vẫn đang vận dụng vào thực tiễn. Con người xã hội Chủ nghĩa thấm nhuần
những giá trị, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó hưởng ứng cuộc vận động “ học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách chủ động, tích cực và
có hiệu quả.

TÀI LỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” (NXB 2009)
2. lĩnh chính trị của Đảng
3. Cương Một số tác phẩm của Hồ Chí Minh
4. Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”.



×