Chủ đề 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng
thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Có hai yếu tố cơ bản cấu thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan. Nghiên cứu chuyên sâu hơn về từng vấn đề sẽ giúp
ta hiểu rõ và hoàn thiện hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Cơ
sở khách quan
a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Khách quan là những tất cả những điều kiện sản xuất vật chất và quan hệ xã
hội đang tồn tại, không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người. Nó
không xuất phát chủ thể và yếu tố khách quan thường đánh giá được vấn đề
hay tác động vào chủ thể một cách có hiệu quả nhất. Quay trở lại với việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ở đây có hai cơ sở hết sức quan trọng :
a) Thứ nhất là bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có
nhiều biến động. Ở trong nước, chính quyền triều Nguyễn đang từng bước
khuất phục trước cuộc xâm lược vủa tư bản Pháp bằng việc lần lượt ký các
hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi
Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu
“Cần Vương” thất bại, hệ tư tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời với các nhiệm
vụ lich sử. Bên cạnh đó, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
khiến cho xã hội nước ta có những chuyển biến và phân hóa, giai cấp công
nhân, tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện. Cùng với đó là các trào lưu cải
cách ở Nhật bản, Trung Quốc tràn vào nước ta làm cho các phong trào yêu
nước chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu trong thời kỳ này
là phong trào yêu nước của các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ, thức
thời như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám .. nhưng vẫn
thất bại, nó chưa phải là lối thoát rõ ràng, là lối đi đúng đắn. Phong trào cứu
nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con
đường
mới.
Trong khi con thuyền Việt Nam còn đang lênh đênh chưa rõ bến bờ phải đi
tới thì lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng có những chuyển biến to
lớn. Chủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.
Trong quá trình xâm lược đó, sự bóc lột phong kiến vẫn được duy trì và bao
trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, làm dẫn tới sự xuất hiện thêm
giai cấp mới là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Đặc biệt, vào cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một cao trào cách mạng thế giới nổ ra với đỉnh cao
là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Thắng lợi ấy đã lật đổ nhà nước
tư sản, thiết lập chính quyền Xô viết, “làm thức tỉnh nhân dân châu Á”, mở
ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Quan
trọng hơn hết là nhiều thuộc địa đã được giải phóng, hình thành nên các
quốc gia độc lập và dẫn tới sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xôviết (1922), Quốc tế cộng sản (3/1919), phong trào công nhân của
các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc của
các nước thuộc địa phương Đông ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau
hơn trong việc chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Thứ hai trong cơ sở khách quan đó chính là những tiền đề tư tưởng – lý
luận.
Lịch sử dựng nước và giữ nước ngàn đời của dân tộc ta đã hình thành nên
những giá trị truyền thống đặc sắc và cao quý, trở thành tiền đề tư tưởng, lý
luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống yêu
nước, là tinh thần tương thân tương ái, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí
vươn lên mọi khó khăn thử thách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng
hiền tài.. Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư
tưởng, tình cảm cao quý nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng
cảm của người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức của toàn dân tộc.
Cũng chính nhờ nó mà đã thúc giục Nguyền Tất Thành quyết chí ra đi tìm
đường cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực
sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người.
Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành
tựu hiệ đại của văn minh phương Tây – đó chính là nét đặc sắc trong quá
trình hình thành tư tưởng, nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh. Người đã tự
biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại , Đông và Tây,
vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa
chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
Đặc biệt, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin ở Hồ Chí
Minh thực chất là chặng đường chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa
chọn vững chắc, tránh được những sai lầm dẫn đến ngõ cụt. Thế giới quan
và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức
và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước: “trong cuộc đấu
tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần
dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới”,
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
b) Về yếu tố chủ quan:
Chủ quan là hoạt động của con người nói chung, của những tập đoàn xã hội,
giai cấp, đảng phái và của từng con người. Nó xuất phát từ bản thân mỗi chủ
thể, là điều kiện tiên quyết trong mỗi hành động của con người. Yếu tố chủ
quan trong hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm ở hai đặc điểm
chính.
Thứ nhất là khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm
tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu,
Người không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự
hiểu biết của mình, đồng thời hình thành nên những cơ sở quan trọng để tạo
dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về
sau. Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa
và các cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát
thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm
trong thực tiễn. Nhờ đó mà lý luận Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan,
cách mạng và khoa học.
Thứ hai là phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. Biểu hiện
trước hết là ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán
tinh tường, sáng suốt. Là Người có bản lĩnh kiên định , luôn tin vào nhân
dân, khiêm tốn bình di; nhạy bén với cái mới, có đầu óc thực tiễn. Người
luôn khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại , một chiến
sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện
khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn
hóa nhân loại. Từ thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết,
chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư
tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam trong mọi hành động, là tư
tưởng Việt Nam hiện đại.
Hồ Chí Minh – ngôi sao sáng của dân tộc Việt Nam ta, được UNESCO công
nhận là “anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”. Suốt
cuộc đời người gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, là một người
yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, mang
trong mình một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sang hi sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào. Và có thể khẳng định rằng: Chủ
tịch Hồ Chí Minh – Người hội tụ đầy đủ tinh hoa văn hóa toàn dân tộc.
Hồ Chí Minh được sinh ra ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An –
một mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng và có lòng yêu nước
sâu sắc. Ngay từ nhỏ, Người đã được chứng kiến cảnh đất nước lầm than,
nhân dân bị áp bức bóc lột dã man, khổ cực nên đâu đó trong trái tim của
Người đã có những suy nghĩ, quyết tâm phải đứng lên cứu lấy quê hương và
đất nước mình.
Bên cạnh đó, thân phụ của Người là một nhà nho tên Nguyễn Sinh Sắc,
từng đỗ phó bảng và ông Nguyễn Sinh Sắc là định hướng cho Người con
đường học tập, lối đi đúng đắn ngay từ những bước đầu tiên. Vì thế mà Hồ
Chí Minh được học tập, tiếp xúc với nền văn hóa dân tộc một cách bài bản,
có hệ thống; qua đó tư tưởng yêu nước, thương dân đã được vun đắp và ngày
càng bùng cháy mạnh mẽ.
Trong suốt quá trình học tập hay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến khi
trực tiếp lãnh đạo cách mạng thành công, dù ở đâu, Hồ Chí Minh vẫn phát
huy những tư tưởng nhân văn, nhân đạo cao cả và không ngừng tiếp thu, bổ
sung tích lũy những vốn sống, vốn hiểu biết về văn hóa nhân loại. Người đã
kết hợp có sáng tạo các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với
các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây vào vốn tri thức của mình.
Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu biết về Hán học, Người
chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, Nho giáo hay
trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử… Về Phật giáo, Hồ Chí Minh
tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ
cứu nạn; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị; là tinh thần bình đẳng,
dân chủ, không phân biệt đẳng cấp; tiếp tục tham gia vào cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung của toàn dân tộc.. Cùng với đó, Hồ Chí Minh còn tiếp
thu nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Tóm lại, Người đã tiếp
nhận, gạn lọc để từ tầm cao tri thức của nhân loại mà suy nghĩ, kế thừa và
đổi mới, vận dụng và phát triển, làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng vốn trí
tuệ của thời đại.
Những tinh hoa, những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc luôn được Người
thể hiện trong các tác phẩm lý luận cách mạng, văn học, báo chí do Người
làm chủ biên hoặc chủ bút. Năm 1925, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ
thực dân Pháp” tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến
phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Sau đó, cuốn Đường kách
mệnh được xuất bản vào năm 1927. Từ 8/1942 đến 9/1943, Người viết Nhật
ký trong tù trong suốt quá trình chuyển lao hơn 30 lần. Ngày 2/9/1945, Bác
đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ra đời. Bên cạnh đó là rất nhiều truyện ngắn, thơ,.. có giá trị nhân văn sâu
sắc.
Tóm lại, chủ tịch Hồ Chí Minh xưa nay và trước sau vẫn vậy, là vị cha già
soi sáng con đường của cả dân tộc. Bởi trong Người hội tụ đầy đủ và hoàn
thiện nhất tinh hoa văn hóa của toàn nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh quả là
tấm gương sáng để nhân dân đời đời học tập và soi chiếu vào bản thân, là
động lực to lớn cho sự tiến bộ của đất nước – để Tổ quốc ta giàu đẹp, vững
mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
“Bác đã cho ta. Bác đã cho đời
Lẽ sống của ngày mai trên trái đất
Lẽ sống đẹp, không coi mình cao nhất
Mong kiếp người, ai cũng cất đầu cao”.
Chủ đề 3: BẰNG LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHỨNG MINH RẰNG:
“CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CẦN ĐƯỢC TIẾN HÀNH CHỦ
ĐỘNG, SÁNG TẠO VÀ CÓ KHẢ NĂNG GIÀNH THẮNG LỢI TRƯỚC
CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC -MỘT TRONG NHỮNG LUẬN
ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH”
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống quan điểm đó
có nhiều luận điểm hết sức sáng tạo, thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Những luận điểm
sáng tạo của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, bao quát nhiều mặt, nhiều
lĩnh vực, đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn
và giá trị to lớn. Trong đó có một luận điểm thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, đó là luận điểm:Cách mạng giải
phóng dân tộc cần phải chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
1.
Lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động,
sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở
chính quốc
a.
Cách mạng và khoa học vô sản từ Mác – Ăngghen đến Lênin
Như chúng ta đã biết, Mác - Ăngghen là những người đã sáng lập ra học
thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp vô sản. Bằng lý luận triết học,
kinh kế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, hai ông đã vạch rõ bản
chất bóc lột và tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản, vạch rõ vai trò sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và con đường đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản và quần chúng lao động chống giai cấp tư sản - con đường cách mạng
vô sản để thủ tiêu xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử quy định, Mác và Ăngghen tập trung
nghiên cứu từ thực tiễn xã hội châu Âu, nên chưa có điều kiện bàn nhiều về cách
mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, các ông mới chỉ bắt đầu tiếp cận vấn đề
dân tộc, thuộc địa ở một số trường hợp cá biệt (Ba Lan, Airơlen). Nói chung,
quan điểm của các ông là: khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành được chính
quyền thì đương nhiên các dân tộc thuộc địa sẽ được giải phóng.
Lênin sinh ra và hoạt động trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp vô
sản với giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, trên thế giới đã xuất hiện
và phát triển ngày càng gay gắt mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ
thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Vì vậy, nếu như ở giai đoạn trước,
Mác - Ăngghen chưa quan tâm nhiều đến cách mạng giải phóng dân tộc, thì ở
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lênin chú ý nhiều đến vấn đề dân tộc thuộc địa
và cách mạng giải phóng dân tộc.
Lênin nhận ra vai trò to lớn của hệ thống thuộc địa thế giới trong việc nuôi
sống và duy trì chủ nghĩa tư bản, tiềm năng cách mạng của nhân dân các nước
thuộc địa, từ đó đi đến khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một
bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, của toàn bộ quá trình cách mạng thế giới
nói chung. Tuy nhiên, khi xác nhận con đường phát triển của cách mạng thuộc
địa, cả Lênin và những người lãnh đạo của Quốc tế cộng sản vẫn nhấn mạnh
một chiều đến sự tác động của cách mạng vô sản ở chính quốc đối với cách
mạng thuộc địa, đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính
quốc và cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể giành thắng lợi khi cách mạng
vô sản chính quốc thắng lợi. Quan điểm này, chưa nhận thức hết tính chủ động,
sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa.
b.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Nhờ đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ nhu
cầu, đặc điểm của các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng để
tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, nên từ năm 1924, Hồ Chí Minh
đã từ phân tích sự khác biệt giữa châu Á và châu Âu mà đưa ra kiến nghị với
Quốc tế cộng sản : “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó,
củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” và “đưa thêm vào đó những
tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”. Đối với học thuyết của
Lênin về cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh cũng đã tiếp thu, bảo vệ và phát
triển sáng tạo bằng những luận điểm mới mà ở thời mình Lênin chưa có điều
kiện khám phá. Một trong những luận điểm hết sức sáng tạo đã góp phần làm
phong phú kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là luận điểm: Cách
mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Khái niệm “cách mạng thuộc địa” và mối quan hệ mật thiết giữa cách
mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng thuộc địa thực sự đã được đề cập
tới trong lý luận của Lênin và trong đường lối của Quốc tế cộng sản. Nhưng
Lênin và Quốc tế cộng sản khi đề cập đến mối quan hệ giữa hai cuộc cách
mạng đó thì đặt cách mạng thuộc địa ở vị trí phụ thuộc vào cách mạng vô sản
ở chính quốc. Hồ Chí Minh khi đề cập đến vấn đề này, Người vẫn tiếp tục
khẳng định lại quan điểm của Lênin về mối quan hệ mật thiết với nhau giữa 2
cuộc cách mạng đó. Ngay từ trong thời kỳ hoạt động trong Đảng cộng sản
Pháp, Hồ Chí Minh đã nêu lên tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp
công nhân ở các nước đế quốc chủ nghĩa và vạch rõ trách nhiệm của giai cấp
công nhân Pháp đối với vận mệnh các dân tộc thuộc địa trong sự nghiệp
chống kẻ thù chung là đế quốc Pháp.
Tại Đại hội lần thứ I của Đảng cộng sản Pháp (năm 1921), Hồ Chí
Minh đã yêu cầu Đại hội nghiên cứu và xây dựng một chính sách đối với các
nước thuộc địa theo đúng tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, và đề nghị thành lập
Ban nghiên cứu của Đảng về vấn đề thuộc địa. Đến Đại hội lần thứ II của
Đảng cộng sản Pháp (1922), Ban nghiên cứu về vấn đề thuộc địa của phân bộ
Pháp thuộc Quốc tế cộng sản đã được thành lập, trong đó Hồ Chí Minh được
cử ra làm ủy viên và đã tham gia dự thảo các văn kiện quan trọng. Vấn đề
thuộc địa đã được Đại hội này nhất trí thông qua Nghị quyết, trong đó nêu rõ:
những người cộng sản Pháp phải đặt vấn đề thuộc địa lên hàng đầu và phải
ghi vấn đề đó vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn quốc của Đảng sắp
tới.
Năm 1925, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí
Minh đã vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản và từ đó rút ra sự cần thiết
phải có sự đoàn kết chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách
mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa để tiêu diệt kẻ thù chung là chủ nghĩa tư
bản. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái
vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai
cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng
thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia
vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp sống và cái vòi bị
cắt đứt lại sẽ mọc ra”
Tuy nhiên, vốn là người dân thuộc địa và là người cộng sản lăn lộn
trong phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa, có nhận thức sâu sắc về
thuộc địa và chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh đã không dừng lại ở việc
khẳng định về mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc mà còn tiếp tục phát triển sáng
tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc khi đề ra
luận điểm về vai trò và tính chủ động, tích cực của cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Nhân
dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể “chủ động đứng lên, đem sức
ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc.
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Hồ Chí Minh
đã viết: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em
rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực
của bản thân anh em”. Đến Đường cách mệnh (1927), Người lại chỉ rõ:
“Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” và Người
dự báo Việt Nam dân tộc cách mạng thành công thì tư bản Pháp yếu; tư bản
Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mạng càng dễ. Năm 1945,
Nhật đầu hàng đồng minh, thời cơ cách mạng đã đến, Người kêu gọi: “Toàn
quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Luận điểm sáng tạo nêu trên của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng và
khoa học dựa trên những luận cứ đã được Người khảo sát, chứng minh đó là:
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, về thuộc địa, Hồ Chí Minh đã phát
hiện ra rằng: “tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ
thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của
nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao
động của nó, và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản
cách mạng của nó” và “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ
nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc”. Bởi vậy, theo Hồ
Chí Minh, nếu xem thường cách mạng thuộc địa tức là “muốn đánh chết rắn đằng
đuôi”, chủ nghĩa tư bản chỉ tan r· hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ
được nền móng lâu dài đế quốc chủ nghĩa mà nền móng lâu dài của nó chính là ở
thuộc địa. Người đã thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản không thấy được
vấn đề quan trọng đó, coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đến vấn đề thuộc
địa. Tại phiên họp thứ 22 Đại hội V Quốc tế cộng sản (1-7- 1924), Hồ Chí Minh
đã phê phán các Đảng cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các Đảng cộng sản
các nước có thuộc địa chưa thi hành chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc
địa, trong khi giai cấp tư sản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ các dân tộc bị
chúng nô dịch trong vòng áp bức.
Nghiên cứu về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Hồ Chí
Minh đã nhận thấy rõ tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn,
đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân,
nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ khi được giáo dục,
giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo; nó không những có khả năng giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc mà còn có khả năng tác động trở lại, thúc đẩy
cách mạng vô sản ở chính quốc. Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã có dự báo:
“ Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để
gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình
thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện
tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những
người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”
Về Việt Nam và Đông Dương, Hồ Chí Minh nhận định là: ngay dưới
ách áp bức, bóc lột tàn khốc của chủ nghĩa thực dân, “Người Đông Dương
không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ
thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể
làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương... Sự tàn bạo của chủ
nghĩa tư bản đã chuẩn đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là
gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Trong Lời kêu gọi nhân
dịp thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Người viết: “ Sự áp bức và bóc lột
vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách
mạng thì sống, không có cách mạng thì chết. Chính vì vậy mà phong trào
cách mạng ngày càng lớn mạnh”.
Như vậy, do nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản, nhận thức
được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc, đánh giá
đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, sức mạnh
của cách mạng thuộc địa, nên khi tiếp thu và vận dụng các nguyên lý phổ
biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã luận giải đúng đắn về mối
quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và đưa
ra luận điểm: cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động,
sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc. Đây là một trong những sáng tạo lý luận đặc sắc của Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý
luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
Luận điểm này của Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất
quan trọng. Đó là cơ sở để Đảng ta tin tưởng và quyết tâm tổ chức lãnh đạo
nhân dân Việt Nam đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách đế
quốc xâm lược và khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đó cũng chính là cơ sở của tinh
thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp
cách mạng. Nhờ tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam giành được
nhiều th¾ng lợi to lớn. Thực tế là sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam
không phải giải quyết ở Pháp hay ở Nhật, ở Mỹ mà là ở Việt Nam, là do
thành quả cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam. Tất nhiên, trong cuộc đấu tranh để đi đến thắng
lợi của nhân dân Việt Nam không thể không nói tới vai trò của đoàn kết quốc
tế, đặc biệt là đoàn kết với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở chính
những nước có bọn đế quốc, thực dân đi xâm lược, nô dịch, nhưng trong sự
đoàn kết đó, cách mạng Việt Nam vẫn luôn tích cực chủ động, không ỷ lại
vào bên ngoài và đã thực hiện theo đúng phương châm Hồ Chí Minh đã từng
đưa ra là “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Và cách mạng nước ta đã giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở Pháp, Nhật, Mỹ; đã góp phần thúc đẩy
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước đó
và các nước khác trong cuộc đấu tranh để đi đến giải phóng hoàn toàn.
Trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới
vì chủ nghĩa xã hội, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên toàn
cầu hóa thì luận điểm đó của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, dân tộc
Việt Nam khi tham gia toàn cầu hóa cần phải nêu cao tinh thần chủ động, tích
cực, khai thác tốt những tiềm năng nội lực đồng thời tranh thủ sự đoàn kết,
giúp đỡ của quốc tế, nhưng không bị động và ỷ lại bên ngoài.
2.
Cách mạng tháng Tám – kết quả của việc vận dung sáng tạo quan
điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về: “Cách mạng giải phóng dân tộc
cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc”.
a) Thời cơ của cuộc cách mạng Tháng 8
b) Liên Xô và đồng minh đánh bại phát xít Đức, chủ nghĩa quân
phiệt Nhật tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc
đứng lên tự giải phóng. Nhật và bọn tay sai ở Đông Dương hoang
mang lo sợ. Kẻ thù của Cách mạng ta suy yếu cực độ.
- Điều kiện chủ quan cho Cách Mạng nổ ra và giành thắng lợi rất
đầy đủ:
+ Đảng Cộng Sản Đông Dương đã có qua trình chuẩn bị chu đáo
cho thắng lợi của cuộc Cách Mạng Tháng 8 trong suốt 15 năm so
với 3 cao trào Cách Mạng 0- 31, 36- 39 và 39- 45. Trong phong
trào giải phóng dân tộc 39- 45, Đảng cộng sản Đông Dương đã
lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về mọi đường lối,
lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa Cách Mạng, và
bước đầu tap dượt cho quân chúng khởi nghĩa vũ trang giành
chính
quyền.
+ Khi phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện quân đồng minh,
Đảng ta kịp thời chớp lấy thời cơ, chuẩn bị chu đáo hơn nữa và
dũng cảm phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa, giành
chính quyền trong hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc
c)
d)
dân Trào, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã quyết định phát động
tổng khởi nghĩa trong toàn quốc để giành chính quyền. Đại hội
Quốc dân Tân Trào hưởng ứng mệnh lệnh tổng khởi nghĩa của
Đảng và quyết định thành lậpUỷ ban giải phóng dân tộc Việt
Nam, tức chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
- Chưa có thời điểm nào như thời điểm này, Cách Mạng nước ta
đã hội đủ được các điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan đầy
đủ như thế.
- Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng lên làm tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào nước ta
để tước khí giới quân đội Nhật, từ đó nhân dân ta trở thành người
làm chủ nc nhà đẻ chủ động “đón tiếp” quân đồng minh. Các kẻ
thù mới vào nc ta khó có thể xóa bỏ những thành quả CM mà
nhân dân ta giành được.
Nguyên nhân thắng lợi
- Nhật bị Liên Xô và các lực lượng tham gia đánh bại và Đảng ta
chớp lấy thời cơ nỗi dậy giành 9 quyền.
- Đảng lãnh đạo trong 15 năm gian khổ, đã huấn luyện các cao
trào lớn mạnh: Cao trào 1930- 1931, 1936- 1939, và cao trào giải
phóng dân tộc 1939- 1945.
- Đảng đã chuẩn bị lực lượng vĩ đại trong Mặt trận Việt Minh,
dựa trân liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Đảng có kinh nghiệm đấu tranh, có đường lối đúng đắn, Đảng là
nhân tố quyêt định thắng lợi của Cách mạng.
Tính chủ động của quân ta.
Để chớp được thời cơ trong cuộc cách mạng Tháng Tám năm
1945, Đảng ta đã có một quá trình chuẩn bị về mọi mặt và dự
đoán thời cơ rất khoa học. Ngay trong hội nghị Trung ương lần
thứ tám Ban Chấp hành Trung ương, dưới sự chủ trì của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc, tại Pắc Pó, Cao Bằng, nghị quyết đã dự báo
một cách chính xác cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy
của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô,
một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này
sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều
nước thành công…” 1. Đó là một khả năng xuất hiện thời cơ đến
với nhiều nước, trong đó có nước ta. Sự phân tích chính xác,
khoa học mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù đã tạo thế chủ động
cho ta khi xuất hiện tình thế. Ngày 9-3-1945, nổ ra cuộc đảo
chính Nhật - Pháp, Đảng ta không bất ngờ mà ngược lại đã chủ
động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược, sách lược sát đúng với
tình hình. Ngay trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, ngày 12-31945, Hội nghị Thường vụ mở rộng đã họp và đề ra Chỉ thị “Nhật
- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Trong bản Chỉ thị
đó đã dự báo thời cơ của nhân dân ta vùng dậy đấu tranh, đó là:
“Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật và Nhật đầu hàng
quân đồng minh”. Đúng như dự báo của bản chỉ thị, sau khi Hồng
quân Liên Xô tiêu diệt một triệu quân Quan đông của Nhật ở
Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống
hai thành phố lớn nhất của Nhật. Hội đồng tối cao chiến tranh của
Nhật đã họp bàn về các điều kiện chiến tranh theo tuyên bố
Pôtxđam. Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố
đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của
Nhật. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng mà Đảng ta đã dự
báo. Thời cơ có một không hai của dân tộc ta đã đến, bởi vậy:
“dù phải đốt cháy cả dãy “Trường Sơn cũng phải giành cho được
độc lập!” (Lời của lãnh tụ Hồ Chí Minh nói với Võ Nguyên Giáp
ở nán Nà Lừa). Lập tức Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh
thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có đoạn viết: “Giờ tổng khởi
nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng
giành lấy quyền độc lập của nước nhà…Chúng ta phải hành động
cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận
trọng!.. Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.
Như trên đã nói về thời cơ cách mạng, thời cơ chỉ xuất hiện và
tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong cuộc cách
mạng tháng Mười Nga, thời cơ chỉ xuất hiện trong vòng 24 giờ.
Còn trong cuộc cách mạng Tháng Tám, thời cơ chỉ tồn tại một
cách khách quan trong vòng 20 ngày, từ khi Nhật đầu hàng quân
Đồng minh (15-8-1945), đến khi quân Đồng minh vào giải giáp
quân đội Nhật (15-8-1945). Nếu đứng lên giành chính quyền
trước ngày 15-8-1945 hay sau ngày 9-5-1945 thì khả năng giành
thắng lợi rất ít. Vì, trước ngày 15-8, Nhật hoàng còn rất mạnh,
còn sau ngày 9-5, khi đó trên đất nước ta sẽ xuất hiện rất nhiều
lực lượng bất lợi cho cách mạng như: Quân Tưởng ở miền Bắc,
quân Anh ở miền Nam và nhiều lực lượng phản động khác. Chỉ
có thể giành thắng lợi trong khoảng thời gian khắc nghiệt này. Vì
thế, Hội nghị đại biểu toàn quốc họp tại Tân Trào từ ngày 14 đến
ngày 15-8-1945, đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa
ở Đông Dương đã chín muồi”, phải “kịp thời hành động không
được bỏ lỡ”. Ngay đêm ngày 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa ra
quân lệnh số 1, hạ lệnh khởi nghĩa: Hiệu triệu toàn dân đứng lên
khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp theo đó, ngày 16-8-1945, tại
Tân trào Đại hội quốc dân họp nhiệt liệt tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa của Đảng và ra 10 chính sách của Việt Minh,
thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao
vàng, quốc ca và bầu Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi đồng bào: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến.
Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta”3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhân dân cả nước đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 19-8-1945, khởi
nghĩa thắng lợi ở thủ đô Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi
ở Huế và các thị xã… Ngày 25-8-1945, khởi nghĩa giành thắng
lợi ở Sài Gòn - Chợ Lớn… chỉ trong vòng 15 ngày cuối Tháng
Tám cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên
trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân. Cuộc cách
mạng Tháng Tám mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động,
như cơn sóng thần, đã cuốn phăng đi chính quyền phát xít Nhật
và tay sai. Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và
tuyên bố: “thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một
nước nô lệ”.
e)
Sáng tạo trong nghệ thuật đánh giặc.