Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân của Người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.6 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động
của Đảng ta và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân
dân ta. Trong đó, tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường
tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại, là tư tưởng
xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của
Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với
những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong những công hiến to lớn của tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến vĩ đại, có giá trị
lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng. Chính vì vậy, trong bài tập lớn học
kỳ lần này, em xin chọn đề tài: “Phân tích những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn
kết toàn dân của Người”.

NỘI DUNG
I.

Hồ Chí Minh – nhà văn hoá kiệt xuất và những tư tưởng của
Người

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho,
nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực
dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu
sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính
trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong
trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu



nước.
Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người
đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người
hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc
địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu
các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga
và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân
tộc và giải phóng giai cấp.
Sống trong hoàn cảnh xã hội đất nước dưới ách thống trị thực dân và phong
kiến, sự nhìn nhận thực tế và giáo dục của gia đình kết hợp với tinh thần ham
học hỏi, Hồ Chí Minh đã tìm tới với chủ nghĩa Mác – Lênin để rồi tự mình khai
sáng những tư tưởng mới, soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Như vậy: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu văn hoá nhân loại”.
Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt
Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước và dòng chảy thời đại. Hệ thống đó bao
gồm một số nội dung cơ bản sau:


Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;



Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại;




Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;




Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân,
vì dân;



Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;



Phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân;



Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;



Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;




Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân…

II.

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1. Những giá trị truyền thống dân tộc
Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước; tinh thần ái quốc, nhân nghiã,
tinh thần cố kết cộng đồng, đại đoàn kết dân tộc đã hình thành và củng cố trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững
thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt

Nam. Đối với mỗi người Việt

Nam, yêu nước, nhân nghĩa và đoàn

kết trở thành một tình cảm tự nhiên, một triết lý nhân sinh, thành phép tư duy và
ứng xử chính trị, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc cho đến ngày nay, như:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng;
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao;
Tình làng, nghĩa nước – Nước mất thì nhà tan;


Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh;
Tất cả đã trở thành dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống Việt
Nam, tạo thành quan hệ 3 tầng: gia đình, làng xã, quốc gia (Nhà –
Làng – Nước). Đây cũng chính là sợi dây liên kết các giai tầng, các dân tộc

trong xã hội Việt

Nam. Truyền thống đoàn kết, nhân ái được phản

ánh trong kho tàng văn học dân gian, được các anh hùng trong lịch sử nâng lên
thành phép đánh giặc, trị nước. Đó là tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các
nhà yêu nước trong lịch sử.
Hồ Chí

Minh đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước – nhân

nghĩa – đoàn kết của dân tộc – đồng nghĩa với việc Người đã sớm nhận thức
được sức mạnh dân tộc, quan điểm nhân sinh và phương pháp đánh giặc của
cha, ông để kết hợp với những giá trị thời đại rồi chuyển thành hệ thống quan
điểm Cách mạng của mình. Người khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
lũ bán nước và lũ cướp nước...". Hồ Chí

Minh còn nhấn mạnh phải

phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng mới "phải giải thích, tuyên
truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều
được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến". Chủ nghĩa yêu


nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt

sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí


Nam là cơ

Minh về đại

đoàn kết dân tộc.
2. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin:
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng;
Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử;
Giai cấp vô sản lãnh đạo Cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc;
V.Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở nước Nga, lực lượng công nông
là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Vì thế, liên minh công
nông là cơ sở để xây dựng lực lượng Cách mạng;
C.Mác nêu khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại". Theo đó, đoàn kết
dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô sản tất cả các nước
và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”; v.v…
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân
trong lịch sử và vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó
là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học
trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di
sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt


Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng
của Người về đại đoàn kết dân tộc.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin vì người đã tìm thấy con đường
giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con

đường tập hợp lực lượng Cách mạng trong phạm vi từng nước và trên toàn thế
giới.
3. Quá trình tổng kết thực tiễn các phong trào yêu nước, Cách mạng Việt
Nam và Cách mạng thế giới
Hồ Chí

Minh tổng kết, đánh giá các di sản truyền thống về tư

tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt

Nam tiền bối và

các phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các phong trào giải
phóng dân tộc thuộc địa. Những thành công hay thất bại của các phong trào ấy
đều được Người nghiên cứu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để hình thành và
hoàn chỉnh tư tưởng về đại đoàn kết của mình.
Phong trào yêu nước Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ từ khi thực dân Pháp
xâm lược. Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX,
đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX; các thế hệ
người Việt Nam yêu nước nối tiếp nhau vùng dậy chống ngoại xâm nhưng đều
thất bại. Hồ Chí Minh nhận thấy thực tiễn hào hùng, bi tráng của dân tộc và kết
luận: Vận mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng mới hay một lực
lượng Cách mạng mới; lực lượng đó có khả năng đề ra đường lối và phương
pháp Cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử và những
yêu cầu của thời đại; có đủ khả năng quy tụ, tập hợp lực lượng của cả dân tộc
vào cuộc đấu tranh chống thực dân đề quốc, phong kiến và xây dựng được khối


đại đoàn kết dân tộc bền vững. Hồ Chí


Minh đã thấy hạn chế trong

phương pháp tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, Bác đã tìm cách
sang Pháp để tìm hiểu và trở về giúp đồng bào mình.
Khi ở nước ngoài, Hồ Chí

Minh khảo sát tình hình các nước tư

bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa, Bác nhìn thấy tiềm ẩn to lớn của họ và
cũng thấy hạn chế là các dân tộc thuộc địa chưa có tổ chức, chưa biết đoàn kết,
chưa có sự lãnh đạo đúng đắn. Trong các phong trào cách mạng thuộc địa và phụ
thuộc, Hồ Chí

Minh đặc biệt chú ý đến cách mạng của Trung Quốc

và Ấn Độ, với tư tưởng là đoàn kết các giai tầng, các đảng phái, các tôn giáo...
nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn Cách mạng.
Đối với Cách mạng ở các nước đế quốc, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Cách
mạng Mỹ, Pháp là những cuộc Cách mạng “chưa đến nơi”, vì sau khi Cách
mạng thành công, nhân dân vẫn bị áp bức, bóc lột và nghèo nàn. Chỉ có Cách
mạng tháng Mười Nga là cuộc Cách mạng đến nơi, vì “Cách mạng rồi thì quyền
giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi
hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.
III.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân của Người

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc chính là cơ sở để thực hiện khối đại
đoàn kết toàn dân. Trong tư tưởng của Người, khái niệm “Dân” có nội hàm rất
rộng và là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Theo đó, các khái niệm đồng nghĩa

thường được dùng là dân, nhân dân, quần chúng nhân dân, quốc dân, đồng bào,
… Người dùng các khái niệm này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một
người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số,


người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt “già, trẻ, gái,
trai, giàu, nghèo, quý, tiện”. Như vậy, khái niệm “Dân” vừa được hiểu là tập hợp
đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể và theo
cả hai cách hiểu thì “Dân” chính là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.
Đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào
một khối trong cuộc đấu tranh chung. Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Ta đoàn kết để
đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây
dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phục vụ nhân dân thì ta đoàn
kết với họ”. “Ta” ở đây vừa là Đảng, vừa là mọi người dân của Tổ quốc Việt
Nam. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân
tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến
trình của Cách mạng Việt Nam.
Muốn thực hiện được việc đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền
thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc, phải có tầm lòng khoan
dung độ lượng với con người, Hồ Chí Minh cho rằng ngay đối với những người
lầm lạc nhưng biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về với dân tộc, vẫn đoàn kết với
họ, mà hoàn toàn không định kiến, khoét sâu cách biệt. Thậm chí, đối với những
người trước đây đối đầu với chúng ta, nhưng nay không chống nữa, khối đại
đoàn kết dân tộc vẫn mở cửa tiếp đón họ. Người đã nhiều lần nhắc nhở: “Bất kỳ
ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những
người đó trước đây chống phá chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết
với họ”. Hồ Chí Minh tha thiết kêu gọi tất cả người thật thà yêu nước, không
phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe
nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân, vì nước. Người dặn: “Cần xoá bỏ hết
thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để

phục vụ nhân dân.


Dân tộc, toàn dân là khối rất đông bao gồm nhiều chục triệu con người.
Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn như vậy, thì phải xác định rõ
đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên
cái nền tảng đó. Về điều này, Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải
đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng
như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn
kết các tầng lớp nhân dân khác”. Người còn nói thêm: “Lực lượng chủ yếu trong
khối đại đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng
của Mặt trận dân tộc thống nhất”; và: “…lấy liên minh công – nông – lao động
trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố
vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất
cứ lực lượng nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc”.

KẾT LUẬN
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một
người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi
lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho
nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì
hòa bình và công lý trên thế giới.

Qua những phân tích trên ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã tiếp thu những giá
trị truyền thống dân tộc và những tinh hoa văn hoá nhân loại, Người tiếp cận chủ
nghĩa Mác – Lênin, tổng kết thực tiễn các phong trào yêu nước, Cách mạng Việt
Nam và Cách mạng thế giới. Với nhân cách của mình, Hồ Chí Minh đã học tập
và sáng tạo nên những tư tưởng soi sáng cho thắng lợi Cách mạng giải phóng
các dân tộc thuộc địa nói chung, Cách mạng Việt Nam nói riêng suốt hơn 70

năm qua, và những tư tưởng của Người còn tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp đổi
mới đất nước của dân tộc ở thời đại ngày nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2003.

2.

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tường. Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhận thức và vận
dụng. Nxb. Tư pháp, Hà Nội – 2003.


3.

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tường. Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nhận thức cơ
bản, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2009.

4.

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tường. Nhân dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh,
Tạp chí lịch sử Đảng, 1/1997, tr. 51- 53.

5.

Song Thành. Hồ Chí Minh – Nhà văn hoá kiệt xuất, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2010.

6.


/>%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh

7.

/>%C3%ACnh-th%C3%A0nh-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-h
%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh




×