Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hướng giảng dạy kĩ năng viết trong chương trình ngữ văn 8 như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.71 KB, 3 trang )

HƯỚNG GIẢNG DẠY KĨ NĂNG VIẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 NHƯ THẾ
NÀO?
Kĩ năng viết là một trong bốn kĩ năng cần rèn luyện cho HS. Để các em viết đúng
và hay cần rèn luyện liên tục qua nhiều bài, nhiều lớp với một số kiểu bài và kĩ
năng quan trọng. Viết khơng chỉ hướng tới hình thành năng lực tạo lập văn bản mà
còn giúp phát triển năng lực đọc hiểu và nói nghe; phát triển tư duy và giáo dục
nhân cách.
Dạy HS viết bài văn là dạy các em cách nghĩ và cách diễn đạt, trình bày các suy
nghĩ, tình cảm của mình. Viết phải tập theo một kiểu văn bản nào đó; theo một bố
cục có các phần rõ ràng, trước hết theo yêu cầu của nhà trường phổ thơng. Vì thế,
cần cho HS tập làm văn. Nhưng tập là tập làm ra bài văn của chính các em, chứ
khơng phải tập chép lại theo mẫu nào đó, vì thế, cần thay đổi cách dạy viết.
Dưới đây là một vài chia sẻ trong quá trình biên soạn kế hoạch bài dạy trong
chương trình Ngữ văn 8 ở 3 bộ sách KNTT, CD và CTST của page.
1. Bám sát yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết trong chương trình Ngữ văn 8
Tự sự: Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miểu tả,
biểu cảm.
Biểu cảm: Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn văn ghi lại
cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
Nghị luận: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội)
và bài văn phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học).
Thuyết minh: Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách.
Nhật dụng: Kiến nghị về một vấn đề đời sống.
Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết của từng kiểu văn bản ở chương trình Ngữ văn 8
cụ thể (xem ảnh 1 để biết chi tiết)
Ngoài ra, ở chương trình Ngữ văn 8 cịn bổ sung thêm yêu cầu rèn luyện kĩ năng
viết. Đây là nội dung mới của sách NV8 so với NV6 và NV7. Để viết được bài văn
đúng và hay, HS cần phải rèn luyện kĩ năng viết (diễn đạt và trình bày). (Xem ảnh
2 để biết chi tiết)
Khi biên soạn kế hoạch bài dạy, CSVH luôn bám sát yêu cầu cần đạt của CT và
bám sát theo mạch triển khai của SGK từng bộ để hoạt động giảng dạy được hiệu


quả cao nhất.
2. Tổ chức hoạt động viết theo quy trình và xây dựng bộ câu hỏi hướng dẫn viết
bám sát đặc trưng kiểu bài:
Quy trình dạy kĩ năng viết 1 văn bản:
Khởi động: Tổ chức trị chơi / tình huống / đặt vấn đề dẫn dắt vào bài học
Tìm hiểu yêu cầu của văn bản: GV hướng dẫn HS tìm hiểu trên lớp (vận dụng các
kĩ thuật dạy học tích cực)
Phân tích mẫu: Phiếu phân tích mẫu cần tập trung định hướng HS khai thác đặc
trưng kiểu bài thể hiện trong văn bản, cách thức triển khai vb theo đặc trưng kiểu
bài, kĩ thuật viết... chứ không phải tập trung vào tìm hiểu nội dung vb mẫu; phần
chọn mẫu cũng cẩn đảm bảo yêu cầu kiểu bài.
Tìm hiểu quy trình viết: GV xây dựng phiếu học tập hướng dẫn HS tìm hiểu theo
nhóm trên lớp.
Luyện tập, vận dụng: GV tổ chức hoạt động cho HS thực hành viết, tập viết bằng
chính ngôn ngữ của các em; HS kiểm tra và chỉnh sửa cho mình và cho bạn theo
bảng kiểm
3. Demo một hướng triển khai tiết viết của Cửa sổ Văn học
Dưới đây là một số gợi ý Quy trình dạy kĩ năng viết trong tiết Viết đoạn văn ghi
lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ - SGK NV8
Khởi động: HS xem video và chia sẻ 02 điều ấn tượng của mình về bài thơ được
nghe đọc (bài thơ “Thăm cõi Bác xưa” – Tố Hữu)


Tìm hiểu yêu cầu cần đạt của kiểu bài qua kĩ thuật Tia chớp
Phân tích mẫu: Đọc đoạn văn trong sách giáo khoa trang 24-25, hoàn thành
Phiếu học tập 1 qua kĩ thuật Think – pair- share (ảnh 5)
Tìm hiểu quy trình viết: Dựa vào phần phần tích mẫu và nội dung SGK Tr.50-53,
hãy nêu quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bảy chữ và kĩ năng
viết đoạn văn biểu cảm. Học sinh hoàn thành Phiếu học tập 2 theo nhóm (ảnh 6)
Luyện tập:

Lớp chia 4 nhóm: Mỗi nhóm lập dàn ý cho đoạn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ
sáu chữ, bảy chữ bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 3 (ảnh 6)
Nhóm 1+2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài “Nắng mới”
của Lưu Trọng Lư.
Nhóm 3+4: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài “Nếu mai em
về Chiêm Hóa” của Mai Liễu.
Vận dụng:
HS làm cá nhân: hồn thành đoạn văn dựa trên dàn ý đã thống nhất. Sau đóchấm
chéo theo bảng kiểm, GV chấm mẫu 1- 2 đoạn và sử dụng kĩ thuật Think aloud để
hướng dẫn hs. HS các nhóm sử dụng bảng kiểm để chấm (ảnh 4)
GV có thể khuyến khích hs về nhà tập viết đoạn và tập trình bày cảm xúc về 1 bài
thơ bằng văn bản nói để giao lưu với các bạn trong lớp / khối (trên nền tảng phần
mềm nói nghe).




×