Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.9 KB, 93 trang )

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Theo thống kê của hiệp hội giấy Việt Nam, ngành giấy đạt tốc độ tăng trưởng cao
và liên tục trong những năm vừa qua. Từ năm 1990 đến năm 1999 tốc độ tăng
trưởng là 16%/năm và góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên kéo
theo sự phát triển công nghiệp là những vấn đề môi trường, sử dụng quá nhiều
nguồn tài nguyên, dẫn đến sự lãng phí về kinh tế. Và theo thống kê cho thấy các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và các cơ sở sản xuất giấy tái sinh
trên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất ít quan tâm hoặc
thờ ơ với việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất. Phần lớn họ rất
ngại thay đổi, ngại phải đối mặt với các vấn đề môi trường. Đây là vấn đề thật nan
giải đối với các cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố
Hồ Chí Minh.
Nắm được thực trạng đó, em đã chọn hướng nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho các
cơ sở này nhằm giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí xử lý chất thải vừa giảm
thiểu các tác động có hại đến môi trường xung quanh. Sản xuất sạch hơn là phương
pháp đúng đắn, tối ưu hoá nguồn tài nguyên, tiết kiệm trong sản xuất, là hướng đi
mà ngành giấy phải hướng đến. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện
sản xuất sạch hơn do thiếu các điều kiện về cơ sở hạ tầng, kinh tế…. Chính vì vậy,
đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1 số cơ sở sản xuất giấy tái sinh
trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh ” được thực hiện với mục tiêu
tìm ra những giải pháp sản xuất tiết kiệm để phát triển ngành giấy tại quận theo
hướng phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu để áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấy tái chế trên
địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nội dung nghiên cứu
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân


1
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện những nội dung cơ bản
sau đây:
- Tổng quan về sản xuất sạch hơn và tổ hợp sản xuất sạch hơn.
- Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành sản xuất giấy tái chế ở Quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn.
- Đề xuất những quy trình áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấy
tái chế ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Các hoạt động cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn là một quá trình lâu dài và liên
tục nhưng do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên luận văn này chỉ dừng lại
bước đầu áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấy tái chế - quận Bình
Tân.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là một số cơ sở sản xuất giấy tái chế vừa và
nhỏ trên địa bàn quận Bình Tân.
6. Thời gian thực hiện đề tài
Thời gian thực hiện là 3 tháng:
- Bắt đầu từ ngày: 30/05/2011
- Kết thúc vào ngày: 21/08/2011
7. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin, số liệu, dữ liệu liên quan đến sản xuất sạch hơn ở các tài
liệu, giáo trình, bài giảng và tham khảo các thông tin được đăng tải trên các
trang website có liên quan đến sản xuất sạch hơn, đến ngành giấy và tái chế
giấy.
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến

SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
2
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Thu thập các tài liệu liên quan đến những đặc trưng ô nhiễm của ngành sản xuất
giấy và tái chế giấy.
b) Phương pháp khảo sát
- Khảo sát để thu thập các số liệu về nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, năng lượng,
quy trình sản xuất và hiện trạng môi trường tại cơ sở
c) Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thu thập được
- Tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được về nhu cầu nguyên nhiên liệu,
năng lượng tại cơ sở.
- Trên cơ sở phân tích dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn
cho cơ sở.
d) Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
- Muốn áp dụng sản xuất sạch hơn phải phân tích, chứng minh những lợi nhuận
mà khi cơ sở được khi áp dụng sản xuất sạch hơn một cách rõ ràng. Đồng thời
xem xét tính khả thi về kinh tế và môi trường của các phương pháp áp dụng sản
xuất sạch hơn mang lại.
e) Phương pháp chuyên gia
- Đó là sự chỉ dẫn và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các
nhóm sản xuất sạch hơn trong quá trình nghiên cứu.
8. Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về ngành giấy tái sinh trên địa bàn quận Bình Tân,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài cung cấp cơ sở khoa học để tính toán bài toán cân bằng vật chất, đề xuất giải
pháp sản xuất sạch hơn cho các cơ sở tái sinh giấy.
- Ý nghĩa kinh tế:
Đề tài đem lại các phương thức tiết kiệm cho các cơ sở, đem lại hiệu quả kinh tế.

GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
3
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Ý nghĩa môi trường:
Áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành giấy tái sinh giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên,
nguyên liệu, tránh gây ô nhiễm môi trường.
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
4
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
VÀ TỔ HỢP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.1 Sản xuất sạch hơn
1.1.1 Định nghĩa sản xuất sạch hơn
Theo Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) sản xuất sạch hơn được định
nghĩa như sau: “ SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừa
tổng hợp đối với quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả sinh thái,
giảm nguy cơ cho con người và môi trường”.
- Đối với quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả
các chất thải tại nơi phát sinh.
- Đối với sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt
chu kỳ tuổi thọ sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu cho đến thải bỏ sản
phẩm không còn dùng được.
- Đối với dịch vụ, SXSH kết hợp những lợi thế về môi trường vào thiết kế và
cung cấp dịch vụ.
- SXSH đòi hỏi chúng ta thay đổi thái độ ứng xử, thực hiện quản lý môi trường có

trách nhiệm và đánh giá các phương án công nghệ.
1.1.2 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
Đánh giá SXSH là một quá trình tổng hợp nhằm nghiên cứu và triển khai các giải pháp
SXSH, đánh giá hiệu quả của quá trình SXSH phục vụ cho việc duy trì và cải thiện
hoạt động SXSH.
SXSH là một quá trình liên tục. Do đó sau khi kết thúc một đánh giá SXSH, đánh giá
tiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa.
Đánh giá SXSH là một quá trình lặp đi lặp lại bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ:
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
5
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2.1 : Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
Bước 1: Các công việc chuẩn bị cho việc thực hiện
- Thành lập nhóm đánh giá SXSH
Trước tiên cần phải có cam kết của Ban lãnh đạo và chỉ định nhóm đánh giá SXSH,
có thể bao gồm:
• Chủ các cơ sở
• Kế toán hoặc thủ kho
• Khu sản xuất
• Bộ phận kỹ thuật
• Các chuyên gia SXSH.
- Liệt kê các công đoạn trong quy trình bao gồm toàn bộ các hoạt động, đầu vào, đầu
ra, lượng nguyên vật liệu tiêu thụ, chất thải phát sinh
- Xác định công đoạn có chất thải hay lãng phí: xác định mức tiêu thụ nguyên liệu hay
năng lượng cao, ô nhiễm nặng, tổn thất nhiều nguyên liệu hoá chất, có nhiều cơ hội
SXSH, được sự chấp nhận của tất cả các thành viên trong nhóm SXSH.
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến

SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
6
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Bước 2: Phân tích các công đoạn trong quy trình
- Chuẩn bị sơ đồ quy trình: xác định liệt kê các công đoạn, tập hợp tất cả đầu vào
và đầu ra tương ứng
- Cân bằng vật chất năng lượng, cân bằng các cấu tử
- Xác định chi phí các dòng thải dựa vào chênh lệch giữa nguyên liệu đầu vào và
đầu ra. Định lượng dòng thải, các thành phần của dòng thải, xác định chi phí.
- Thực hiện xem xét dây chuyền công nghệ để xác định nguyên nhân phát
thải.Tìm nguyên nhân thực tế hay tiềm ẩn gây ra tổn thất, có thể đề xuất các cơ
hội tốt nhất cho vấn đề thực tế.
Bước 3: Đưa ra các giải pháp SXSH.
- Đề xuất các giải pháp SXSH. Đề xuất của các thành viên trong nhóm, các ý
tưởng của người ngoài nhóm, các cơ hội từ ví dụ bên ngoài, khảo sát công nghệ
và định mức.
- Lựa chọn các giải pháp khả thi, các cơ hội cần được xem xét để xác định. Các
cơ hội có thể thực hiện được ngay, cơ hội cần được nghiên cứu tiếp, các cơ hội
bị thải bỏ vì không mang tính khả thi.
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
- Tính khả thi về kỹ thuật, cần quan tâm đến các khía cạnh: chất lượng sản phẩm,
năng suất sản xuất, yêu cầu của sản xuất, thời gian ngừng hoạt động, so sánh các
thiết bị hiện có, yêu cầu bảo dưỡng, nhu cầu đào tạo, phạm vi sức khoẻ và an
toàn nghề nghiệp
- Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần nghiên cứu khả thi kỹ thuật:
giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ, giảm nguyên liệu tiêu thụ, giảm chất
thải.
- Tính khả thi về kinh tế dựa trên việc so sánh chi phí và lợi ích.
- Tính khả thi về mặt môi trường. Giảm tính độc hại và tải lượng chất ô nhiễm,

giảm sử dụng vật liệu độc hại hay không thể tái chế. Giảm tiêu thụ năng lượng.
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
7
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Lựa chọn các giải pháp thực hiện. Kết hợp giữa đánh giá kỹ thuật, kinh tế, môi
trường để chọn ra giải pháp tốt nhất. Ghi nhận các kết quả và lợi ích ước tính
của mỗi giải pháp để quan trắc các kết quả thực hiện
Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH đã lựa chọn
- Chuẩn bị thực hiện
- Thực hiện các giải pháp, kế hoạch thực hiện cần nêu: cần làm gì, ai là người
chịu trách nhiệm? Bao giờ hoàn thành? Kiểm tra hiệu quả như thế nào?
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá các kết quả
Bước 6: Duy trì SXSH
- Duy trì các giải pháp SXSH
- Duy trì SXSH sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi nó thành một phần của công việc
quản lý hằng ngày.
- Cần kiểm tra định kỳ ở các cấp lãnh đạo và từng khâu hoạt động.
- Báo cáo kết quả SXSH với ban quản lý và toàn thể nhân viên
- Xác định các công đoạn có chất thải (tức là quay trở lại nhiệm vụ thứ 3).

GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
8
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
b
Hình 2.2 : Quy trình thực hiện SXSH
1.1.3 Lợi ích của việc áp dụng SXSH

SXSH là phương cách giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia tăng hiệu quả sản
xuất. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể tóm tắt sau:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
9
Bước 1: HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH
- Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm thực hiện
- Nhiệm vụ 2: Lập bảng các dây chuyền công nghệ
- Nhiệm vụ 3: Nhận dạng, lựa chọn dây chuyền công nghệ có chất thải lớn
Bước 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
- Nhiệm vụ 4: Sơ đồ công nghệ theo các công đoạn
- Nhiệm vụ 5: Lập bảng cân bằng vật chất
- Nhiệm vụ 6: Đánh giá chi phí chất thải
- Nhiệm vụ 7: Nhận dạng nguồn gốc chất thải
Bước 3: CÁC KHẢ NĂNG GIẢM THIỂU CHẤT THẢI
- Nhiệm vụ 8: Xác định những khả năng có thể làm giảm thiểu chất thải
- Nhiệm vụ 9: Lựa chọn những khả năng khả thi
Bước 4: LỰA CHỌN CÁC ĐIỀU KIỆN KHẢ THI
- Nhiệm vụ 10: Đánh giá những khả thi về kỹ thuật
- Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
- Nhiệm vụ 12: Đánh giá những ảnh hưởng về môi trường
- Nhiệm vụ 13: Lựa chọn khả năng để thực hiện
Bước 5: TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU KIỆN KHẢ THI
- Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị các điều kiện khả thi
- Nhiệm vụ 15: Thực hiện giảm thiểu ô nhiễm
- Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả
Bước 6: DUY TRÌ SXSH
- Nhiệm vụ 17: Vận hành, quản lý, duy trì chương trình hạn chế chất thải
- Nhiệm vụ 18: Nhận dạng, lựa chọn các quá trình và nguồn gốc chất thải

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
SXSH dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa có nhiều sản phẩm sản xuất
ra hơn trên một đơn vị nguyên liệu thô vào, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt
hơn. Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp.
- Giảm chi phí xử lý chất thải
Mục tiêu của SXSH là giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các chất thải bao
gồm nước thải, khí thải, chất thất thải rắn … tại nơi phát sinh do đó tất cả các chi
phí liên quan đến xử lý chất thải sẽ giảm đi.
- Môi trường được cải thiện
SXSH làm giảm thiểu khối lượng và mức độ độc hại của các chất thải phát sinh do
đó tải lượng thải vào môi trường giảm đi và chất lượng môi trường được cải thiện.
- Cải thiện môi trường lao động
SXSH không những cải thiện môi trường lao động bên ngoài cơ sở, doanh nghiệp
mà còn cải thiện môi trường bên trong nhà máy. Nhà máy sẽ được sạch sẽ hơn,
không còn hiện tượng nước thải và các chất thải rơi vãi, rò rỉ gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động trực tiếp sản xuất.
- Cơ hội thị trường mới
Nhận thức về môi trường của người tiêu dùng ngày càng cao nên đòi hỏi các doanh
nghiệp phải chứng tỏ sự gần gũi đối với môi trường của mình. Việc áp dụng SXSH
sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Ngày nay những sản phẩm “ nhãn hiệu xanh” “ nhãn hiệu sinh thái” đã trở nên quên
thuộc với người tiêu dùng và được mọi người ủng hộ.
- Tuân thủ tốt những quy định về môi trường
- Tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính
Hiện nay có nhiều tổ chức quan tâm đến những vấn đề môi trường và có nhiều dự
án tìm kiếm vốn vay hay hỗ trợ tài chính luôn được xem xét kỹ lưỡng về mặt ảnh
hưởng tác động đến môi trường. SXSH sẽ tạo một hình ảnh tốt đẹp về môi trường
giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài chính dễ dàng hơn,
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến

SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
10
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tăng uy tính của công ty
SXSH cải thiện bộ mặt và tăng uy tín của công ty. Tất nhiên một công ty luôn quan
tâm đến môi trường, một công ty sản xuất xanh sẽ được xã hội và cơ quan quản lý
chấp nhận tốt hơn.
1.1.4 Khó khăn hay rào cản của việc áp dụng SXSH
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận, cải thiện môi
trường làm việc và giảm ô nhiễm trong công nghiệp. Tuy nhiên lại có nhiều rào cản
trong áp dụng SXSH.
- Rào cản thuộc về nhận thức:
+ Thái độ tắc trách đối với quản lý mặt bằng sản xuất và vấn đề ô nhiễm
môi trường.
+ Thiếu sự quan tâm và cam kết áp dụng SXSH từ ban lãnh đạo của
doanh nghiệp.
+ Không khuyến khích sự sáng tạo
+ Thiếu niềm tin, ngại có sự thay đổi.
+ Không chú ý đến cảnh quan môi trường, vệ sinh nhà xưởng
- Các rào cản về tổ chức:
+ Cơ chế quản lý tạo lề lối làm việc thụ động, chờ chỉ đạo hoặc ra lệnh.
+ Sự tập trung quyền ra quyết định.
+ Sự chú trọng quá mức đối với sản xuất.
+ Thiếu sự tham gia của nhân viên.
+ Hệ thống quản lý không hiệu quả.
+ Bộ máy quản lý điều hành yếu kém.
+ Việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, giá cả.
+ Thay đổi thường xuyên sản phẩm và quy trình sản xuất.
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến

SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
11
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Rào cản về kỹ thuật:
+ Năng lực kỹ thuật bị hạn chế, không có sẵn năng lực đã đào tạo,
phương tiện kiểm tra và phương tiện bảo dưỡng bị hạn chế.
+ Thông tin kỹ thuật đầu vào bị giới hạn
+ Những hạn chế về công nghệ
- Các rào cản kinh tế:
+ Người ta quan tâm đến lượng sản phẩm ra hơn là chi phí sản xuất,
+ Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm
+ Chi phí cao, thiếu vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư không dự trù trước.
1.2 Tổ hợp SXSH
1.2.1 Khái niệm chung
- Tổ hợp sản xuất sạch hơn ( Cleaner Production Circles- CPC) là một nhóm
gồm các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, có quy trình sản xuất và tạo ra sản
phẩm tương tự nhau.
- Tổ hợp sản xuất sạch hơn tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp có thể nhìn
lại các sản phẩm và quy trình sản xuất của chính họ từ những quan điểm
hoàn toàn khác. Thông qua quy trình CPC các doanh nghiệp sẽ nhìn lại quá
trình sản xuất của mình cùng với các thành viên trong nhóm CPC- những
doanh nghiệp có quá trình sản xuất tương tự nhau. Mặt khác, chủ doanh
nghiệp sẽ có sự hiểu biết sau sắc hơn và có thể đề ra những ý tưởng hay cho
các thành viên trong nhóm. Cuối cùng các cơ sở đó vào sản xuất thực tiễn.
Kết quả đạt được từ nhóm CPC này là cơ sở và động lực thúc đẩy các nhóm
công nghiệp khác tham gia vào CPC. Thông qua đó mà tổ hợp sản xuất sạch
hơn sẽ được phổ biến và nhân rộng ra các ngành công nghiệp khác.
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân

12
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2 Phương pháp luận của việc thiết lập CPC
Phương pháp luận của việc thiết lập CPC có thể tiến hành qua 3 bước:
- Nhận diện nhóm tiêu biểu
- Thiết lập nhóm CPC.
- Vận hành CPC.
 Nhận diện nhóm công nghiệp
CPC có thể thiết lập ra một danh sách bao gồm các nhóm công nghiệp để nhận
diện. Để đảm bảo ý nghĩa tác động lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm thì
nhóm công nghiệp được lựa chọn có những đặc điểm sau:
- Đơn vị này phải có quy mô vừa hoặc nhỏ.
- Sản phẩm, quá trình sản xuất, cũng như quy mô sản suất của các đơn vị phải
tương tự nhau.
- Các đơn vị này có vị trí gần nhau, dễ dàng tiến hành các cuộc gặp gỡ để giữ liên
lạc và chia sẻ thông tin với nhau.
 Mô tả sơ lược về ngành công nghiệp
CPC chuẩn bị cho việc mô tả sơ lược các ngành công nghiệp mà chuyên gia đề xuất
thiết lập CPC. Mô tả sơ lược ngành công nghiệp theo những khía cạnh sau:
- Mức độ hoạt động
- Vị trí nhóm công nghiệp
- Số thành viên nhóm
- Đề xuất tên các đơn vị muốn tham gia CPC.
- Biểu đồ về đầu vào, đầu ra
- Cơ hội thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.
- Hiệu quả
- Nếu việc thành lập CPC cho một nhóm công nghiệp riêng biệt thì tìm ra những
điểm thích hợp, khả thi cho phép mang lại những thuận lợi ban đầu cho việc
thiết lập CPC cho nhóm công nghiệp này.

GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
13
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
 Chọn người đứng đầu nhóm
Người đứng đầu nhóm rất quan trọng trong những hoạt động kết hợp hoặc tác động lẫn
nhau trong nhóm. Người đó sẽ kết hợp những hoạt động của CPC trong suốt quá trình
thực hiện CPC. Nhiệm vụ của người đứng đầu nhóm cần có những tiêu chuẩn sau:
- Luôn sẵn sàng và chấp hành mọi hoạt động của nhóm, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho các thành viên trong nhóm, để đạt được mục đích của việc thực hiện
CPC.
- Có những hiểu biết vững chắc về kỹ thuật và có vị trí tốt trong đơn vị
- Có khả năng lãnh đạo và hướng dẫn các thành viên trong nhóm, bảo đảm việc
kết hợp đúng giữa các thành viên.
- Có sáng kiến, mong muốn hoàn thành và cải tiến tốt công việc.
 Thiết lập CPC
Người đứng đầu sẽ nhận diện các thành viên trong nhóm CPC. Các thành viên trong
nhóm mở rộng tư tưởng và tiếp thu đảm bảo cuộc trao đổi thông tin một cách tự do và
công bằng. Họ nên là những người thông thạo về kỹ thuật của quá trình sản xuất để có
những phân tích thích hợp và năng lực thực hiện các giải pháp CPC khả thi.
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
14
Lựa chọn và nhận dạng nhóm công nghiệp
Tìm hiểu về khu vực/ nhóm công nghiệp đã
chọn
Lựa chọn đơn vị sản xuất tham gia CPC.
Tổ chức cuộc hội thảo
Thiết lập tổ hợp sản xuất sạch hơn

Tổ chức chương trình huấn luyện
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.3. Phương pháp luận của việc thiết lập CPC
 Vận hành CPC
Tham gia vào nhóm CPC là chấp nhận chương trình sản xuất sạch hơn giữa các thành
viên trong nhóm bao gồm những hoạt động sau:
- Thông tin về từng nhóm SXSH
- Tiến hành cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong nhóm.
- Nhận diện và đưa ra các giải pháp khả thi
- Thực hiện các giải pháp SXSH
- Hỗ trợ nhau về kỹ thuật giữa các thành viên trong nhóm.

Hình 2.4. Phương pháp luận của việc vận hành CPC
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
Lập kế hoạch họp các thành
viên CPC
Thông tin về đội SXSH trong
các đơn vị sản xuất
Cuộc họp CPC:
Nhận dạng các giải pháp CPC
Thực hiện các giải pháp
Ước lượng sự tác động
Đánh giá quá trình
15
Hỗ trợ về kỹ thuật và thăm
viếng xưởng sản xuất
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ VỀ VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH
HƠN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1 Trên thế giới
- Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra sáng kiến
về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động viên các đối
tác quảng bá khái niệm SXSH trên thế giới.
- Năm 1990, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng
hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “ Công nghệ và Môi
trường”.
- Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có Việt Nam. Năm
1998, UNEP chuẩn bị tổ chức tuyên bố về SXSH, chính sách tuyên bố cam kết về
chiến lược và thực hiện SXSH.
- SXSH được áp dụng thành công ở các nước như Trung Quốc, Cộng hoà Séc,
Mêxico…và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản
lý môi trường công nghiệp.
• Ở Cộng Hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH cho thấy các chất
thải công nghiệp đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải
nguy hại. Nước thải đã giảm gần 12.000m
3
/năm. Lợi ích kinh tế ước tính
khoảng 24 tỷ USD/năm.
• Ở Inđônêsia, bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm.
• Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm ở 51 công ty trong 11 ngành công nghiệp
cho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15-31% và gấp khoảng 5 lần so với
các phương pháp truyền thống.
• Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình công ty liên doanh Hero
Honda Motor với công ty Tehri Pulp and Perper limited, sau khi áp dụng SXSH
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
16

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10%
lượng hơi tiêu thụ…Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000 USD.
Bảng 2.1 Kết quả áp dụng SXSH ở một số nước trên thế giới
STT Doanh
nghiệp
( ngành)
Quốc
gia
Tiết kiệm Đầu tư
(USD)
Thời gian
hoàn vốn
1 Hirsch GmbH
(Da)
Áo
Tiết kiệm chi phí 450.000 USD
Giảm:
-Da mảnh vụn thừa 45%
- Acetonce 85%
700.000 1,6 năm
2 Landskrona
Galvanoverk
(Mạ điện) Thuỵ
Điển
Tiết kiệm chi phí 80.300 USD.
Trong đó:
- Nước 10.800 USD
- Năng lượng 7.100 USD

- Hoá chất 24.600 USD
- Dịch vụ 37.800 USD
421.700 5,5 năm
3 Robins
company
(Mạ và gia
công kim
loại) Mỹ
Tiết kiệm chi phí 117.000USD
- Nước 22.000 USD
- Hoá chất sử dụng 13000USD
- Thải bỏ bùn cặn và chất thải độc
hại 28000 USD
-Thu nhập từ bán kim loại thu hồi từ
bùn thải 14000USD
- Phân tích tại phòng thí nghiệm
4000 USD
240.000 2 năm
4 Công ty sản
xuất giấy và
giấy Ashoka
Ấn Độ
Tiết kiệm chi phí 118.000 USD
25.000 < 3tháng
Nguồn: Sản xuất sạch hơn toàn thế giới (UNEP 2005)
2.2 Ở Việt Nam
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
17
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn

quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- SXSH được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998, dưới sự hỗ trợ của UNIDO và
UNEP, Trung tâm sản xuất sạch của quốc gia tại Việt Nam đã được thành lập. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/09/1999 Bộ trưởng Bộ Khoa học
Công nghệ & Môi trường đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết
của chính phủ trong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững.
- Theo báo cáo của Cục bảo vệ môi trường (năm 2002), có gần 28.000 doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất
hoá chất và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim…đã
được thông báo về chương trình này. Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham
gia sản xuất sạch hơn vẫn còn nhỏ so với số doanh nghiệp thực tế hoạt động, trong khi
tiềm năng tiết kiệm cho các ngành còn rất lớn. Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng
SXSH đều giảm được 20-35% lượng chất thải, tiết kiệm trên 2-3 tỷ đồng/năm là phổ
biến.
Bảng 2.2 Bảng kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam
Ngành Sản
phẩm
Số
lượng
Địa điểm,
thời gian
Lợi nhuận hàng năm
Dệt
Chỉ,
khoá,
sợi
nhuộm
4
Nam Định,
Hà Nội,

TP.HCM,
năm 1999
Tiết kiệm 115.000 USD, giảm 14 % ô nhiễm
không khí, 14% các khí gây hiệu ứng nhà kính,
20% hoá chất sử dụng, 14% điện và 14 % dầu
DO
May 1
TP.HCM Tiết kiệm 12,77 tỷ đồng về điện và dầu FO,
giảm thải ra môi trường 10.780 tấn CO
2
Thực
phẩm
và bia
Thạch
trắng,
bia, hải
sản
4
Hải phòng,
Ninh Bình,
TP.HCM,
năm 1999
Tiết kiệm 55.000 USD, giảm tới 13% ô nhiễm
không khí, 78% khí gây hiệu ứng nhà kính, 34%
chất thải rắn, 40% hoá chất sử dụng, 78 % tiêu
thụ điện, 13% tiêu thụ than
Mì 1
TP.HCM
năm 2000
Tiết kiệm 300.000 USD, các lợi ích khác chưa

được đánh giá
Đường 1 Năm 2001 Tiết kiệm 125.000 USD
Dầu ăn 1 Nhà máy Lượng nước cho 1 tấn sản phẩm giảm từ 6-8 m
3
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
18
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
dầu
Tân Bình
TP.HCM
xuống 3-4 m
3
. Lượng dầu FO sử dụng giảm
khoảng 1-1,5 tấn/ngày nên lượng khí thải ra môi
trường cũng giảm.
Giấy và
bột giấy
Giấy in,
Tissue

Carton
3
Năm 1999 Tiết kiệm 334.000 USD, giảm 35% ô nhiễm
không khí, 15% khí gây hiệu nhà kính, 20% thất
thoát tơ sợi, 30% nước thải, 24 tiêu thụ điện, 16
% dầu, 20% than.
Bột giấy 6
Phú Thọ,

TP.HCM
Tiết kiệm 370.000 USD, giảm 42% nước thải,
70% tải lượng ô nhiễm COD.
Vật liệu
xây
dựng
Ximăng 1
Cần Thơ,
năm 2001
Tiết kiệm 249.000 USD, giảm 14% thạch cao và
7,4 % điện tấm lợp
Tấm lợp
amiăng
1
Công ty cổ
phần Bạch
Đằng
Tiết kiệm 252 tấn amiăng/năm, 350 tấn
ximăng/năm; giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng từ 1-
0,3% ; giảm tỷ lệ sản phẩm chất lượng thấp từ 5-
3%, tiết kiệm 247.000 USD/năm.
Gạch 1 Hà Nội Giảm phát thải 344 tấn CO
2
/năm
Thép 1
Nam Định Lớp rỉ sau ủ mỏng hơn 50%, giảm 39% lượng
HCl, 39% lượng sản phẩm kém chất lượng, tiết
kiệm 139 triệu đồng/năm.
Kim
loại

Dây,
ống thép
2
Nam Định,
năm 1999
Tiết kiệm 357.000 USD, giảm 20% chất thải rắn
Cao su 1
Cơ sở chế
biến cao su
Tấn Thành
Giảm lượng nước thải xử lý ở khâu tách tạp chất
và thay nước ở bể làm sạch nguyên liệu là 23,5
m
3
/ ngày, tiết kiệm chi phí điện năng là 900.000
VNĐ/tháng
Ngành
khác
Giày 2
Cần Thơ,
2001
Tiết kiệm 33.000 USD, giảm 50% tiêu thụ dầu
FO, 19% tiêu thụ điện
Thuốc
trừ sâu
Cần Thơ,
2001
Giảm 0,1 % thành phần hoạt tính( 1.684 kg), các
lợi ích khác chưa được đánh giá.
Nguồn : Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, 2002

GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
19
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Theo thống kê của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, từ năm 1998 cho đến đầu năm
2006 có khoảng 199 doanh nghiệp đã tham gia sản xuất sạch hơn được thể hiện trong
bảng 2.3
Bảng 2.3 Thống kê các doanh nghiệp đã tham gia SXSH ở Việt Nam từ năm 1998 đến
năm 2006
Năm Số doanh nghiệp
1998 05
1999 08
2000 15
2001 21
2002 32
2003 32
2004 40
2005 44
2006 02
Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2006
2.3 Một số mô hình sản xuất sạch hơn đã được triển khai ở Việt Nam
Theo trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, từ năm 1998 đến nay, có rất nhiều công ty,
doanh nghiệp đã triển khai, áp dụng SXSH. Sau đây là một số ví dụ điển hình về lợi
ích kinh tế và môi trường khi áp dụng SXSH ở Việt Nam
Bảng 2.4 Một số ví dụ điển hình về SXSH ở Việt Nam
Công ty và phạm vi
triển khai
Kỹ thuật Kinh tế Môi trường
Nguyên

liệu/năng
lượng
Lượng
giảm sau
SXSH
Công ty Rạng Đông sản
xuất bao bì giấy, giấy lau.
Công suất là 8000
tấn/năm, với hơn 200
công nhân. Công ty đã
thực hiện chương trình
SXSH, đã áp áp dụng 24
giải pháp SXSH trong đó
Giấy thải
(nguyên liệu
thô)
5% Tiết kiệm
3.002.000.000
đồng/năm
Nước thải
giảm:39%
Chất thải rắn
giảm :70%
Tổng khí thải giảm
:6%
Giảm 966 tấn
CO
2
/năm (khí gây
Nước 39%

Hoá chất 49%
Dầu FO 6%
Điện 25%
Đầu tư 395.000.000 đồng. Thời gian hoàn vốn: 1,5 tháng
Công ty cổ phần Hải Việt - Mức tiêu thụ nước/ tấn sản phẩm sau Giảm tải lượng
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
20
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
(ngành thuỷ sản) nằm
trong khu công nghiệp
Đông Xuyên - TP Vũng
Tàu. Công ty đã thực hiện
chương trình SXSH từ
tháng 3/2007 đến tháng
12/2007 và đã đề xuất 22
giải pháp, trong đó có 8
giải pháp liên quan đến
thay đổi thiết bị và công
nghệ
SXSH giảm trung bình 58%
- Ước tính lợi ích năm 2007 do SXSH
và tiết kiệm năng lượng mang lại là
3.921.431.000 VNĐ
nước thải :
BOD=10.686kg
COD=16.029kg
Nhà máy bia Ninh Bình


là nhà máy bia loại nhỏ
đóng trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình, công suất 3
triêu lít bia/năm. Đã tham
dự chương trình SXSH
của Trung tâm SXSH
Việt Nam năm 1999. Nhà
máy đã triển khai 7 giải
Gạo 16% Tiết kiệm
353.920.000
đồng/năm
Nước thải giảm:
25%
Chất thải rắn giảm:
20%
Tổng khí thải
giảm: 25%
Giảm 250.4 tấn
CO
2
/năm
Nước 25%
Điện 15%
Than 25%
Đầu tư 41.080.000 đồng. Thời gian hoàn vốn < 1 tháng
Nhà máy Coca Cola Việt
Nam đóng trên địa bàn
quận Thủ Đức, TP.HCM
đã tham gia SXSH từ
tháng 05/2006 đến tháng

10/2007 dưới sự hỗ trợ
của Trung tâm sản xuất
sạch hơn TP.HCM. Nhà
-Thu hồi và tái sử dụng
90% nước ngưng tụ.
- Lượng dầu FO tiết
kiệm được 800lít
dầu/ngày, tương ứng với
24%.
- Giảm lượng nước sử
dụng trên toàn nhà máy
Ước tính lợi ích
do SXSH mang
lại là 2 tỷ
VNĐ/năm
Khí thải giảm:
12,96 tấn SO
2
/năm
2,3 tấn NO
2
/năm;
0,12 tấn khí
CO
2
/năm.
Nước thải giảm
120.000m
3
/năm

GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
21
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
máy đã thực hiện 15 giải
pháp trong 33 giải pháp
đã đề xuất và đạt kết quả.
hơn 25%
Đầu tư 700 triệu VNĐ đồng
Nguồn : Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2006
2.4 Tiềm năng SXSH và những khó khăn khi áp dụng SXSH ở Việt Nam
2.4.1 Tiềm năng sản xuất sạch hơn
• Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang thay đổi trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, mức tăng trưởng của các ngành công nghiệp là rất lớn. Sự
tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm của công nghiệp cùng với quá trình đô thị hoá
nhanh chóng trong những năm qua đã làm phức tạp và trầm trọng thêm vấn đề
môi trường ở thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung.
• Hiện nay đã có rất nhiều nhà máy đang đứng trước sự lựa chọn di dời ra khỏi
thành phố hoặc đầu tư công nghệ xử lý môi trường. Điều quan trọng là hiện nay
cần nghiên cứu kịp thời, vận dụng các bài học của các nước tiên tiến trên thế
giới về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường trên thế giới để phát triển
bền vững.
• Ở Việt Nam vẫn còn lối suy nghĩ là xử lý chất thải trong quá trình sản xuất hơn
là ngăn chặn chúng phát sinh ngay từ đầu. Vì vậy ô nhiễm vẫn tăng và chi phí
quản lý ô nhiễm tăng cao. Để thoát khỏi bế tắc đó, từ năm 1990 cộng đồng
công nghiệp đã trở nên nghiêm túc trong xem xét đến tiếp cận “sản xuất sạch
hơn” do chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức. Tháng
6/1997 hội nghị Bộ trưởng các nước trong tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương ( APEC) đã chấp nhận chiến lược SXSH và đưa vào thực hiện

trong chương trình làm việc của tất cả các tổ công tác.
• Ở nước ta có thể xem đề tài “ Nghiên cứu tận thu, xử lý chất thải công nghiệp
không chất thải” trong chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về bảo vệ môi
trường từ 1991-1995 do Trung tâm nghiên cứu khoa học và Công nghệ môi
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
22
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
trường (CEST) của trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện với sự cộng tác
của Viện Hoá Học. Đề tài này cung cấp một số tổng quan về công nghiệp, môi
trường và lựa chọn một số ngành tiềm tàng cơ hội sản xuất sạch hơn là công
nghiệp hoá chất, dệt, giấy và thực phẩm.
• Tiếp đó năm 1996, ngân hàng thế giới (World Bank) đã kết hợp với Cục môi
trường tổ chức các lớp tập huấn về “ Phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp” ở Hà
Nội và TP.HCM.
• Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò cấp thiết của sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp, ngày 07/09/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
1419/QĐ/TTg phê duyệt “ Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công ngiệp đến
năm 2020”. Quyết định này đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.
giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện
môi trường, sức khoẻ con người và bảo đảm phát triển bền vững.
• Trong năm 2010, với sự hỗ trợ của Văn phòng giúp việc chiến lược, Bộ Công
thương đã tập trung triển khai nội dung của 5 đề án và bố trí nguồn kinh phí để
thực hiện đó là:
- Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp.
- Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH trong
công nghiệp.
- Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách về tài chính thúc đấy áp dụng SXSH trong
công nghiệp.
• Mục tiêu của chiến lược đặt ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 50% cơ
sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25 %
cơ sở sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm từ 5-8%
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
23
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.
Ngoài ra 70% các Sở công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng
dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp.
2.4.2 Khó khăn khi áp dụng SXSH ở Việt Nam
Sản xuất sạch hơn có thể là biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận và cải thiện
môi trường trong các ngành công nghệp. Tuy nhiên có rất nhiều khó khăn và rào cản
khi áp dụng ở Việt Nam.
Những khó khăn và rào cản cần vượt qua để thực hiện chương trình SXSH đó là:
Các rào cản thuộc về nhận thức:
- Thái độ tắc trách đối với quản lý mặt bằng sản xuất và các vấn đề môi trường.
- Thiếu sự quan tâm và cam kết sản xuất sạch hơn từ Ban lãnh đạo của doanh
nghiệp.
- Thiếu sự quan tâm về các vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Không khuyến khích đối với sự sáng tạo.
- Thiếu niềm tin, sợ thất bại nên ngại có sự thay đổi.
- Không chú ý đến cảnh quan môi trường, vệ sinh nhà xưởng.
Các rào cản thuộc về vấn đề tổ chức.
- Cơ chế quản lý tạo lề lối làm việc thụ động, chỉ chờ lệnh và ra lệnh.
- Sự tập trung trong quyền ra quyết định.

- Thiếu sự tham gia của nhân viên.
- Hệ thống quản lý không hiệu quả.
- Bộ máy quản lý điều hành yếu kém.
- Sự chú trọng quá mức đối với sản xuất.
Các rào cản thị trường
- Việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, giá cả.
- Thay đổi thường xuyên sản phẩm và quy trình sản xuất.
Các rào cản về kỹ thuật
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
24
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Năng lực kỹ thuật bị hạn chế: không có sẵn năng lực đã đào tạo, thiếu các
phương tiện kiểm tra. Phương tiện bảo dưỡng bị hạn chế.
- Thông tin kỹ thuật đầu vào bị giới hạn.
- Hạn chế về công nghệ.
Các rào cản kinh tế
- Người ta quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là lượng chi phí đầu tư
vào sản xuất.
- Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm.
- Chính sách đầu tư đặc biệt.
- Chi phí cao, thiếu vốn đầu tư và đầu tư không dự trù trước.
GVHD: Ths. Vũ Hải Yến
SVTH : Nguyễn Thị Thuý Ngân
25

×