Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
˜
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hòa nhập vào xu hướng chung của thế giới nước ta đang trong giai đoạn phát
triển, tiến tới một đất nước Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Ngành công nghiệp nước
ta ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế tạo ra các sản phẩm
phục vụ trong nước và xuất khẩu, giải quyết hàng loạt việc làm cho người lao động.
Sau hơn 10 năm đổi mới nền công nghiệp Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh
mẽ, trong sự phát triển mạnh mẽ đó không thể không kể đến ngành công nghiệp chế
biến cao su là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất với nhiều
sản phẩm phong phú và đa dạng.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng sản xuất và chất lượng
sản phẩm ngành sản xuất cao su cũng nhanh chóng gây ra tác động và ảnh hưởng xấu
đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước và không khí, chất thải rắn Thế
nhưng giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm hiện nay của các doanh nghiệp thường là
xử lý cuối đường ống. Đây là giải pháp đắt tiền và mang lại hiệu quả không lâu dài,
thậm chí nằm ngoài khả năng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một giải pháp giải quyết các
vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp hơn đó là sản xuất sạch hơn (SXSH).
SXSH là giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế
cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh hạ giá thành sản phẩm. So với giải
pháp xử lý cuối đường ống thì SXSH là giải pháp hữu ích tối ưu hóa việc sử dụng tài
nguyên, hạn chế lãng phí tối đa.
Việc thực hiện SXSH sẽ giúp cho doanh nghiệp có những thông tin đáng tin
cậy để quyết định đầu tư hiệu quả, đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng
hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001.
Xí nghiệp chế biến cao su 30/4 thuộc Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình
Long hoạt động trong lĩnh vực chế biến mủ cao su. Ô nhiễm môi trường tại xí nghiệp
là một vấn đề nan giải cần được giải quyết. Việc nghiên cứu SXSH tại xí nghiệp sẽ
Trang 1
Đồ án tốt nghiệp
góp phần thúc đẩy và hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường cũng như tăng tính
cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO thì các sản phẩm của chúng
ta ngày càng buộc phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường
thế giới. Vì thế việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu, đặc biệt là ngành
công nghiệp chế biến cao su của công ty Bình Long nói riêng và cả nước nói chung.
Chính vì lý do trên đề tài “ Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế
biến cao su 30/4 thuộc công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long” được nghiên cứu và
thực hiện nhằm đề xuất các biện pháp hạn chế chất thải phát sinh trong quá trình sản
xuất ra môi trường và tăng hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và hướng đến phát triển bền vững.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất, hiện trạng môi trường tại xí
nghiệp chế biến Cao Su 30/4 thuộc Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình Long được
tiến hành nhằm mục tiêu sau:
- Nắm được tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường tại xí nghiệp chế biến Cao
Su 30/4.
- Đề xuất và lựa chọn các giải pháp SXSH áp dụng vào tình hình thực tế của xí
nghiệp.
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên luận văn sẽ trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Tổng quan về SXSH.
- Tổng quan về công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long và Xí Nghiệp chế biến
Cao Su 30/4.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất thực tế và hiện trạng môi trường của xí nghiệp như:
Dây chuyền sản xuất và công nghệ, nhiên, vật liệu cho quá trình sản xuất, các thiết bị
được sử dụng trong quá trình sản xuất và các chủng loại sản phẩm của xí nghiệp.
- Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến mủ
cao su của xí nghiệp và công tác bảo vệ môi trường của xí nghiệp.
Trang 2
Đồ án tốt nghiệp
- Nghiên cứu, xác định và phân tích nguyên nhân phát sinh của dòng thải dựa vào qui
trình chế biến mủ cao su của xí nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho xí nghiệp.
- Lựa chọn những giải pháp khả thi.
4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
4.1 Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu giới hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu: Cách triển khai đánh giá SXSH phù hợp với hiện trạng thực tế của xí nghiệp chế
biến Cao Su 30/4. Đề xuất các giải pháp SXSH cho xí nghiệp chế biến Cao Su 30/4.
4.2 Giới hạn của đề tài: Do điều kiện thời gian giới hạn nên không thể nghiên cứu thử
nghiệm được các giải pháp.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các tư liệu, tài liệu về SXSH, lý thuyết
về SXSH, phương pháp luận đánh giá SXSH, các hệ thống ô nhiễm dùng trong đánh
giá môi trường, hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả từ sách báo, internet, tạp chí,
thư viện
Thu thập từ nguồn quản lý: Về tình hình áp dụng SXSH, chiến lược SXSH, các
tiêu chuẩn, qui chuẩn môi trường trong đánh giá ô nhiễm và các thông tin liên quan
đến ngành Cao Su.
Thu thập từ doanh nghiệp: Về đặc điểm, tình hình sản xuất, nhu cầu sử dụng
nguyên liệu, năng lượng, phát thải và thông tin liên quan đến hệ thống chiếu sáng, làm
mát của doanh nghiệp.
5.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Nhằm nắm được hiện trạng sản xuất
cũng như hiện trạng môi trường thực tế của xí nghiệp. Qua đó đánh giá được hiện
trạng sản xuất, mức độ ô nhiễm và cũng là căn cứ trong phân tích SXSH.
Việc khảo sát tiến hành tại khu vực sản xuất của công ty sau khi xác định trọng tâm
đánh giá SXSH, trao đổi phỏng vấn với cán bộ, công nhân xí nghiệp chế biến cao su
30/4
5.3 Phương pháp đánh giá và cân bằng vật chất giai đoạn tiếp nhân xử lý, đánh
đông, gia công cơ học
Trang 3
Đồ án tốt nghiệp
5.4 Phương pháp phân tích khả thi về kinh tế, kỹ thuật, môi trường
5.5 Phương pháp chuyên gia: Được sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và
cán bộ xí nghiệp.
6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu áp dụng SXSH tại xí nghiệp sẽ đóng góp một vài ý kiến làm cơ sở
khoa học cho các cơ quan chức năng , ban quản lý công ty để có thể giám sát và quản
lý các hoạt động của xí nghiệp về phương diện tiết kiệm nguyên nhiên liệu, vật liệu sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ đó sẽ có những
thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu trong việc thưc hiện kiểm soát ô
nhiểm, giảm thiểu chất thải và mang lại lợi ích cho công ty. Ngoài ra còn góp phần
làm cơ sở để công ty xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và
môi trường theo tiêu chẩn ISO 14001.
7 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm 3 chương với nội dung như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về ngành chế biến Cao Su và SXSH
Chương 2: Tổng quan về công ty TNHH MTV Cao su Bình Long và Xí Nghiệp chế
biến Cao Su 30/4
Chương 3: Nghiên cứu áp dụng SXSH tại Xí Nghiệp chế biến Cao Su 30/4
Kết luận – kiến nghị
Phụ lục: 1. 2. 3. 4. 5. 6.7
Trang 4
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU VÀ SẢN
XUẤT SẠCH HƠN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM
1.1.1 Tình hình chế biến và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới
Cây cao su là loại cây công nghiệp rất có giá trị về kinh tế có nguồn gốc từ
Braxin, được trồng nhiều và phổ biến ở các vùng nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi,
Mỹ La Tinh. Nhưng hiện nay thì Châu Á là nơi trồng nhiều cao su nhất, chiếm hơn
90% trong đó có Việt Nam. Tính đến năm 2009 thì sản lượng cao su trên toàn thế giới
đã đạt được 9 triệu tấn/năm trong đó Châu Á chiếm 90% sản lượng cao su thế giới.
Bảng 1.1 Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới
Đơn vị: ngàn tấn
Khu vực
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Châu Á 8.412 9.316 9.389 9.515 8.884
Châu Phi 411 421 444 458 460
Thế giới 8.907 9.676 9.722 9.983 9.355
“Nguồn: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, năm 2010”
Ngày nay cao su là vật liệu vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.
Cao su được sử dụng để chế tạo những sản phẩm như: lốp xe, dụng cụ y tế, gối, nệm,
găng tay, và việc sử dụng vật liệu cao su trở nên thông dụng hơn bao giờ hết vì thế
tình hình chế biến cao su trên thế giới ngày càng tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng đủ
cho nhu cầu của con người.
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục vì thế nhu cầu sử dụng các
vật liệu làm bằng cao su cũng tăng nhanh chóng. Theo tập đoàn nghiên cứu cao su
quốc tế thì mỗi năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 9 triệu tấn cao su thiên nhiên, trong
đó sản phẩm dùng trong ngành chế biên săm lốp chiếm trên 50% tổng cầu. Trong khi
giá dầu mỏ - nguyên liệu để sản xuất cao su tổng hợp tăng cao làm chi phí sản xuất
Trang 5
Đồ án tốt nghiệp
cao su tổng hợp cao và giá thành sản phẩm bị đẩy lên, khiến các nhà sản xuất chuyển
sang dùng cao su tự nhiên thay thế cho cao su tổng hợp.
Bảng 1.2 Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới
Đơn vị: ngàn tấn
Khu vực
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Bắc Mỹ 1.316 1.148 1.185 1.175 1.085
Châu Âu 1.543 1.457 1.653 1.432 1.324
Chấu Á 5.449 5.721 6.270 6.136 6.147
Châu Phi 120 118 118 117 115
Thế Giới 8.428 8.444 9.226 9.040 8.671
“Nguồn: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam năm 2010”
1.1.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu cao su thiên nhiên tại Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên của Việt Nam ra đời từ những
năm 1950 đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước ta. Ngành chế biến cao
su tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 2 sau xuất khẩu gạo. Ngày nay cao
su là một trong những mặt hàng chủ lực của nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD mỗi năm. Tháng 6/2009 “ Qui hoạch phát triển cao su đến năm 2015 tầm nhìn
đến năm 2020 được chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 30 nghìn tỷ
đồng ”. Đây là sự kiện quan trọng đối với sự phát triển ngành cao su Việt Nam. Thực
tế cho thấy diện tich cao su ngày càng được mở rộng và sản lượng không ngừng được
tăng lên theo các năm.
Bảng 1.3 Diện tích và sản lượng cao su ở Việt Nam những năm gần đây
Đơn
vị
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích ha 482.700 522.200 556.300 631.500 647.200
Sản lượng tấn 481.600 555.400 605.600 660.000 723.700
“Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, năm 2010”
Trang 6
Đồ án tốt nghiệp
Sản phẩm cao su thiên nhiên của nước ta chủ yếu phục vụ cho thị trường xuất
khẩu. Nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ chiếm từ 10 – 15% tổng sản lượng mủ cao su
xuất khẩu hàng năm. Năm 2008 với mặt hàng cao su thiên nhiên trên toàn thế giới
Việt Nam là nước thứ 6 về nguồn cung cấp cao su thiên nhiên, thứ 5 về sản lượng
khai thác và thứ 5 về xuất khẩu cao su trên thế giới.
Bảng 1.4: Sản lượng cao su tự nhiên ở các nước xuất khẩu chính trên thế giới
Đơn vị: triệu tấn
Stt Nước
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
1 Thái Lan 2,94 3,14 3,06 3,09 3,08
2 Indonesia 2,27 2,64 2,76 2,75 2,59
3 Malaysia 1,13 1,28 1,20 1,07 1,02
4 Ấn Độ 0,77 0,85 0,81 0,88 0,86
5 Việt Nam 0,48 0,56 0,60 0,66 0,72
6 Trung Quốc 0,54 0,54 0,59 0,51 0,58
7 Srilanka 0,11 0,11 0,12 0,13 0,13
“Nguồn: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 2010”
Cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang 45 thị trường các nước trên thế giới, có mặt
tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và đang dần mở rộng ra Trung Đông, Đông Âu và
đến các nước Châu Phi. Châu Á là thị trường xuất khẩu cao su chính của nước ta, tiếp
đến là Mỹ và EU.
1.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.2.1 Định nghĩa SXSH
Theo UNEP “ SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng
hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao
hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm giảm nguyên liệu và năng lượng trong
quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm
lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay thải.
Trang 7
Đồ án tốt nghiệp
Đối với sản phẩm: SXSH nhằm giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường ,
sức khỏe và sự an toàn:
- Trong suốt vòng đời của sản phẩm.
- Từ khâu khai thác nguyên liệu qua khâu sản xuất và sử dụng đến khâu thải bỏ
cuối cùng của sản phẩm.
Đối với dịch vụ: SXSH kết hợp những lợi ích về môi trường vào thiết kế và cung
cấp dịch vụ.
1.2.2 Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng SXSH
Tự nguyện, có sự cam kết của lãnh đạo: Một đánh giá SXSH thành công nhất
thiết phải có sự tự nguyện và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo, cam kết này thể
hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp, sự nghiêm túc được thể hiện qua hành
động không chỉ dừng lại ở lời nói.
Có sự tham gia của công nhân vận hành: những người giám sát và vận hành cần
được tham gia tích cực ngay từ khi bắt đầu đánh giá SXSH. Công nhân vận hành là
những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải pháp SXSH.
Làm việc theo nhóm : Để đánh giá SXSH thành công, không thể tiến hành độc
lập, mà phải có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm SXSH.
Phương pháp luận khoa học: Để SXSH bền vững và có hiệu quả cần phải áp
dụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH.
1.2.3 Phương pháp luận đánh giá SXSH
Đánh giá SXSH là một qui trình liên tục lặp đi lặp lại, bao gồm 6 bước cơ bản
Trang 8
Đồ án tốt nghiệp
Hì
nh 1.1 Sơ đồ các bước thực hiện
Đánh giá SXSH là một quá trình liên tục, sau khi kết thúc một đánh giá SXSH
đánh giá tiếp theo cần được tiến hành để cải thiện hiện trạng tốt hơn hoặc bắt đầu với
phạm vi đánh giá mới.
Bước 1: Gồm 3 nhiệm vụ
Thành lập đội SXSH
Liệt kê các bước công nghệ
Xác định và lựa chọn các công nghệ gây lãng phí
Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất
Chuẩn bị sơ đồ công nghệ chi tiết
Cân bằng vật liệu năng lượng
Tính toán chi phí theo dòng thải
Phân tích nguyên nhân gây dòng thải
Bước 3: phát triển cơ hội SXSH
Xây dựng các cơ hội SXSH
Lựa chọn cơ hội có khả năng nhất
Bước 1
Khởi động
Bước 2
Phân tích các công đoạn
sản xuất
Bước 3
Phát triển cơ hội SXSH
Bước 4
Lực chọn giải pháp SXSH
Bước 5
Thực hiện các giải pháp
SXSH
Bước 6
Duy trì SXSH
Trang 9
Đồ án tốt nghiệp
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
Đánh giá tình khả thi về kỹ thuật
Đánh giá tính khả thivề kinh tế
Đánh gía tính khả thi về môi trường
Lựa chọn các giải pháp thực hiện
Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Chuẩn bị thực hiện
Thực hiện các giải pháp SXSH
Quan trắc và đánh giá kết quả
Bước 6: Duy trì SXSH
Duy trì các giải pháp SXSH
Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá
1.2.4 Các giải pháp SXSH
Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị mà còn là các thay
đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có thể
được chia thành 3 nhóm sau.
Trang 10
Đồ án tốt nghiệp
Hình 1.2 Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH
1.2.4.1 Giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi: là một giải pháp đơn thuần nhất của SXSH. Quản lý nội vi không đòi
hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp.
Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về
mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình
sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, Ph, tốc độ , cần được giám sát và duy trì
càng ngần với điều kiện tối ưu càng tốt.
Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các
nguyên liệu khác thân thiện với môi trường . Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc
mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Cải tiến các thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu bị tổn thất ít hơn,
việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, tối ưu hóa kích thước kho
Giảm chất thải tại
nguồn
Tuần hoàn
Tận thu, tái sử dụng
Tạo ra sản phẩm phụ
Quản lý nội vi
Kiểm soát quá trình tốt
Thay đổi nguyên liệu
Cải tiến sản phẩm
Cải tiến thiết bị
Công nghệ sản xuất mới
Thay đổi sản phẩm
Thay đổi bao bì
Trang 11
PHÂN LOẠI CÁC GIẢI PHÁP SXSH
Đồ án tốt nghiệp
chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần
thiết trong thiết bị.
Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới và có hiệu quả hơn, giải
pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác. Mặc dù vậy tiềm
năng tiết kiệm và cải thiện năng lượng có thể cao hơn các giải pháp khác.
1.2.4.2 Tuần hoàn
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu gom chất thải và sử dụng lại cho quá
trình sản xuất.
Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xủ lý các dòng thải để có thể trở thành
một sản phẩm mới hoặc để bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
1.2.4.3 Cải tiến sản phẩm
Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện chất lượng sản phẩm và các yêu cầu đối với sản
phẩm đó để làm giảm ô nhiễm. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm được
lượng nguyện liệu và hóa chất độc hại sử dụng.
Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ
được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa carton cũ thay cho
các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.
1.2.5 Các lợi ích từ việc thực hiện SXSH
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể qui mô
lớn hay nhỏ. SXSH giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chất thải. Các lợi ích
này có thể tóm tắt như sau:
Giảm chi phí sản xuất: SXSH giúp giảm việc sử dụng lãng phí nguyên liệu, năng
lượng trong qui trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra áp dụng SXSH còn có nhiều khả năng thu hồi và tái tạo, tái sử dụng các phế
phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào và chi phí sản xuất.
Giảm chi phí xử lý chất thải: SXSH sẽ làm giảm khối lượng nguyên vật liệu thất
thoát đi vào dòng thải và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do dó sẽ làm giảm khối lượng
Trang 12
Đồ án tốt nghiệp
và tốc độ độc hại của chất thải cuối đường ống vì vậy chi phí liên quan đến xử lý chất
thải sẽ giảm và chất lượng môi trường công ty cũng được cải thiện.
Cơ hội thị trường mới được cải thiện: Nhận thức về vấn đề môi trường của người
tiêu dùng ngày càng tăng tạo nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc
tế. Điều này mở ra một cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất
lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn nếu nổ lực vào SXSH.
Sản Xuất Sạch Hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, chứng chỉ ISO 14001 mở ra một thì trường
mới và khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.
Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: SXSH phản ánh bộ mặt của doanh nghiệp. Môt
doanh nghiệp áp dụng SXSH sẽ được xã hội và cơ quan chức năng có cái nhìn thiện
cảm hơn vì đã quan tâm đến vấn đề môi trường.
Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tư cho SXSH bao gồm các
thông tin về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường. Đây là cơ sở cho việc tiếp
nhận các hỗ trợ của ngân hàng hoặc các quỷ môi trường.
Môi trường làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trường. SXSH còn
cải thiện các điều kiện an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên. Các điều kiện
làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm soát chất thải
tránh lãng phí, gây ô nhiễm làm mất mỹ quan ảnh hưởng đến sức khỏe sản xuất.
Tuân thủ các qui định, luật môi trường tốt hơn: SXSH giúp xử lý chất thải hiệu quả
và rẻ tiền hơn do lưu lượng và tải lượng các chất thải giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân
gây ra các chất thải. Điều này có nghĩa đối với môi trường đồng thời dễ dàng đáp ứng,
thỏa mản các tiêu chuẩn, qui định luật môi trường đã ban hành.
1.3 CÁC RÀO CẢN TRONG SXSH
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải thiện
môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình áp
dụng phát sinh các rào cản sau:
1.3.1 Về nhận thức của các doanh nghiệp
Trang 13
Đồ án tốt nghiệp
Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, nghỉ SXSH là việc
rất khó thực hiện, áp dụng tốn kém nhiều.
Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài không muốn thay đổi quá trình sản xuất
Hồ sơ nghi chép về sản xuất sạch hơn còn nghèo nàn
Thường tập trung xử lý cuối đường ống
Chưa đánh giá cao về giá trị tài nguyên thiên nhiên
Việc tiếp cận các nguồn tài chính cho SXSH còn nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối.
Xem SXSH như là một dự án chứ không phải là một chiến lược được thực hiện
liên tục ở công ty.
1.3.2 Về phía tổ chức – quản lý cơ quan nhà nước
Thiếu hệ thống qui định có tính chất pháp lý khuyến khích, hỗ trợ việc bảo vệ môi
trường nói chung và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên áp dụng SXSH nói riêng.
Thiếu sự quan tâm về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp
và thương mại.
Chưa tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp.
Luật môi trường chưa có tính nghiêm minh, việc cưỡng chế thực hiện luật môi
trường chưa chặt chẽ. Các qui định môi trường còn quá tập trung vào xử lý cuối
đường ống.
1.3.3 Về kỹ thuật
Thiếu các phương tiện kỹ thuật để đánh giá SXSH hiệu quả.
Năng lực kỹ thuật còn hạn chế.
Hạn chế trong tiếp cận thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về công nghệ tốt nhất
hiện có và công nghệ hấp dẫn về mặt kinh tế.
1.3.4 Cơ quan tư vấn: Thiếu các chuyên gia tư vấn vế SXSH cho các ngành công
nghiệp khác nhau.
1.4 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG ĐỂ THÚC ĐẨY SXSH
Để SXSH thâm nhập vào cuộc sống xã hội và áp dụng rộng rãi hơn, cần có
yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH. Các yếu tố đó bao gồm:
Trang 14
Đồ án tốt nghiệp
Quán triệt các nguyên tắc SXSH trong luật pháp và trong chính sách quốc gia:
Các nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nói chung và SXSH nói riêng phải được lồng
ghép trong tất cả qui định pháp lý và chính sách phát triển quốc gia. Nhanh chóng ban
hành các chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ sạch và các hướng dẫn thực
hiện SXSH cho các ngành cụ thể.
Nhận thức của cộng đồng và thông tin SXSH: Để tạo sự hiểu biết rộng rãi trong
tất cả thành phần xã hội cần tiến hành rộng rãi các chương trình truyền thông, đào tạo
và huấn luyện SXSH, truyền bá thành công của các doanh nghiệp đã áp dụng SXSH
trong thời gian qua. Đồng thời thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin về SXSH trên qui
mô lớn.
Phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho SXSH: Đây là yêu cầu quan trọng
nhất để có thể thúc đẩy việc triển khai SXSH trong thực tế cuộc sống. Nguồn lực ưu
tiên bao gồm các cơ quan và chuyên gia tư vấn. Nguồn lực tài chính có thể xây dựng
từ ngân sách nhà nước, các loại thuế, phí, quỹ và các nguồn hỗ trợ quốc tế.
Phối hợp giữa nhận thức và khuyến khích: Để SXSH được thúc đẩy một cách
hiệu quả cần kết hợp các yếu tố như: Các qui định pháp lý, các công cụ kinh tế và các
biện pháp giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích áp dụng SXSH. Một mô hình đàng được xem
xét và nhân rộng là lập quỹ môi trường ưu tiên cho doanh nghiệp vay với lãi xuất thấp
để thực hiện các dự án SXSH.
1.4.1 Tình hình áp dụng SXSH ở Việt Nam và trên thế giới.
1.4.1.1 Trên thế giới:
Năm 1989 chương trình Môi Trường của Liên hiêp quốc (UNEP) đã đưa ra về
sáng kiến SXSH, các hoạt động SXSH của Liên hiệp quốc đã dẫn đầu phong trào các
đối tác quảng bá khái niệm SXSH trên toàn thế giới. Năm 1990 tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về SXSH trên trên cơ sở
chương trình hợp tác với UNEP về “ công nghệ môi trường”. Năm 1994 có hơn 32
trung tâm SXSH được thành lập trong đó có Việt Nam .Năm 1998 UNEP chuẩn bị
tuyên ngôn quốc tế về SXSH, chính sách tuyên bố cam kết về chiến lược và thực hiện
SXSH. SXSH được áp dụng thành công ở một số nước như: Lithuania, Trung Quốc,
Trang 15
Đồ án tốt nghiệp
Ấn độ, Cộng Hòa Sec, Mehico và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ
động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp.
1.4.1.2 Ở Việt Nam
SXSH được nước ta biết đến hơn 10 năm nay dưới sự lãnh đạo của UNEP
trung tâm SXSH quốc gia thành lập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này
ngày 22/9/1999 Bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và môi trường đã ký vào tuyên
ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của chính phủ trong việc phát triển đất nước
theo hướng bền vững.
Theo báo cáo của Cục BVMT (năm 2002) có gần 28000 doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: Sản xuất hóa
chất và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, cao su, thuộc da, luyện kim , đã được
thông báo về chương trình này. Nhưng đến nay số lượng doanh nghiệp tham gia
SXSH vẫn còn rất hạn chế so với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở nước trong
khi tiềm năng tiết kiệm nguyên nhiên liệu và năng lượng cho các ngành này là rất lớn.
Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng SXSH đều giảm được 20 – 30 % lượng chất
thải, tiết kiệm 1- 2 tỷ đồng năm là phổ biến.
Bảng 1.5 Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp việt nam
Tên ngành SLD
N
Địa Điểm Kết quả sau khi áp dụng SXSH
Dệt 4
Nam Định, Hà
Nội, tp HCM
Tiết kiệm 115000 USD, giảm tới 14% ô nhiễm
không khí, 14% các khí gây hiệu ứng nhà kính,
20% hóa chất,14% điện và 14% tiêu thụ dầu DO.
May 1 Tp HCM Tiết kiệm được 12,77 tỷ đồng về điện, nước và
dầu FO, giảm thải ra môi trường 10.780 tấn C0
2
Kim loại 2 Nam Định, Hải
Phòng
Tiết kiệm được 357.000USD, giảm 15% ô
nhiễm không khí, 20% chất thải rắn, 5% tiêu thụ
điện, 15% tiêu thụ than.
Trang 16
Đồ án tốt nghiệp
Cao Su 1
Cơ sở chế biến
cao su Tân
Thành
Giảm lượng nước thải phải xử lý tách tạp chất
và thay nước ở bể làm sạch nguyên liệu là
23,5m
3
nước/ngày, tương đương 86.950
đồng/ngày và lượng nước tiêu thụ giảm 20% tiết
kiệm chi phí điện năng là 900.000 đồng/tháng
Giày 2 Cần thơ
Tiết kiệm 33.000USD, giảm 250% tiêu thụ dầu
FO, 19% tiêu thụ điện.
Thuốc trừ sâu
1
Cần thơ
Giảm 0,1% thành phần hoạt tính (1.684 kg), các
lợi ích khác chưa được đánh giá.
Thực phẩm
( mì) 1 Tp HCM
Tiết kiệm 300.000 USD, Các lợi ích
Khác chưa được đánh giá.
Vật liệu xây
dựng ( xi
măng)
1 Cần thơ Tiết kiệm 249.000 USD, giảm 2% clinker, 14%
thạch cao và 74% điện.
Vật liệu xây
dựng (ghạch)
1 Hà nội Giảm phát thải 344 tấn CO
2
/ năm, các lợi ích
khác chưa được tính đến.
“Nguồn: Trung tâm SXSH Việt Nam 2010”
1.4.1.3 Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành chế biến cao su
Ngành công nghiệp chế biến cao su ở nước ta ra đời từ rất lâu, nhưng vẫn chưa
tương xứng với vị trí và tiềm năng là một nước có nguyên liệu dồi dào, nhân công rẻ.
Nhưng chủ yếu chúng ta chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô. Bên cạnh đó trong quá trình
sản xuất tiêu thụ một lượng rất lớn tài nguyên nước và hóa chất, bên cạnh nguyên liệu
bị thất thoát trong quá trình sản xuất chưa được thu hồi một cách triệt để dẫn đến lãng
phí nguồn nguyên liệu. Vì thế tiềm nămg áp dụng SXSH trong ngành cao su là rất
lớn, lợi ích thu được về mặt môi trường qua việc giảm lượng nước sạch phải sử dụng
và mang lại những lợi ích kinh tế từ việc tiết kiệm nguyên liệu Ngoài ra do sản
phẩm cao su nước ta chủ yếu phục vụ cho thị trường nước ngoài nên khi áp dụng
Trang 17
Đồ án tốt nghiệp
SXSH và đạt được các tiêu chuẩn về môi trường thì đồng thời cũng sẽ nâng cao được
vị thế và uy tín của doanh nghiệp.
Bảng 1.6 Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành chế biến cao su
Stt Hạng mục Hiện trạng Lợi ích khả thi khi áp dụng
SXSH
1 Nước sạch
Sử dụng 13 – 15 m
3
/tấn sản
phẩm từ mủ nước. Hiệp hội
cao su Việt Nam khuyến khích
sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ
tiết kiệm và giảm lượng nước
sạch xuống còn 12 – 14 m
3
/tấn
sản phẩm
Giảm lượng nước tiêu thụ 10 –
20%
2 Hóa chất
Chưa có định mức hóa chất
cho từng công đoạn
Xây dựng định mức hóa chất cho
từng công đoạn, tiết kiệm được
lượng hóa chất sử dụng lãng phí
3 Nguyên liệu
Nguyên liệu bị thất thoát khá
nhiều trong các công đoạn sản
xuất
Kiểm soát chặt chẻ quá trình sản
xuất từng công đoạn
4
Nước thải Hệ thống nước thải chưa được
quản lý và vận hành tốt
Kiểm soát, quản lý tiết kiệm
lượng hóa chất cho xử lý nước
thải, dùng nước thải tưới cây cao
su.
“Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất xí nghiệp 30/4 năm 2011”
Trang 18
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN CAO SU BÌNH LONG VÀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
CAO SU 30/4
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU BÌNH LONG
Công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long được thành lập năm 1976, là một
doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam, có diện
tích khoảng 12.627 ha cao su khai thác và 2.310 ha cao su KTCB ở trên Thị Xã Bình
Long và Huyện Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Phước, nằm trong vùng trung tâm
nguyên liệu cao su thiên nhiên ở miền Đông Nam Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh
110 km và có đường giao thông thuận lợi.
Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình Long hiện có khoảng 6.206 CBCNV với
một đội ngũ cán bộ nhân viên năng động có trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn
nghiệp vụ và công nhân có kinh nghiệm tay nghề lâu năm trong việc trồng, chăm sóc,
khai thác và chế biến mủ cao su.
Bảng 2.1 Các nông trường khai thác mủ của công ty
“Nguồn: Công ty cao su Bình Long năm 2011”
Công ty có 02 Nhà máy chế biến đều được trang thiết bị hiện đại của
Malaysia,Đức và Việt Nam.
Xí nghiệp Cơ khí chế biến Quản Lợi :
Stt Tên nông trường Diện tích (ha)
1 Nông trường Trà Thanh 1.294,56
2 Nông trường Lợi Hưng 1.293,98
3 Nông trường Xa Trạch 2.081,45
4 Nông trường Quản Lợi 1.803,19
5 Nông trường Xa Cam 1.453,68
6 Nông trường Bình Minh 1.352,50
7 Nông trường Đông Nơ 1.155,80
8 Nông trường Minh Hưng 853.80
Trang 19
Đồ án tốt nghiệp
Xí nghiệp Chế biến 30/4
Ngoài ra Công ty còn có 01 Bệnh viện 50 giường để điều trị cho công nhân và gia
đình, khu Văn Hoá thác Số 4, Hồ Sóc Xiêm với nhiều thắng cảnh đẹp để cho công
nhân và du khách đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và tham quan.
2.2 XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU 30/4
Nhà máy chế biến 30/4 Thành lập theo quy đinh số 1324/QĐ – TCCB của
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về việc thành lập Nhà máy chế biến 30/4 trực
thuộc Công ty TNHH MTV cao su Bình Long. Diện tích nhà máy 5.5ha tổng số cán
bộ công nhân hiện nay: 178 người . Sản lượng: Công suất dây chuyền công nghệ:
10.500 tấn mủ nguyên liệu/năm.
Lĩnh vực hoạt động: Sơ chế mủ cao su (mủ khối) gồm có: SVRL, CV50, CV60,
SVRL, SVR 3L, SVR5, SVR10, SVR20.
Giám đốc: Ông: Hà Trọng Bình
Địa chỉ: Ấp Sở Xiêm, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Điện thoại: 0651.3615009 - Fax: 0651.3615009
Email:
2.2.1 Sơ đồ tổ chức xí nghiệp
Trang 20
Giám đốc Nhà máy
Chi bộ
Đoàn thể
PGĐ hành chánh PGĐ kỹ thuật
X
ư
ở
n
g
c
h
ế
b
i
ế
n
Phân xưởng mủ nước Phân xưởng mủ tạp
T
ổ
v
ậ
n
h
à
n
h
đ
i
ệ
n
n
ư
ớ
c
T
ổ
b
ả
o
v
ệ
-
P
C
C
C
T
r
ợ
l
ý
T
C
L
Đ
-
t
i
ề
n
l
ư
ơ
n
g
T
r
ợ
l
ý
T
à
i
c
h
í
n
h
k
ế
t
o
á
n
T
r
ợ
l
ý
K
ế
h
o
ạ
c
h
-
v
ậ
t
t
ư
T
ổ
b
ả
o
t
r
ì
-
S
C
M
M
T
B
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC-NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU 30/4
T
ổ
v
ă
n
p
h
ò
n
g
Đồ án tốt nghiệp
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức xí nghiệp chế biến cao su 30/4
Giải thích cơ cấu tổ chức
Tổ chức quản lý:
Ban giám đốc Nhà máy gồm có: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. Có tám bộ
phận nghiệp vụ và xưởng sản xuất bao gồm: xưởng chế biến, trợ lý Kế hoạch vật tư,
Trang 21
Đồ án tốt nghiệp
trợ lý Tài chính kế toán, trợ lý Tổ chức lao động tiền lương, tổ vận hành điện nước, tổ
bảo trì sửa chữa máy móc thiết bị, tổ văn phòng, tổ bảo vệ -PCCC.
Tóm tắt nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
- Xưởng chế biến: Kiểm tra chất lượng nguyên liệu mủ đầu vào, xác định và phân
loại sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định, chế biến hết sản lượng mủ do các nông
trường trực thuộc Công ty khai thác mang về…
- Trợ lý Kế hoạch-vật tư: Tham mưu cho giám đốc Nhà máy về việc lập kế hoạch
sản xuất, cung ứng vật tư, thống kê và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hằng
năm.
- Trợ lý Tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ, kiểm soát và
đôn đốc các nhân viên kế toán. Tổng hợp, phân tích giá thành tìm ra các biện pháp
quản lý chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm. Tham mưu cho giám đốc Nhà máy và
phòng Tài chính kế toán Công ty về công tác kế toán.
- Trợ lý Tổ chức lao động - tiền lương: Tham mưu cho giám đốc Nhà máy và phòng
Tổ chức lao động Công ty về công tác nhân sự, bố trí lao động, giải quyết chế độ
chính sách cho CB.CNV, cân đối và có phương án trả lương thích hợp đảm bảo đời
sống CB.CNV, đồng thời tham gia chỉ đạo công tác an toàn lao động và trang cấp bảo
hộ lao động tại Nhà máy.
- Tổ vận hành điện nước: Cung cấp đủ nguồn điện, nước để đảm bảo sản xuất được
liên tục.
- Tổ bảo trì-sửa chữa máy móc thiết bị: Thực hiện tốt việc bảo trì, bảo dưỡng các
máy móc thiết bị hiện có theo kế hoạch để chủ động nguồn lực luôn trong tình trạng
hoạt động tốt nhất phục vụ sản xuất.
- Tổ văn phòng: Tham mưu cho Ban giám đốc Nhà máy về nội quy cơ quan, tiếp tân,
tổ chức hội họp, quản lý văn thư, trình duyệt hồ sơ…
- Tổ bảo vệ - PCCC: Thường xuyên có kế hoạch bảo vệ sản phẩm, vật tư, tài sản,
kho tàng, trụ sở làm việc. Lập kế hoạch PCCC và kiểm tra công tác phòng chống
Trang 22
Đồ án tốt nghiệp
cháy nổ thuộc phạm vi Nhà máy. Giải quyết khiếu nại và khiếu tố của công nhân.
Tham gia tập huấn an ninh quốc phòng và thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự hàng
năm do Công ty tổ chức.
2.2.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
2.2.2.1 Sản phẩm: Sơ chế mủ cao su (mủ khối) gồm có: SVRL, CV50, CV60, SVRL,
SVR 3L, SVR5, SVR10, SVR20. Phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 3769: 2004
Các sản phẩm chính được trình bày ở bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2 Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy
Stt
Sản phẩm Năm 2011 Ghi chú
Quy mô (tấn) Tỷ lệ %
Chế biến từ
nguyên liệu mũ
nước
1 SVRL 657,86 7,04
2 SVR 3L 4189,42 44,83
3 SVR CV50 1199,19 12,84
4 SVR CV60 1355,27 14,5
5 SVR5 666,47 7,13
6 SVR10 846,13 9,05 Chế biến từ
nguyên liệu mũ
tạp
7 SVR20 296,21 3,17
8 SVR5 134,34 1,44
“Nguồn: Xí nghiệp chế biến cao su 30/4 năm 2011”
2.2.2.2 Nguồn tiêu thụ
Sản phẩm của Công ty Cao su Bình Long đã xuất sang các nước Pháp, Đức,
Anh Quốc, Cộng hoà Séc, Slovakia, Liên Bang Nga, Ukraina, Thổ Nhỉ Kỳ, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Australia,
Argentina và Mỹ Sản phẩm của Công ty đã được giải thưởng Sao Vàng Quốc Tế
năm 1997, giải thưởng Sao Vàng Đất Vịêt thương hiệu Bình Long năm 2003 và tổ
chức Det Norske Veritas (DNV), Vương Quốc Na Uy cấp chứng nhận đạt hệ thống
quản lý chất luợng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên nhiên liệu tại xí nghiệp.
Nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất tại xí nghiệp
được trình bày cụ thể ở các bảng dưới đây.
Bảng 2.3 Nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
Trang 23
Đồ án tốt nghiệp
Stt
Nguyên
nhiên liệu
Đơn vị
Mức tiêu thụ
Năm 2011
Mục đích
1 Mủ nước Tấn 8.068,21
Sử dụng cho dây chuyền chế biến mủ
nước
2 Mủ tạp Tấn 1.276,68
Sử dụng cho dây chuyền chế biến mủ
tạp
3 Nước m
3
118.631,23
Sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt, rửa xe
4 Điện kw 930.763,54
Vận hảnh máy móc cho thiết bị sản
xuất và các thiết bị văn phòng
5 Dầu DO lít 314.922,8
Sử dụng cho các loại xe trong nhà máy,
lò sấy mủ
“Nguồn: Xí nghiệp chế biến cao su 30/4 năm 2011”
(Nghi chú: Định mức xí nghiệp nước mủ tạp 15m
3
/tấn sản phẩm, điện 135kw/tấnsản
phẩm, dầu 33,7 lit/tấn).
Bảng 2.4 Hóa chất sử dụng trong nhà máy
Stt Tên hóa chất
Đơn
vị
Mức tiêu
thụ năm
2011
Đặc tính
1 Amoniac NH
3
Lít 25.602,63
Là chất khí không màu, có mùi khai tan nhiều
trong nước tạo thành dòng dung dịch không
màu, có mùi khai, là chất có tình bazơ yếu.
Nồng độ tốt thiểu khi nhập vào xí nghiệp là
7,5%.
2 Axit acetic
CH
3
COOH
kg 69.919,29
Là chất lỏng không màu, mùi vị hơi chua. Là
một axit hữu cơ, có tính axít yếu, không độc.
Nồng độ ban đầu 99%.
3 Sodium
metabisulfit
Na
2
S
2
O
5
kg 1.722,15
Là chất rắn màu trắng, dạng bột, có mùi sốc,
độc, có tình axit khi pha thành dạng dung dịch.
Nồng độ ban đầu 75%.
4 Hydroxylơmani
um
HNS
kg 1.722,15 Là chất rắn, dạng bột màu trắng,
Nồng độ ban đầu 90%.
Là hóa chất độc.
5
Natrihydroxit
NaOH kg 264,06
Là chất rắn dạng vẩy màu trắng, tan nhiều
trong nước, khi tan trong nước phát nhiệt
mạnh.
Là một bazơ kiềm điển hình, khi ở dạng dung
dịch nó không màu, không mùi.
“Nguồn: xí nghiệp chế biến cao su 30/4 năm 2011”
Trang 24
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 2.5 Danh mục các thiết bị sử dụng cho sản xuất tại xí nghiệp
Stt Tên thiết bị Công suất Đvt Số lượng
1 Máy cắt miếng thô 2.000 kg/giờ Máy 01
2 Máy cắt miếng tinh 2.000 kg/giờ Máy 01
3 Máy băm búa 2.000 kg/giờ Máy 01
4 Máy cán 3 trục (crepper) 1.500 kg/giờ Máy 02
5 Máy cán 2 trục (crepper) 1.500 kg/giờ Máy 05
6 Máy băm thô, tinh (shredder) 1.500 kg/giờ Máy 02
7 Máy quậy rửa 2.000 kg/giờ Máy 04
8 Băng trượt tách nước 2.000 kg/giờ Cái 02
9 Băng tải cao su 2.000 kg/giờ Cái 07
10 Băng tải gầu 1.500 kg/giờ Cái 05
11 Bơm trộn, rửa 1.000 lít/phút Máy 02
12 Bơm chuyển cốm 1.500 kg/giờ Máy 01
13 Sàn rung 1.500 kg/giờ Cụm 01
14 Lò sấy 2.000 kg/giờ HT 01
15 Tháp khử mùi Bộ 01
16 Máy ép kiện 100 tấn 2.500 kg/giờ Máy 01
17 Cân Avery Cái 01
18 Tủ điện+HT điều khiển HT 01
19 Thiết bị đóng gói HT 01
“Nguồn: xí nghiệp chế biến cao su 30/4 năm 2011”
Bảng 2.6 Suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng đối với 1 đơn vị sản phẩm mủ
nước.
Stt Nguyên, nhiên vật liệu Đơn vị Số lượng tiêu thụ
năm 2011
Mức tiêu hao trung bình
cho 1 tấn mủ thành
phẩm
1
Mũ nước nguyên liệu Tấn 8.068,21 3.079,69 kg/tấn sp
2 Dầu DO Lít 271.898,68 33,7 lit/tấn
3 Axit acetic 99% Kg 49.135,40 6,09 kg/tấn
4 Điện năng Kw 758.411,74 94 Kw/Taán
5 Sodium metabisulfit
Na
2
S
2
O
5
kg 1.210,23 0,15 kg/tấn
6 Nước m
3
99.481,03 12,33 m
3
/taán
Trang 25