Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi từ đạm và thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.57 KB, 70 trang )

lOMoARcPSD|17917457

lOMoARcPSD|17917457

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC
PHẦN “PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC”
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
sản phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa
động vật của sinh viên trường Đại học Thương mại.

Nhóm: 8
Mã lớp học phần:
2220SCRE0111 GVHD:
ThS.Nguyễn Nguyệt Nga

Hà Nội - 2022


MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ..............................................................................................6
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................................7
1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................................7


1.2. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................................................7
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:..................................................................................7
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................................8
1.5. Câu hỏi nghiên cứu:...........................................................................................................................8
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu:...........................................................................................................................8
1.7. Kết cấu của đề tài..............................................................................................................................9

CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................9
2.1. Trình bày các kết quả nghiên cứu trước đó.......................................................................................9
2.1.1. Tổng quan nghiên cứu................................................................................................................9
2.2 Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu..........................................................................................13
2.3. Cơ sở lý luận, các khái niệm và lý thuyết liên quan.........................................................................14
2.3.1. Các khái niệm...........................................................................................................................14
2.3.2. Các lý thuyết liên quan.............................................................................................................16

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................17
3.1. Tiếp cận nghiên cứu........................................................................................................................17
3.2. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu..................................................................................................17
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................................17
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu.................................................................................................................17
3.3 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu..........................................................................18
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu:...........................................................................................................18
3.2.2 Xác định chuẩn dữ liệu..............................................................................................................18
3.2.3 Xác định nguồn thu thập dữ liệu:..............................................................................................18
3.2.4 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể.........................................................................18
3.2.5. Công cụ thu thập dữ liệu..........................................................................................................19
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu................................................................................................................19


3.4. Sơ đồ cây bảng hỏi, thang đo của đề tài..........................................................................................19


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................25
4.1. Phân tích thống kê tần số................................................................................................................25
4.2. Thống kê thống kê mô tả.................................................................................................................35
4.3. Hồi quy tuyến tính bội.....................................................................................................................38

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN...........................................................................41
5.1. Kết luận...........................................................................................................................................41
5.2. Thảo luận.........................................................................................................................................42
5.2.1. Những phát hiện của đề tài......................................................................................................42
5.2.2. Giải quyết được câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu......................................................................42
5.2.3. Những hạn chế/tồn tại của đề tài.............................................................................................42

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................44
PHỤ LỤC......................................................................................................................................45



lOMoARcPSD|17917457

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi từ đạm và thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của
sinh viên trường Đại học Thương mại.”, nhóm 8 đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ rất nhiều
người khác nhau. Nhờ sự giúp đỡ này, nhóm nghiên cứu đã hồn thành đề tài của mình một cách
hiệu quả nhất.
Với tình cảm chân thành, đầu tiên nhóm 8 xin bày tỏ lịng biết ơn đặc biệt đến với cơ
Nguyễn Nguyệt Nga, giảng viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Đại học Thương mại là
người trực tiếp hướng dẫn nhóm trong quá trình thực hiện. Chúng em rất biết ơn và cảm kích
trước sự hướng dẫn nhiệt tình của cơ suốt chặng đường. Nhờ những đóng góp, trao đổi hướng

dẫn một cách chi tiết và chính xác, khách quan đã giúp cho nhóm rất nhiều trong việc hồn thành
bài thảo luận nghiên cứu khoa học này.
Trong quá trình thực hiện khảo sát cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
chúng em khó tránh khỏi những sai sót, rất mong cô bỏ qua. Đồng thời do khả năng hiểu biết,
trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo về nghiên cứu khoa
học của nhóm chúng em cịn nhiều hạn chế, nhóm em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của cô và các bạn để chúng em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm cũng như sẽ hoàn
thành tốt hơn.
Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn!


lOMoARcPSD|17917457

DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Trang

1

Bảng 4.1: Bảng thống kê Tần suất sử dụng

2

Bảng 4.2: Bảng thống kê yếu tố Giới tính

3


Bảng 4.3: Bảng thống kê yếu tố Độ tuổi (năm học)

23
23

4

Bảng 4.4: Bảng thống kê yếu tố Sinh viên khoa nào

25

5

Bảng 4.5: Bảng thống kê yếu tố Thu nhập

26

6

27

10

Bảng 4.6: Bảng thống kê Các nguồn bổ sung canxi và đạm từ thực vật và động
vật (NL1)
Bảng 4.7: Bảng thống kê Các nguồn bổ sung canxi và đạm từ thực vật và động
vật (NL2)
Bảng 4.8: Bảng thống kê Các nguồn bổ sung canxi và đạm từ thực vật và động
vật (NL3)
Bảng 4.9: Bảng thống kê Các nguồn bổ sung canxi và đạm từ thực vật và động

vật (NL4)
Bảng 4.10: Bảng thống kê yếu tố Đã sử dụng/chưa sử dụng

11

Bảng 4.11: Bảng thống kê mô tả yếu tố Nhận thức về sức khỏe

32

12

Bảng 4.12: Bảng thống kê mơ tả yếu tố Sở thích cá nhân

33

13

Bảng 4.13: Bảng thống kê mô tả yếu tố Chi phí chi tiêu

33

14

Bảng 4.14: Bảng thống kê mơ tả yếu tố Chế độ thuần chay

33

15

Bảng 4.15: Bảng thống kê mô tả Yếu tố xã hội


34

16

Bảng 4.16: Bảng thống kê mô tả yếu tố Niềm yêu thích động vật

34

17

Bảng 4.17: Bảng thống kê mô tả yếu tố Quyết định lựa chọn

35

18

Bảng 4.18: Bảng Model Summary

36

19

Bảng 4.19: Bảng ANOVA

36

20

Bảng 4.20: Bảng hệ số hồi quy


37

7
8
9

22

28
29
30
31


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
STT

Nội dung

Trang

1

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu

7

2


Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

15

3

Biểu đồ 4.1: Thống kê Tần suất sử dụng

22

4

Biểu đồ 4.1: Thống kê yếu tố Giới tính

23

5

Biểu đồ 4.2: Thống kê yếu tố Độ tuổi

24

6

Biểu đồ 4.3: Thống kê yếu tố Sinh viên khoa nào

26

7


Biểu đồ 4.4: Thống kê yếu tố Thu nhập

27

8

Biều đồ 4.5: Biểu đồ thống kê Các nguồn bổ sung canxi và
đạm từ thực vật và động vật (NL1)

28

9

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thống kê Các nguồn bổ sung canxi và
đạm từ thực vật và động vật (NL2)

29

10

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thống kê Các nguồn bổ sung canxi và
đạm từ thực vật và động vật (NL1)

30

11

Biểu đồ 4.8: Biểu đồ thống kê Các nguồn bổ sung canxi và
đạm từ thực vật và động vật (NL1)


31

12

Biểu đồ 4.9: Biểu đồ thống kê yếu tố Đã sử dụng/chưa sử
dụng

32


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sữa và các sản phẩm từ sữa luôn là nguồn cung cấp canxi và protein dồi dào. Từ lâu sữa đã
quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, ngoài sữa động vật cịn có các sản phẩm bổ sung canxi
và đạm từ thực vật.
Sữa có nguồn gốc từ động vật đã là thực phẩm quen thuộc và phổ biến từ hàng nghìn năm
qua. Sữa có nguồn gốc từ động vật rất giàu canxi, protein, vitamin D và kali. Những chất này
đóng những vai trò quan trọng trong cơ thể. Ở trẻ em, những chất này đặc biệt cần thiết cho sự
phát triển của cơ thể. Đối với người lớn, đặc biệt là những người bị thiếu canxi (người già, phụ
nữ có thai, phụ nữ sau sinh), sữa động vật cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Sữa động
vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa có nguồn
gốc động vật khác nhau: từ sữa nguyên kem, sữa ít béo, sữa tách béo đến sữa có bổ sung trái cây,
sơ cơ la và các hương vị khác… hấp dẫn nhiều đối tượng và lứa tuổi.
Ngày nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật hơn, đặc
biệt là đối với những người đang ăn kiêng hoặc bị dị ứng sữa, không dung nạp đường lactose.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn có tâm lý e ngại về sữa thực vật, ví dụ như: sữa thực vật trẻ khó hấp
thu; vì đạm trong sữa thực vật là đạm chưa hồn chỉnh; vì khơng cân đối và thiếu một số axit
amin thiết yếu... Sữa có nguồn gốc thực vật thường được làm ngọt bằng đường nên những người
mắc những vấn đề về đường thường ngại sử dụng. Một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực
vật phổ biến hiện nay: các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm, sản phẩm từ đậu nành, bơ từ

thực vật, sữa thực vật, bột cacao không đường, gạo lứt, gạo nâu, yến mạch,...
Vậy, các sản phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật hay sữa động vật, loại nào tốt hơn, nên
sử dụng loại nào? Rất khó để trả lời câu hỏi này. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm 8 đã chọn
đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại học
Thương mại” để làm tài liệu cho nhóm mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của
sinh viên trường Đại học Thương mại.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm từ
thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương mại.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm
bổ sung canxi và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại
học Thương mại.
Tìm ra yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm từ
thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương mại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung
canxi và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại học
Thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
Khách thể: Sinh viên trường Đại học Thương mại Về không gian: Tại trường Đại học Thương
mại Về thời gian: Từ 22/03/2022 đến 1/4/2022
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm 8 đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đề tài nghiên cứu khoa học của

nhóm mình. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi tổng quát:
(1)

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung

canxi và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại học
Thương mại?
Câu hỏi cụ thể:
(2)

Nhận thức về sức khỏe có ảnh hưởng thế nào đến quyết định lựa chọn sản

phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên Đại
học Thương mại?
(3)

Sở thích cá nhân có tác động thế nào khi lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm

từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên Đại học Thương mại?


(4)

Chi phí chi tiêu có ảnh hưởng thế nào đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung

canxi và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại học
Thương mại?

(5)

Chế độ thuần chay tác động thế nào đến ý định sử dụng các sản phẩm bổ sung

canxi và đạm từ thực vật?
(6)

Yếu tố xã hội có tác động thế nào hoặc tiêu cực đến ý định sử dụng các sản

phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật.
(7)

Niềm yêu thích động vật có tác động thế nào đến ý định sử dụng các sản phẩm bổ

sung canxi và đạm từ thực vật?
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận đối với các nhóm nghiên cứu về quyết định lựa chọn
sản phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên
trường Đại học Thương mại và có ý nghĩa thực tiễn đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật, cụ thể như sau:
Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong một lĩnh vực cụ thể là lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm từ thực vật thay thế cho sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương
mại, là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu nghiên cứu tham khảo về hành vi mua của
khách hàng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu giúp cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật
đo lường được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn sản phẩm phẩm bổ sung
canxi và đạm từ thực vật của khách hàng và nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng và nâng

cao năng lực cạnh tranh.
1.7. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của đề tài này gồm 5 chương, cụ thể như sau Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp
nghiên cứu Chương 4: Kết quả
nghiên cứu Chương 5: Kết luận
và thảo luận


CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Trình bày các kết quả nghiên cứu trước đó.
2.1.1. Tổng quan nghiên cứu:
Tài liệu thứ nhất: Emma Rosenlöw & Tommie Hansson với nghiên cứu (tạm dịch)
“Tiến tới việc thay thế bằng sữa có nguồn gốc thực vật?” (Trích dẫn: “Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Marketing” năm 2020)
Mục đích: Khám phá thái độ của người tiêu dùng và ý định mua hàng đối với các lựa
chọn sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc thực vật, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thái
độ và ý định tương ứng.
Câu hỏi nghiên cứu:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thái độ đối với việc lựa chọn các sản phẩm thay
thế sữa có nguồn gốc từ thực vật?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc
từ thực vật?
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến thái độ đối với các lựa chọn các sản phẩm thay thế
sữa có nguồn gốc từ thực vật
H2: Ý thức về sức khỏe ảnh hưởng đến thái độ đối với các lựa chọn các sản phẩm thay thế
sữa có nguồn gốc từ thực vật
H3: Khẩu vị ảnh hưởng đến thái độ đối với các lựa chọn các sản phẩm thay thế sữa có

nguồn gốc từ thực vật
H4: Kiến thức ảnh hưởng đến thái độ đối với các lựa chọn các sản phẩm thay thế
sữa có nguồn gốc từ thực vật
H5: Mối quan tâm về môi trường ảnh hưởng đến thái độ đối với các lựa chọn các sản
phẩm thay thế sữa có nguồn gốc từ thực vật
H6: Giá cả ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc từ thực vật
H7: Tính sẵn có ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc từ
thực vật


Hình 2.1:Mơ hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Thực hiện 16
cuộc phỏng vấn trực tiếp với sự phân bổ đồng đều của nam giới và nữ giới trong độ tuổi 22 đến
30 ở Thụy Điển.
Kết quả nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc lựa chọn các sản phẩm thay thế sữa
có nguồn gốc từ thực vật bao gồm 5 yếu tố trong giả thuyết: yếu tố xã hội, ý thức về sức khỏe,
khẩu vị, kiến thức, mối quan tâm về mơi trường. Ngồi ra, 2 yếu tố khác được tìm thấy có liên
quan bao gồm: phúc lợi động vật và hình thức bên ngồi của sản phẩm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc từ thực vật
là: giá và tính sẵn có. Bên cạnh đó, sự tị mò cũng được liệt kê là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến ý định mua hàng.
Tài liệu thứ 2: Kirmo Manninen với nghiên cứu “Xu hướng tiêu thụ sữa yến mạch và các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định: Trường hợp người tiêu dùng Phần Lan” (Trích dẫn: “Luận án
cử nhân: Chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế, Chuyên ngành Marketing”)
Mục đích: Xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi của người
tiêu dùng từ tiêu thụ sữa sang tiêu thụ sữa yến mạch và lý do tại sao người tiêu dùng sử dụng sữa
yến mạch thay vì sữa trong số những người được phỏng vấn của nghiên cứu này.
Câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định thay đổi từ sữa động
vật sang sữa yến mạch của người tiêu dùng?

Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quyết định thay đổi từ sữa động vật sang sữa yến mạch của
người tiêu dùng


H2: Sức khỏe ảnh hưởng đến quyết định thay đổi từ sữa động vật sang sữa yến mạch của người
tiêu dùng
H3: Niềm tin bền vững và đạo đức ảnh hưởng đến quyết định thay đổi từ sữa động vật sang sữa
yến mạch của người tiêu dùng
H4: Thương hiệu hoặc hình ảnh sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định thay đổi từ sữa động vật
sang sữa yến mạch của người tiêu dùng
H5: Hương vị ảnh hưởng đến quyết định thay đổi từ sữa động vật sang sữa yến mạch của người
tiêu dùng
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nghiên cứu định tính: Sáu người Phần Lan tham gia vào
cuộc phỏng vấn trực tiếp kéo dài 20 - 30 phút mỗi người.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc người
tiêu dùng chuyển từ sữa động vật sang sữa yến mạch bao gồm yếu tố xã hội, thương hiệu cá
nhân, sức khỏe, niềm tin bền vững và đạo đức, thương hiệu hoặc hình ảnh sản phẩm và hương vị.
Một số yếu tố đã được dự đoán từ trước nhưng một số yếu tố gây bất ngờ đặc biệt là ảnh hưởng
mạnh mẽ của thương hiệu cá nhân. Những người được phỏng vấn cho rằng việc sử dụng sữa yến
mạch mang lại nhiều khía cạnh cho thương hiệu cá nhân của bạn bao gồm cảm giác nhận biết,
thân thiện với môi trường và đô thị. Thay vào đó, việc sử dụng sữa động vật bị coi là hẹp hòi.
Tài liệu thứ ba: Zandona L., Lima C. & Lannes S. với nghiên cứu “Các sản phẩm thay thế sữa có
nguồn gốc thực vật: Các yếu tố dẫn đến việc sử dụng và lợi ích của nó đối với sức khỏe con
người” (Trích dẫn: “Sản phẩm thay thế sữa - Các khía cạnh được chọn” năm 2020).
Mục đích: Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố dẫn đến việc lựa chọn sản phẩm
có nguồn gốc thực vật thay thế sữa động vật và cung cấp một số thông tin về các loại chất thay thế
sữa.
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Dị ứng với protein trong sữa bị có tác động đến việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thực

vật
H2: Khơng dung lạp đường lactose là một nguyên nhân có thể bị ảnh hưởng khi tiêu thụ sữa động
vật
H3: Chế độ thuần chay tác động tích cực đến ý định sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi và đạm
từ thực vật
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: các tác giả thu thập các tài liệu tham
khảo từ các nghiên cứu khoa học trước đó


Kết quả nghiên cứu: Mặc dù sữa động vật là một thực phẩm quan trọng đối với chế độ ăn uống
của con người do nó cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà trong một số trường hợp khơng
tìm thấy trong các loại thực phẩm khác, nhưng việc sử dụng sữa thực vật là một giải pháp thay thế
khả thi để cung cấp cho những người tiêu dùng không thể hoặc không chọn tiêu thụ sữa động vật
do dị ứng với protein trong sữa bị, khơng dung lạp đường lactose và áp dụng chế độ thuần chay.
Tài liệu 4: Nhóm tác giả: Laila A., Topakas N., Farr E., Haines J., Ma D., Newton G. & Buchholz
A. với nghiên cứu “Rào cản và tạo điều kiện cho các hộ gia đình cung cấp các sản phẩm thay thế
sữa có nguồn gốc từ thực vật và sữa trong các gia đình có con ở độ tuổi mẫu giáo” (Trích dẫn:
“Dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng” năm 2021)
Mục đích: Nghiên cứu này nhằm khám phá các rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung
cấp các sản phẩm thay thế từ sữa và sữa có nguồn gốc thực vật của các bậc cha mẹ có con ở độ
tuổi mẫu giáo, một lĩnh vực nghiên cứu chưa được khám phá trước đây.
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Vấn đề về sức khỏe là rào cản trong việc tiêu thụ sữa và là yếu tố thúc đẩy lựa chọn sản phẩm
thay thế sữa từ thực vật
H2: Sự lo ngại về kháng sinh và hormone trong sữa là rào cản trong việc cung cấp sữa và là yếu
tố thúc đẩy lựa chọn sản phẩm thay thế sữa từ thực vật
H3: Sự lo ngại về đạo đức liên quan đến chăn ni bị có tác động đến ý định sử dụng các sản
phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật của người tiêu dùng
H4: Yếu tố xã hội có tác động đến ý định sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi và đạm từ thực vật
của người tiêu dùng

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính bằng cách thực hiện
phỏng vấn kéo dài 90 phút với 32 cha mẹ (13 người cha, 19 người mẹ) của ít nhất 1 trẻ em
tuổi mẫu giáo, chia thành 5 nhóm tập trung 5-8 người và tuân theo một hướng dẫn phỏng vấn bán
cấu trúc được phát triển bằng cách sử dụng Lý thuyết Nhận thức Xã hội và Lý thuyết về Hành vi
có Kế hoạch.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã chỉ ra những rào cản trong việc cung cấp sữa và là yếu tố
thúc đẩy cung cấp sản phẩm thay thế sữa từ thực vật bao gồm vấn đề về sức khỏe (khơng dung
nạp lactose, đau bụng, táo bón và tiêu chảy, cũng như dị ứng sữa, tình trạng về da như bệnh chàm,
sản sinh nhiều chất nhầy, nguy cơ tự kỷ), lo ngại về kháng sinh và hormone trong sữa, đạo đức
liên quan đến chăn ni bị và thị hiếu của người tiêu dùng.
Tài liệu 5: T. Colin Campbell & Thomas M. Campbell II (tái bản 2019). Bí mật dinh dưỡng cho
sức khỏe toàn diện - Nghiên cứu Trung Quốc, NXB Thông Tin và Truyền Thông


Mục đích: Tìm xem có mối liên hệ giữa chế độ ăn và các bệnh mãn tính hay khơng, các bệnh
mãn tính do lối sống như đái tháo đường, bệnh động mạch vành, béo phì, gout, ung thư,…
Thiết kế nghiên cứu: Năm 1983, 6.500 người trưởng thành được chọn ngẫu nhiên từ 65 quận
nông thôn ở Trung Quốc. Trong hơn 20 năm, các nhà nghiên cứu đã theo dõi cách những người
này ăn, sống và chết, để xem xét 367 biến số về sức khỏe và bệnh tật. Sau khi hồn thành nghiên
cứu, họ đã có hơn 8000 mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến số về chế độ ăn uống, lối
sống và bệnh tật.
Kết quả nghiên cứu: Hai nhóm bệnh khác nhau được tìm thấy trên các lĩnh vực khác
nhau:
Các bệnh về sung túc (Ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư vú, bệnh bạch cầu, tiểu
đường, bệnh mạch vành, ung thư não (0-14 tuổi), ung thư dạ dày, ung thư gan) do dư thừa dinh
dưỡng. Những điều này tương tự như "các bệnh phương Tây" được tìm thấy ở Mỹ.
Các bệnh về nghèo đói (Viêm phổi, tắc ruột, loét dạ dày tá tràng, bệnh tiêu hóa, viêm thận, lao
phổi, bệnh truyền nhiễm khơng do lao, bệnh ký sinh trùng, sản giật, bệnh thấp tim, bệnh chuyển
hóa và nội tiết khác với bệnh tiểu đường, bệnh thai nghén không phải sản giật) do thiếu dinh
dưỡng và điều kiện vệ sinh kém.

Về cơ bản, Nghiên cứu của Trung Quốc phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm có
nguồn gốc từ thực vật nhất sẽ ít hoặc khơng mắc các bệnh mãn tính nhất. Những người ăn nhiều
protein động vật nhất bị bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
2.2 Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về lợi ích của các sản phẩm từ
thực vật cũng như lý do vì sao hiện nay các sản phẩm thay thế cho sữa động vật có nguồn gốc từ
thực vật ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu liên quan
đến các nội dung này còn khá hạn chế. Vì vậy nhóm nghiên cứu hướng đến các nghiên cứu nước
ngồi nhiều hơn.
Qua những nghiên cứu mà nhóm đã tham khảo và tổng quan lại, có thể thấy được rằng các
nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc dùng nhiều các sản phẩm từ động vật nói chung cũng như
sữa động vật nói riêng. Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật tuy dễ dàng hấp thụ các dưỡng
chất hơn nhưng bên cạnh đó cũng có các tác hại trở thành rào cản khiến người sử dụng dễ mắc
một số bệnh nếu sử dụng lâu dài. Những hạn chế của các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật
khơng chỉ có ảnh hưởng xấu đến trẻ em mà còn với cả người trưởng thành. Tuy nhiên những hạn
chế này sẽ được cải thiện khi bổ sung thực phẩm từ thực vật vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngồi yếu tố sức khỏe là yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến việc sử dụng thực phẩm từ thực vật


thay thế cho các sản phẩm từ động vật còn các các yếu tố khác cũng góp phần vào quyết định này
đó là yếu tố xã hội, đạo đức,...
Từ đó, nhóm nghiên cứu đã tham khảo và đưa ra được các giả thuyết về các nhân tố có ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng thực phẩm từ thực vật thay thế cho sữa động vật ( thực phẩm có nguồn
gốc từ động vật ).
2.3.
2.3.1.

Cơ sở lý luận, các khái niệm và lý thuyết liên quan.
Các khái niệm.
Thực phẩm bổ sung là nguồn tập trung các chất dinh dưỡng (tức là khống chất và


vitamin) hoặc các chất khác có tác dụng dinh dưỡng hoặc sinh lý được bán trên thị trường ở dạng
“liều lượng” (ví dụ: thuốc viên, viên nén, viên nang, chất lỏng với liều lượng đã được đo lường).
Một loạt các chất dinh dưỡng và các thành phần khác có thể có trong thực phẩm bổ sung, bao
gồm, nhưng khơng giới hạn ở, vitamin, khống chất, axit amin, axit béo thiết yếu, chất xơ và các
loại thực vật và chiết xuất thảo mộc khác nhau. (Theo European Food Safety Authority, “Food
supplements”,10/1/2018)
Đặc điểm, lợi ích, ví dụ về sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật:
Canxi
Canxi hữu cơ được cấu thành từ ion canxi với các loại hợp chất hữu cơ như canxi gluconat
(tên đầy đủ là canxi lactac gluconat), canxi caseinate… Hiểu đơn giản, canxi hữu cơ chứa canxi
gần giống dạng thức của khoáng chất này khi ở trong thực phẩm tự nhiên. (Mỹ Giang (2018),
“Những lưu ý không thể bỏ qua khi bổ sung canxi cho cơ thể”, báo Nghệ An)
Canxi chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể người và tập trung đến 99% ở xương, răng, móng.
Khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển xương, giúp xương chắc khỏe, phòng
ngừa những bệnh loãng xương, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương thì canxi cịn có vai
trị duy trì hoạt động của các dây thần kinh và cơ co, góp phần phát triển xương, răng đồng thời
kích thích tiết hormon, điều hòa nhịp tim và phát triển chiều cao, tăng cường khả năng miễn dịch
và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể đối với trẻ nhỏ. Canxi hữu
cơ có thể tránh hiện tượng lắng đọng canxi trong cơ thể người, giảm thiểu nguy cơ về tim mạch,
sỏi thận, vơi hóa nhau thai… mà canxi vơ cơ thường có.
Canxi có nhiều trong các sản phẩm thực vật như đậu tương, chế phẩm từ sữa, phô mai, sữa chua,
rau xanh, các loại đậu, trái cây khô, đậu phụ…
Đạm
Chất đạm là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có trong cả động vật và thực vật, nó cung cấp năng
lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và là thành phần cấu tạo của phần lớn các cơ quan trong


cơ thể kể cả nội tiết tố, huyết cầu và enzym cho cơ thể. (Trích từ bài “List các loại thực phẩm có
chứa nhiều đạm thực vật.” được đăng bởi Long Châu, 18/11/2020). Các loại thực vật chứa nhiều

protein là đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh,...
Việc sử dụng các sản phẩm chứa đạm thực vật giúp cải thiện sức khỏe cho con người. Thay vì ăn
các loại sản phẩm đạm như thịt, cá (với số lượng nhiều) dễ dẫn đến tình trạng tích tụ nhiều
cholesterol xấu thì việc bổ sung đạm bằng các loại thực vật thân thiện từ thiên nhiên sẽ giúp con
người dễ dàng thanh lọc cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe, cân nặng. Ngoài ra, việc sử dụng các sản
phẩm đạm thực vật sẽ giúp giảm huyết áp cao, giảm cholesterol xấu có trong máu, giảm nguy cơ
mắc các loại bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người, phòng ngừa hiệu
quả nguy cơ đột quỵ, ung thư.
Sữa thực vật
Sữa thực vật (chất lỏng có nguồn gốc từ thực vật, sữa thay thế, sữa hạt hoặc sữa thuần chay) dùng
để chỉ đồ uống chế biến từ thực vật được làm từ nước chiết xuất từ thực vật để tạo hương vị và
mùi thơm. (Trích từ bài “7 lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe, người đái tháo đường cũng có thể
dùng” được đăng bởi Nguyệt Minh vào ngày 27/09/2021) Sữa thực vật là loại thức uống giàu vi chất
dinh dưỡng, lại dễ tiêu hóa. Hàm lượng các chất béo và chất đạm của sữa thực vật thấp hơn sữa động vật,
rất an toàn cho cơ thể. Đồng thời, khi sử dụng sữa có nguồn gốc từ thực vật, cơ thể hấp thu nhanh chóng và
hiệu quả các loại vitamin như vitamin A, B1, D, E. Một số loại sữa thực vật: sữa hạnh nhân, sữa yến mạch,
sữa đậu phộng, sữa gạo,...

Hầu hết tất cả các loại hạt (trong sữa thực vật) đều chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho tim
như: vitamin E, axit béo omega-3, chất xơ và chất béo khơng bão hịa. Chúng có thể giúp giảm
cholesterol, tiêu viêm, cải thiện sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Không
chỉ vậy, sữa thực vật bổ sung canxi thường chứa lượng canxi tương tự hoặc thậm chí nhiều hơn
sữa bị. Tuy nhiên, cơ thể khơng thể hấp thụ tối ưu canxi từ sữa thực vật.
Đặc điểm, lợi ích, ví dụ về Sữa động vật:
Sữa động vật là loại sữa được lấy từ các lồi động vật có vú. Sản lượng sữa trên thế giới hầu
như hoàn toàn được lấy từ trâu, bò, dê, cừu và lạc đà. Các động vật cho sữa khác ít phổ biến hơn
là bị Tây Tạng, ngựa, tuần lộc và lừa.
Sữa động vật có màu trắng, nhìn rất sánh mịn,có vị béo ngậy và chứa rất nhiều dinh dưỡng. Hiện
nay, sản phẩm sữa có nguồn gốc từ động vật rất đa dạng: từ sữa nguyên chất, sữa ít béo, sữa tách
béo cho đến sữa có được bổ sung thêm các hương vị như trái cây, chocolate... hấp dẫn nhiều đối

tượng và độ tuổi.


Sữa động vật giàu chất đạm, canxi và hàm lượng protein, cao gần gấp đơi các loại sữa
khác. Sữa bị là nguồn cung cấp chất béo và carbohydrate quan trọng. Nó cịn chứa một số đặc
tính kháng khuẩn giúp trẻ sơ sinh chống lại bệnh sốt và nhiễm trùng đường hơ hấp. Ngồi sữa bị
thì sữa dê cũng chứa nhiều axit béo thiết yếu Linoleic, Arachidonic quan trọng cho việc hình
thành hệ thần kinh trí não của trẻ nhỏ. Chất béo trong sữa dê cị có tác dụng làm giảm Cholesterol
tồn phần giúp phịng ngừa bệnh tim mạch. Sữa dê giàu các khống chất giúp cho cơ thể phịng
ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi, lỗng xương. Sữa dê giàu Vitamin các
nhóm B giúp phịng ngừa bệnh viêm da, viêm loét niêm mạc họng. Sữa dê có một lượng gốc
đường Oligossacharide có lợi cho tiêu hóa, tăng cường hệ vi khuẩn cho đường ruột và hạn chế táo
bón. (Trích từ bài của Minh Thành đăng vào 7/3/2020 tại “3 con dê”)
Hạn chế của sữa động vật:
Sữa động vật được phát triển để dành cho những con non nên nhiều người khơng dung nạp và tiêu
hóa được lactose khiến bụng đầy hơi, tiêu chảy, gây mệt mỏi.
Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa nguyên chất, chứa nhiều chất béo bão hòa làm mức
cholesterol trong máu có thể tăng cao, dẫn đến nguy cơ đột quỵ và bệnh tim cao. Các nghiên cứu
đã chỉ ra mối liên hệ giữa estrone và whey protein trong các sản phẩm sữa và sự tăng cân, bên
cạnh đó cũng có những nghiên cứu khác chỉ ra rằng calo trong sữa là nguyên nhân cho sự tăng
cân khi sử dụng các sản phẩm sữa từ động vật.
Cộng đồng khoa học đã đồng ý rộng rãi rằng việc tiêu thụ sữa gây kích ứng và làm trầm
trọng thêm tình trạng mụn trứng cá. Nghiên cứu cho thấy rằng các hormone tự nhiên có trong sữa
có thể gây ra mụn trứng cá. Các hormone tăng trưởng nhân tạo được cung cấp cho bò ở Mỹ để
tăng sản lượng sữa, cũng như các protein whey và casein được tìm thấy trong sữa, cũng có thể
hoạt động như các chất kích thích. (The Humane League (11/12/2021), “COW MILK
ALTERNATIVES, AND WHY YOU SHOULD STOP DRINKING MILK”)
2.3.2.

Các lý thuyết liên quan.


Lý thuyết về chế độ ăn thuần thực vật, chế độ ăn không thuần thực vật:
Chế độ ăn thuần thực vật là chế độ ăn dựa trên thực phẩm từ thực vật là nguyên liệu chủ yếu
trong xuyên suốt các bữa ăn. Tức là, người có chế độ ăn thuần thực vật sẽ ăn các sản phẩm từ
thực vật và vẫn có thể ăn một lượng nhỏ các loại cá, thịt, trứng, sữa nhưng không thường xuyên.
(Moira Lawler (2020), "What Is a Plant-Based Diet? Food List, 7-Day Meal Plan, Benefits, and
More", Everyday Health Paper)


Chế độ này rất lành mạnh đang được nhiều người tin dùng và được khuyến khích sử
dụng vì có lượng chất xơ và chất đạm rất cao, ngăn chặn một số bệnh lý và cải thiện sức khỏe rất
tốt. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn uống này có thể cải thiện tâm trạng con người,
hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, kéo dài tuổi thọ, giảm huyết áp,... Chế độ ăn
này giúp giảm được nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, giảm lượng đường trong máu, tăng độ
nhạy insulin, giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa giúp hạn chế hấp thu cholesterol vào
cơ thể, đồng thời cũng góp phần làm giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) và cholesterol toàn
phần trong máu. Ngoài ra khi áp dụng chế độ ăn thuần thực vật, các loại thực phẩm nguồn gốc
động vật có khả năng làm tăng cholesterol máu không được sử dụng, nhờ vậy mà loại bỏ được
nguồn cholesterol nạp vào cơ thể. Chế độ ăn thuần thực vật giúp ổn định đường huyết và với quy
trình chế biến tối thiểu, hạn chế gia vị cũng góp phần phịng chống tăng huyết áp, từ đó giúp hạn
chế các nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng của nó. Khi áp dụng chế độ ăn thuần thực vật,
thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, loại bỏ các độc chất trong ruột.
Lý thuyết về việc ra quyết định với sản phẩm thay thế:
Theo tâm lý học, ra quyết định được coi là quá trình nhận thức của con người và dẫn đến
việc đưa ra những lựa chọn hay nói cách khác thì ra quyết định là quá trình hoạt động với những
khả năng thay thế. Việc ra quyết định chính là việc lựa chọn những giá trị thay thế, dựa trên
những giá trị và sở thích của người ra quyết định. (“Ra quyết định là gì? Những kỹ năng ra quyết
định chiến lược” bởi Nguyễn Loan, 10/12/2019)
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng:

Thói quen tiêu dùng và lối sống là yếu tố căn bản ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm
của người tiêu dùng vì đây là yếu tố được hình thành trong một khoảng thời gian dài, nó chi
phối đến các hành vi và sở thích của người tiêu dùng. Họ thường có xu hướng mua và tiêu thụ,
sử dụng các loại sản phẩm theo thói quen và sở thích hơn là những sản phẩm mới.
Bên cạnh đó, ngân sách và thu nhập cũng chi phối đến hành vi tiêu dùng của họ. Khi quyết
định mua sản phẩm, người ta thường cân nhắc đến khả năng chi trả của mình để có thể lựa chọn
được sản phẩm phù hợp nhất. Ngoài ra, chất lượng và lợi ích sản phẩm mang lại cũng là một khía
cạnh người tiêu dùng thường chú ý đến khi tiến hành mua. Để có thể nắm rõ chính xác về độ an
tồn, chất lượng và lợi ích sản phẩm, những lưu ý khi sử dụng,... họ có xu hướng lên mạng tìm
hiểu hoặc nhờ người thân, bạn bè tư vấn. Bởi vậy mà chính những ý kiến, quan điểm ấy cũng trở
thành một trong những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng.




×