Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 55 trang )

Hiểm họa Tự nhiên,
Thảm họa Phi Tự nhiên


Tổng quan
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

THE UNITED NATIONS
LIÊN HỢP QUỐC

Đề tặng
Hiểm họa tự nhiên, thảm họa phi tự nhiên



“Báo cáo này tổng hợp hiểu biết của chúng ta về tác động của thiên tai đối với cuộc sống con
người, đặc biệt là trên khía cạnh kinh tế. Báo cáo đã kết hợp tài tình các nghiên cứu trường
hợp điển hình, dữ liệu trên nhiều quy mô với việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế để giải
quyết những vấn đề do động đất, thời tiết bất thường hay thảm họa tương tự gây ra. Báo cáo
thể hiện cái nhìn sâu sắc về vai trò tương đối của thị trường, sự can thiệp của chính phủ và
vai trò của các thể chế xã hội trong việc xác định và nâng cao công tác phòng ngừa, ứng phó
với các thảm họa nguy hiểm.”

“Nghiên cứu xuất sắc này là lời cảnh tỉnh kịp thời cho tất cả chúng ta phải nêu cao tinh thần
trách nhiệm trong quản lý, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, động đất và các thảm họa thiên
nhiên khác.”

“Cuốn sách về hiểm họa tự nhiên và thảm họa phi tự nhiên đã đề cập rất hay về một chủ đề
có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người.Tôi đặc biệt thích Chương
viết về cách thức các quốc gia và khu vực đã nhanh chóng phục hồi từ sau thảm họa như thế
nào— một chủ đề đã được thảo luận từ lâu, ít nhất là từ thời John Stuart Mill, nhà kinh tế


chính trị học người Anh — và làm thế nào thị trường có thể ứng phó hiệu quả với rủi ro thiên
tai, thảm họa thông qua giá đất đai hay các bất động sản khác. Tôi đặc biệt khuyến khích
những người không chuyên nghiên cứu kinh tế, cũng như các nhà kinh tế học, các quan chức
chính phủ đang phải đối phó với lũ lụt, sự cố tràn dầu, động đất và thiên tai khác nên đọc
quyển sách này. “
—
“Sau khi đọc bản báo cáo này của Ngân hàng Thế giới, ba cụm từ xuất hiện trong đầu tôi là:
phòng ngừa, hợp tác quốc tế mạnh mẽ và ưu tiên giúp những người bị ảnh hưởng bởi thiên
tai với tình thương và tôn trọng. Với báo cáo này, Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh những
vấn đề mà các chủ thể quốc tế, chính phủ các quốc gia, chính quyền địa phương và cá nhân
luôn phải cân nhắc khi thảo luận các biện pháp phòng ngừa. Chính phủ các nước phải đi đầu
trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trực tiếp thông qua hình thức phân bổ hiệu
quả các nguồn lực công cũng như các biện pháp phòng ngừa gián tiếp thông qua việc hướng
dẫn cho mọi người cách tự bảo vệ mình. Đây là một thách thức thực tế không chỉ Ngân hàng
Thế giới, mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt. Đây cũng là giấc mơ của chúng ta và giấc mơ
này có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta sẵn sàng hy sinh (về mặt chính trị) để đạt được
nó. Tư tưởng này cũng phù hợp với niềm tin và nguyên tắc hành động của Cơ quan Bảo vệ
Dân sự Ý.”

“Tại sao khi phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên hiếm khi xảy ra, một số cộng đồng có
thể giảm nhẹ tác hại của chúng, trong khi những cộng đồng khác lại phải chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng? Hiểm họa Tự nhiên, Thảm họa phi Tự nhiên đã phân tích kỹ lưỡng và nghiên
cứu thực tế câu hỏi này. Đây là một cuốn sách tuyệt vời.”


“Nếu nói rằng các cơ quan viện trợ chính thức và các Tổ chức phi chính phủ sẽ nỗ lực đáng
kể để cứu trợ thiên tai và hầu như không dành nỗ lực nào cho công tác phòng ngừa, thì đây
là lời nhận xét đáng buồn về tình trạng viện trợ trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên,
báo cáo đã mạnh dạn đưa ra luận điểm cân bằng hơn. Báo cáo nhấn mạnh điều chưa từng có
trước đó, rằng “Hiểm họa tự nhiên” không hoàn toàn là tự nhiên—nếu không có các biện

pháp phòng ngừa hiệu quả thì nó sẽ cướp đi vô số mạng sống, mà phần lớn là người nghèo.
Báo cáo nêu lên thách thức: cần phải chấm dứt tình trạng sao lãng, lơ là các biện pháp phòng
ngừa để cứu những mạng sống này.”

“Nghĩa vụ đạo đức và đạo lý của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực phát triển và
nhân đạo là phải đảm bảo sao cho mỗi đồng viện trợ phải được chi tiêu hợp lý. Vì vậy, nghiên
cứu là cuốn cẩm nang cần thiết, thậm chí không thể thiếu trong giai đoạn cấp thiết này cho
tất cả các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ có liên quan, hoạt động trong lĩnh vực
giảm thiểu và khắc phục tác động của rủi ro thiên tai. Để xây dựng một cộng đồng an toàn
và có khả năng ứng phó tốt với rủi ro, cần phải chi tiêu hợp lý, minh bạch hơn, nâng cao trách
nhiệm giải trình để có thể giảm thiểu nhiều hơn, khắc phục tốt hơn những tổn thương lớn
nhất mà nhân loại phải đối mặt. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nguồn lực
và quan hệ đối tác sáng tạo, điều này cũng phù hợp với kinh nghiệm của Hội Chữ thập đỏ
và Trăng Lưỡi liềm đỏ, đó là đầu tư vào công tác phòng ngừa thiên tai là đầu tư thực sự đáng
làm.”



“Đối với các nhà hoạch định chính sách và cá nhân có liên quan trên toàn thế giới, đây là cuốn
sách cần phải đọc. Trong một thời gian quá dài, các nhà lãnh đạo hầu như không làm gì để
ngăn chặn hiểm họa tự nhiên trở thành thảm họa (phi) tự nhiên, và sau khi thảm họa xảy ra
thì lại hành động quá chậm. Cho đến giờ, những nguy cơ này đang gia tăng cùng với tốc độ
đô thị hóa nhanh chóng và biến đổi khí hậu. Cuốn sách này đã tập hợp, sắp xếp hàng loạt tư
liệu thành một bản phân tích đầy thuyết phục với những thông điệp rõ ràng. Tác giả đã đề
xuất những chính sách khả thi, kết hợp các biện pháp khuyến khích thị trường với các nguyên
tắc điều tiết “thông minh” và quản lý nhà nước lành mạnh. Tôi cho rằng, chúng ta cần thực
hiện nghiêm túc những đề xuất này.”




“Cảnh báo con người về các nguy cơ sắp xảy ra sẽ giúp cứu sống nhiều người và sinh kế.
Nhưng, như những gì đã được trình bày trong báo cáo tuyệt vời này, chúng ta vẫn có thể làm
tốt hơn! Với các lập luận, tuyên bố và bằng chứng rõ ràng, báo cáo là lời kêu gọi có tính thuyết
phục đối với chính phủ các nước trên toàn thế giới nhằm nâng cao việc phát hiện và dự báo
các rủi ro nguy hiểm, xây dựng cảnh báo tốt hơn cho quy hoạch ngành để giảm bớt thiệt hại
về người và kinh tế, bởi lẽ những thiệt hại này đang cản trở quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy, cải thiện hệ thống cảnh báo sớm rõ ràng là một sự đầu
tư cần thiết cho phát triển bền vững, bởi lẽ lợi ích mang lại cao hơn chi phí rất nhiều lần.”


“Khi Hiểm họa tự nhiên xảy ra, ảnh hưởng đến những nạn nhân vô tội, người dân trên khắp
thế giới luôn sẵn lòng giúp đỡ. Nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách là phải đảm bảo
rằng sự trợ giúp này được sử dụng hợp lý. Báo cáo là một trong những cuốn sách đầu tiên
nhìn nhận thảm họa dưới góc độ kinh tế học, với ý nghĩa “chi tiêu cho thảm họa phải đáng
đồng tiền bát gạo”. Góc nhìn này- dù có phần ảm đạm- đã đưa ra những lý giải sâu sắc và
quan trọng cho các câu hỏi như: tại sao phải dành nhiều ngân sách hơn cho các hoạt động
phòng ngừa (tại sao hiện nay chúng ta không làm vậy), tại sao không có kết quả gì nếu chỉ
trông chờ vào các quy định pháp lý hay quy hoạch, kế hoạch, và tại sao cần phải đặt phòng
ngừa rủi ro thiên tai trong bối cảnh phát triển rộng hơn. Báo cáo cung cấp một bản kế hoạch
chi tiết, kịp thời và đáng hoan nghênh về các biện pháp giảm thiểu thiên tai trong thời điểm
hiểm họa tự nhiên có xu hướng gia tăng.”

“Tôi vừa đọc xong báo cáo. Tôi cho rằng đây là một báo cáo rất hấp dẫn và nêu đúng mục
tiêu! Nhiều vấn đề lớn, có phạm vi rộng lại là hậu quả của. . . công tác quản lý nhà nước kém
trong suốt một thời gian dài, ảnh hưởng tới lòng tin của người dân vào chính phủ và giữa các
cá nhân với nhau. Điều quan trọng ở đây không chỉ là xây dựng lại thế giới vật chất hữu hình
mà khó khăn hơn là phải xây dựng lại niềm tin và củng cố nguồn lực xã hội. Tôi từng mong
rằng các bước đi để hoàn thành được công việc khó khăn này sẽ dễ dàng và nhanh chóng,
nhưng thực tế không phải vậy. Tôi nghĩ các bạn đang làm được một việc rất quan trọng.”


“Không chỉ những cú sốc kinh tế mà cả những Hiểm họa tự nhiên đều không thể tránh được.
Tuy vậy người dân, doanh nghiệp và chính phủ có thể chung tay hạn chế hoặc giảm thiểu tác
động tồi tệ nhất thông qua việc phối hợp hiệu quả giữa công tác phòng ngừa, bảo hiểm và
ứng phó hợp lý . Cuốn sách này là cơ sở, nền tảng về cách đối phó với rủi ro, hiểm họa tự
nhiên để chúng không trở thành “thảm họa” tự nhiên như tiêu đề cuốn sách đã khéo léo đưa
ra. Cuốn sách nhấn mạnh các biện pháp chính phủ có thể thực hiện để thúc đẩy công tác
phòng ngừa hiệu quả, đồng thời cũng xem xét vai trò của bảo hiểm rủi ro thảm họa và cho
thấy, mặc dù lĩnh vực này rất quan trọng, song thất bại của thị trường và chính phủ trong lĩnh
vực này là khá phổ biến.”

“Với độ dài như một cuốn sách, báo cáo này viết về bài toán kinh tế của các biện pháp phòng
ngừa các thảm họa (phi) tự nhiên, do các cán bộ của Ngân hàng Thế giới soạn thảo. Có thể coi
đây là đơn thuốc để giải quyết triệt để một vấn đề mà chúng ta hoàn toàn có khả năng thực
hiện được. Bằng việc kết hợp phân tích kinh tế với mô tả thực tế, những bài tường thuật cá
nhân, biểu đồ, dữ liệu, hình ảnh và tài liệu tham khảo, báo cáo đã minh họa phong phú các
nỗ lực phòng ngừa khác nhau nhằm mục tiêu giải quyết những nguyên nhân cụ thể và hậu
quả của rủi ro thảm họa tiềm tàng trên khắp thế giới.”

 Hiểmhọatựnhiên,Thảmhọaphitựnhiên
“Báo cáo này là một viên đá quý. Ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản, cách tổ chức, sắp xếp hợp lý;
các minh họa bằng lời nói rất ấn tượng; bản đồ và sơ đồ dễ theo dõi; các tranh luận lý thuyết
rất dễ hiểu, chủ đề hấp dẫn: làm thế nào để hiểu được các mối nguy hiểm và làm thế nào để
đối phó trước và sau động đất, bão, lũ lụt, hạn hán hay các sự kiện thiên nhiên khắc nghiệt
khác. Đây là một mô hình cần được nghiên cứu và học tập. Báo cáo cũng là thành quả chung
của tập thể, đi ngược lại quan niệm phổ biến rằng “chín người mười ý”, rất khó thành công.
Tôi không nhớ đã đọc bất kỳ 248 trang nào khác về một chủ đề đặc biệt nghiêm trọng mà lại
thu được nhiều thông tin và rất dễ hiểu như thế. Xin chúc mừng các tác giả, các chuyên gia đã
tư vấn và biên soạn báo cáo này.”

“Đây là một tác phẩm tuyệt vời. Những bài học, kinh nghiệm thực sự thiết thực trong báo cáo

này sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta đối phó và phòng ngừa thiên tai. Báo cáo cung cấp
thông tin và phản ánh các phân tích chính sách, theo đó, chúng ta có thể tạo được sự khác biệt
rất lớn đối với cuộc sống của những người dễ bị tổn thương. Tôi vui mừng đón nhận báo cáo
này.”
—

×