Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tài liệu gdđp thanh hóa lớp 11 thẩm định sở lần 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 88 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN PHÚ TUẤN (Tổng Chủ biên)
LÊ THỊ BÍCH HỒNG (Chủ biên)
TRẦN VIẾT LƯU

Tài liệu giáo dục địa phương
TỈNH

THANH HOÁ

11

1


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
Mỗi chủ đề gồm 4 hoạt động chính:

Khởi động

Đề cập những nội dung học sinh sẽ tìm hiểu
trong chủ đề, kết nối những điều học sinh đã biết, tạo hứng thú
cho các em trước khi vào bài học mới.

Khám phá

Cung cấp cho học sinh kiến thức mới, giúp

các em có thêm hiểu biết về quê hương mình.


Luyện tập

Gồm các câu hỏi, bài tập thực hành để củng

cố những kiến thức vừa học và rèn luyện các kĩ năng.

Vận dụng

Sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để
giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn.

2


Các em học sinh thân mến!
Trên tay các em là cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hoá lớp 11 dành
riêng cho học sinh Thanh Hoá. Thanh Hoá, vùng đất “địa linh nhân kiệt” – nơi phát
tích của nhiều đời vua, chúa Việt Nam; là cầu nối, chuyển tiếp, giao thoa giữa hai
vùng văn hoá Bắc Bộ và Trung Bộ; nơi vừa giao lưu, vừa lĩnh hội để hình thành và
tiếp biến bản sắc riêng cho văn hố và con người xứ Thanh; góp phần làm giàu truyền
thống lịch sử, văn hoá, dân tộc Việt Nam.
Cuốn tài liệu này gồm 8 chủ đề, với nội dung xoay quanh những nét đặc trưng
về văn hố, lịch sử, địa lí, xã hội, kinh tế, mơi trường,… của Thanh Hố. Ở mỗi chủ
đề, từ mục tiêu bài học, các em sẽ được tìm hiểu, khám phá những nội dung bổ ích,
lí thú về văn hoá, lịch sử, con người xứ Thanh,… Trên cơ sở tri thức mới lĩnh hội
được ở phần khám phá, phần luyện tập và vận dụng sẽ giúp các em có thêm trải
nghiệm q, hồn thành những sản phẩm, bài tập mới, biết vận dụng vào các tình
huống có liên quan thường gặp trong cuộc sống. Ngồi ra, các em sẽ có thêm kĩ năng
tự tìm hiểu, tự khám phá để làm phong phú vốn tri thức cho bản thân. Từ đó, các em
càng thêm trân trọng, tự hào về quê hương, đất nước mình.

Cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành với các em trong suốt năm học. Chúc
các em học tốt và có những trải nghiệm thú vị!
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá

3


Chủ đề 1. THANH HOÁ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

5

Chủ đề 2. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THANH HOÁ
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

14

Chủ đề 3. NGÀNH CƠNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG TỈNH THANH HỐ

27

Chủ đề 4. DÂN SỐ VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở THANH HOÁ

37

Chủ đề 5. THANH HOÁ VỚI VIỆC XÂY DỰNG BIÊN GIỚI HỒ BÌNH,
HỮU NGHỊ, VUN ĐẮP TÌNH ĐỒN KẾT VỚI TỈNH HỦA PHĂN

48


Chủ đề 6. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THANH HOÁ
TỪ SAU CÁCH MẠNG MẠNG THÁNG TÁM

56

Chủ đề 7. NGUỒN LỰC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THANH HOÁ

67

Chủ đề 8. ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THANH HOÁ

78

4


Chủ đề 1




Trình bày được bối cảnh lịch sử, vị trí, vai trị của Thanh Hố trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.



Nêu được một số sự kiện, nhân vật tiêu biểu cho tinh thần quyết thắng của
quê hương Thanh Hố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.




Tự hào với truyền thống anh hùng của quê hương, có ý thức và việc làm phù
hợp, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Hình ảnh bên gợi cho em suy nghĩ gì
về q hương Thanh Hố trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Hình 1.1. Tượng đài Thanh niên xung phong tại
phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá

5


1 Bối cảnh và vai trò lịch sử của Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước
a) Bối cảnh lịch sử
Sau Hiệp định Genève, đồng bào Thanh Hoá cùng đồng bào miền Bắc hăng hái
bắt tay vào việc khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng tiền đề của chế độ xã hội
chủ nghĩa và chờ mong ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Song, đế quốc Mỹ
đã thay thế thực dân Pháp, đưa Ngơ Đình Diệm lên làm Tổng thống nguỵ quyền, lập
ra chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam, âm mưu lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới
chia cắt lâu dài lãnh thổ của nước Việt Nam, hòng biến miền Nam Việt Nam thành
chốt chặn phong trào giải phóng dân tộc và xu hướng đi theo mơ hình xã hội chủ
nghĩa ở châu Á – Thái Bình dương.

EM CĨ BIẾT?
Theo Hiệp định Genève đã kí kết, nước Việt Nam bị tạm thời chia cắt thành
hai miền qua vĩ tuyến 17. Tuy nhiên các bên tham gia Hội nghị đã nhấn mạnh

rằng: “Dù bất cứ trường hợp nào, khơng thể coi đó là biên giới chính trị hay
lãnh thổ”. Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng
7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử “tự do và dân chủ”. Quân Pháp phải rút quân
khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày;
người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó,

họ được tự do đi lại. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ
Việt Nam.

b) Vai trị của Thanh Hố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trong bối cảnh nước nhà bị quân địch chia cắt, đế quốc Mỹ từng bước leo thang
đánh phá miền Bắc, Thanh Hoá là nơi cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến lớn;

6


đón nhận con em đồng bào miền Nam ra Bắc tập kết, là huyết mạch giao thông trên
tuyến đường Bắc – Nam. Đặc biệt, khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc,
Thanh Hoá là địa bàn chịu nhiều đánh phá bằng khơng qn, hải qn, biệt kích. Vì
vậy, Thanh Hố thực sự là điểm tựa tinh thần quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ
xâm lược cho đồng bào hai miền Nam – Bắc.
Chỉ ra một số điểm chứng tỏ Thanh Hố có vị trí, vai trị quan trọng trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975).

2 Thanh Hoá vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến, cùng đồng bào cả
nước hoàn thành vai trò lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước
Ngay sau khi hồ bình lập lại, đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trên
địa bàn tỉnh Thanh Hố đã chung sức, đồng lịng, hăng hái thực hiện công cuộc hàn
gắn hậu quả tàn phá của chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời

sống nhân dân. Nhiệm vụ trước tiên là thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, cải
tạo công thương
nghiệp, xây dựng
hợp tác xã nơng
nghiệp,

tiểu

thủ

cơng nghiệp,... gắn
với phong trào diệt
giặc đói, giặc dốt ở
khắp

mọi

vùng

miền trong tỉnh.

Hình 1.2. Bác Hồ nói chuyện với đại diện cán bộ, chiến sĩ và đồng
bào tỉnh Thanh Hoá, ngày 13 tháng 6 năm 1957

Thanh Hoá đã dồn
sức xây dựng nhiều cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, đồng thời
chú trọng áp dụng tiến bộ của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh
phong trào thi đua xây dựng các mơ hình, điển hình tiên tiến trong tồn tỉnh.
?


Ngay sau hồ bình lập lại, đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hố đã
làm gì để khơi phục và phát triển kinh tế? Nêu ý nghĩa của những việc làm đó.

7


Khi đế quốc Mỹ trực tiếp đổ quân vào miền Nam, leo thang bắn phá miền Bắc,
thì cũng là thời điểm mà người dân Thanh Hố nêu cao ý chí bất khuất, trở thành
điểm sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Các phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”,
“Phụ nữ ba đảm đang”, “Tiếng hát át tiếng bom”, các khẩu hiệu “Thóc khơng thiếu
một cân, qn khơng thiếu một người”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,...
đã lan toả khắp các vùng miền tạo nên khí thế hào hùng trong xưởng máy, công
trường, đồng ruộng, trường học, trận địa,… Ở các trường học, các em thơ vẫn đội mũ
rơm đến trường để học tập, đồng thời tham gia phong trào “Nghìn việc tốt”. Các nhà
máy, xí nghiệp vẫn duy trì sản xuất những đồ dùng thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt
của người dân, cung cấp lương thực, thực phẩm ra chiến trường, chi viện cho miền
Nam thân yêu. Qua hoạt động của các phong trào, nhiều mơ hình điển hình đã được
nhân rộng trên tồn miền Bắc, tiêu biểu là hoạt động của các HTX như: Ðơng Phương
Hồng, Xn Thành, n Trường, Ðịnh Cơng, cơ khí Thành Cơng,... và được Chủ tịch
Hồ Chí Minh bốn lần vào thăm, trò chuyện với cán bộ, nhân dân Thanh Hoá hoặc gửi
thư khen, động viên đồng bào, chiến sĩ hăng hái tăng gia sản xuất, chắc tay súng bảo vệ
thành quả Chủ nghĩa xã hội, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

EM CÓ BIẾT?
Quyết tâm thư viết bằng máu của chiến sĩ Nguyễn Trường Sơn (B4–Đại đội
I) – người con của quê hương Thanh Hoá đã viết: “Là người thanh niên,
đoàn viên trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đã nhận rõ được trách
nhiệm, chức năng của mình đối với Tổ quốc nói chung và đối với miền
Nam nói riêng. Trước nhiệm vụ nặng nề này chúng tôi nguyện: Quyết tâm
đem hết sức lực, tài năng và nhận thức của mình ra sức học tập để khơng


ngừng nâng cao trình độ kĩ thuật, chiến thuật và trau dồi đạo đức, tác phong
trong quân đội… sau này nhận bất cứ nhiệm vụ gì Đảng và Chính Phủ giao
cho cũng hồn thành nhanh chóng để đáp ứng lời kêu gọi của Bác: “ Hễ còn
một tên xâm lược nào trên đất nước, ta còn chiến đấu quét sạch nó đi” đồng
thời thực hiện hồi bão lớn lao của Người: “Xây dựng một nước Việt Nam
hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

8


Em hãy đọc và phát biểu cảm nghĩ của mình về những dòng Quyết tâm thư của
chiến sĩ Nguyễn Trường Sơn.
Với địa thế là cầu nối giữa Bắc bộ và Trung bộ, Thanh Hố là huyết mạch giao
thơng quan trọng trên tuyến đường chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. Vì thế,
giặc Mỹ đã chọn hơn 60 mục tiêu đánh phá hòng làm tê liệt hoạt động giao thông của
ta. Tuy nhiên với quyết tâm cao, quân và dân Thanh Hoá đã chủ động sáng tạo lập 4
đường ra, 3 đường vào, mở nhiều điểm vượt sông, nhiều đường tránh rẽ, làm cầu
phao luồng, cầu phao liên hợp,... huy động sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng để
những đồn xe, đồn thuyền nối đi nhau chở hàng hố, vũ khí phục vụ chiến
trường. Trong đó tiêu biểu là Cơng ty vận tải thuyền nan và đồn vận tải Lam Sơn,
Cơng ty xe đạp thồ và đồn vận tải Điện Biên hăng hái tham gia vận tải cùng các đoàn
vận tải cơ giới. Trong gần 10 năm chống Mỹ, Thanh Hoá đã vận chuyển 15 triệu tấn
hàng hoá đáp ứng chi viện cho chiến trường, phục vụ chiến đấu, sản xuất và làm tròn
nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào.

Hình 1.3. Nữ dân quân Yên Vực (xã Hồng Long, huyện Hoằng Hố)
tiếp đạn cho bộ đội

Tại các địa phương, phong trào “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” đã có

nhiều chiến cơng của các Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường, Trung đội dân
quân gái Hoa Lộc, các dũng sĩ làng Yên Vực cùng lực lượng vũ trang. Nổi bật là chiến
thắng Nam Ngạn – Hàm Rồng các ngày 3, 4/ 4/1965 đã bắn rơi, bắn cháy 31 máy bay
Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ, tồn tỉnh đã có hàng ngàn gia đình cả ba thế hệ

9


ông bà, cha mẹ, con cháu cùng chung một chiến hào diệt giặc, hàng vạn gia đình có
từ 3 đến 5 con cùng tòng quân nhập ngũ; 250 ngàn thanh niên ưu tú và hàng vạn cán
bộ, đảng viên, nam nữ tham gia bộ đội và thanh niên xung phong. Tỉnh cũng xây
dựng và huấn luyện 78 tiểu đoàn bộ đội bổ sung cho các chiến trường.
Những đóng góp vơ cùng to lớn về sức người, sức của, những chiến cơng oanh
liệt, lẫy lừng của qn, dân Thanh Hố cũng như những mất mát, hy sinh trong 21
năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận.
Nhiều cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc đã được tặng nhiều phần
thưởng cao quý. Tồn tỉnh có 25 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân, 16 đơn vị và cá nhân là Anh hùng Lao động, 71 cá nhân là Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, hàng nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 56.559
liệt sĩ, 32.146 thương binh,...

3 Một số sự kiện tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì
kháng chiến chống Mỹ trên q hương Thanh Hố
a) Cuộc tiếp đón đồng bào miền Nam ra Bắc tập kết (1954 – 1955)

Hình 1.4. Nhân dân tỉnh Thanh Hố đón tiếp đồng bào miền Nam

Một trong những điều khoản trong Hiệp định Genève là bộ đội và cán bộ miền
Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào phải tập kết ra Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương
Đảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa một số lượng lớn con em cán bộ,


10


chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực
lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng. Thực hiện chủ trương của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hố đã lãnh đạo,
chỉ đạo việc xây dựng các lán trại, nhà điều dưỡng, nhà đón tiếp để tiến hành tổ chức
trao trả tù binh cho đối phương và tiếp đón cán bộ, chiến sĩ đồng bào bị địch bắt.
Đồng thời đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, thương, bệnh binh, học sinh, sinh viên miền Nam
tập kết ra Bắc. Cuộc tiếp đón chính thức bắt đầu từ tháng 10/1954 cho đến hết năm
1955. Địa điểm đầu tiên tập kết là cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn (nay
là Thành phố Sầm Sơn).
Trong bối cảnh đất nước vừa trải qua gần 10 năm kháng chiến vệ quốc, đời sống
nhân dân miền Bắc nói chung và đồng bào Sầm Sơn, Thanh Hố nói riêng hết sức
khó khăn. Nhưng với tình đồn kết dân tộc, sự gắn bó máu thịt Bắc – Nam một nhà,
đồng bào Thanh Hoá, trước hết là Sầm Sơn đã khắc phục khó khăn, ra sức chuẩn bị
cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, tốt nhất để đón tiếp
cán bộ, chiến sĩ, học sinh cùng nhiều gia đình cách mạng miền Nam tập kết như đón
những người thân. Sự đón tiếp chu đáo, tận tình, tình cảm đằm thắm của đồng bào
Sầm Sơn đã làm ấm lòng những người con miền Nam trên đất Bắc. Từ 15 tháng 10
năm 1954 đến 01 tháng 5 năm 1955 Thanh Hố đã đón nhận 1.869 thương binh, bệnh
binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc.
Hãy chỉ ra những việc làm thể hiện tình cảm ruột thịt mà đồng bào Thanh Hoá
dành cho đồng bào miền Nam sau Hiệp định Genève.

b) Chiến thắng Hàm Rồng (ngày 3 – 4/4/1965)
Cầu Hàm Rồng được đế quốc Mỹ xác định là “điểm tắc lý tưởng” trên con đường
huyết mạch thiên lý Bắc – Nam nên chúng đã khơng kích bằng bom hạng nặng nhằm
khố chặt tuyến giao thơng huyết mạch, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc cho chiến

trường miền Nam. Chiều ngày 3/4/1965, đế quốc Mỹ huy động số lượng lớn máy bay
phản lực và bom đạn hướng vào mục tiêu là cầu Hàm Rồng. Chỉ trong phút chốc,
tiếng gầm rú của hàng trăm máy bay phản lực kéo vào oanh tạc cầu Hàm Rồng đã xé
tan bầu trời n bình xứ Thanh. Mỗi ngọn núi, dịng sơng, cơng trường, nhà máy đều
là mục tiêu đánh phá ác liệt của địch.

11


Trong những giờ phút một mất, một còn với quân thù, quân và dân Hàm Rồng
vẫn bình tĩnh, tự tin, thể hiện rõ quyết tâm sắt đá “sống bám cầu, bám đường – chết
kiên cường dũng cảm” và “tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc”. Quyết
tâm ấy của quân, dân Hàm Rồng và quân, dân Thanh Hoá đã lần lượt đánh bại mọi
mưu đồ đen tối của kẻ thù, lập nên nhiều chiến công hiển hách như: bắn rơi 47 máy
bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái,... Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững, hiên ngang nối đôi
bờ sông Mã như thách thức đối với kẻ thù xâm lược. Đế quốc Mỹ phải cay đắng thú
nhận: “Đó là 2 ngày đen tối của không lực Hoa Kỳ”. Chiến thắng Hàm Rồng thể hiện
ý chí sắt đá, là niềm tự hào to lớn của quê hương Thanh Hoá, tạo động lực cho quân
và dân cả nước quyết đánh Mỹ và quyết thắng Mỹ. Chiến thắng Hàm Rồng còn khiến
cho dư luận nước Mỹ xôn xao, bạn bè yêu chuộng cơng lý và hồ bình trên thế giới
khâm phục.

EM CĨ BIẾT?
Những chiến công của quân và dân Hàm Rồng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
thư khen. Bác viết: “Giỏi lắm! Nhân dân Hàm Rồng giỏi. Công nhân Hàm Rồng
giỏi. Nông dân Hàm Rồng cũng giỏi. Cả bộ đội, dân quân Hàm Rồng đều giỏi.
Cố gắng sản xuất và chiến đấu giỏi hơn nữa đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Quân và dân Hàm Rồng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh
hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.


1. Thảo luận nhóm về các nội dung sau:
– Vị trí chiến lược của Thanh Hố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
– Thanh Hoá vừa đảm đương nhiệm vụ hậu phương lớn đối với đồng bào miền
Nam, vừa hồn thành nhiệm vụ tiền tuyến lớn góp phần đánh bại chiến tranh leo
thang bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc.

12


2. Thuật lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện chí khí kiên trung của con người
Thanh Hoá trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (liên hệ cụ thể với địa phương
của mình).
3. Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

– Hai chữ có trong hình ảnh trên ra đời trong hồn cảnh nào?
– Ý nghĩa và tác động của hai chữ đó đối với quê hương Thanh Hoá?
– Việc lưu giữ hai chữ đó ngày nay có cần thiết khơng, vì sao?

1. Sưu tầm thơng tin liên quan đến những đóng góp sức người sức của của quê hương
Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (ghi rõ nguồn từ đâu, trích
dẫn thơng tin, nêu cảm nghĩ).
2. Nêu những việc làm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn, đáp nghĩa,
bảo tồn các di tích lịch sử thời chống Mỹ” trên quê hương Thanh Hoá.
3. Kể một số hoạt động có tính giáo dục ở nhà trường hoặc của đồn thanh niên mang
tính giáo dục truyền thống q hương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

13


Chủ đề 2




Biết và trình bày được khái niệm văn học nghệ thuật (VHNT), diện mạo VHNT
Thanh Hoá sau Cách mạng tháng Tám.



Trình bày được những đóng góp của văn nghệ sĩ xứ Thanh cho nền VHNT.



Trân trọng, tự hào về những đóng góp của các văn, nghệ sĩ cho nền VHNT
xứ Thanh và nước nhà.

– Đoạn thơ:
... Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều
khơng hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt...

Hình 2.1. Tranh sơn dầu Bác Hồ nói chuyện với
cán bộ kháng chiến ở Rừng Thơng năm 1947

(Màu tím hoa sim – Hữu Loan)

Hình 2.2. Ngư dân Sầm Sơn đánh cá


14

Hình 2.3. Vở Tuồng “Triệu Trinh Nương đề cờ”
(Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hoá)
biểu diễn tại Lễ hội Bà Triệu năm 2023


Em cho biết những hình ảnh, tác phẩm trên thuộc loại hình nào: văn học, nhiếp
ảnh, sân khấu, mĩ thuật, âm nhạc, múa?

1

Khái niệm văn học nghệ thuật
Văn học nghệ thuật là lĩnh vực tinh tế của văn hoá; là sản phẩm sáng tạo thể hiện

trí tuệ, tài năng của văn nghệ sĩ. VHNT gồm các loại hình: văn học, sân khấu, điện
ảnh, âm nhạc, mĩ thuật, nhiếp ảnh, múa, kiến trúc.

Hình 2.4. Đại hội Hội VHNT Thanh Hố lần thứ X
(nhiệm kì 2022 – 2027)

Hình 2.5. Tượng đài thanh niên
xung phong Hàm Rồng

2 Diện mạo văn học nghệ thuật xứ Thanh
Thanh Hoá là vùng “địa linh nhân kiệt”, là khu vực trung tâm của nền văn hố
Đơng Sơn, nơi phát tích của các triều đại phong kiến Việt Nam; là nền văn minh lúa
nước tiêu biểu... Mảnh đất này lưu giữ những tinh hoa văn hoá đặc sắc, chứa đựng
cả một kho tàng VHNT phong phú, đa dạng, hội tụ những giá trị văn hoá của các dân

tộc anh em và đã được thể hiện đậm nét trong các tác phẩm như: sắc thái Việt –
Mường trong bóng dáng sử thi “Đẻ đất đẻ nước”; sắc thái văn minh lúa nước trong
âm nhạc dân gian;…
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, VHNT xứ Thanh luôn tạo nên dấu ấn
riêng đặc sắc. Làm nên diện mạo này chính là nhờ sự đóng góp của đội ngũ sáng tạo
được dung dưỡng từ quê hương Thanh Hoá. Họ là những văn nghệ sĩ, nhà nghiên
cứu tiêu biểu với những đóng góp quan trọng cho nền VHNT cả nước, trong đó có
nền VHNT xứ Thanh giàu bản sắc.

15


a) Thanh Hố là “cái nơi” văn nghệ Việt Nam từ ngày đầu kháng chiến
Cách mạng tháng Tám là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc, mở ra một kỉ nguyên
mới cho lịch sử đất nước; đã khơi nguồn, làm thay đổi nền VHNT nước nhà. Đến
cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), Thanh Hoá trở thành vùng tự do, là hậu
phương, là căn cứ địa kháng chiến; là đất tản cư của từ phía Bắc vào, từ xứ Huế ra.
Các địa điểm Cầu Bố, Rừng Thông, Hậu Hiền,... trở thành nơi tản cư, hội tụ các trí
thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng của cả nước. VHNT xứ Thanh sớm được tiếp xúc với nền
VHNT chuyên nghiệp và điều đó đã mang đến cho Thanh Hố một luồng gió mới.
Căn cứ địa Thanh Hố vì thế đã quy tụ nhiều văn nghệ sĩ tài năng của cả nước:
Lĩnh vực văn học có Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Sanh,
Vũ Ngọc Phan,...; lĩnh vực sân khấu: Bửu Tiến, Chu Ngọc, Lộng Chương, Hà Văn
Cầu, Đình Quang...; lĩnh vực âm nhạc: Nguyễn Văn Thương, Văn Chung, Phạm Sĩ
Sáu...; lĩnh vực mĩ thuật: Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim, Bùi Xuân Phái,... Một lớp
nghệ sĩ mới được hình thành từ cuộc kháng chiến. Học viên của lớp văn nghệ kháng
chiến sau này đều trở thành các nhà văn, nghệ sĩ có tên tuổi.

b) Vài nét khái quát về các loại hình VHNT xứ Thanh
Diện mạo VHNT xứ Thanh được thể hiện qua các loại hình sau:

* Văn học
Văn học đã trở thành phong trào phục vụ tích cực cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946 – 1954). Các tác phẩm của nhà thơ xứ Thanh đã ra đời đánh dấu chặng
đường đầu của nền văn học dân tộc. Đó là những bài thơ tiêu biểu như: “Nhớ máu”
(1946) của Trần Mai Ninh; “Lời cơ lái đị” (1948) của Thơi Hữu; “Đèo cả” (1946), “Màu
tím hoa sim” (1949) của Hữu Loan;...
Ngoài thế mạnh thơ, từ năm 1950 văn học Thanh Hố đã xuất hiện thêm ca dao,
hị vè... Những tác phẩm đó đã góp phần cổ vũ lao động, sản xuất, phục vụ kháng
chiến. “Ca dao dân công Thanh Hoá” được xem là một hiện tượng văn học quan trọng
với nội dung nổi bật là chất tráng ca sôi nổi, hừng hực ngọn lửa cách mạng, kháng
chiến và đậm chất trữ tình. Theo dịng chảy, ca dao kháng chiến cịn tiếp tục phát
triển trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

16


Tiếp nối văn học giai đoạn trước, văn học xứ Thanh thực hiện sứ mệnh lịch sử
phản ánh bối cảnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước (1955 – 1975). Thơ vẫn là thế mạnh với những tác phẩm
tiêu biểu như: “Nhớ vợ” (Bạc Văn Ùi); “Núi Mường Hung, dịng sơng Mã”, “Mộ ven
đường” (Cầm Giang); “Hoa lúa” (Hữu Loan),… các bài thơ thiếu nhi của Định Hải,...
Ngoài thơ, văn xi (kí, truyện, tiểu thuyết) cũng đã xuất hiện. Tiểu thuyết chưa phải
là thế mạnh, nhưng từ 1955 – 1965 đã xuất hiện những cây bút như: Hồ DZếnh,
Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Đức Hiền, Xuân Sách. Cây bút văn
xi đầu tiên của Thanh Hố có Thạch Giản, Hồng Tuấn Phổ. Thời kì 1966 – 1975
mới xuất hiện những cây bút gây được ấn tượng mạnh, định hình giai đoạn sau này
như: Triệu Bơn, Trịnh Thanh Sơn, Đặng Ái, Lê Sĩ Oanh, Lê Xuân Giang, Hà Thị Cẩm
Anh, Phùng Gia Lộc,... Tuy nhiên, cách viết của các cây bút văn xi cịn đơn giản,
chưa thốt ra khỏi những chi tiết thông thường, thường thiên về ghi chép.
Thể kí ra đời muộn, chủ yếu được viết theo lối miêu tả, tường thuật. Đến giữa

những năm 60 của thế kỉ trước, thể kí vẫn chưa xuất hiện. Từ năm 1966 trở đi, Thanh
Hố mới có các bút kí đậm chất văn học, phản ánh tập trung về chủ đề đất và người
Thanh Hoá trong sản xuất và chiến đấu. Trong thời kì văn học chống Mỹ, thể kí đã
xơng xáo, đảm nhận vai trị xung kích nên đã phát triển và khẳng định được thế mạnh.
Như vậy, ở chặng đầu tiên (1955 – 1964), văn học địa phương Thanh Hố chưa
có phong trào, cũng chưa có “cây bút định hình”1. Một đội ngũ văn nghệ sĩ đã trưởng
thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp và tiếp tục khẳng định mình trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
Đội ngũ tác giả tham gia sáng tác văn học Thanh Hoá từ sau năm 1975 đến nay
có hai lực lượng chính. Một đội ngũ tác giả tại quê hương và một đội ngũ sinh sống,
làm việc ở ngoài quê hương với những tên tuổi nổi tiếng trong cả nước: Hồ Dzếnh,
Lê Đại Thanh, Nguyễn Thế Phương, Cầm Giang, Triệu Bôn, Nguyễn Trần Thiết, Trần
Vũ Mai, Nguyễn Bao, Phạm Hoa, Từ Nguyên Tĩnh, Định Hải, Nguyễn Bảo, Lê Ngọc
Minh... Những nhà nghiên cứu lí luận quen thuộc với giới học thuật cả nước đều hoạt

1

Địa chí Thanh Hố (2004), tập 2, tr.253.

17


động ở ngồi Thanh Hố, như: Hà Minh Đức, Mã Giang Lân, Ninh Viết Giao, Hoàng
Tiến Tựu, La Khắc Hoà...
VHNT dân tộc thiểu số Thanh Hoá cũng mang lại dấu ấn riêng. Làm nên diện
mạo này phải kể đến các nhà văn: Hà Thị Cẩm Anh, Vương Anh, Hà Văn Ban, Vi
Công Lập, Cao Sơn Hải, Cầm Bá Lai, Bùi Nhị Lê, Bùi Tiên,...
Văn học xứ Thanh nghiêng về phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân
dân; tự biểu hiện phẩm chất công dân – chiến sĩ. Từ 1975 đến nay, văn học Thanh
Hoá tiếp tục phát huy vai trị, nâng cao, định hình tính chun nghiệp, làm nền tảng

vững chắc cho sự phát triển. Văn học Thanh Hoá dần trưởng thành, ổn định và là
một bộ phận quan trọng của nền VHNT Việt Nam.
* Mĩ thuật, tạo hình
Địa bàn Thanh Hố chủ yếu mở theo 2 hướng Bắc – Nam nên nhiều yếu tố của
nghệ thuật tạo hình có sự giao thoa giữa Thanh Hố với đồng bằng Bắc Bộ, xứ Nghệ,
xứ Huế, xứ Quảng và vùng Đơng Nam Á. Nghệ thuật tạo hình Thanh Hố có nét đặc
trưng cộng hưởng hoạt động nội sinh của các dân tộc; nhưng đã được bổ sung, đắp
đổi tạo nên sắc thái riêng.
Trong kháng chiến, phong trào sáng tác tập trung chủ yếu là tranh vẽ theo hai
loại hình: tranh tuyên truyền cổ động và tranh nghệ thuật. Tranh tuyên truyền cùng
khẩu hiệu xuất hiện kịp thời, có tính thời sự, phản ánh các phong trào tăng gia sản
xuất, hũ gạo tiết kiệm, diệt giặc dốt, góp quỹ vàng, cơng phiếu kháng chiến, dân công
tiếp vận,... Người sáng tác tranh tuyên truyền đa số là cán bộ tuyên truyền nghiệp
dư, chưa qua trường lớp đào tạo. Số hoạ sĩ tản cư đã hồ nhập nhanh với kháng chiến,
tích cực tham gia vẽ tranh tuyên truyền. Vì thế, tranh tuyên truyền xuất hiện nhanh,
kịp thời trên các bảng tin, được quần chúng nhân dân quan tâm, hưởng ứng.
Hồ bình lập lại, Xưởng Mĩ thuật Thanh Hoá được thành lập. Xưởng Mĩ thuật là
hình thức tập thể hố đội ngũ hoạ sĩ được đào tạo chính quy, bài bản trong và ngồi
nước: làm pano, áp phích, trang trí, điêu khắc, hội hoạ, trang trí sân khấu,... Trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, các hoạ sĩ: Lại Đăng Bạch, Lê Quỳ, Xuân Hùng,
Lê Cậy, Phan Bảo,... tham gia tổ sáng tác xung kích, có mặt tại các điểm nóng chiến
đấu như: Hàm Rồng, Đò Lèn, Lạch Trường, Phà Ghép,... kẻ vẽ khẩu hiệu, vẽ tranh cổ

18


động, động viên quân và dân ta. Năm 1980, Xưởng Mĩ thuật Thanh Hố cải tổ thành
Cơng ty Mĩ thuật Thanh Hố.
Có thể nói, Thanh Hố có một nền mĩ thuật hoàn chỉnh, phát triển hài hoà trong
sự phát triển chung của đất nước trên xu hướng hiện đại hoá, được ghi nhận tại các

triển lãm khu vực và toàn quốc.
* Sân khấu
Các đơn vị nghệ thuật ở Thanh Hoá hiện nay gồm: Nhà hát Ca múa kịch Lam
Sơn và Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Thanh Hoá. Nhà hát Nghệ thuật truyền
thống Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 592/QĐ–UBND, ngày 27 – 2 –
2017 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại
ba đoàn nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương và bổ sung thêm đoàn Dân ca dân vũ –
một loại hình nghệ thuật mang đậm sắc thái văn hoá xứ Thanh.
Nghệ thuật hát bội, tuồng Thanh Hố được tiếp thu từ các nguồn cung đình,
tuồng Bắc, tuồng Nam. Tuy khơng có nguồn gốc bản địa, song tuồng Thanh Hoá đã
tiếp thu, sáng tạo từ các yếu tố diễn xướng truyền thống trong đời sống làng quê, hội
làng tạo nên đặc trưng riêng. Sau Cách mạng tháng Tám, các phường bội, rạp tuồng
ở Thanh Hoá tạm ngừng hoạt động. Từ ngày hồ bình lập lại đến năm 1962, hai tỉnh
Thanh Hoá và Quảng Nam kết nghĩa và Đoàn tuồng Thanh Quảng ra đời. Diễn viên
của Đoàn là học sinh khoá I, Khoa hát Tuồng, Trường Sân khấu Việt Nam.
Năm 1959, Đội chèo Thanh Hoá được thành lập (năm 1963, đổi tên thành Đoàn).
Đoàn chèo đã lưu diễn từ Bắc vào Nam phục vụ nhân dân, bộ đội; đạt nhiều thành
tích tại các hội diễn, liên hoan sân khấu chèo toàn quốc và được đánh giá là lá cờ đầu
của khối nghệ thuật.
Nghệ thuật cải lương Thanh Hoá bắt đầu phát triển vào khoảng năm 1939 – 1940
và đã được người dân xứ Thanh đón nhận. Chỉ sau thời gian ngắn, các rạp hát tuồng
đều biến thành sân khấu cải lương; một số diễn viên chèo, tuồng chuyển sang hát cải
lương. Gánh cải lương Thanh Hoá tập hợp được các nghệ sĩ cải lương Thanh Hoá và
các diễn viên cải lương về tản cư. Các đêm diễn được tổ chức trong khơng khí kháng
chiến với đề tài cách mạng, kháng chiến thu hút người dân đến thưởng thức. Sở
Thơng tin – Tun truyền Liên khu IV đóng trên đất Thanh Hoá đã thành lập Liên

19



đồn ca kịch cải lương Liên khu IV. từ đó, sân khấu cải lương được chấn chỉnh lại trật
tự; có rạp hát cải lương tại Rừng Thơng; có sự phân phối các đồn lưu diễn;... Hồ
bình lập lại, các đồn cải lương trở về Hà Nội, Hải Phòng... Sân khấu cải lương Thanh
Hố ngừng hoạt động. Năm 1956, Cơng ty Kinh doanh Thanh Bình dựng rạp Thanh
Bình tại phố Hàng Than diễn cải lương là chính. Năm 1957, xây thêm rạp Văn Hoa
(phố Cao Thắng) và sau đó hai rạp tư nhân được ghép lại thành Đoàn Ca kịch cải
lương dân doanh Thanh Bình. Năm 1965, trước nguy cơ đồn tan rã, Uỷ ban nhân
dân tỉnh ra quyết định thành lập Đoàn Sân khấu Cải lương (nay là Đoàn Cải lương
Thanh Hố) thuộc biên chế Nhà nước; được kiện tồn lại theo tiêu chuẩn đồn văn
cơng chun nghiệp do Ty Văn hố quản lí. Sau năm 1975, Đồn được đầu tư từ trang
thiết bị, đào tạo diễn viên, mở lớp cải lương, xây dựng nhiều vở mới... Dù xuất hiện
muộn hơn so với sân khấu chèo – bội – tuồng, song cải lương đến với khán giả nhanh,
có chỗ đứng vững vàng trong lòng khán giả.
Bước vào kháng chiến, kịch nói đã trở thành một loại hình sân khấu gần gũi với
nhân dân, đó là hình thức kịch lửa trại. Biên kịch, đạo diễn, diễn viên của kịch lửa trại
là lớp trí thức, học sinh nhiệt tình, đam mê, hồ vào các hoạt động cách mạng. Kịch
lửa trại có đề tài tuyên truyền cách mạng; khích lệ, động viên tinh thần quân dân
chiến đấu chống xâm lược. Các đội thanh niên tuyên truyền vừa đi lưu động trong
các huyện; vừa diễn các vở kịch minh hoạ để tuyên truyền cho cách mạng, kháng
chiến. Từ sau năm 1954, kịch nói hồ nhập rất nhanh với mọi đề tài đấu tranh xây
dựng xã hội mới, cải cách ruộng đất,... Diễn kịch đã trở thành phong trào quần chúng
rộng rãi diễn ra khắp các cơ quan, đơn vị,... trong tỉnh. Năm 1968, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Quyết định thành lập Đồn kịch nói Thanh Hố. Đây là đồn nghệ thuật ra đời
muộn nhất, được tỉnh quan tâm, đầu tư, được đông đảo khán giả nhiệt tình cổ vũ.
Bắt đầu xuất hiện một số cây bút viết kịch bản, như: Mai Bình, Trịnh Chơi, Hồng
Anh Nhân, Thế Dương... Đồn kịch nói đã đoạt được nhiều giải thưởng tại các liên
hoan, hội diễn toàn quốc.
* Điện ảnh và nhiếp ảnh
Trước năm 1945, xem phim chỉ giới hạn trong giới trí thức thượng lưu. Sau Cách
mạng tháng Tám, nền điện ảnh Thanh Hoá dần chững lại. Đến năm 1953, địa bàn


20



×