Tải bản đầy đủ (.pdf) (774 trang)

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.6 MB, 774 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HẢI YẾN

TỘI DÂM Ơ ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỘI DÂM Ơ ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Thế Trạch
Học viên: Nguyễn Hải Yến
Lớp: Cao học Luật Khóa 29

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hữu Thế Trạch. Các trích dẫn trong luận văn
bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những tài liệu tham khảo sử dụng
trong luận văn đều được liệt kê đầy đủ, cụ thể. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được tác giả nào cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN

NGUYỄN HẢI YẾN

năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƢỜI
DƢỚI 16 TUỔI ........................................................................................................ 11
1.1. Cơ sở chính trị, pháp lý quy định tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trong
luật hình sự Việt Nam ........................................................................................... 11
1.1.1. Cơ sở chính trị......................................................................................... 11
1.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 15
1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi ...... 18
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 18
1.2.2. Đặc điểm ................................................................................................. 20
1.2.3. Ý nghĩa .................................................................................................... 28
1.3. Quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự của một
số quốc gia trên thế giới ........................................................................................ 29

1.3.1. Quy định trong luật hình sự Cộng hịa Liên Bang Nga .......................... 29
1.3.2. Quy định trong luật hình sự Nhật Bản .................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 36
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI
DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI ......................................................... 37
2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam .................................................................. 37
2.1.1. Thời kỳ trước 1945 .................................................................................. 37
2.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1985 .............................................. 38
2.1.3. Thời kỳ từ năm 1985 đến nay .................................................................. 40
2.2. Quy định của BLHS năm 2015 về dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi ................................................................................................. 43
2.2.1. Khách thể ................................................................................................ 43
2.2.2. Mặt khách quan ....................................................................................... 44
2.2.3. Chủ thể .................................................................................................... 47
2.2.4. Mặt chủ quan........................................................................................... 49
2.3. Quy định của BLHS năm 2015 về các dấu hiệu định khung tăng nặng và hình
phạt của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi ...................................................... 50
2.3.1. Các dấu hiệu định khung tăng nặng ....................................................... 50
2.3.2. Hình phạt ................................................................................................. 54


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 56
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN
THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI
NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI ......................................................................................... 57
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật
hình sự Việt Nam .................................................................................................. 57
3.1.1. Thực trạng xử lý trách nhiệm hình sự về tội dâm ơ đối với người dưới 16
tuổi theo luật hình sự Việt Nam......................................................................... 57

3.1.2. Bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam hiện hành ........................ 58
3.2. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định về tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam hiện hành ............................................ 77
3.2.1. Về quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 ........................................... 77
3.2.2. Về quy định của văn bản hướng dẫn thi hành ........................................ 79
3.2.3. Về phía cơ quan, người áp dụng pháp luật ............................................. 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 82
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
CQTHTT
CTTP
HĐTP
QHTD

:
:
:
:
:

Bộ luật Hình sự
Cơ quan tiến hành tố tụng
Cấu thành tội phạm

Hội đồng Thẩm phán
Quan hệ tình dục

QHXH

: Quan hệ xã hội

THTT

: Tiến hành tố tụng

TAND
TANDTC

: Tòa án nhân dân
: Tòa án nhân dân tối cao

TNHS
XHCN

: Trách nhiệm hình sự
: Xã hội chủ nghĩa

XHTD
XHTDTE

: Xâm hại tình dục
: Xâm hại tình dục trẻ em



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1

Kết quả xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố
XHTDTE (Tháng 01/2015 đến tháng 09/2019)

Bảng 2

Cơ cấu độ tuổi của bị hại theo 79 bản án về tội “Dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi”, giai đoạn 2018 - 2020

Bảng 3

Tình hình quyết định hình phạt theo 79 bản án về tội “Dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi”, giai đoạn 2018 - 2020


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền được sống, tự do và an toàn thân thể là những quyền tự nhiên thiêng
liêng, bất khả xâm phạm, gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, không phân biệt
chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, xã hội hay tài sản. Những quyền
này đã được nhân loại thừa nhận, ghi nhận tại Điều 3 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân
quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948: “Ai cũng có quyền được sống, tự do và an
tồn thân thể”; khoản 2 Điều 25 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948
cũng khẳng định rằng: “…trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ…”. Trên cơ sở
đó, các công ước quốc tế về quyền của trẻ em đã lần lượt ra đời như Công ước Quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hợp Quốc và quan trọng hơn
cả là Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989, Nghị định thư không

bắt buộc bổ sung Công ước về Quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ
em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2000. Các công ước này nhằm ghi nhận
rõ hơn, đầy đủ hơn, có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành
viên, bảo đảm các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm nội luật hóa vào trong
pháp luật của quốc gia mình, nói một cách ngắn gọn nhằm mục đích bảo đảm tốt
nhất quyền của trẻ em.
Đối với mỗi quốc gia, BLHS là công cụ sắc bén của Nhà nước để duy trì trật
tự xã hội, bảo vệ những QHXH quan trọng, bảo vệ những quyền thiết thân của con
người như quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
trong đó, quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em là một trong những mối
quan tâm hàng đầu. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, rất nhiều vụ việc
XHTD trẻ em được phát hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng gia tăng. Các hành vi XHTD trẻ em xảy
ra ở bất kỳ đâu, trong cộng đồng, nhà trường, thậm chí là trong chính gia đình của
các em. Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2019, tồn quốc có 8.709 trẻ em bị xâm
hại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó, có đến 6.432 trẻ bị XHTD, chiếm đến
73,9% tính trên tổng số trẻ bị xâm hại. Cụ thể hơn, số trẻ em bị XHTD dưới hình
thức dâm ơ là 1.096 trẻ, chiếm tỷ lệ khá cao tương ứng với 17,04% trong tổng số trẻ
em bị XHTD1.
1

Chính phủ (2020), Phụ lục II Số liệu về tình hình trẻ em bị xâm hại được phát hiện, xử lý theo quy định của
pháp luật từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019 - Báo cáo số 217/BC-CP ngày 14/5/2020 về việc thực hiện
chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, Hà Nội.


2
Xuất phát từ việc Việt Nam là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về
Quyền trẻ em năm 1989, Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về
Quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm

trẻ em năm 2000 cùng với quan điểm của Đảng về việc “chăm sóc, giáo dục và bảo
vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài” và “đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho
tương lai của đất nước”2, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền trẻ
em, đặc biệt là quy định của Bộ luật Hình sự ngày càng được chú trọng hồn thiện.
So sánh với BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì BLHS năm 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có nhiều sự sửa đổi cả về dấu hiệu định tội và dấu
hiệu định khung tăng nặng của nhóm tội XHTD người dưới 16 tuổi nói chung và
Điều 146 BLHS về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nói riêng. Tuy nhiên, quy
định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong BLHS hiện hành cũng như thực
tiễn áp dụng pháp luật đối với tội danh này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vướng
mắc, chủ yếu xuất phát từ việc dấu hiệu định tội thuộc mặt khách quan chưa được
quy định minh thị trong điều luật, chưa có cách hiểu thống nhất, dẫn đến chưa có sự
thống nhất trong việc áp dụng pháp luật đối với tội danh này. Bên cạnh đó, điều luật
cũng đã bổ sung dấu hiệu mục đích phạm tội làm dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ
quan của tội phạm. Mặc dù ngày 01/10/2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP về việc Hướng dẫn áp
dụng một số quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật
Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, trong đó, có
hướng dẫn về một số dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
được quy định tại Điều 146 BLHS năm 2015 và các trường hợp ngoại lệ của tội
danh này. Tuy nhiên, với tính chất là một văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị quyết
số 06/2019/NQ-HĐTP chỉ hướng dẫn áp dụng Điều 146 BLHS năm 2015 đối với
các trường hợp xảy ra phổ biến trên thực tế, chứ chưa có sự phân tích cụ thể, đầy đủ
về dấu hiệu định tội của tội danh này trên cơ sở quy định của BLHS hiện hành.
Bên cạnh những vướng mắc về dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi, quy định của Điều 146 BLHS năm 2015 còn tồn tại một số bất cập về
dấu hiệu định khung tăng nặng. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, có một số trường
hợp phạm tội thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên đáng
kể, cần được xem là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội danh quy định tại Điều
Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

2


3
146 BLHS năm 2015 nhưng dấu hiệu đấy lại chưa được luật hóa thành dấu hiệu
định khung tăng nặng trong quy định của tội danh này.
Xuất phát từ những hạn chế trong quy định của luật hình sự về tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đã gặp rất nhiều khó khăn
khi xử lý hình sự đối với tội danh này. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số
06/2019/NQ-HĐTP được ban hành nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của
BLHS hiện hành trong việc quy định, áp dụng pháp luật đối với tội danh quy định
tại Điều 146 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP cũng
còn tồn tại một số hạn chế, chưa khắc phục triệt để những bất cập, hạn chế nói trên.
Do vậy, để góp phần làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong quy định của luật
hình sự, làm cơ sở để đưa ra các đề xuất, kiến nghị, giải pháp khắc phục những bất
cập, vướng mắc trong quy định, áp dụng và hoàn thiện luật hình sự, đáp ứng nhu
cầu đấu tranh phịng, chống tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tác giả nhận thấy
cần thiết có một cơng trình khoa học tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện những
vấn đề lý luận, quy định của luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của
các CQTHTT đối với tội danh này. Trên cơ sở đó, việc kiến nghị hồn thiện quy
định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam là cần
thiết. Vì những lẽ trên, tác giả chọn đề tài “Tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi
theo luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, tìm hiểu dưới góc độ luật hình sự, tác giả nhận thấy đã có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến tội dâm ô đối với trẻ em theo Điều 116
BLHS năm 1999, tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 BLHS năm
2015, có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

2.1. Giáo trình của một số trƣờng đại học có đào tạo chuyên ngành luật
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật Hình
sự Việt Nam (Phần các tội phạm – Quyển 1), Trần Thị Quang Vinh chủ biên, NXB
Hồng Đức.
Giáo trình này đã đưa ra định nghĩa của tội dâm ô đối với trẻ em theo quy định
tại Điều 116 BLHS năm 1999, phân tích một cách khái quát về bốn yếu tố cấu thành
tội phạm và hình phạt của tội danh này. Tuy nhiên, do giáo trình được xuất bản
trước khi BLHS năm 2015 được ban hành nên nội dung phân tích của giáo trình chỉ
dựa trên quy định tại Điều 116 BLHS năm 1999. Trong khi đó, BLHS năm 2015 đã
có nhiều sửa đổi đối với tội danh này nên cần được kế thừa và nghiên cứu thêm.


4
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam –
Phần các tội phạm Quyển 1, Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, NXB Cơng an nhân dân.
Giáo trình đã phân tích một cách chung nhất về các dấu hiệu pháp lý thuộc
CTTP của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 146 BLHS năm
2015, bao gồm khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.
Đồng thời, giáo trình cũng nêu một cách khái quát các dấu hiệu định khung tăng
nặng của tội phạm cùng với khung hình phạt tương ứng.
Tuy nhiên, với tính chất là một tài liệu định hướng học tập cho học viên bậc cử
nhân, hai giáo trình nêu trên chưa thể phân tích một cách cụ thể, sâu sắc về lịch sử
hình thành và phát triển cũng như dấu hiệu pháp lý của tội danh này, chưa làm rõ
những vướng mắc, bất cập trong quy định của BLHS hiện hành cũng như thực tiễn
áp dụng pháp luật để có thể đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy
định của luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm dâm ơ đối với
người dưới 16 tuổi. Bên cạnh đó, hai cơng trình nghiên cứu nêu trên đang tiếp cận
tội danh này trên cơ sở của BLHS Việt Nam năm 2015 mà chưa có sự so sánh với
quy định tương ứng của một số quốc gia khác, chưa làm rõ những ưu, nhược điểm
trong quy định của mỗi quốc gia nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, hoàn thiện pháp

luật của Việt Nam về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Ngồi ra, vì được xuất
bản trước khi Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP được ban hành nên các giáo trình
giảng dạy mơn luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội chưa phân tích, bình luận về tội danh này trên
tinh thần của Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP.
2.2. Sách tham khảo, chuyên khảo
- Nguyễn Đức Mai (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Anh, Trần Văn Luyện, Trần
Quang Tiệp, Nguyễn Mai Bộ, Nguyễn Văn Huấn (2013), Bình luận khoa học Bộ
luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 – Phần các tội phạm (Tái bản có
sửa chữa, bổ sung), NXB Chính trị quốc gia – Sự thật.
Cơng trình này đã nêu một cách khái quát bốn yếu tố CTTP của tội dâm ô đối
với trẻ em được quy định tại Điều 116 BLHS năm 1999. Đồng thời, các tác giả đã
nêu ví dụ minh họa cụ thể đối với từng khung hình phạt, từng dấu hiệu định khung
tăng nặng của tội danh này.
Tuy nhiên, vì cơng trình này đã được công bố, xuất bản trước khi BLHS năm
2015, Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP được ban hành nên chưa có sự cập nhật
những điểm mới của Điều 146 BLHS năm 2015 về CTTP của tội dâm ô đối với


5
người dưới 16 tuổi. Do đó, cần có một cơng trình nghiên cứu một cách sâu sắc, tồn
diện quy định về tội danh này nhằm đánh giá quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị hợp lý nhằm hoàn thiện quy định của
luật hình sự hiện hành về tội danh này.
- Nguyễn Thị Phương Hoa, Phan Anh Tuấn đồng chủ biên (2017), Bình luận
khoa học Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), NXB Hồng Đức.
Về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, các tác giả đã chỉ ra những điểm mới
của Điều 146 BLHS năm 2016 trong sự so sánh với Điều 116 BLHS năm 1999 về
dấu hiệu định tội cũng như việc sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu định khung tăng

nặng của điều luật.
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu này chưa phân tích, làm rõ những dấu hiệu
pháp lý của tội danh nêu trên dựa trên quy định tại Điều 146 BLHS năm 2015. Bên
cạnh đó, các tác giả cũng chưa khái quát quá trình hình thành và phát triển trong
việc tội phạm hóa hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt
Nam, chưa có sự so sánh, đối chiếu với quy định tương ứng của một số quốc gia
khác nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện quy định về tội danh
này trong luật hình sự Việt Nam.
- Trần Thị Quang Vinh, Vũ Thị Thúy (2018), Luật Hình sự Việt Nam (Phần
những quy định chung và một số Chương Phần các tội phạm), NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong cơng trình của mình, các tác giả đã đưa ra khái niệm, khái quát các dấu
hiệu định tội của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 146
BLHS năm 2015. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra nhận định về thời điểm tội
phạm hoàn thành.
Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập, phân tích sự thay đổi của tội danh này
trong BLHS năm 2015 so với quy định tương ứng của BLHS năm 1999 về dấu hiệu
định tội, dấu hiệu định khung năng nặng. Bên cạnh đó, cơng trình nghiên cứu này
cũng chưa đề cập, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định tại Điều 146 BLHS năm
2015, chưa đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của luật hình
sự Việt Nam về tội danh này.
- Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm
2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần các tội phạm) – Quyển 1, NXB Tư
pháp.


6
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra khái niệm “dâm ơ” dưới
góc độ sinh lý, bình luận khá chi tiết về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm,
nêu quan điểm cá nhân về việc khoản 1 Điều 146 BLHS năm 2015 bổ sung thêm

dấu hiệu định tội là mục đích của tội phạm, cụ thể, người phạm tội phải “khơng
nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục
khác”. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến vấn đề phân biệt tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi với một số tội XHTD người dưới 16 tuổi khác như tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi theo Điều 142 BLHS năm 2015, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 145 BLHS
năm 2015. Ngồi ra, tác giả cịn phân tích, làm rõ một số dấu hiệu định khung tăng
nặng của tội phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 146 BLHS năm 2015.
Tuy nhiên, trong quyển sách này, tác giả chưa đề cập đến lịch sử hình thành và
phát triển của tội danh này trong luật hình sự Việt Nam nên chưa thể làm rõ nguyên
nhân của việc sửa đổi, bổ sung dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung tăng nặng
quy định trong điều luật. Ngoài ra, tác giả cũng chưa bình luận một cách sâu sắc về
các dấu hiệu định tội khác của tội phạm như khách thể, chủ thể của tội phạm.
Mặc dù trong cơng trình của mình, tác giả chỉ đề cập, bình luận về một số khía
cạnh của tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 146 BLHS năm
2015 nhưng những quan điểm mà tác giả đưa ra là rất mới, mang tính học thuật cao
nên cần được kế thừa và nghiên cứu thêm.
- Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 Phần thứ hai
Các tội phạm – Chương XIV Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người (Bình luận chuyên sâu), NXB Thơng tin và Truyền thơng.
Thơng qua cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả định nghĩa về tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi, nêu một cách khái quát về các đặc trưng pháp lý của tội
phạm cũng như đưa ra một số quan điểm cá nhân về tội danh này dựa trên một số
vụ án thực tế. Một số điểm đáng lưu ý của cơng trình này là việc tác giả đã khái
quát lịch sử hình thành và phát triển của tội danh nêu trên, phân tích khá chi tiết về
các trường hợp phạm tội cụ thể dựa trên từng khung hình phạt, từng dấu hiệu định
khung tăng nặng và hình phạt bổ sung quy định tại Điều 146 BLHS năm 2015.
Tuy nhiên, tác giả chưa có sự so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng, khác
biệt trong quy định tại Điều 146 BLHS Việt Nam năm 2015 với các quy định tương
ứng trong luật hình sự của một số quốc gia khác trên thế giới để rút ra bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả chưa đưa ra những kiến nghị cụ thể


7
nhằm hồn thiện quy định của luật hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi.
2.3. Luận văn
- Phan Thị Phương Hiền (2015), Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong luận văn của mình, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề về lý luận, quy
định của luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục. Đồng thời, tác giả so
sánh, chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về các tội xâm phạm tình dục nói
chung, trong đó có tội dâm ơ đối với trẻ em quy định tại Điều 116 BLHS năm 1999
với các quy định tương ứng trong luật hình sự của một số quốc gia khác như Cộng
hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa và Canada. Đặc biệt,
dựa trên những điểm tương đồng, khác biệt này, tác giả đánh giá những ưu, nhược
điểm trong luật hình sự của mỗi quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt
động lập pháp hình sự của Việt Nam đối với các tội xâm phạm tình dục. Bên cạnh
đó, kết hợp với thực tiễn xét xử các vụ án XHTD, tác giả cũng đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện luật hình sự Việt Nam về các tội danh này.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận văn này khá rộng nên tác giả chưa
thể đào sâu, phân tích một cách tồn diện quy định của luật hình sự Việt Nam về tội
dâm ô đối với trẻ em. Bên cạnh đó, cơng trình khoa học này được thực hiện trước
khi BLHS năm 2015 có hiệu lực, trước khi Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP được
ban hành nên tác giả chưa thể nghiên cứu tội danh này trên cơ sở BLHS năm 2015
cũng như Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP. Do vậy, các kết quả nghiên cứu của
luận văn khơng cịn phù hợp với quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành nên
cần được kế thừa một số hạt nhân hợp lý và nghiên cứu phát triển thêm.
Như vậy, thông qua các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả đã đề cập,
có thể nhận thấy rằng đa số các cơng trình này đều căn cứ vào quy định của luật

hình sự trước khi BLHS năm 2015 được ban hành. Trong đó, có một số cơng trình
nghiên cứu, mặc dù việc phân tích, đánh giá căn cứ vào quy định của BLHS năm
2015 nhưng lại chưa phản ánh tinh thần của Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP.
Đồng thời, nội dung của các tác phẩm này chỉ đang dừng lại ở việc phân tích, tổng
hợp, đánh giá một số khía cạnh của tội dâm ô đối với trẻ em trong BLHS năm 1999
hay tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo BLHS năm 2015. Thêm vào đó, hiện
nay vẫn chưa có luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu một cách toàn


8
diện các vấn đề về lý luận, quy định của luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng
luật hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Vì những lẽ trên, tác giả nhận thấy cần thiết phải có một cơng trình nghiên cứu
một cách tồn diện về mặt lý luận, quy định của luật hình sự và thực tiễn áp dụng
luật hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam
hiện hành.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả căn cứ vào kết quả của việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về lý
luận, quy định của luật hình sự Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội
dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi cùng với việc so sánh quy định về tội danh này
giữa luật hình sự Việt Nam với luật hình sự của một số quốc gia khác như Cộng hòa
Liên bang Nga, Nhật Bản nhằm đưa ra những kiến nghị hợp lý, góp phần hồn thiện
quy định của luật hình sự Việt Nam về tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những vấn đề lý luận, quy định của luật hình sự Việt
Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn bởi không gian, thời gian và nội

dung nghiên cứu, cụ thể như sau:
Về không gian, luận văn nghiên cứu về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu, so sánh các số liệu về tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020.
Về nội dung:
- Đối với quy định của BLHS và văn bản hướng dẫn thi hành BLHS: Tác giả
nghiên cứu quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều
146 BLHS năm 2015 và hướng dẫn về tội danh này trong Nghị quyết số
06/2019/NQ-HĐTP. Đồng thời, tác giả cịn tìm hiểu quy định về tội danh này trong
các giai đoạn trước khi BLHS năm 2015 được ban hành.
- Về thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả đánh giá thực tiễn áp dụng luật hình
sự đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong khoảng thời gian từ năm 2015
đến năm 2020.


9
- Ngồi ra, tác giả cịn tìm hiểu thêm quy định của luật hình sự của một số
quốc gia như Cộng hòa Liên bang Nga, Nhật Bản về tội danh tương ứng với tội dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin với phép biện chứng duy vật. Đồng thời, đề tài còn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng xuyên
suốt trong luận văn nhằm phân tích các nội dung nghiên cứu, chủ yếu là phân tích
các vấn đề lý luận, quy định của luật hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi và tổng hợp, đánh giá dựa trên kết quả phân tích để nhận thức một cách khái
quát các vấn đề được nghiên cứu trong luận văn.
- Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 2

của luận văn nhằm làm rõ những điểm giống và khác nhau trong quy định về tội
danh nêu trên trong BLHS Việt Nam với BLHS Cộng hòa Liên bang Nga, BLHS
Nhật Bản và so sánh quy định của BLHS năm 2015 với quy định của luật hình sự
các giai đoạn trước khi BLHS năm 2015 được ban hành. Bên cạnh đó, phương pháp
nghiên cứu này cịn được sử dụng để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt về
quy định của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam với
quy định tương ứng trong luật hình sự của một số quốc gia khác như Cộng hòa Liên
bang Nga và Nhật Bản nhằm làm rõ những ưu và nhược điểm trong luật hình sự của
mỗi quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc kiến nghị hồn
thiện luật hình sự Việt Nam về tội danh này.
- Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 của luận văn.
Cụ thể, tác giả sẽ tổng hợp số liệu thống kê về số vụ phạm tội, số người phạm tội, số
bị hại trong các vụ án dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhằm đánh giá tình hình tội
phạm, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của luật hình sự Việt Nam đối với tội
danh này.
- Phương pháp phân tích bản án sẽ được sử dụng trong Chương 3 của luận
văn. Theo đó, tác giả sẽ tìm hiểu, phân tích những vấn đề pháp lý của các bản án
thực tế liên quan đến tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhằm phát hiện những
bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các CQTHTT, tìm ra
nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc nêu trên, làm cơ sở để kiến nghị hoàn
thiện quy định của luật hình sự về tội danh này.


10
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn, cụ thể:
Về mặt lý luận, luận văn có thể trở thành một phần trong kho tàng lý luận về
tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thông qua việc làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở quy định cũng như những dấu hiệu đặc trưng tội

phạm này, làm cơ sở cho việc nhận thức, đánh giá quy định tương ứng của luật hình
sự hiện hành về các dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt và hình phạt.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phát hiện, làm rõ và đề xuất hướng giải quyết đối
với những bất cập, vướng mắc trong quy định của luật hình sự hiện hành, trong thực
tiễn áp dụng pháp luật về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, kết quả của luận văn
có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho những người làm công tác thực
tiễn điều tra, truy tố, xét xử nhằm nhận thức, áp dụng một cách đúng đắn quy định
của BLHS, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Bên cạnh đó,
luận văn cịn có thể là nguồn tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập
môn học luật hình sự, cho cơng tác nghiên cứu pháp luật cũng như hoạt động lập
pháp, hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt Nam về tội dâm ơ đối với người
dưới 16 tuổi.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
của luận văn được kết cấu thành ba Chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Nhận thức chung về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Chương 2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi


11
CHƢƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG
VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI
1.1. Cơ sở chính trị, pháp lý quy định tội dâm ô đối với ngƣời dƣới 16 tuổi
trong luật hình sự Việt Nam
Bản chất của hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm
đáng kể cho xã hội, mang đầy đủ những dấu hiệu của tội phạm nói chung nên phải

bị xem là tội phạm. Do đó, việc làm rõ cơ sở chính trị - pháp lý của việc quy định
hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là một tội phạm cụ thể trong luật hình sự
Việt Nam là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn các đặc
trưng của tội phạm, làm cơ sở để hồn thiện quy định của luật hình sự nhằm đấu
tranh có hiệu quả với tội phạm này.
1.1.1. Cơ sở chính trị
Xuất phát từ bản chất của pháp luật vừa có tính giai cấp vừa có tính xã hội,
khơng chỉ là công cụ để nhà nước định hướng cho các QHXH phát triển theo một
mục tiêu, trật tự phù hợp với ý chí, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị,
pháp luật còn là sự thể chế hóa những cách thức xử sự được số đơng người chấp
nhận, phù hợp với lợi ích của số đơng trong xã hội. Theo đó, pháp luật trở thành
thước đo, chuẩn mực xử sự cho hành vi của con người.
Quốc gia phát triển giàu mạnh, các QHXH trong mọi mặt đời sống xã hội
được phát triển trong môi trường lành mạnh luôn là mục tiêu mà các quốc gia
hướng đến. Pháp luật theo đó trở thành phương tiện phục vụ cho việc thể chế hóa
những chủ trương, đường lối, chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Chính sách
hình sự là một phần của chính sách pháp luật, là những định hướng, chủ trương của
nhà nước trong việc sử dụng luật hình sự vào lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và
phịng ngừa tội phạm3. Luật hình sự chính là cơng cụ chủ yếu, hữu hiệu của chính
sách hình sự trong việc bảo vệ các QHXH khỏi sự xâm phạm của các hành vi có
tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tuy nhiên, các QHXH luôn vận động, biến đổi,
phát triển không ngừng theo sự phát triển của xã hội. Do đó, các quy định của luật
hình sự tất yếu phải được nghiên cứu, hoàn thiện hơn.
Chủ thể của QHXH là con người, với rất nhiều quyền thiết thân, trong đó,
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1, Những vấn đề chung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
trang 181 – 182.
3



12
người là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà nước. Hơn bất kỳ
chủ thể nào khác trong xã hội, Đảng và nhà nước Việt Nam nhận thức được rằng:
muốn xã hội phát triển thì phải bảo đảm được quyền con người. Đây chính là tư
tưởng tồn tại xuyên suốt, là kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng, hồn thiện luật
hình sự tại Việt Nam.
Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chính thức tun
bố về đường lối đổi mới tồn diện tư duy, là bước ngoặt trong công cuộc đổi mới
toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt nền móng cho việc xây dựng, hồn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, trong đó có cơng cuộc
đấu tranh phịng, chống tội phạm. Đảng ta xác định rằng: bên cạnh chính sách phát
triển kinh tế, chính sách xã hội đóng vai trị rất quan trọng, cần hiện thực hóa một
cách đầy đủ quan điểm của Đảng và nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách
kinh tế và chính sách xã hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội. Việc coi
nhẹ chính sách xã hội chính là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội4. Theo đó, cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, mọi cơ quan
nhà nước đều có trách nhiệm tơn trọng vào bảo đảm những quyền công dân mà
Hiến pháp đã ghi nhận, đặc biệt là quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con người và pháp luật chính là cơng cụ để bảo vệ những quyền
thiết thân ấy5.
Với tư cách là BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, nhiệm vụ của BLHS năm 1985 là phải cụ thể hóa được sự bảo hộ đối với
quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Theo
đó, tại Phần Các tội phạm của BLHS năm 1985, các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Chương 2, chỉ sau
Chương 1 quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1994, Đảng và nhà nước ta chưa thật sự
chú trọng đến bảo vệ triệt để quyền trẻ em với tư cách là quyền của chủ thể đặc biệt.
Quy định của BLHS năm 1985 về các tội xâm phạm tình dục trẻ em còn nhiều điểm
bất cập, chưa tội phạm hóa một số hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội như hành

vi dâm ô đối với trẻ em. Trải qua ba lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1989, 1991 và

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng tồn tập, Tập 47, 1986, NXB Chính trị quốc gia, trang
768.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, tlđd (5), trang 794.

4


13
1992, các quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em vẫn chưa được quan tâm
hoàn thiện.
Tuy nhiên, sau khi trở thành thành viên của Công ước về Quyền trẻ em của
Liên Hợp Quốc năm 1989, trên cơ sở nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của
việc bảo vệ quyền trẻ em, trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất
nước, sự phát triển lành mạnh của trẻ em đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển
của mỗi quốc gia. Mặc dù nguyên tắc chung của pháp luật là mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật nhưng trẻ em, với tư cách là một chủ thể còn non nớt, hạn chế
cả về mặt thể chất, tâm thần lẫn nhận thức xã hội, nhận thức pháp luật, là đối tượng
dễ bị tổn thương, dễ bị xâm hại bởi hành vi của những chủ thể khác trong xã hội.
Trong khi đó, khả năng phản kháng, tự bảo vệ mình trước những hành vi nói trên
của trẻ em là rất hạn chế. Do đó, nhà nước, thơng qua pháp luật, phải quan tâm
nhiều hơn, ưu tiên bảo vệ một cách toàn diện quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, về tình dục của trẻ em. Chỉ thị số 38-CT/TW ngày
30/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về tăng cường cơng tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nêu rõ: “…Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia
đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục…”, cần “…nghiên cứu bổ
sung, sửa đổi kịp thời các điều khoản luật pháp, các chính sách có liên quan đến trẻ

em, ban hành luật đối với trẻ vị thành niên; xử lý kịp thời các vụ vi phạm quyền trẻ
em…”6.
Trên cơ sở đó, vào năm 1997, lần sửa đổi, bổ sung lần thứ tư một số Điều của
BLHS năm 1985 thể hiện Đảng và nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong
tư duy lập pháp hướng đến bảo vệ tốt hơn quyền bất khả xâm phạm về tình dục của
trẻ em, cụ thể là việc tội phạm hóa một số hành vi xâm phạm tình dục trẻ em có tính
nguy hiểm đáng kể như hành vi dâm ô đối với trẻ em được quy định tại Điều 202b
BLHS năm 1985; quy định tội danh riêng đối với hành vi hiếp dâm trẻ em, hành vi
cưỡng dâm người chưa thành niên.
Tiếp nối Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/5/1994, Thông tri số 04-TT/TW ngày
30/7/1998 của Bộ Chính trị nhận định tình trạng trẻ em bị XHTD là vấn đề đáng lo
ngại nhưng chưa thể ngăn chặn được nên một trong những biện pháp cấp bách được
đề ra là “nghiên cứu bổ sung và đôn đốc thực hiện tốt các văn bản pháp luật liên
Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 53 (6-1993 – 12-1994), NXB Chính trị quốc
gia, trang 380 – 381.
6



×