Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Tranh luận của bị cáo, bị hại tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.86 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THU KHIẾM

TRANH LUẬN CỦA BỊ CÁO, BỊ HẠI TẠI PHIÊN TỊA
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRANH LUẬN CỦA BỊ CÁO, BỊ HẠI TẠI PHIÊN TỊA
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh
Học viên: Trần Thu Khiếm
Lớp: Cao học luật Bạc Liêu, Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Luật học “Tranh luận của bị cáo, bị hại tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự Việt
Nam” là hồn tồn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng
lĩnh vực. Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của Ts. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Trần Thu Khiếm


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS

: Bộ luật hình sự
: Bộ luật tố tụng hình sự

HĐXX

: Hội đồng xét xử

KSV
PTPT

: Kiểm sát viên
: Phiên tòa phúc thẩm


PTST

: Phiên tòa sơ thẩm

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKS

: Viện kiểm sát


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TRANH LUẬN CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA: QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ..
.....................................................................................................................................8
1.1. Quy định của pháp luật về tranh luận của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và
phúc thẩm ...............................................................................................................8
1.2. Thực tiễn tranh luận của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm .....11
1.2.1. Về ưu điểm ...............................................................................................11
1.2.2. Về hạn chế ................................................................................................19
1.3. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lƣợng tranh luận
của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.................................................21
1.3.1. Nguyên nhân ............................................................................................21
1.3.2. Giải pháp hoàn thiện ...............................................................................22
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................27
CHƢƠNG 2. TRANH LUẬN CỦA BỊ HẠI TẠI PHIÊN TÒA: QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
...................................................................................................................................28
2.1. Quy định của pháp luật về tranh luận của bị hại tại phiên tòa sơ thẩm và
phúc thẩm .............................................................................................................28
2.2. Thực tiễn tranh luận của bị hại tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm .....31
2.2.1. Về ưu điểm ...............................................................................................31
2.2.2. Về hạn chế ................................................................................................34
2.3. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lƣợng tranh luận
của bị hại tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm .................................................36
2.3.1. Nguyên nhân ............................................................................................36
2.3.2. Giải pháp hoàn thiện ...............................................................................37
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................40
KẾT LUẬN ..............................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc cải cách tƣ pháp của Bộ Chính trị xác định Tòa án là trọng
tâm, nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá
của hoạt động tƣ pháp. Trong đó, phần tranh luận tại phiên tịa đóng vai trị quan trọng
là một thủ tục tố tụng bắt buộc, là phần quan trọng của tồn bộ q trình giải quyết vụ
án hình sự. Thông qua hoạt động tranh luận, đối đáp đƣợc tiến hành một cách dân chủ,
công bằng, minh bạch và không bị giới hạn về thời gian tranh luận tại phiên tòa giữa
các chủ thể, là cơ sở để HĐXX đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án để đƣa
ra bản án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Nhằm bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc tốt nhất và phù hợp với
các chuẩn mực chung của quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến “Nguyên tắc

tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” đƣợc thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013.
Đồng thời, đến BLTTHS năm 2015 cũng đã ghi nhận nguyên tắc này, quy định khá
đầy đủ và cụ thể về trình tự, thủ tục cũng nhƣ chủ thể nào thực hiện việc tranh luận tại
phiên tịa. Qua đó, góp phần nâng cao chất lƣợng tranh luận tại phiên tòa, đảm bảo cho
các chủ thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tranh luận, hạn
chế án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, bỏ lọt tội phạm, xử oan ngƣời vô
tội. Các chủ thể khi tham gia tranh luận cũng phát huy đƣợc vai trị, trách nhiệm của
mình KSV đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, ngƣời bào chữa, bị hại và ngƣời
tham gia tố tụng khác; Chủ tọa phiên tịa khơng hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều
kiện cho các chủ thể tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của mình. Đồng thời,
HĐXX lắng nghe các ý kiến tranh luận để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của
vụ án. Mặc dù, chất lƣợng tranh luận tại phiên tòa đã từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tuy
nhiên, qua thực tiễn xét xử cho thấy chất lƣợng, hiệu quả xét xử nói chung và hoạt
động tranh luận tại các phiên tịa hình sự nói riêng cịn nhiều bất cập, vƣớng mắc chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu của cải cách tƣ pháp trong giai đoạn hiện nay, cụ thể: BLTTHS
hiện hành chƣa quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng các quy định về trình tự, thủ tục
tranh luận tại phiên tịa; kỹ năng, văn hóa, trình độ tranh luận của các chủ thể nhất là bị
cáo, bị hại còn nhiều hạn chế; đối với các vụ án hình sự đƣợc khởi tố theo yêu cầu của
bị hại quy định bị hại trình bày, bổ sung ý kiến sau khi KSV trình bày luận tội nhƣng
thực tế quy định này chƣa đƣợc thực hiện đúng.
Liên quan đến vấn đề tranh luận tại phiên tịa, đã có một số cơng trình khoa
học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và mức độ khác nhau. Phần lớn các cơng trình


2
nghiên cứu ở phạm vi rộng, theo định hƣớng nghiên cứu, nghiên cứu từ cơ sở lý
luận đến thực tiễn áp dụng của tất cả các chủ thể khi tham gia tranh luận tại PTST
và đƣa ra đề xuất hoàn thiện, mà chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu theo định
hƣớng ứng dụng, nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ, toàn diện về vấn đề tranh
luận của bị cáo, bị hại tại PTST và PTPT từ quy định của pháp luật đến thực tiễn

tranh luận. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề tranh luận của bị cáo, bị hại tại
phiên tòa là cần thiết. Tất cả các lập luận trên chính là lý do để học viên lựa chọn đề
tài: “Tranh luận của bị cáo, bị hại tại phiên tịa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”
làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, đã có các cơng trình khoa học quan tâm, nghiên cứu liên
quan đến vấn đề tranh luận tại phiên tòa ở phạm vi, mức độ khác nhau nhƣ:
Về bài viết trên các tạp chí khoa học:
- Lê Tiến Châu (2003), “Một số vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Tạp
chí khoa học pháp lý, (01), tr.41-44;
Nội dung chính nêu thời điểm tranh tụng xuất hiện, chủ thể tham gia tranh
tụng, các chức năng cơ bản trong tố tụng, các điều kiện để thực hiện tố tụng. Qua
đó, có một số kiến nghị nhƣ: Bên bào chữa và bên buộc tội chƣa thật sự bình đẳng
với nhau, phân định rõ các chức năng tố tụng, những quyền và nghĩa vụ nào thuộc
chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử phải đƣợc quy định rõ. Trên cơ sở đó, xác
định rõ chức năng tố tụng của các chủ thể tham gia thực hiện theo hƣớng tăng
cƣờng các yếu tố tranh tụng.
- Nguyễn Thái Phúc (2008), “Vấn đề tranh tụng và tăng cƣờng tranh tụng
trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cải cách tƣ pháp”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp
luật, (08), tr.58-67;
Bài viết nêu khái niệm tranh tụng, tăng cƣờng tranh tụng theo yêu cầu cải
cách tƣ pháp trong hoạt động TTHS ở nƣớc ta là hồn thiện mơ hình TTHS, theo
mơ hình TTHS pha trộn thiên về tranh tụng, thừa nhận tranh tụng là nguyên tắc
cơ bản, cần sửa đổi BLTTHS năm 2003 cho phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc
này. Giải pháp trƣớc mắt là tăng cƣờng tính tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ
thẩm và coi đây là khâu đột phá theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị,
mở rộng phạm vi tranh tụng trong giai đoạn điều tra là mở rộng phạm vi ngƣời
bào chữa của bị can, của ngƣời bị tạm giữ và những bảo đảm tranh tụng cho
quyền bào chữa.



3
- Trƣơng Hịa Bình (2014), “Nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại Tòa án, giải
pháp đột phá để Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, (21), tr.01-08;
Bài viết nêu vấn đề tranh tụng – khâu đột phá của cải cách tƣ pháp; bản chất
của tranh tụng tại Tòa án; một số định hƣớng nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại Tòa
án nhƣ: Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng, kiện toàn đội ngũ những
ngƣời tiến hành tố tụng tại Tòa án, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho Tòa án, chế độ đãi
ngộ đối với những chức danh tiến hành tố tụng, tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật trong nhân dân.
- Nguyễn Ngọc Kiện (2015), “Một số nguyên tắc trong tố tụng hình sự đối
với hoạt động xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm”, Tạp chí Tịa án
nhân dân, (12), tr.30-35;
Nội dung chính bài viết nêu trong hoạt động xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa
hình sự sơ thẩm phải đảm bảo các nguyên tắc nhƣ: Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc
pháp luật; bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo; ngun tắc suy đốn vơ tội;
ngun tắc tranh tụng. Đồng thời, nêu lên những giải pháp để nhằm thực hiện các
nguyên tắc trên.
- Võ Quốc Tuấn (2015), “Bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo trong hoạt
động tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự”, Nghiên cứu Lập
pháp, (07), tr.37-43;
Bài viết nêu khái quát về đảm bảo quyền con ngƣời của bị cáo trong hoạt
động tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Qua đó, nêu lên một
số kiến nghị nhƣ: Đảm bảo các nguyên tắc suy đốn vơ tội, độc lập xét xử và chỉ
tn theo pháp luật, xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công
khai…; cần sửa luật để phát huy hiệu quả của hoạt động tranh luận, bảo đảm quyền
bào chữa cho bị cáo, bổ sung những quy định mới trong các luật có liên quan nhƣ
Luật Luật sƣ, Luật Trợ giúp pháp lý; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức về

chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, KSV, Luật sƣ; tăng
cƣờng phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Về luận văn thạc sỹ:
- Nguyễn Trƣơng Tín (2007), Tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;


4
Nội dung chính của luận văn nêu lý luận về tranh tụng trong TTHS và phiên
tịa hình sự sơ thẩm (Nêu khái niệm, bản chất, nội dung, nguyên tắc tranh tụng,
phân biệt giữa tranh tụng và tranh luận); các bên tranh tụng (Bên buộc tội và bên
bào chữa) và vai trị của Tịa án trong q trình tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ
thẩm. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm
(Chủ yếu là sửa luật).
- Lê Đức Thọ (2008), Xét hỏi, tranh luận và nâng cao tính tranh tụng tại
phiên tồ hình sự sơ thẩm, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh;
Luận văn nêu lý luận và pháp lý về xét hỏi, tranh luận và tranh tụng tại phiên
tịa hình sự sơ thẩm (Về khái niệm, cơ sở pháp lý, chủ thể, trình tự, nội dung, phạm
vi của tranh luận và tranh tụng, phân biệt tranh tụng và tranh luận, yêu cầu của hoạt
động tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm); thực trạng xét hỏi, tranh luận và một
số giải pháp nâng cao tính tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm (Ƣu điểm, hạn
chế, những điều kiện bảo đảm hoạt động tranh tụng nhƣ: Sửa đổi luật, nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng tranh tụng của ngƣời tiến hành tố tụng,
ngƣời tham gia tố tụng).
- Hồng Thị Thu Minh (2011), Tranh luận tại phiên tịa hình sự - Lý luận và
thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Luận văn nêu lý luận chung về tranh luận tại phiên tịa hình sự (Khái niệm,
chủ thể, phân biệt tranh tụng và tranh luận, nâng cao tính tranh tụng trong phần

tranh luận tại phiên tịa hình sự); quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành
về tranh luận tại phiên tịa hình sự; thực trạng về tranh luận và những kiến nghị
nâng cao hiệu quả tranh luận tại phiên tịa hình sự (Ƣu điểm, hạn chế, kiến nghị
hồn thiện quy định pháp luật, kiến nghị khác nâng cao hiệu quả tranh luận).
- Trần Đình Toản (2012), Tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm lý luận và
thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn nêu lý luận về tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm (Khái
niệm, ý nghĩa, phân biệt tranh tụng và tranh luận); quy định của pháp luật về tranh
luận theo BLTTHS năm 2003, 1988; thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu
quả tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Luận văn đã đi sâu phân tích chức
năng, vai trò của các chủ thể trong tranh luận tại phiên tòa cũng nhƣ một số yếu tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả tranh luận tại phiên tòa. Tòa án với tƣ cách là trọng tài
(HĐXX) phải đảm bảo sự bình đẳng của các bên và hƣớng cho các bên tiến hành


5
theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích
làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ
thẩm, bất cập trong áp dụng pháp luật BLTTHS năm 2003 về tranh luận, đề xuất
một số giải pháp về pháp lý, con ngƣời, vật chất kỹ thuật, về tuyên truyền pháp
luật nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử các vụ án hình sự nói chung và tranh luận
tại phiên tịa nói riêng.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu liên quan đến vấn đề tranh luận tại phiên tịa, hầu
hết các cơng trình khoa học đều ở dạng định hƣớng nghiên cứu, nghiên cứu ở
phạm vi rộng đối với tất cả chủ thể khi tham gia tranh luận và chỉ dừng lại ở PTST
quy định trong BLTTHS năm 2003. Các luận văn đi sâu phân tích cơ sở lý luận,
quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng để đƣa ra đề xuất nhằm nâng cao
tính tranh tụng và tranh luận tại phiên tòa, mà chƣa có một cơng trình nào nghiên
cứu theo định hƣớng ứng dụng, nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ, toàn diện về
vấn đề tranh luận chỉ đối với hai chủ thể là bị cáo và bị hại tại PTST và PTPT nhất

là những vụ án hình sự đƣợc khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Tìm hiểu một cách
chi tiết từ quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở so sánh với BLTTHS năm
2003, đến thực tiễn tranh luận của bị cáo, bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và
phúc thẩm. Đồng thời, tác giả cũng đã kế thừa những cơng trình nghiên cứu về
quy định của pháp luật đối với vấn đề tranh luận của bị cáo, bị hại tại PTST theo
BLTTHS năm 2003 và thực tiễn áp dụng quy định này. Vì vậy, việc tiếp tục
nghiên cứu có hệ thống, tồn diện, đầy đủ vấn đề tranh luận của bị cáo, bị hại tại
PTST và PTPT theo quy định của pháp luật là cần thiết. Qua đó, đề xuất một số
giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao chất lƣợng
tranh luận tại phiên tòa đáp ứng theo yêu cầu cải cách tƣ pháp của Bộ chính trị. Đề
tài “Tranh luận của bị cáo, bị hại tại phiên tịa theo luật tố tụng hình sự Việt
Nam” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học theo định hƣớng ứng dụng về tổng thể
khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đã công bố trong nƣớc trong những
năm gần đây liên quan đến đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những quy định của pháp luật trong
BLTTHS năm 2015, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với BLTTHS năm 2003 quy định
chung về vấn đề tranh luận tại phiên tịa. Trên cơ sở đó, thì pháp luật quy định cụ
thể, chi tiết nhƣ thế nào đối với bị cáo và bị hại khi tham gia tranh luận tại PTST,
PTPT. Từ đó, thực tiễn tranh luận có những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân gì làm


6
cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tranh luận tại
phiên tòa và hoàn thiện quy định của pháp luật về tranh luận của bị cáo, bị hại tại
phiên tịa góp phần nâng cao chất lƣợng xét xử của ngành Tòa án nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc những mục đích trên thì luận văn cần làm
rõ những quy định của pháp luật về vấn đề tranh luận tại phiên tịa nói chung, tranh
luận của bị cáo, bị hại nói riêng. Qua đó, tìm hiểu từ thực tiễn có những ƣu điểm,
hạn chế gì, tìm hiểu nguyên nhân để đƣa ra giải pháp phù hợp.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích, nhiệm vụ trên thì luận văn chỉ nghiên
cứu hai đối tƣợng cụ thể là: Bị cáo và bị hại khi tham gia tranh luận tại phiên tòa.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về tranh
luận của bị cáo, bị hại tại PTST và PTPT trên cơ sở so sánh với BLTTHS năm
2003, việc áp dụng những quy định này trong thực tiễn xét xử đã đạt đƣợc những
thành tựu, hạn chế gì. Tìm hiểu nguyên nhân hạn chế, đƣa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao chất lƣợng tranh luận của bị cáo, bị hại
tại PTST và PTPT.
- Về thời gian: Khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về tranh luận của bị cáo,
bị hại tại PTST và PTPT từ năm 2015 đến năm 2019 nhƣ: Các báo cáo tổng kết năm
của ngành Tòa án, Bản án, Biên bản phiên tòa.
- Về địa bàn: Tập trung khảo sát, nghiên cứu tại một số huyện, thành phố,
tỉnh phía Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để nghiên cứu luận văn, học viên đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ
thể nhƣ sau: Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, nghiên cứu trực
tiếp bản án, biên bản phiên tòa, các báo cáo tổng kết năm của ngành Tòa án, điều tra
xã hội học.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã nêu lên một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn
vƣớng trong thực tiễn hoặc trong quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, hồn thiện quy
định về tranh luận của bị cáo, bị hại tại PTST và PTPT theo BLTTHS năm 2015
góp phần nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại các phiên tịa nói chung, nâng cao chất
lƣợng tranh luận của bị cáo, bị hại nói riêng đáp ứng kịp thời công cuộc cải cách tƣ
pháp giai đoạn hiện nay.


7

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tranh luận của bị cáo tại phiên tòa: Quy định của pháp luật, thực
tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện
Chƣơng 2. Tranh luận của bị hại tại phiên tòa: Quy định của pháp luật, thực
tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện


8
CHƢƠNG 1
TRANH LUẬN CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
1.1. Quy định của pháp luật về tranh luận của bị cáo tại phiên tòa sơ
thẩm và phúc thẩm
Trƣớc hết, muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về tranh luận của bị
cáo tại phiên tòa theo luật TTHS Việt Nam thì cần hiểu luật có quy định nhƣ thế
nào về “Tranh luận”, “Bị cáo”.
Theo quy định tại Điều 50 của BLTTHS năm 2003 thì “Bị cáo là người đã bị
Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Trong khi, tại Điều 61 của BLTTHS năm 2015
quy định rộng hơn so với quy định tại BLTTHS năm 2003 có khái niệm “Bị cáo là
người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”.
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật trong BLTTHS năm 2003 và năm
2015, thấy rằng hiện nay chƣa có khái niệm về “Tranh luận”. Tuy nhiên, để hiểu rõ
hơn về khái niệm này có thể đề cập ở hai góc độ ngôn ngữ học và pháp lý liên quan
đến tranh luận của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm và phúc thẩm.
Tranh luận theo từ điển Tiếng Việt đƣợc hiểu là “Bàn cãi có phân tích lý lẽ
để tìm ra lẽ phải”1. Từ khái niệm này cho thấy, tranh luận chỉ xảy ra khi có sự bất
đồng quan điểm ở bất kỳ lĩnh vực gì, bất cứ đâu, bất cứ ai cũng có thể tranh luận vì

tranh luận chính là sự bàn cãi có phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải giữa các bên nhằm
bảo vệ cho quan điểm, luận điểm nào đó cho là đúng.
Dƣới góc độ pháp lý, theo từ điển Luật học “Tranh luận là một hoạt động tố
tụng của những người tham gia tố tụng tại phiên tịa”2 đƣợc tiến hành theo một
trình tự pháp luật quy định.
Hiện tại, BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Do đó,
tác giả nêu những quy định của pháp luật hiện hành về tranh luận của bị cáo tại
phiên tòa trên cơ sở so sánh, đối chiếu với quy định của BLTTHS năm 2003. Thơng
qua đó, để thấy đƣợc quy định của pháp luật hiện hành có gì tiến bộ so với quy định
trƣớc đây và cịn vấn đề gì bất cập cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
1

[ (truy cập
ngày 04/9/2019)
2
Bộ Tƣ pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tƣ
pháp, tr 807.


9
Đối với BLTTHS năm 2003, phần tranh luận trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự đƣợc quy định tại Chƣơng XXI với tên gọi “Tranh luận tại phiên
tòa”, gồm 05 điều luật, từ Điều 217 đến Điều 221 cụ thể: Điều 217 “Trình tự phát
biểu khi tranh luận”, Điều 218 “Đối đáp”, Điều 219 “Trở lại việc xét hỏi”, Điều 220
“Bị cáo nói lời sau cùng”, Điều 221 “Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết
luận về tội nhẹ hơn”, BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thể đối với phần tranh
luận. Trên cơ sở đó, BLTTHS hiện hành tiếp tục kế thừa, bổ sung, sửa đổi hoàn
thiện hơn quy định về phần tranh luận tại PTST đối với vụ án hình sự, cụ thể đƣợc
quy định tại Chƣơng XXI với tên gọi “Xét xử sơ thẩm”, mục V “Thủ tục tranh tụng
tại phiên tòa”, gồm 06 điều luật, từ Điều 320 đến Điều 325 đƣợc quy định chi tiết

nhƣ sau: Điều 320 “Trình tự phát biểu khi tranh luận”, Điều 321 “Luận tội của
KSV”, Điều 322 “Tranh luận tại phiên tòa”, Điều 323 “Trở lại việc xét hỏi”, Điều
324 “Bị cáo nói lời sau cùng”, Điều 325 “Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc
kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa”.
Về phần tranh luận trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự cũng
khơng khác gì nhiều so với PTST, cụ thể BLTTHS năm 2003 quy định tại Chƣơng
XXIV với tên gọi “Thủ tục xét xử phúc thẩm”, có 01 điều luật Điều 247 “Thủ tục
phiên tòa phúc thẩm”. Đến BLTTHS năm 2015 quy định tại Chƣơng XXII với tên
gọi “Xét xử phúc thẩm”, mục II “Thủ tục xét xử phúc thẩm”, có 01 điều luật Điều
354 “Thủ tục phiên tòa phúc thẩm”.
Với những cơ sở pháp lý trên là quy định chung cho tất cả các chủ thể thực
hiện quyền tranh luận của mình tại phiên tịa. Tác giả tìm hiểu những quy định của
pháp luật về tranh luận của bị cáo tại PTST, PTPT và diễn giải cụ thể nhƣ sau:
* Phiên tòa sơ thẩm:
Thứ nhất, BLTTHS năm 2003 (Điều 217) và BLTTHS năm 2015 (Điều 320)
quy định về tên gọi là giống nhau “Trình tự phát biểu khi tranh luận”, về trình tự
phát biểu khi tranh luận của bị cáo tại phiên tòa cơ bản cũng giống nhau, đều quy
định sau khi kết thúc việc xét hỏi, KSV trình bày luận tội, nếu thấy khơng có căn cứ
kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo khơng có
tội, sau đó bị cáo trình bày lời bào chữa cho mình.
Thứ hai, nếu so sánh giữa BLTTHS năm 2003 với BLTTHS năm 2015 thì có
khác về tên gọi của Điều luật, BLTTHS năm 2015 quy định “Tranh luận tại phiên
tịa” (Điều 322), cịn BLTTHS năm 2003 thì quy định “Đối đáp” (Điều 218) nhƣng
bản chất, nội dung của hai Điều luật cũng gần giống nhau. Tuy nhiên, luật hiện hành


10
quy định cụ thể, chặt chẽ hơn bị cáo có nhiều quyền khi tham gia tranh luận “Bị cáo
có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp
với KSV về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội; tính chất,

mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội
gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện
pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa
đối với vụ án; bị cáo có quyền đưa ra đề nghị của mình”. Sau khi bị cáo tranh luận
với KSV, KSV phải tranh luận đối đáp lại đến cùng từng ý kiến của bị cáo. Ngoài
ra, bị cáo không chỉ đối đáp với ý kiến của KSV mà cịn có quyền đối đáp lại ý kiến
của những ngƣời khác. Chủ tọa phiên tịa khơng đƣợc hạn chế thời gian tranh luận,
phải tạo điều kiện cho bị cáo tranh luận, trình bày hết ý kiến nhƣng có quyền cắt
những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lập lại; yêu cầu KSV phải đối đáp
lại những ý kiến của bị cáo đã trình bày mà chƣa đƣợc KSV tranh luận.
Trong khi đó, BLTTHS năm 2003 chỉ quy định, bị cáo có quyền trình bày ý
kiến về luận tội của KSV và đƣa ra đề nghị của mình; KSV phải đƣa ra những lập
luận của mình đối với từng ý kiến của bị cáo. Bị cáo có quyền đối đáp lại ý kiến của
ngƣời khác. Chủ tọa phiên tịa khơng đƣợc hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều
kiện cho bị cáo trình bày hết ý kiến, nhƣng có quyền cắt những ý kiến khơng có liên
quan đến vụ án. Chủ tọa phiên tịa có quyền đề nghị KSV phải đối đáp lại ý kiến
của bị cáo mà chƣa đƣợc KSV tranh luận.
Thứ ba, nếu qua việc tranh luận của bị cáo tại phiên tòa, bị cáo nói lời nói sau
cùng thấy cịn có tình tiết vụ án chƣa đƣợc hỏi, chƣa đƣợc làm sáng tỏ hoặc bị cáo
trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì HĐXX quyết
định trở lại việc xét hỏi. Với quy định này cả hai BLTTHS đều quy định cơ bản là
giống nhau đƣợc quy định tại Điều 323, Điều 324 BLTTHS năm 2015 và Điều 219,
Điều 220 BLTTHS năm 2003.
* Phiên tòa phúc thẩm:
Phần tranh luận tại phiên tòa, Điều 247 của BLTTHS năm 2003 chỉ quy định
“Khi tranh luận, KSV phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án”.
Đến BLTTHS năm 2015 đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 354 có sự quy định
cụ thể hơn “Khi tranh tụng tại phiên tòa, KSV, người khác liên quan đến kháng cáo,
kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; KSV phát biểu

quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án”. Tuy nhiên, không quy định cụ thể về


11
vấn đề tranh luận của bị cáo tại phiên tòa chỉ quy định chung về vấn đề tranh tụng.
Trong khi phạm vi tranh tụng rộng hơn tranh luận, nó bao gồm ln tranh luận.
Tranh tụng đƣợc hiểu là q trình tồn tại, vận động và đấu tranh giữa hai chức năng
đối trọng nhau, có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ ý kiến, lập luận, lợi ích của
phía bên kia: Chức năng buộc tội và chức năng bào chữa3.
Với quy định trên là cơ sở pháp lý vững chắc làm nền tảng để việc tranh luận
tại phiên tòa đƣợc thực hiện một cách khách quan, công bằng, diễn ra đúng với tinh
thần cải cách tƣ pháp là cơ sở để đi tìm sự thật vụ án để HĐXX đƣa ra phán quyết
đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật.
Nhƣ vậy có thể thấy, tranh luận tại phiên tịa đã ít nhiều làm thay đổi nét cơ bản
hoạt động tố tụng tại phiên tịa trong xét xử của Tịa án. Trong đó, tranh luận của bị cáo
có vai trị và ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Do đó, quy
định của pháp luật tố tụng càng chặt chẽ, cụ thể thì góp phần nâng cao chất lƣợng tranh
luận tại phiên tòa, nâng cao chất lƣợng xét xử không xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
HĐXX không phải là chủ thể tranh luận mà tham gia với tƣ cách ngƣời điều khiển
tranh luận, đảm bảo cho tranh luận đƣợc thực hiện đúng pháp luật và căn cứ vào kết
quả tranh luận để ra phán quyết đúng đắn. Tòa án là nơi thực hiện chức năng, nhiệm vụ
“Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”4.
1.2. Thực tiễn tranh luận của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm
1.2.1. Về ưu điểm
Tranh tụng trong hoạt động xét xử không chỉ là chủ trƣơng, quan điểm lớn
của Đảng mà đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử đƣợc Hiến
pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các đạo luật về tố tụng ghi nhận. Nó là sợi chỉ
đỏ, là kim chỉ nam cho hoạt động xét xử nhằm hƣớng đến mục tiêu bảo vệ công lý,
công bằng, lẽ phải.

Đảm bảo thực hiện tốt tranh tụng tại phiên tịa khơng chỉ là nhiệm vụ riêng
của Tịa án, của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, mà còn là nhiệm vụ chung của tất
cả các cơ quan tƣ pháp, cán bộ làm công tác tƣ pháp; các cơ quan, đơn vị, tổ chức
ngƣời hoạt động bổ trợ tƣ pháp và mọi công dân. Khi mỗi cá nhân đều thực hiện
đúng quyền của mình, phát huy tốt nhất vai trị trong tranh tụng, cũng nhƣ việc
3

Nguyễn Thái Phúc (2003), “Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng”, Tạp chí
Nhà nƣớc và pháp luật, (9), tr7.
4
Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.


12
tranh luận tại phiên tòa, nhất là bị cáo - chủ thể bị yếu thế, bị buộc tội, có thể bị tƣớc
bỏ một số quyền cơ bản. Do đó, khi bị cáo làm tốt vai trò tranh luận tại phiên tịa sẽ
góp phần thúc đẩy hoạt động xét xử đạt kết quả, chất lƣợng, giúp pháp luật thật sự
đi vào cuộc sống đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân.
Trong xu thế đổi mới cải cách tƣ pháp, Tòa án là trung tâm, hoạt động xét xử là
trọng tâm. Do đó, cần phải nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa, nâng cao chất
lƣợng tranh tụng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lƣợng tranh luận tại phiên tịa.
Nhìn chung, hoạt động tranh luận tại phiên tịa đã có nhiều chuyển biến tích cực theo
tinh thần cải cách tƣ pháp, các phiên tòa đã từng bƣớc bảo đảm đƣợc sự tơn nghiêm,
dân chủ và bình đẳng, phần tranh luận tại phiên tòa đƣợc tiếp tục đổi mới. Tòa án đã
tạo điều kiện và bảo đảm cho ngƣời tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ hơn về quyền và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Các Thẩm phán không ngừng học tập, trau dồi
kiến thức, nâng cao kỹ năng điều hành tranh luận tại phiên tòa, dành nhiều thời gian
nghiên cứu hồ sơ nhất là những vụ án phức tạp để chủ động, điều khiển tốt phần tranh
luận tại phiên tòa. Thƣ ký Tòa án ghi biên bản phiên tịa có chất lƣợng tốt, đúng và sát
với diễn biến tại phiên tòa, phản ánh đủ và đúng giai đoạn tranh luận tại phiên tòa. Các

chủ thể tham gia hoạt động tranh luận tuân thủ đúng quy định của pháp luật. HĐXX
chú ý, lắng nghe, ghi nhận đầy đủ các ý kiến của KSV, bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời
tham gia tranh luận và không hạn chế thời gian tranh luận của họ tại phiên tòa.
Đối với việc tranh luận của bị cáo tại phiên tòa phần nào cũng đƣợc nâng lên,
do đa số các vụ án Chủ tọa phiên tịa có gợi ý cho bị cáo về những nội dung cần
tranh luận khi bị cáo khơng biết tranh luận vấn đề gì, khơng hạn chế thời gian tranh
luận của bị cáo, chủ tọa phiên tịa làm tốt vai trị điều khiển tranh luận. Ví dụ: Tại
Tịa án nhân dân thành phố Hịa Bình phiên tịa sơ thẩm xét xử bị cáo Hồng Cơng
Lƣơng, phần tranh luận diễn ra trong vòng 9 ngày5; phiên tòa xét xử vụ án hoa hậu
Phƣơng Nga là bƣớc tiến của cơng tác tố tụng6.
Những vụ án dù khơng có luật sƣ bào chữa nhƣng bị cáo cũng đã tranh luận
với KSV về những nội dung quan trọng của vụ án để HĐXX xem xét cho bị cáo khi
nghị án, bị cáo cũng nói lời nói sau cùng trƣớc khi HĐXX vào phòng nghị án, đối
với bị cáo tại ngoại phần lớn bị cáo đều chấp hành tốt tham gia phiên tòa khi Tòa án
triệu tập.
5

[ />.html] (truy cập ngày 07/9/2019).
6
[ (truy
cập ngày 07/9/2019).


13
Qua thực tiễn xét xử 05 năm từ giai đoạn năm 2015 – 2019 của Tòa án nhân
dân hai cấp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang kể từ khi có Nghị quyết 08NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về cải cách tƣ pháp thì Tịa án luôn
xác định việc nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá của hoạt
động tƣ pháp. Trong đó, phần tranh luận của bị cáo tại phiên tịa có vai trị và ý nghĩa
rất quan trọng trong việc đi tìm sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm quyền lợi trực
tiếp đối với bị cáo trong việc xác định tội danh, mức hình phạt, trách nhiệm dân sự,

xử lý vật chứng, biện pháp tƣ pháp. Tranh luận của bị cáo cũng là một phần trong q
trình tranh tụng, tranh luận tại phiên tịa góp phần vào cơng tác đấu tranh, phịng
chống tội phạm, tun truyền phổ biến pháp luật đối với quần chúng nhân dân, với
những ngƣời tham dự phiên tịa. Trong cơng tác xét xử, Tòa án đã triển khai và thực
hiện tốt các phiên tòa tranh luận theo tinh thần cải cách tƣ pháp, nâng cao chất lƣợng
tranh luận tại phiên tòa giữa các chủ thể, nhất là chủ thể bị buộc tội – bị cáo. Qua đó,
đã góp phần nâng cao tỷ lệ án giải quyết, số lƣợng án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan
của Thẩm phán giảm. Để giải quyết án đạt tỷ lệ cao, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố
tụng, ngƣời tiến hành tố tụng phải phấn đấu nỗ lực, công tác phối hợp giữa các cơ
quan cũng hết sức quan trọng. Đồng thời, sự hợp tác tích cực của những ngƣời tham
gia tố tụng có mặt đúng theo giấy triệu tập, giấy mời của Tòa án góp phần thúc đẩy
giải quyết vụ án nhanh chóng. Điều đó thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 1.2.1.1. Số liệu thụ lý, giải quyết vụ án hình sự của Tòa án hai cấp
trên địa bàn các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang trong giai đoạn 5 năm
từ năm 2015 đến năm 20197:
Bạc Liêu

Cà Mau
Năm

2015
2016
2017
2018
2019
7

Thụ



Giải
quyết

Tỷ lệ

1.194
1.022
959
1.141
1.019

1.135
980
925
1.071
963

95%
95,9%
96,5%
93,9%
94,5%

Thụ

756
615
547
620
577


Kiên Giang

Giải
quyết

Tỷ lệ

Thụ


Giải
quyết

Tỷ lệ

753
613
539
595
567

99,6%
99,7%
98,5%
96%
98,3%

1.709
1.544

1.374
1.529
1.309

1.537
1.524
1.352
1.500
1.261

89,9%
98,7%
98,4%
98,1%
96,3%

Báo cáo tổng kết các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019 của Tòa án hai cấp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu
và Kiên Giang.


14
Bảng 1.2.1.2. Số liệu án hình sự bị hủy, bị sửa của Tòa án hai cấp trên
địa bàn các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang trong giai đoạn 5 năm từ
năm 2015 đến năm 20198:
Năm
2015

Cà Mau
Bạc Liêu
Kiên Giang

Hủy
Sửa
Hủy
Sửa
Hủy
Sửa
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Vụ Tỷ lệ Vụ
Vụ
Vụ
Vụ
Vụ
lệ
lệ
lệ
lệ
lệ
15 1,32% 48 4,2% 15
2% 34 4,5% 16
1% 40 2,6%

2016 15,5 1,58%

29 2,9%

12 1,9%


42 6,8%

14 0,9%

35 2,3%

2018

5 0,54%
5,5 0,51%

25 2,7%
38 3,5%

13 2,4%
14 2,4%

30 5,6%
41 6,9%

12 0,9%
10 0,7%

30 2,2%
32 2,1%

2019

7,5 0,78%


27 2,8%

13 2,3%

31 5,5%

11 0,9%

31 2,5%

2017

Qua sơ lƣợc một số báo cáo của ngành Tòa án trong thời gian 05 năm thực
hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về cải cách tƣ pháp thì số lƣợng án
giải quyết ln chiếm tỷ lệ cao, lƣợng án cịn lại thấp. Chất lƣợng xét xử ngày càng
đƣợc nâng lên thể hiện tỷ lệ án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán ngày
càng giảm về số vụ. Để làm đƣợc điều đó, địi hỏi phải thực hiện tốt việc tranh tụng
tại phiên tòa, nâng cao chất lƣợng tranh luận của bên buộc tội và bên bào chữa. Bị
cáo là ngƣời bị buộc tội, nếu bị cáo phát huy tốt vai trò tranh luận của bị cáo tại
phiên tòa thì góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Vai trò của Chủ
tọa phiên tòa là rất quan trọng, Chủ tọa phiên tịa khơng phải là chủ thể tranh luận,
khơng tham gia vào q trình tranh luận, chỉ giữ vai trò điều khiển tranh luận,
hƣớng tranh luận vào nội dung chính của vụ án cần làm sáng tỏ và điều khiển việc
thực hiện tranh luận của các bên tham gia tố tụng đúng quy định của pháp luật tố
tụng. Với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng góp phần nâng cao tỷ lệ án giải quyết và
chất lƣợng xét xử, đã giải quyết nhanh chóng, dứt điểm nhiều vụ án phức tạp,
nghiêm trọng, những vụ án dƣ luận quan tâm.
Vụ án điển hình thứ nhất: Ngày 29/9/2017 Tòa án nhân dân huyện Cái
Nƣớc, tỉnh Cà Mau mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đối với bị cáo Quách Văn

Ghil, sinh năm 1989, nơi cƣ trú: Ấp Lợi Đơng, xã Hịa Mỹ, huyện Cái Nƣớc, tỉnh
Cà Mau về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ” theo quy định tại khoản 1 Điều 202 của BLHS năm 1999. Theo hồ sơ vụ án
8

Báo cáo tổng kết các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019 của Tòa án hai cấp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu
và Kiên Giang.


15
thể hiện: Khoảng 21 giờ 10 phút ngày 10/02/2016, Lê Ngọc Thạch điều khiển xe
mô tô chở Lê Thanh Sơn đến đoạn đƣờng thuộc ấp Đông Hƣng, xã Tân Hƣng
Đông, huyện Cái Nƣớc, tỉnh Cà Mau. Do tránh ngƣời đi bộ cùng chiều, xe mô tô
bị ngã, Thạch ngã ra khỏi xe nằm cách tâm lộ khoảng 50cm (vẫn còn bên lề phải
hƣớng đi), Sơn ngã văng về trƣớc phía lề phải hƣớng đi của xe. Ngƣời dân ở hai
bên đƣờng nghe tiếng ngã xe ra xem thấy Sơn đứng dậy dựng xe lên, cịn Thạch
ngồi dậy tại vị trí ngã dùng tay ôm chân. Sơn và một số ngƣời hỏi Thạch có sao
khơng? Thạch trả lời khơng sao chỉ bị đau chân. Khoảng 03 đến 04 phút sau, có 01
xe môtô do Quách Văn Ghil điều khiển chạy cùng chiều đụng thẳng vào ngƣời
Thạch kéo đi khoảng 13m thì xe ngã. Thạch bị thƣơng nặng đƣợc anh Bùi Chí
Thức và Ghil đƣa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nƣớc, Thạch đã tử vong.
Theo kết luận khám nghiệm tử thi kết luận: Nguyên nhân chết của Thạch là do
chấn thƣơng sọ não hở.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số: 40/2017/HSST ngày 29/9/2017 của Tòa án
nhân dân huyện Cái Nƣớc áp dụng khoản 1 Điều 202, khoản 2 Điều 46 của BLHS
năm 1999, xử phạt Quách Văn Ghil 09 (chín) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 09/10/2017 bị cáo Quách Văn Ghil có đơn
kháng cáo với nội dung kêu oan, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm điều tra lại.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số: 23/2018/HS-PT ngày 28/3/2018 của Tịa án

nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định hủy bản án sơ thẩm số: 40/2017/HS-ST ngày
29/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện Cái Nƣớc để điều tra giải quyết lại vụ án.
Sau khi điều tra lại, ngày 23/9/2019 Tòa án nhân dân huyện Cái Nƣớc mở
phiên tòa xét xử lại vụ án nói trên. Tại bản án hình sự sơ thẩm số: 36/2019/HSST
ngày 23/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện Cái Nƣớc. Áp dụng khoản 1 Điều 202,
khoản 2 Điều 46 của BLHS năm 1999 xử phạt Quách Văn Ghil 01 năm tù về tội “Vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Ngày 30/9/2019, bị cáo Quách Văn Ghil kháng cáo kêu oan. Tại bản án hình
sự phúc thẩm số: 179/2019/HS-PT ngày 25/11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà
Mau quyết định không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Quách Văn Ghil; giữ
nguyên bản án hình sự sơ thẩm số: 36/2019/HS-ST ngày 23/9/2019 của Tòa án nhân
dân huyện Cái Nƣớc, tỉnh Cà Mau.
Đối với vụ án nêu trên, trong q trình tranh luận tại phiên tịa từ cấp sơ
thẩm cho đến cấp phúc thẩm, bị cáo Quách Văn Ghil trình bày: Bị cáo xác định bị



×