Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.5 KB, 125 trang )

Tranh lun hc thut 20 nm cui th k XX Trung Quc v phng din tụn giỏo ca Nho giỏo:
ỏnh giỏ v bỡnh thut
đại học quốc gia Hà Nội
Trờng Đại học Khoa học X hội và Nhân văn ã
-------o0o-------
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX
ở Trung Quốc về phơng diện tôn giáo của
nho giáo : Đánh giá và bình thuật
Luận văn thạc sĩ Châu á học

Chuyên Ngành: Châu á học
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
LỜI MỞ ĐẦU
I . LÝ do chän ®Ò tµi.
Nho giáo (Nho gia, Nho học) là những khái niệm rất quen thuộc đối
với chúng ta. Nói đến Nho giáo, người ta thường nghĩ ngay đến vai trò là
chủ thể của văn hoá truyền thống Trung Quốc. Ngược lại, khi nghiên cứu
Trung Quốc, người ta không thể bỏ qua yếu tố Nho giáo. Là một học thuyết
do Khổng Tử đặt nền móng từ thời Xuân Thu - Chiến quốc, Nho giáo đã
tồn tại và được các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp nhau coi là cơ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
sở của đạo trị nước, chiếm vị trí học thuyết độc tôn trong suốt hơn 2000
năm phát triển của lịch sử Trung Quốc. Với địa vị là tư tưởng chủ đạo
trong cả chiều dài lịch sử như vậy, Nho giáo đã đóng vai trò quan trọng
trong việc định hình văn hoá Trung Quốc. Đó là điều không ai có thể bác
bỏ. Vấn đề còn tranh luận ở đây là, Nho giáo góp phần định hình nền văn
hoá Trung Quốc đó với tư cách là một học thuyết triết học, chính trị, đạo


đức hay là một tôn giáo? Nói một cách chặt chẽ hơn, Nho giáo có phải là
tôn giáo hay không? Đây là vấn đề rất quan trọng và không hề đơn giản.
Bởi vì nó không chỉ là vấn đề bản chất, cốt lõi của riêng Nho giáo; mà nó
còn liên quan đến bản chất của văn hoá Trung Quốc; là một vấn đề lớn
trong việc nhận thức đúng đắn văn hoá truyền thống Trung Quốc; cũng là
một vấn đề quan trọng trong việc nhận thức quy luật phát triển lịch sử nhân
loại. Thực tế cũng đã chứng minh tầm quan trọng và phức tạp của vấn đề
khi mà nó đã được đặt ra từ lâu mà vẫn chưa đến hồi kết thúc. Chính không
khí sôi nổi của cuộc tranh luận về vấn đề tôn giáo của Nho giáo cùng với
“cơn sốt nghiên cứu Nho giáo” đang diễn ra trong và ngoài Trung Quốc là
một lí do để người viết quyết định chọn nghiên cứu Nho giáo cho luận văn
của mình, cụ thể là nghiên cứu tình hình tranh luận về phương diện tôn
giáo của Nho giáo 20 năm cuối thế kỷ XX.
Một lí do nữa cũng xuất phát từ tình hình nghiên cứu Nho giáo, đó là
nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam ta. Ở Việt Nam, Nho giáo (Nho học) từ
lâu đã là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Việc nghiên cứu
Nho giáo trong những năm gần đây đang có chiều hướng mở rộng, số
lượng các học giả cũng như các công trình nghiên cứu Nho giáo ngày càng
nhiều. Tuy nhiên, dường như về phương diện tôn giáo của Nho giáo thì gần
như chưa được quan tâm và nó vẫn còn là một mảnh đất chưa được khai
thác nhiều. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn vấn đề này sẽ mở ra
một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu Nho giáo; mặt khác có thể bổ sung
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
thêm tư liệu nghiên cứu về phương diện tôn giáo của Nho giáo nói riêng và
nghiên cứu Nho giáo nói chung ở Việt Nam.
Một lí do nữa và cũng là cơ sở đáp ứng các lí do trên chính là không
khí tranh luận vấn đề đặc biệt sôi nổi ở Trung Quốc 20 năm cuối thể kỷ XX
đã để lại nguồn tư liệu tham khảo dẫn chứng rất phong phú giúp người viết

tự tin thực hiện đề tài.
Lí do quan trọng cuối cùng xuất phát từ chủ quan của người viết thực
hiện đề tài này vừa là để hoàn thành quá trình quá trình nghiên cứu thạc sĩ
Châu Á học, vừa là cơ hội để người viết vận dụng và nâng cao vốn kiến
thức cũng như kỹ năng nghiên cứu khoa học đã được trang bị từng bước
qua các chuyên đề khoa học. Hơn nữa, những thông tin, kiến thức thu thập
nghiên cứu từ để tài sẽ làm phong phú hơn nữa hiểu biết của người viết về
Nho giáo nói riêng và về văn hoá Trung Quốc nói chung.
Hy vọng rằng những nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại những
thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến Nho giáo và góp một
phần nhỏ vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học về Nho giáo ở Việt Nam.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
II. LÞch sö nghiªn cøu vÊn ®Ò
Tính đến hết thế kỷ XX, về cơ bản, lịch sử tranh luận vấn đề tôn giáo
của Nho giáo ở Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn: Lần tranh luận thứ
nhất (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX). Lần tranh luận thứ hai (từ cuối thế kỷ
XIX đến nửa đầu thế kỷ XX). Lần tranh luận thứ ba vào nửa cuối thế kỷ
XX, đặc biệt là 20 năm cuối thế kỷ XX, từ khi học giả Nhiệm Kế Dũ công
khai nêu ra quan điểm “Nho giáo là tôn giáo” trong Đại hội thành lập Học
hội vô thần luận Trung Quốc tổ chức vào cuối năm 1978. Sang thế kỷ XXI,
tranh luận về vần đề vẫn tiếp tục đuợc triển khai sâu rộng.
Mỗi lần tranh luận đều có sự tăng thêm về số lượng cũng như chất
lượng. Tuy nhiên, sự tham gia của các học giả thường là trực tiếp bày tỏ
quan điểm của mình về vấn đề tranh luận, còn các bài viết hoặc công trình
nghiên cứu chung về tình hình tranh luận lại rất ít, đặc biệt là các công trình
nghiên cứu lớn. Cho đến nay, số lượng các bài viết dạng tổng hợp tình hình
tranh luận về phương diện tôn giáo của Nho giáo vẫn còn dừng ở con số rất
khiêm tốn, như qua trang web: www.confucius2000.com ta thấy một số

bài “Nho giáo tranh luận đích lịch sử tính dữ thế giới tính”, “Nho giáo vấn
đề nghiên cứu đích phát triển hoà thâm nhập”, “Quan vu Nho giáo vấn đề
đích tối tân thảo luận” của Hàn Tinh, hay “Nho giáo chi tranh khảo” của
Thẩm Vĩ Hoa (xem www.rxyj.org), “Nho giáo cập Nho học chi tôn giáo
tính vấn đề” của Quách Tề Dũng (xem www.yuandao.com) và một số bài
viết khác. Đáng chú ý nhất là cuốn “Nho giáo vấn đề tranh luận tập” của
tác giả Nhiệm Kế Dũ, xuất bản lần đầu tiên vào năm 2000. Đây là một
cuốn sách chuyên tập hợp các bài viết tiêu biểu của các học giả tranh luận
về phương diện tôn giáo của Nho giáo diễn ra vào khoảng 20 năm cuối thế
kỷ XX. Sau Nhiệm Kế Dũ, năm 2004, Hàn Tinh cho xuất bản cuốn “Nho
giáo vấn đề__tranh minh dữ phản tư”. Cuốn sách này ngoài giới thiệu khái
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
quát tình hình tranh luận vấn đề Nho giáo ở Trung Quốc hơn 20 năm cuối
thế kỷ XX, còn giới thiệu cả tranh luận vấn đề trên mạng Khổng Tử 2000
đầu thế kỷ XXI... Có thể nói, “Nho giáo vấn đề tranh luận tập” và “Nho
giáo vấn đề__tranh minh dữ phản tư” là hai công trình điển hình có sự tập
hợp, liệt kê hoặc khái quát về các bài viết tham gia tranh luận vấn đề Nho
giáo. Tuy nhiên, kể cả các bài viết hay hai cuốn sách trên đều chỉ dừng lại ở
việc tập hợp các tác phẩm, các bài viết mang tính chất liệt kê, gần như chưa
có phần đánh giá chung về tổng quan tình hình tranh luận.
Đó là ở Trung Quốc, còn ở Việt Nam chúng ta, người viết có thể
khẳng định là chưa có công trình nghiên cứu nào về tình hình tranh luận
phương diện tôn giáo của Nho giáo. Có thể nói, đề tài này là công trình đầu
tiên ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề trên.
III. §èi tîng nghiªn cøu .
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các ý kiến tranh luận về vấn đề
Nho giáo có phải là tôn giáo hay không cùng phạm vi là “ở Trung Quốc 20
năm cuối thế kỷ XX”. Qua đó phân loại, khái quát thành các khuynh hướng

chủ đạo tạo ra bức tranh về tình hình tranh luận về phương diện tôn giáo
của Nho giáo 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc. Thực ra, vấn đề “Nho
giáo có phải là tôn giáo hay không” không chỉ giới hạn ở sự tranh luận của
các học giả Trung Quốc, mà từ lâu nó đã trở thành một vấn đề học thuật
mang tính quốc tế. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian không thể sưu tầm
hết cả các tranh luận trong và ngoài Trung Quốc, nên người viết dừng lại ở
Trung Quốc, muốn xuất phát từ chính nơi được coi là trung tâm của tranh
luận để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề. Sở dĩ luận văn tập trung nghiên cứu
vấn đề vào 20 năm cuối thế kỷ XX là xuất phát trực tiếp từ bản thân giai
đoạn này, đó được coi là giai đoạn vấn đề tranh luận thực sự được “bùng
nổ”; và vì lần tranh luận diễn ra gần đây hơn nên còn để lại nhiều dư âm, dễ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
đối chứng tài liệu, phạm vi tranh luận rộng hơn, không khí tranh luận sôi
nổi hơn, trình độ tranh luận học thuật cũng cao hơn hai lần tranh luận
trước.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các ý kiến tranh luận về
vấn đề Nho giáo có phải là tôn giáo hay không ở Trung Quốc 20 năm cuối
thế kỷ XX. Tuy nhiên, do có cả phần đánh giá và mở rộng tình hình tranh
luận nên người viết mở rộng ra nghiên cứu cả tình hình tranh luận trước và
sau lần tranh luận 20 năm cuối thế kỷ XX này. Mặt khác, do sự tranh luận
có liên quan đến các vấn đề được coi là cốt lõi của Nho giáo, nên người
viết cũng nghiên cứu thêm về nội dung các vấn đề cốt lõi của Nho giáo để
có sự đối chứng và lựa chọn dẫn chứng chính xác hơn, tiêu biểu hơn, đưa
ra những nhận xét xác đác hơn.
IV. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu vµ nguån t liÖu.
1. Phương pháp nghiên cứu.
Người viết xác định công việc tổng quan của mình gồm hai công
đoạn: tổng thuật và đánh giá. Trước hết là tổng thuật, nghĩa là thuật lại,

trình bày lại một cách khái quát có hệ thống toàn cảnh tranh luận về vấn đề
“Nho giáo có phải là tôn giáo hay không” ở Trung Quốc 20 năm cuối thế kỷ
XX. Thái độ xuyên suốt quá trình tổng thuật là nhìn nhận đánh giá vấn đề
một cách khách quan bao quát. Trong phần này, nhiệm vụ của người viết
đúng như câu nói của Khổng Tử là “thuật nhi bất tác”, cố gắng đứng ở một
vị trí khách quan nhất để sắp đặt, thâu tóm các ý kiến; từ đó nhằm phác
thảo lại tình hình tranh luận liên quan. Cụ thể hơn là liệt kê một cách khoa
học các ý kiến thể hiện thái độ đối với vấn đề tôn giáo của Nho giáo theo
những khuynh hướng cơ bản. Tiếp sau phần tổng thuật là phần đánh giá.
Đây là phần được coi là khá quan trọng, bởi vì người viết xác định rằng giá
trị của luận văn không chỉ dừng lại đơn thuần ở việc tổng thuật, mà cao hơn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
là những điều đúc rút qua sự tổng thuật. Trên cơ sở phần tổng thuật, người
viết sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử để đưa ra
những đặc điểm về bản thân lần tranh luận này. Cố gắng bám sát thực tế
tranh luận một cách khách quan, chính xác đưa ra những đặc điểm được coi
là nổi bật của lần tranh luận chính là tiêu chí của người viết.
2. Nguồn tư liệu.
Luận văn mang tính chất tổng thuật nghiên cứu và phân tích đánh giá
nên thao tác sưu tập tài liệu rất quan trọng, nó đòi hỏi một nguồn tư liệu
phong phú mà chính xác, tiêu biểu, việc lựa chọn tài liệu dẫn chứng phải
khách quan, chân thực. Với yêu cầu như vậy, người viết đã rất thận trọng
trong việc lựa chọn tài liệu, những trích dẫn về tình hình tranh luận phương
diện tôn giáo của Nho giáo ở Trung Quốc 20 năm cuối thế kỷ XX ở đây
bao gồm những ý kiến phát biểu, các bài viết trên tạp chí và một số công
trình nghiên cứu học thuật hữu quan (đều được ghi chú ở phần tài liệu tham
khảo). Tất cả đều là tài liệu tiếng Trung, người viết đã cố gắng đọc dịch và
chọn lọc những ý kiến tiêu biểu cho từng khuynh hướng tư tưởng, từng nội

dung, cố gắng đem lại nhiều ý kiến đa dạng để mọi người thực sự hình
dung được toàn cảnh của cuộc tranh luận.
V. Ý nghĩa, mục đích và đóng góp.
Trong bề dày và bề rộng của nghiên cứu về Nho giáo nói chung và
Khổng Tử nói riêng ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về nội dung
học thuyết Nho gia cũng như tác dụng của nó đến các lĩnh vực của đời
sống, vai trò và tác động của Nho giáo, quá trình của Nho giáo... có thể nói
là không kể xiết. Người quan tâm có thể dễ dàng tìm đọc và nghiên cứu.
Tuy nhiên, nghiên cứu về Nho giáo không chỉ dừng lại ở đó, nó còn nhiều
khía cạnh rất hấp dẫn đã và đang đuợc khai thác; vấn đề phương diện tôn
giáo của Nho giáo là một trong số đó. Mong muốn đem lại một chút gì mới
mẻ cho nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam, người viết đã nỗ lực vừa nghiên
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
cứu vừa học hỏi để hoàn thành luận văn “Tranh luận học thuật 20 năm
cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo_
đánh giá và bình thuật”. Luận văn với việc sưu tập đuợc rất nhiều những ý
kiến, quan điểm của các học giả có thể đem đến cho người đọc sự hiểu biết
cụ thể nhất về việc tranh luận vấn đề tôn giáo của Nho giáo. Thêm một
bước nữa, trên cơ sở những ý kiến; quan điểm của từng bài viết, bài phát
biểu riêng rẽ; người viết tổng hợp và nhóm thành những khuynh hướng cơ
bản, sắp xếp một cách hệ thống giúp những ai quan tâm có thể hình dung
khái quát, dễ dàng nắm bắt được động thái của vấn đề mà không mất nhiều
thời gian tìm tòi, sắp xếp rất nhiều tài liệu liên quan. Phần nhận xét đánh
giá của luận văn cũng có thể trở thành những gợi ý nhỏ để mọi nguời
nghiên cứu sâu rộng hơn. Nói chung, về cơ bản, người viết hy vọng luận
văn này sẽ là một tài liệu hữu ích trong nghiên cứu Nho giáo.
VI. KÕt cÊu cña luËn v¨n.
Về bố cục chi tiết của luận văn, ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết

luận”, phần “Nội dung” cũng là phần chính của luận văn, được chia ra làm
ba chương như sau:
Chương I: Trình bày khái quát các quan điểm khẳng định “Nho
giáo là tôn giáo”, được chia làm hai mục lớn:
I. Quan điểm khẳng định “Nho giáo là tôn giáo” của Nhiệm Kế
Dũ.
II. Các quan điểm khẳng định “Nho giáo là tôn giáo” khác.
Chương II: Trình bày khái quát các quan điểm phủ nhận “Nho giáo
là tôn giáo” và các quan điểm khác, cũng được chia làm hai mục lớn:
I. Các quan điểm phủ nhận “Nho giáo là tôn giáo”.
II. Các quan điểm khác về vấn đề tôn giáo của Nho giáo.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
Chương III: “Đánh giá và bình thuật”, đưa ra những đặc điểm nổi
bật cùng những nhận xét về lần tranh luận vừa tổng thuật ở hai chương I và
II.
Đề tài nghiên cứu này là luận văn tốt nghiệp của bản thân, song
người viết cũng mong muốn qua đó có thể đóng góp nho nhỏ cho nghiên
cứu Nho giáo đang phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là về phương diện tôn
giáo của Nho giáo. Nỗ lực dành nhiều thời gian, công sức và tinh lực cho
việc tìm đọc tài liệu tham khảo, dịch thuật và trình bày vấn đề một cách
chân thực, người viết hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có
ích cho những ai muốn nghiên cứu về phương diện tôn giáo của Nho giáo
nói riêng và Nho giáo nói chung. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện hạn chế
mà vấn đề lại phức tạp, nguồn tài liệu phong phú nhưng hầu như không có
tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, không phải là tài liệu cập nhật, rất khó
sưu tập; về phần mình, trình độ tiếng và năng lực đọc dịch tiếng Trung
cũng như kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu khoa học của người viết
còn hạn chế; vì vậy, trong quá trình dịch thuật, diễn giải và trình bày chắc

sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, bất cập nhất định. Người viết rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh lun hc thut 20 nm cui th k XX Trung Quc v phng din tụn giỏo ca Nho giỏo:
ỏnh giỏ v bỡnh thut
Nội dung

CHƯƠNG I: Các quan điểm khẳng định Nho giáo là
tôn giáo
Theo lch s vn tranh lun, chỳng ta thy, trong sut quỏ
trỡnh tranh lun t trc nhng nm 80 th k 20, quan im cho rng Nho
giỏo khụng phi l tụn giỏo luụn chim u th. c bit, t khi cỏc bc tin
bi nh Lng Khi Siờu, Sỏi Nguyờn Bi, C Trn c Tỳ a ra quan
im ph nhn Nho giỏo l tụn giỏo; trong khong gn mt trm nm, gn
nh gii hc thut u cụng nhn Trung Quc c i l nc phi tụn giỏo,
Nho giỏo khụng phi l tụn giỏo. Ch n khi hc gi Nhim K D cụng
khai a ra quan im Nho giỏo l tụn giỏo vo nm 1978, khuynh
hng khng nh ny mi dn dn phỏt trin.
I. Quan im khng nh Nho giỏo l tụn giỏo ca Nhim K
D:
Nhim K D l nhõn vt tiờu biu cho quan im Nho giỏo l tụn
giỏo. Cui nm 1978, trong i hi thnh lp Hc hi vụ thn lun t chc
ti Nam Kinh, Nhim K D ó tham gia din ging ln u tiờn quan im
Nho giỏo l tụn giỏo. Nm 1979, trong hi ngh tho lun hc thut mang
tớnh ton quc ca hi trit hc s Trung Quc t chc ti Thỏi Nguyờn,
Nhim K D li a ra vn Nho giỏo l tụn giỏo. Cng nm ú, ụng
thm Nht v cú bỏo cỏo hc thut Nho gia v Nho giỏo. Nm 1980 bỏo
cỏo ny c b sung ly tờn l Bn v s hỡnh thnh ca Nho giỏo
(nguyờn vn Lun Nho giỏo ớch hỡnh thnh), ng trờn tp chớ Khoa

hc xó hi Trung Quc, k 1. Cng trong nm 1980, tp chớ Trit hc
Trung Quc k 3 ó ng bi Nho hc v Nho giỏo. õy, ngi vit ly
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
bài “Luận Nho giáo đích hình thành” để khái quát nội dung cơ bản trong
quan điểm của Nhiệm Kế Dũ coi “Nho giáo là tôn giáo”.
Nhiệm Kế Dũ đã tiếp thu quan điểm cơ bản trong nghiên cứu lịch sử
Trung Quốc của một số học giả theo chủ nghĩa Mác- Lênin, đó là luận
điểm chia sự phát triển xã hội thành 5 giai đoạn, trên cơ sở đó coi Nho giáo
là trung tâm của hình thái ý thức xã hội phong kiến để tiến hành nghiên
cứu. Ông cho rằng “Hình thái ý thức này thích ứng với sự thống nhất chính
quyền giữa chế độ tông pháp phong kiến và chế độ quân chủ, có tác dụng
lớn trong việc mê hoặc dân chúng, do đó nó duy trì hữu hiệu trật tự xã hội
phong kiến”. Với nhận định Nho giáo là hình thái ý thức phong kiến; hình
thái ý thức phong kiến là để bảo vệ sự thống trị phong kiến, là sự mê hoặc
lừa gạt dân chúng lao động; Nhiệm Kế Dũ đã triển khai luận điểm của
mình trong bài viết, thể hiện ở 4 điểm sau:
Một là, học thuyết Nho gia do Khổng Tử sáng lập thời Xuân Thu
vốn là sự kế thừa và phát triển tư tưởng tôn giáo thờ cúng tổ tiên và thần
học thiên mệnh từ thời Thương Chu. Hạt nhân của học thuyết này là sự
nhấn mạnh tôn tôn, thân thân, duy trì địa vị thống trị tuyệt đối của quân,
phụ (vua và cha), củng cố chế độ đẳng cấp tông pháp chuyên chế. Vì vậy,
theo Nhiệm Kế Dũ, học thuyết này “chỉnh sửa thêm ít nữa thì có thể thích
ứng với nhu cầu của kẻ thống trị phong kiến, bản thân có khả năng phát
triển thành tôn giáo”.
Hai là, Nhiệm Kế Dũ cho rằng học thuyết Nho gia thời tiên Tần vẫn
chưa phải là Nho giáo, mà là học thuyết chính trị luân lí, đua tiếng với bách
gia chư tử. Sự phát triển từ Nho học thành Nho giáo là quá trình lịch sử hơn
một ngàn năm, nó diễn ra dần dần cùng với sự hình thành và củng cố của

đế quốc phong kiến thống nhất. Nói một cách cụ thể, “trong lịch sử phát
triển, học thuyết Nho gia đã trải qua hai lần biến đổi lớn. Lần thứ nhất vào
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
thời Hán, và lần thứ hai vào thời Tống, qua đó học thuyết Nho gia bị biến
thành Nho giáo”.
Theo Nhiệm Kế Dũ, sự biến đổi từ Nho gia thành Nho giáo tuy nói
là hoàn thành vào thời Tống, song có thể tính từ đời Đường. Ví dụ như Hàn
Dũ coi trọng “Đại học”, dùng đạo thống của Nho giáo chống lại pháp thống
của Phật giáo; Lí Cao dùng “Trung Dung” để chống lại chủ nghĩa thần bí
tôn giáo của Phật giáo. Đến Chu Hy đời Tống lại coi “Luận ngữ”, “Mạnh
Tử”, “Đại học”, “Trung dung” là Tứ thư, dồn hết tinh lực để chú giải nó.
“Tứ thư tập chú” của Chu Hy được kẻ thống trị phong kiến các triều đại sau
coi là sách giáo khoa dùng thích hợp trong toàn quốc. “Tứ thư” trở nên nổi
bật trong Thập tam kinh, được coi trọng đặc biệt.
Ba là, về đặc trưng tôn giáo của Nho giáo. Nhiệm Kế Dũ chỉ ra rằng:
từ khi Hán Vũ Đế độc tôn Nho thuật, Nho gia tuy đã có mầm mống Nho
giáo; song, những đặc trưng tôn giáo của nó vẫn cần hoàn thiện. Qua sự
giao lưu trao đổi không ngừng, ảnh hưởng lẫn nhau với Phật giáo và Đạo
giáo vào thời Đường; cộng thêm sự thúc đẩy có mục đích của đế vương
phong kiến, điều kiện Tam giáo hợp nhất đã chín muồi; sự ra đời của Lí
học Tống- Minh lấy lí luận phong kiến Nho giáo làm hạt nhân, hấp thu một
số phương pháp tu hành tôn giáo của Phật giáo, Đạo giáo, đã đánh dấu sự
hoàn thành của Nho giáo Trung Quốc.
Tiếp ngay đó, Nhiệm Kế Dũ còn trình bày sự tín thờ của Nho giáo là
“thiên,địa, quân, thân, sư”, nó kết hợp một cách hữu cơ chế độ tông pháp
phong kiến với thế giới quan tôn giáo thần bí. Trong đó, quân thân là hạt
nhân của chế độ tông pháp phong kiến Trung Quốc. “Thiên” là căn cứ thần
học của quân quyền thần thụ, “địa” là cái nền của thiên, “sư” là người phụ

trách, thay thiên địa quân thân giảng đạo, có quyền giảng giải cao nhất,
giống như Phật giáo tôn Phật, Pháp, Tăng làm Tam bảo, tách khỏi tăng,
phật và pháp thì không thể truyền bá. Thời kỳ hưng khởi của Lí học đời
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
Tống cũng đúng vào thời kỳ Thích, Đạo suy vi. Phật giáo vốn thịnh hành
cả nước, truyền sang cả các nước khác, về hình thức tuy đã suy vi, nhưng
trên thực tế vẫn chưa bị tiêu vong, bởi vì Nho giáo đã hấp thu Phật giáo
thành công. Có thể thấy, Trung Quốc không có tôn giáo chiếm quyền uy
tuyệt đối như ở châu Âu trung đại, song, lực lượng chi phối độc tôn ở
Trung Quốc trung đại là Nho giáo tuy không mang danh tôn giáo nhưng
thực là tôn giáo.
Qua so sánh với các tôn giáo khác như Kitô giáo, Ixlam giáo, Phật
giáo…, Nhiệm Kế Dũ đã chỉ ra 4 đặc trưng tôn giáo cụ thể của Nho giáo,
gồm:
- Về vị thần tối cao: phàm là tôn giáo đều phải xây dựng một vị thần
tối cao cho riêng mình. Nho giáo cũng tuyên truyền kính trời, sợ trời, gọi
vua là con của trời. Quân quyền và thần quyền kết hợp chặt chẽ với nhau,
vua được giao cho thần tính. Nho giáo còn có nghi lễ tế thiên, thờ Khổng
Tử.
- Về sự theo đuổi thành thánh thành hiền: Nho giáo quy tất cả học
vấn là cái học tu dưỡng tôn giáo. Nho giáo không cải tạo thế giới khách
quan, mà là làm trong sạch nội tâm; không hướng ra ngoài, mà tự kiểm
điểm; không nhận thức quy luật thế giới, mà chính tâm thành ý làm thánh
hiền. Quy cách của thánh hiền chính là sự thần hóa con người theo quy
cách của Nho giáo, tức con người theo chủ nghĩa tăng lữ điển hình.
- Về sự theo đuổi thế giới tinh thần: mọi tôn giáo đều chủ trương có
một thế giới tinh thần, thế giới bên kia, hay còn gọi là thiên đường, cõi cực
lạc. Theo Nhiệm Kế Dũ, Nho giáo tuy không nói đến xuất thế; không chủ

trương có một thiên đường ở kiếp sau, nhưng lại coi trạng thái tinh thần
chủ quan của thánh nhân là cõi lí tưởng để theo đuổi, thì cũng chính là đưa
thiên đường vào đời sống hiện thực của thế giới hiện tại, chứ không phải
bên ngoài đời sống hiện thực của thế giới bên kia.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
- Về giáo chủ, giáo lí, kinh điển, đạo chính thống: các tôn giáo đều có
giáo chủ, giáo lí, giáo quy, kinh điển, giáo phái. Nhiệm Kế Dũ cho rằng:
giáo chủ của Nho giáo là Khổng Tử; giáo lí và đối tượng tín thờ của nó là
“thiên, địa, quân, thân, sư”; kinh điển của nó là Lục kinh của Nho gia; giáo
phái và hệ thống truyền pháp chính là đạo thống luận của Nho gia; có cái
gọi là 16 chữ chân truyền__ “nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh
duy nhất, doãn chấp quyết trung.” (“nhân tâm rất nguy, đạo tâm thì mong
manh, phải chuyên tâm nhất chí, phải hành động theo đạo trung”) (Thượng
thư, Ngu thư). Nhiệm Kế Dũ còn so sánh Nho giáo với thần học trung đại
phương Tây, chỉ ra rằng: “chủ nghĩa tăng lữ, chủ nghĩa cấm dục, quan niệm
“nguyên tội”, chủ nghĩa mông muội, tôn tượng sùng bái, phương pháp tu
dưỡng tôn giáo chú trọng phản tỉnh nội tâm, trái ngược với khoa học, coi
thường sản xuất, những nội dung tôn giáo lạc hậu này của triết học kinh
viện thời trung đại Nho giáo có cả.”.
Như vậy, từ góc độ lịch sử, bài viết “Bàn về sự hình thành của Nho
giáo” (“Luận Nho giáo đích hình thành”) của Nhiệm Kế Dũ đã đi sâu phân
tích quá trình Nho gia từng bước trở thành Nho giáo, đồng thời cũng chỉ rõ
những đặc điểm tôn giáo của Nho giáo. Ông khẳng định: Nho giáo tuy thiếu
đặc trưng bên ngoài của tôn giáo nói chung, nhưng lại có tất cả những
thuộc tính bản chất của tôn giáo. Do đó, Trung Quốc cổ đại không phải là
không có sự thống trị của tôn giáo thần quyền, bởi vì bản thân Nho giáo
chính là tôn giáo. Từ góc độ rộng hơn, bài viết này còn chỉ ra rằng, từ trước
khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mọi người không thể hoàn toàn thoát khỏi

sự thống trị của tôn giáo. Trung Quốc cổ đại cũng không ngoại lệ.
Năm 1980, tạp chí “Triết học Trung Quốc” kỳ 3 đăng bài “Nho gia
và Nho giáo”của Nhiệm Kế Dũ, bài viết này tiến thêm một bước chỉ ra rằng
“sự thiết lập Lí học Tống-Minh đã đánh dấu sự hoàn thành của Nho giáo
Trung Quốc”. Tổ chức tôn giáo của Nho giáo chính là quốc học ở trung
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
ương và châu học, phủ học, huyện học ở địa phương. Học làm quan chính
là chức vụ chuyên trách của Nho giáo. Nho giáo đã xã hội hóa tôn giáo,
khiến cho sinh hoạt tôn giáo thâm nhập vào từng gia đình.
Sau hai bài viết trên, năm 1982, Nhiệm Kế Dũ còn liên tục đăng hai
bài viết “Đánh giá lại Nho giáo” (“Nho giáo đích tái bình giá”) và “Chu Hy
và tôn giáo” (“Chu Hy dữ tôn giáo”) trên tạp chí “Khoa học xã hội Trung
Quốc” kỳ 2 và kỳ 5. Ở bài “Đánh giá lại Nho giáo”, Nhiệm Kế Dũ đã phân
tích luận điểm “Nho giáo là tôn giáo” một cách sâu sắc và rõ ràng hơn. Từ
cái nhìn bao quát lịch sử thế giới, lấy lịch sử phát triển tôn giáo làm xuất
phát điểm; Nhiệm Kế Dũ cho rằng, tôn giáo Trung Quốc cũng đã trải qua
quá trình từ tôn giáo nguyên thủy phát triển hoàn thiện thành tôn giáo hiện
có, nhấn mạnh sự hưng thịnh của tôn giáo thời trung đại không phải là hiện
tượng ngẫu nhiên, xã hội phong kiến Trung Quốc tương ứng với thời kỳ
trung đại, “Nho giáo là một tôn giáo hình thành trong xã hội phong kiến
Trung Quốc, nó vừa có tính chung của mọi tôn giáo thế giới thời trung đại,
vừa có đặc tính độc đáo riêng”. Sự thống nhất giữa tính chung và tính riêng
đó đã phản ánh rõ nét điều kiện lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc. Xã
hội phong kiến Trung Quốc mang đặc điểm nổi bật là chế độ tông pháp
phong kiến phát triển khá hoàn thiện. Chính chế độ tông pháp đó đã tạo ra
tư tưởng tông pháp lấy tam cương ngũ thường làm nội dung cơ bản của
Nho gia. Tất nhiên, theo Nhiệm Kế Dũ, bản thân tư tưởng tông pháp không
phải là tôn giáo. Ví như tư tưởng tông pháp của Khổng Tử, Mạnh Tử và

Tuân Tử thời tiên Tần chỉ là tư tưởng luân lí chính trị xã hội, không mang
tính chất tôn giáo; sau khi bị tôn giáo hóa, trở thành giáo điều thần thánh,
mọi người cũng không thắc mắc, càng không phản đối.
Nhiệm Kế Dũ phân tích tiếp chỉ ra rằng, Nho giáo lấy tam cương ngũ
thường thay cho việc theo đuổi thế giới bên kia. Phàm là tôn giáo đều có sự
theo đuổi thế giới bên kia, như thiên đường, Tây phương cực lạc, thế giới
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
thần tiên, thậm chí phải xuất gia, toàn tâm toàn ý vì lí tưởng theo đuổi.
Nhưng, Nhiệm Kế Dũ nói: Nho giáo không chủ trương xuất gia, mà chú
trọng những luân lí hiện thực, mang đạm tính thế tục. Nho giáo khác với
những tôn giáo khác, nó không hư cấu ra một thế giới bên kia, rồi sau đó
dần dần đưa vào thế giới hiện thực, mà là đem “tam cương ngũ thường”
trong thế giới hiện thực “gia công” tôn giáo, làm cho nó trở thành một thế
giới bên kia. Ông lấy Nho giáo Tống - Minh làm ví dụ. Nho giáo Tống-
Minh nhiều lần thảo luận cái gọi là “hạ học thượng đạt”, “cái cao siêu nhất
là đạo trung dung”, giống như Thiền tông thể nghiệm cái đạo tuyệt diệu từ
“vác nước bổ củi”(“vận thủy ban sài”), đây là chủ trương đạt được thiên lí
từ hạ học nhân sự, theo đuổi cái gọi là cảnh giới tinh thần cao siêu từ luân lí
thường ngày. Cảnh giới tinh thần đó thực chất chính là một thế giới bên
kia.
Trong bài, Nhiệm Kế Dũ cũng đã phân tích sự khác biệt giữa thần
học của Đổng Trọng Thư với Lí học Tống- Minh. Cho rằng, thần học của
Đổng Trọng Thư và Lí học Tống- Minh đều phát triển theo hướng tôn giáo
hóa Nho học, nhưng với mức độ khác nhau. Ở thần học của Đổng Trọng
Thư, những đặc trưng tôn giáo vẫn chưa hoàn thiện, vì trong hệ thống thàn
học đó, tư tưởng “thế giới bên kia” vẫn chưa đầy đủ. Còn Nho giáo Tống-
Minh đã hấp thu tư tưởng Phật giáo, điều chỉnh theo nhu cầu bảo vệ chế độ
tông pháp, đưa thiên lí thành mục tiêu theo đuổi suốt đời của mọi người, là

lối thoát tinh thần duy nhất, đồng thời đã đưa ra một loạt phương pháp tu
dưỡng hoàn chỉnh như chủ kính, tĩnh tọa, “tồn thiên lí diệt nhân dục”, đến
đây hệ thống tôn giáo của Nho giáo cũng đã phát triển hoàn thiện.
Kết thúc bài viết, Nhiệm Kế Dũ một lần nữa khẳng định: Nho giáo
Tống- Minh khác với Nho gia tiên Tần, và thực chất nó là một tôn giáo,
mang đặc trưng thần học kinh viện trung đại.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
Từ cuối những năm 80 đến những năm 90, Nhiệm Kế Dũ còn lần
lượt có các bài như: “Bàn về ‘Tứ thư tập chú’ của Chu Hy__lần biến đổi lớn
của kinh học Nho gia” (“Luận Chu Hy đích ‘Tứ thư tập chú’__Nho gia kinh
học đích nhất đại biến cách”) [2],

“Nho giáo__tôn giáo mang hình thức
dân tộc Trung Quốc” (“Cụ hữu Trung Quốc dân tộc hình thức đích tôn
giáo__Nho giáo”) [3], “Bàn về quy định học đường của thư viện Động Bạch
Lộc” (“Luận Bạch Lộc Động thư viện học quy”) [4], “Xem xét Nho giáo từ
việc thầy trò họ Trình học dưới tuyết” (“Tùng Trình môn lập tuyết khán
Nho giáo” [5; 1], , “Tình cảm tôn giáo của Chu Hy” “Chu Hy đích tôn giáo
cảm tình”) [5; 2], “Từ Phật giáo đến Nho giáo__sự biến đổi trào lưu tư
tưởng Đường Tống” (“Tùng Phật giáo đáo Nho giáo__Đường Tống tư trào
đích biến thiên”) [6] ….
Trong “Bàn về ‘Tứ thư tập chú’ của Chu Hy__lần biến đổi lớn của
kinh học Nho gia” , Nhiệm Kế Dũ nghiêng về thảo luận ý nghĩa quan trọng
của “Tứ thư tập chú” trong lịch sử kinh học Nho gia. Nhưng, là người
nghiên cứu Nho giáo, ông coi “Tứ thư tập chú” là sự biến đổi mới của
“kinh học thần học” thời Hán trong thời Tống, và gọi nó là “kinh học Nho
giáo”, tương ứng với quan niệm thời Hán là giai đoạn hình thành Nho giáo,
thời Tống là giai đoạn hoàn thành của Nho giáo. Theo ông, khi người Hán

giải thích kinh sách đã chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng “thiên nhân
cảm ứng”, lấy đạo trời áp đặt trong việc của con người, là vì “kinh học thần
học”. Nó là công cụ đắc lực giúp triều Hán củng cố thống nhất chính
quyền. Kinh học thần học là hệ thống thần học còn khá đơn giản, nhưng nó
đã thể hiện trào lưu tư tưởng thời đại, đã bao hàm rất nhiều nội dung khoa
học đương thời (như triết học, thần học, sử học…), dùng kinh học làm tư
tưởng chỉ đạo cao nhất, hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp trị quốc an
bang, như dẫn theo kinh thư để quyết định án, thi hành các biện pháp chính
trị… Sự ra đời của “Tứ thư”đã đánh dấu sự hình thành của “Tân kinh học”,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
đây là “kinh học Nho giáo” hình thành sau khi “Ngũ kinh chính nghĩa” đã
hấp thu một số nội dung tôn giáo của Phật giáo và Đạo giáo. Chu Hy thời
Nam Tống đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lệch sử đổi mới kinh học Nho
giáo này.
Theo ông, đặc điểm của kinh học Nho giáo đời Tống là ở chỗ dùng
thuyết tâm tính để giải thích kinh điển Nho gia, đặc biệt là “Tứ thư tập
chú”, nó nhấn mạnh đạo lí đối nhân xử thế chủ yếu là dạy người tu thân
dưỡng tính, hàm dưỡng tính cách, chính tâm thành ý như thế nào. Lấy
thuyết tâm tính để giải thích kinh điển là một biến đổi lớn chưa từng diễn ra
trong lịch sử kinh học Trung Quốc.
Năm 1988 Nhiệm Kế Dũ có bài ,

“Nho giáo__tôn giáo mang hình
thức dân tộc Trung Quốc”. Đây là luận chứng mới của ông về tính chính trị,
tính dân tộc, tính hiện thực của Nho giáo. Ông cho rằng xã hội Trung Quốc
tồn tại mâu thuẫn giữa sự thống nhất của chính trị tập quyền trung ương với
sự phân tán của nền kinh tế tự nhiên, điều hòa như thế nào mâu thuẫn này?
Phải dựa vào Nho giáo. Ở đây, Nho giáo có tác dụng quan trọng. Nhưng tác

dụng quan trọng thế nào thì Nhiệm Kế Dũ không đề cập đến. Ông quay
sang bàn về sự xuất hiện của tôn giáo. Đó là ba tôn giáo lớn trên thế giới
đều phát triển ở xã hội phong kiến, đó không phải là hiện tượng ngẫu
nhiên. Xã hội phong kiến cần tôn giáo. Nếu chỉ là nhu cầu cá nhân, nó
mang nhân tố chủ quan và tính ngẫu nhiên, có thể không cần chú trọng, nó
xuất phát từ nhu cầu xã hội, nhu cầu quốc gia thì không thể coi là chủ quan,
ngẫu nhiên; mà nó mang tính xã hội, tính quần chúng, tính khách quan. Sự
nảy sinh và truyền bá của tôn giáo bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của xã
hội. Nho giáo cũng vậy “Nho giáo chính là tôn giáo đặc thù nảy sinh trên
mảnh đất Trung Quốc cổ đại, là tôn giáo chỉ có ở Trung Quốc”. Cuối bài,
Nhiệm Kế Dũ còn nhấn mạnh ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của Nho giáo,
cho rằng âm hồn của Nho giáo vẫn du đãng và đã gây ra phong trào bịa đặt
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
thần thánh trong 10 năm đại cách mạng hỗn loạn, làm cho tâm thái của
hàng ngàn hàng vạn quần chúng như say như điên.
Trong “Bàn về quy định học đường của thư viện Động Bạch Lộc” ,
Nhiệm Kế Dũ đã thông qua việc giải thích quy định học đường của thư
viện Động Bạch Lộc cho rằng quy định học đường của thư viện Động Bạch
Lộc đáng được coi là cương lĩnh thế giới quan triết học của Chu Hy. Với
quy định đó, mục đích của giáo dục không phải là truyền bá tri thức, vì văn
chương, vì danh vọng hay thu lợi lộc; mà là ở chỗ giảng rõ cho người học
hiểu đạo nghĩa từ mình suy ra người; cuối cùng là đạt tới thánh hiền. Tuy
nhiên, theo Nhiệm Kế Dũ, nó còn có hàm nghĩa xã hội sâu sắc hơn, đáng
được sự chú ý của mọi người. Đó là: Quy định học đường này không chỉ là
phương châm dạy học của Chu Hy, mà nói đúng hơn là phương châm trị
nước của ông; không chỉ là tư tưởng triết học của Chu Hy, mà đúng hơn là
tư tưởng tôn giáo của ông; không chỉ là đại cương chính trị học của Chu
Hy, mà đúng hơn là sự thể hiện hợp nhất giữa chính trị và tôn giáo của ông.

Phân tích tiếp, Nhiệm Kế Dũ chỉ ra rằng, hệ thống hợp nhất chính trị
và tôn giáo của Chu Hy không thể coi chỉ là của cá nhân Chu Hy, nó đại
diện cho thể chế chính trị kéo dài đến tám trăm năm của các triều đại Tống,
Nguyên, Minh, Thanh. Hệ thống hợp nhất chính trị và tôn giáo không phải
để bồi dưỡng nhà triết học, nhà khoa học, mà là đào tạo những nhân tài
thích hợp hơn cho việc củng cố trật tự phong kiến có lợi cho vương triều
phong kiến đại thống nhất.
Nhiệm Kế Dũ kết thúc bài viết: “Nho giáo có hệ thống và kết cấu
độc đáo của nó, giữa thần quyền và vương quyền không có mâu thuẫn sâu
sắc, không có đấu tranh sinh tử, nó lợi dụng đòn bảy chính quyền, luôn điều
tiết quan hệ giữa hai bên, khiến cho nó phát triển ôn hòa, do đó không xảy
ra chiến tranh kéo dài giữa giáo quyền và vương quyền như ở châu Âu trung
đại. Nho giáo là quốc giáo, kinh điển Nho gia mang tính thần thánh không
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
thể coi thường, người lãnh đạo của Nho giáo đủ để làm thầy đế vương,
nhưng không thể làm đế vương. Vương quyền có thực quyền quản lí cuối
cùng, song phải tôn nhà Nho làm thầy”.
Đến “Xem xét Nho giáo từ việc thầy trò họ Trình học dưới tuyết”,
Nhiệm Kế Dũ đã mượn câu chuyện “Trình môn lập tuyết” (thầy trò họ
Trình đứng dưới tuyết)
(1)
để phân tích, cho rằng câu chuyện đó một mặt nói
rõ tinh thần tôn sư trọng đạo của Nho gia, mặt khác cũng tỏ rõ Nho gia
đương thời thực sự chịu ảnh hưởngcủa Phật giáo và Đạo giáo, đưa phương
pháp tu dưỡng của hai đạo đó vào Nho giáo.
Nhiệm Kế Dũ lại đưa ra vấn đề Nho giáo có phải là tôn giáo hay
không và phân tích: về hình thức, Nho giáo tuy khác với ba tôn giáo lớn
đang lưu hành trên thế giới song nếu xét về bản chất, nó mang bản chất tôn

giáo. Hình thức tôn giáo là tổ chức giáo đoàn, giáo lí tôn giáo, đối tượng
sùng bái, kinh điển, tín đồ cố định, Nho giáo đều có. Bản chất tôn giáo là
tính siêu việt của nó trước thế giới hiện thực. Tin tưởng có Tây phương cực
lạc, sau khi chết được lên thiên đàng là tính siêu việt của tôn giáo, đây là
tính siêu việt bên ngoài. Còn có tính siêu việt khác, không phải tìm kiếm
tính siêu việt từ thế giới bên ngoài, mà chỉ cần thay đổi một chút thế giới
quan trong cuộc sống hiện thực thì có thể nhập thánh. Thiền Tông chính là
giáo phái đã phát huy hết mức tính siêu phàm này. Thiền Tông nói: “vác
nước bổ củi, không gì không phải là diệu đạo” (“vận thủy ban sài, vô phi
diệu đạo”), thành Phật không phải đi Tây phương, có thể lập tức thành
Phật. Nho giáo có đầy đủ quan điểm siêu việt nội tại như Thiền Tông. Nho
giáo nói, “vác nước bổ củi” đều là diệu đạo, có thể kiến tính thành Phật, thì
(1)
Theo ghi chép, anh em họ Trình ở Hà Nam (anh là Trình Hạo, em là Trình Di) cùng dậy học, truyền thụ
cho cùng một nhóm học trò. Phương pháp dậy học của họ về cơ bản là giống nhau, trong đó, có những
buổi học thầy giáo ngồi nhắm mắt, không giảng gì, các học trò thì đứng nghiêm trang bên thầy đến 2, 3
tiếng đồng hồ, kể cả những hôm mưa tuyết dầy một thước, họ vẫn đứng nghiêm trang như vậy.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
thờ cha, thờ vua, sống cuộc sống xã hội bình thường tại sao không thể trở
thành thánh thành hiền?
Cuối cùng, Nhiệm Kế Dũ khẳng định: kể từ đời Tống về sau, Nho
giáo được thành lập chính là tôn giáo mang đạc sắc Trung Quốc, nhấn
mạnh tu dưỡng tinh thần, siêu việt nội tại của mọi người. Tác dụng của
Nho giáo đối với xã hội Trung Quốc là ổn định trật tự phong kiến, trì hoãn
sự giải thể của chế độ phong kiến. Tôn giáo thông qua thể chế hoàn bị hợp
nhất chính trị tôn giáo cũng tăng cường truyền bá và phổ biến văn hóa
truyền thống Trung Hoa, có tác dụng tích cực trong gắn kết dân tộc. Đến
thời cận đại, Nho giáo cũng gây tác dụng tieu cực cản trở hiện đại hóa.

Năm 1993, Nhiệm Kế Dũ có bài “Tình cảm tôn giáo Chu Hy ”. Bài
viết phân tích tỉ mỉ ý thức tôn giáo của Chu Hy, cho rằng Chu Hy đã đưa
‘Tứ thư” thành “thánh kinh” của Nho giáo. Chu Hy đã dồn hết tinh lực cho
việc chú giải “Tứ thư” và đã có được quyền giải thích kinh điển Nho gia,
dựa vào lực lượng chính phủ để mở rộng, lập làm tài liệu giảng dạy cả
nước, tài liệu phải học của phần tử tri thức cả nước.
Chu Hy tôn Khổng Tử làm giáo chủ, coi Khổng Tử là thần. Đức tin
vào Khổng Tử của Chu Hy xuất phát từ tấm lòng chân thành, ông tin
Khổng Tử trên trời rất linh thiêng; luôn giám sát, lắng nghe lời nói và hành
động của Nho sinh hậu thế. Theo Nhiệm Kế Dũ, Chu Hy trung thành với
Khổng Tử không chi là sự tín thờ về mặt học thuật thông thường, mà là sự
cung kính của giáo đò tôn giáo đối với giáo chủ. Trong văn tập của Chu
Hy, Khổng Tử được tôn làm thần, chuyện lớn chuyện nhỏ đều phải có “văn
cáo tiên thánh”, rồi văn tế ở các đền thờ tiên thánh ở các địa phương, văn tế
thần đất và thần lúa, văn cầu mưa, tạ mưa, ngừng mưa…
Phương thức tiếp cận Chu Hy này của Nhiệm Kế Dũ đã cung cấp
mẫu cho Lí Thân soạn cuốn “Trung Quốc Nho giáo sử” dài 1,5 triệu từ,
phát triển quan điểm Nho giáo là tôn giáo.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
Trong “Từ Phật giáo đến Nho giáo__sự biến đổi trào lưu tư tưởng
Đường- Tống” Nhiệm Kế Dũ cho rằng ba tôn giáo lớn đời Đường là Phật,
Đạo, Nho đều có trong Đạo giáo, so với sự phát triển thịnh vượng của Phật
giáo, thế lực Nho giáo không tránh khỏi sự thua kém. Nho giáo trực tiếp
phục vụ cho chính quyền, tạo được tác dụng thực tế mà nó cần có, liên
quan đến trình độ tư duy trừu tượng cao độ, quyền phát ngôn của Nho giáo
không nhiều, thể hiện rõ sự yếu kém.
Sau này, Phật giáo chịu sự công kích lớn, các tông phái suy yếu; chỉ
có Thiền tông__ Phật giáo của văn hóa Trung Quốc vẫn thịnh hành. Thời

Bắc Tống, Nho giáo đã tiếp tục đường lối nhấn mạnh sự thống nhất tập
trung của Hàn Dũ, Lí Cao, đồng thời đã tiếp thu Phật giáo, đặc biệt là
thuyết tâm tính của Thiền tông, điều chỉnh tu dưỡng tâm tính của Phật giáo,
minh tâm kiến tính của Thiền tông thành chủ kính, hàm dưỡng, thủ nhất,
kết hợp với mục tiêu chính trị trị quốc bình thiên hạ. Và theo Nhiệm Kế Dũ
“từ Thiền đến Nho chỉ cách nhau một bước nhỏ, Tống Nho chính là phương
thức tư duy dựa theo Thiền tông, phương thức tu dưỡng tôn giáo còn phát
triển hơn, kết hợp tu dưỡng tôn giáo với sinh hoạt xã hội làm một, ‘cực cao
minh nhi đạo trung dung’”.
Tam giáo từ đời Tống về sau, bề ngoài duy trì môn phái của mình
(Phật, Đạo, Nho), đều cố gắng tăng cuờng mình bằng cách hấp thu hai giáo
còn lại. Thế lực tam giáo từ đời Tống cũng không ngang bằng, không giống
với tam giáo đời Đường, Nho giáo đã trở thành chủ lưu, Phật và Đạo ở vào
vị trí phụ thuộc, có tác dụng phối hợp với Nho giáo.
Nhiệm Kế Dũ nhận xét về sự liên hệ giữa Nho giáo và Phật giáo
rằng: “Từ Phật giáo đến Nho giáo, xem ra không giống như sự thay đổi giáo
lí, trên thực tế, hai nhà này là sự nối tiếp, vấn đề thảo luận là sự hàm tiếp,
độ sâu của sự phát triển tư tưởng từng bước được nâng cao. Về hình thức,
về văn tự có sự công kích, nhưng bản chất thì nhất quán. Bởi vì, Nho giáo và
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
Phật giáo đều là triết học Trung Quốc, có quan hệ kế thừa, có sự liên hệ nội
tại.”
Qua lược thuật trên, bước đầu có thể thấy, Nhiệm Kế Dũ không chỉ
đơn thuần đưa ra quan niệm “Nho giáo là tôn giáo” mà ông còn triển khai
phân tích một cách hệ thống và sâu sắc luận điểm của mình. Sự phân tích
của ông rất đa dạng như về sự hình thành tôn giáo của Nho giáo, về đặc
điểm tôn giáo của Nho giáo...Quan điểm cũng như các bài viết của ông đã
thu hút sự quan tâm của đông đảo giới học thuật, cũng có thể nói, ông là

người khởi đầu của lần tranh luận sôi nổi 20 năm cuối thế kỷ XX này.
II. Các quan điểm khẳng định “Nho giáo là tôn giáo” khác.
Những năm 80, sau khi Nhiệm Kế Dũ đưa ra và phân tích sâu sắc
quan điểm Nho giáo là tôn giáo, đã có một số học giả ủng hộ ông hoặc có
những quan điểm tương tự. Đặc biệt là Lí Thân- học trò do ông đào tạo-
ngày càng trở thành tín đồ kiên định và người phát huy của quan điểm
“Nho giáo là tôn giáo”. Các bài viết của ông chủ yếu gồm: “Mấy vấn đề về
Nho giáo” (nguyên văn “Quan vu Nho giáo đích kỉ cá vấn đề”) [7; 1], “Nho
giáo là tôn giáo” (“Nho giáo thị tôn giáo”) [8; 1], “Nho giáo, Nho học và
nhà Nho” (Nho giáo, Nho học hoà Nho giả) [9], “Cương lĩnh Nho giáo mới
của Chu Hy” (“Chu Hy đích Nho giáo tân cương lĩnh”) [10] , “Giáo trong
giáo hóa chính là giáo trong tôn giáo” (“Giáo hóa chi giáo tựu thị tôn giáo
chi giáo”) [11; 1], “Bổ sung tài liệu lịch sử nghiên cứu Nho giáo” (“Nho
giáo nghiên cứu sử liệu bô”) [12; 1], “Nghiên cứu Nho giáo 20 năm trở lại
đây” (“Nhị thập niên lai đích Nho giáo nghiên cứu”) [13]… Tinh thần
chung của các bài thể hiện sự ủng hộ quan điểm của Nhiệm Kế Dũ. Ở đây
chúng người viết đưa ra một số bài điển hình như:
Với bài “Mấy vấn đề về Nho giáo”, Lí Thân đã đưa ra sự hồi đáp
trước sự phản đối của giới học thuật về quan niệm “Nho giáo là tôn giáo”.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo:
đánh giá và bình thuật
Bài viết đã quy các ý kiến phản đối quan điểm Nho giáo là tôn giáo của
giới học thuật làm một, đó là Nho giáo không mang đặc trưng tôn giáo nói
chung. Ví dụ như: Nhà Nho nói chung không tin quỷ thần, Nho giáo không
có tổ chức tôn giáo và nghi lễ tôn giáo, Nho giáo không có thế giới bên
kia…Cũng chính từ các nội dung vừa nêu, Lí Thân đưa ra nhận thức của
mình về vấn đề liên quan đến Nho giáo, gồm:
Một là, vấn đề Khổng Tử và quỷ thần. Qua khảo sát thái độ của ngũ
kinh và lục kinh đối với quỷ thần, Lí Thân cho rằng Khổng Tử không phải

không tin quỷ thần, mà là tin tưởng một cách thành kính thiên mệnh quỷ
thần; hơn nữa còn ra sức bảo vệ chế độ lễ nghi tôn giáo truyền thống.
Hai là, vấn đề Thượng đế và thần linh của Nho giáo. Lí Thân đã
phân tích vấn đề này theo cách đưa ra nhận xét rồi trích dẫn chứng từ kinh
điển Nho gia. Còn chúng người viết chỉ khái quát nhận định của Lí Thân,
đó là : Từ sau khi Hán Vũ Đế áp dụng đối sách của Đổng Trọng Thư, quyết
địch độc tôn Nho thuật, coi Thái Nhất là vị thần cao nhất, Ngũ đế bị hạ thấp
làm phụ tá cho Thái Nhất. Từ đó về sau, tên và ý nghĩa của Thượng đế
hoàn toàn do nhà Nho quy định và giải thích dựa vào kinh điẻn của Nho
gia. Sau này, các nhà Nho còn tiếp thu rộng rãi quan niệm thần và người
khác nhau về hình thể. Thời Bắc Tống các nhà Nho còn đưa ra “lí” từ trong
“khí”. Lí chi phối khí, Thượng đế mà nhà Lí học nói ở đây chính là lí trong
nguyên khí to lớn. Nói một cách thông tục, nguyên khí to lớn chính là hình
thể của Thượng đế, lí trong khí là linh hồn của Thượng đế hay bản thân
Thượng đế. Như vậy, Thượng đế khác con người về hình thể, song lại
giống về tính. Thượng đế có nhân cách, có thể thưởng thiện phạt ác, có thể
cảm ứng với con người. Từ đời Tống về sau, nhà Nho dùng nguyên tắc
“chủ kính” để điều chỉnh mình, không chỉ là tâm thái đạo đức, mà trước hết
là tâm thái tôn giáo. Kính chính là tôn kính và sợ hãi Thượng đế. Như vậy,
bắt đầu từ Khổng Tử, với tư cách là một nhà Nho, có nhà Nho nào không
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×