Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Cđề nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 20 trang )

CHUN ĐỀ ƠN THI
LỚP 10
PHẦN ĐỌC - HIỂU
NGỮ LIỆU NGỒI VĂN
BẢN


CÂU HỎI THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG ĐỀ
1- Câu hỏi nhận biết - thông hiểu:
- Xác định phương thức biểu đạt
- Tìm phép liên kết.
- Tìm thành phần câu/ xác định kiểu câu ...
- Xác định BPTT và tác dụng của biện pháp tu từ (xuất
hiện nhiều hơn ở phần đọc hiểu văn bản trong chương
trình)
- Nêu cách hiểu về một nội dung thông tin trong phần
ngữ liệu.
- Xác định nội dung của phần ngữ liệu...
2- Câu hỏi vận dụng: Tạo lập đoạn văn/ văn bản
nghị luận xã hội.


NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC
Ở MỘT SỐ CÂU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
I- NHĨM CÂU HỎI NHẬN BIẾT - THƠNG HIỂU

1- Xác định phương thức biểu đạt:
1.1- Những lỗi thường gặp:
- Nhầm lẫn các phương thức biểu đạt
- Xác định thiếu hoặc thừa theo yêu cầu.



1.2- Cách khắc phục:
- Giáo viên cung cấp cho học sinh những dấu hiệu
nhận biết từng phương thức biểu đạt: tự sự, miêu
tả, biểu cảm, nghị luận....
- Học sinh đọc câu hỏi và gạch chân những từ ngữ
quan trọng trong đề khi hỏi về phương thức biểu đạt
để tránh trả lời thiếu hoặc thừa ( Nếu đề yêu cầu xác
định phương thức biểu đạt chính - HS lựa chọn 1; yêu
cầu xác định các phương thức biểu đạt - HS tìm ít nhất
là 2, khi trình bày PTBĐ chính viết trước - phụ viết sau)

- Thường xuyên cho học sinh ôn luyện qua hệ thống
bài tập.


2- Tìm phép liên kết
2.1- Lỗi thường gặp: Học sinh xác định sai
hoặc không xác định được các phép liên kết.
2.2- Cách khắc phục:
- Giáo viên củng cố cho học sinh nắm được
những phép liên kết phổ biến và những dấu
hiệu nhận biết các phép liên kết, yêu cầu
học sinh học thuộc.
- Thường xuyên cho học sinh thực hành qua
các bài tập ôn luyện.


3- Xác định nội dung của đoạn ngữ liệu
3.1- Lỗi học sinh thường mắc:

Không xác định được hoặc xác định thiếu chính xác.
3.2- Cách khắc phục:
- Đối với đoạn văn nghị luận:
+ Quan sát vào câu đầu hoặc câu cuối của đoạn văn/
văn bản để tìm câu chủ đề.
+ Xác định nội dung từng câu/ từng đoạn; tổng hợp
lại nội dung bao quát của đoạn/ văn bản.
- Đối với đoạn văn tự sự:
Học sinh chú ý đến hành động, ngôn ngữ… thể hiện
đặc điểm của nhân vật và liên quan đến vấn đề nghị
luận xã hội theo yêu cầu của đề.


Ví dụ: Cho đoạn ngữ liệu sau:
Bạn có thể khơng thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn
chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể
khơng hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn.
Bạn khơng là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm
áp. Bạn khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi
thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một
người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có
sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Đáp án: Nội dung khẳng định mỗi người đều có những
giá trị của riêng mình.


II- CÂU HỎI TẠO LẬP VĂN BẢN
1- Lỗi thường gặp:

- Nhiều em không phân biệt được nghị luận về một sự
việc hiện tượng và nghị luận về một tư tưởng đạo lí nên
khi viết đoạn văn/ bài văn nghị luận gặp rất nhiều khó
khăn.
- Chưa thành thạo về cách lập ý cho bài văn/ đoạn văn
- Không biết huy động dẫn chứng và cách khai thác dẫn
chứng khi làm bài.
- Phần bài học cịn chung chung, khơng phù hợp và xa
thực tế.


2- - Cách khắc phục:
2.1 Đối với lỗi không phân biệt được đề nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí và sự việc hiện tượng trong đời sống.
- Hướng dẫn học sinh phân biệt qua dấu hiệu .
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường xuất hiện một số từ
ngữ trong đề: suy nghĩ về ý kiến...; suy nghĩ về câu nói và vấn đề
nghị luận thường đặt trong dấu ngoặc kép và thường trừu
tượng.
Ví dụ: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một
đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày suy nghĩ về ý kiến:
Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn
thử thách. -> Đề nghị luận về một tư tưởng.
Ví dụ: Từ những hiểu biết về phần Đọc - hiểu hãy viết đoạn văn
(khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói
của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và
giản dị”.
-> Đề nghị luận về một tư tưởng.



+ Đề nghị luận về một sự việc - hiện tượng trong đời sống:
thường xuất hiện một số từ: suy nghĩ về hiện tượng; sự việc
được nêu ra.... Và vấn đề yêu cầu bàn luận mang tính thời sự,
phổ biến trong thực tiễn đời sống, tác động đến toàn xã hội và
rất cụ thể, rõ ràng.
Ví dụ: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu
trong bài viết sau:
“Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa,
bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ... Và dành cho mình bao
nhiêu phần?
Trong khi khơng ít các bạn trẻ đang lãng phí chiếc bánh của
mình và những trị vơ bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu TP
Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh
thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn
cuối. Một câu chuyện lạ lùng...”
=> Đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng...


2.2- Đối với lỗi không biết lập ý cho đề văn.
2.1- Hướng dẫn học sinh cách lập ý qua hệ thống
câu hỏi
* Mở đoạn/ mở bài
* Thân đoạn/thân bài:
- Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí. Giải thích những
từ ngữ quan trọng, sau đó giải thích cả câu và thường trả
lời cho câu hỏi là gì? Như thế nào? Thế nào là? Để tìm ra
vấn đề bàn luận.
- Bước 2: Bàn luận
+ Bày tỏ quan điểm của người viết: đồng tình/khơng
đồng tình...

+ Trả lời câu hỏi tại sao...? vì sao nói...?
+ Vấn đề được biểu hiện như thế nào (có thể lấy dẫn
chứng nào để chứng minh?)


- Bước 3: Mở rộng
Tìm những biểu hiện trái ngược, dễ nhầm lẫn với vấn
nghị luận? Thái độ của em trước những biểu hiện đó ra
sao?
- Bước 4: Bài học (nhận thức, hành động)
+ Nhận thức: Qua bài viết em nhận ra vấn đề gì có ý
nghĩa đối với bản thân?…
+ Hành động: Trả lời câu hỏi em làm gì để ...?
* Kết đoạn/bài:


VÍ DỤ MINH HỌA

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, cịn
phải phấn đấu thêm... Người có tính khiêm tốn không bao giờ
chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hồn
cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành cơng của mình chỉ
là tầm thường, khơng đáng kể, ln tìm cách để học hỏi thêm
nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì
cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi
cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt
nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá
nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống

với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng ln luôn phải học
thêm, học mãi mãi.


Tóm lại, con người khiêm tốn là con người
hồn tồn biết mình, hiểu người, khơng tự đề
cao vai trị, ca tụng chiến cơng của cá nhân
mình cũng như khơng bao giờ chấp nhận một ý
thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với
mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể
thiếu cho những ai muốn thành công trên đường
đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính
được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài
nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng
thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại
dương bao la”.
Câu 3. Từ những hiểu biết về phần Đọc - hiểu
hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi)


Hướng dẫn học sinh cách lập ý
đối với đề văn trên.
a) Mở đoạn/bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận
b) Thân đoạn/bài
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí.
- Khiêm tốn là gì? Có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh

giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, khơng tự cho mình là
hơn người.
- Thế nào là giản dị? Đơn giản một cách tự nhiên trong
phong cách sống.
=> Ý cả câu: Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý
của con người; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân
cách và giá trị đích thực của con người.


* Bước 2: Bàn luận
- Khẳng định câu nói của Ăng-ghen hồn tồn đúng đắn.
- Vì sao khiêm tốn và giản dị lại làm nên nhân cách và giá trị đích
thực của con người?
+ Trong học tập, trong quan hệ giao tiếp,… người có đức tính
khiêm tốn sẽ được mọi người quý trọng.
+ Khiêm tốn sẽ giúp cho con người ln có ý thức phấn đấu,
hướng con người khơng ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân.
(Dẫn chứng)
+ Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ,… sẽ
giúp con người dễ hòa đổng với xã hội.
+ Giản dị tạo ấn tượng tốt về giá trị của bản thân. (Dẫn chứng)
=> Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân
mà trái lại sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.


- Bước 3: Mở rộng
+ Có những biểu hiện nào dễ nhầm lần với khiếm
tôn và giản dị? Cần phân biệt giữa khiêm và tự ti,
giản dị và xuề xòa, tạm bợ vì nó thuộc về hai thái
cực đối lập nhau.

+ Thái độ của em trước những biểu hiện trái ngược
với khiêm tốn và giản dị? Phê phán thói tự cao, tự
phụ, khoe khoang, đua địi, thích phơ trương, chạy
theo hình thức…
- Bước 4: Bài học (nhận thức, hành động)
+ Qua bàn luận vấn đề em nhận thức được gì? :
Khiêm tốn và giản dị sẽ giúp con người trở lên tốt
đẹp, hồn thiện bản thân.
+ Em làm gì để đạt được điều đó? Là học sinh em
sẽ ln rèn luyện để thành người có lối sống khiêm
tốn và giản dị trong học tập, cách sống, hành động,
ngơn ngữ…để hịa đồng với mọi người.


Trên đây là ví dụ minh họa hướng dẫn học sinh cách lập ý với đề yêu
cầu nghị luận về một ý kiến/ quan điểm....thuộc dạng đề nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí.
Tuy nhiên, nghị luận về tư tưởng đạo lí đề cập tới nhiều vấn đề của đời
sống xã hội do đó tùy vào từng vấn đề yêu cầu mà người viết có những
hướng triển khai khác nhau.
Với đề yêu cầu nghị luận về một phẩm chất/ tính cách hay các mối
quan hệ tình cảm gia đình, xã hội thầy cơ có thể hướng dẫn cho học
sinh cách lập ý bằng một hệ thống câu hỏi có những điểm khác so với
đề yêu cầu nghị luận về một ý kiến hay một quan điểm.
Ví dụ: Viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi bàn về lòng nhân ái.
- Bước 1: Giải thích vấn đề: Trả lời câu hỏi thế nào là lòng nhân ái?
- Bước 2: Bàn luận:
+ Lòng nhân ái có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội, gia đình và bản
thân?
+ Biểu hiện của lịng nhân ái ngồi xã hội, trong gia đình như thế nào?



- Bước 3: Mở rộng vấn đề:
+ Khẳng định lại giá trị của lịng nhân ái.
+ Có những biểu hiện nào trái ngược với lòng nhân ái thái độ của em
ra sao?
- Bước 4: Bài học (nhận thức, hành động)
+ Từ vấn đề bàn luận em nhận ra điều gì?
+ Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì để có lịng nhân ái?
Hay bản thân dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng cũng vậy,
rất đa dạng. Có đề yêu cầu nghị luận về sự việc hiện tượng tích cực
hoặc tiêu cực hay nghị luận sự việc hiện tượng vừa có mặt tích cực,
tiêu cực... và căn cứ vào nội dung mà đề yêu cầu giáo viên hướng dẫn
học sinh có cách triển khai ý khác nhau.


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐẠI
BIỂU VÀ CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×