Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghị luận xã hội: Hãy đặt niềm tin ở bản thân pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.75 KB, 4 trang )

Nghị luận xã hội: Hãy đặt niềm tin ở bản thân


Trong cuôc sống , đôi lúc chúng ta phải đối đầu với những khó khăn , thử thách .
Biết tin tưởng vào bản thân , luôn dũng cảm là một trong những thứ cần phải có .
Nguyễn Bá Học có câu :” Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó
vì lòng người ngại núi e sông .” . Vậy câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào, chúng ta
hãy cùng nhau tìm hiểu.

“Đừơng đi “ là khỏang cách giữa điểm xuất phát và đích mà ta cần nổ lực vượt qua
để về đến nơi. Nó có thể là một con đường bằng phẳng , dễ dàng nhưng cũng có
khi rất nguy hiểm với nhiều chướng ngại vật khó khăn . “Núi” là nơi có độ cao và
có nhiều dốc khúc khủyu . Như chúng ta đã biết , leo đựoc lên đến đỉnh là đã khó
nhưng khi xuống nuí lại càng khó hơn . Với những ngọn núi cao , dốc thăm thẳm ,
quanh co thì sẽ rất khó để chúng ta vượt qua . Còn “sông “ là nơi có đô sâu và có
nhiều dòng nước chảy qua .Có những con sông rất đẹp và thơ mộng với hình dáng
uốn luơn mềm mại , với dòng nước chảy từ tốn , nhẹ nhàng , bãi bờ vui tươi , màu
nắng và màu nước rất quyến rũ lòng người. Mặc khác lại có những con sông rất dữ
dội với nhiều đá , dòng nước thì chảy siết như muốn cuốn trôi mọi thứ đi. Con
người thật bé nhỏ biết bao trước cảnh thiên nhiên bao la , rộng lớn! “ E , ngại “ là
nhưng từ dùng để chỉ thái độ ngại ngùng , nhút nhát với những chứong ngại vật
trước mắt . Câu nói của Nguyễn Bá Học có nghĩa là đường đi khó khăn với nhiều
núi sông ngăn cách , nếu ta cứ e sợ , ngại ngùng thì nó vẫn sẽ rất khó đối với ta .
Câu nói khuyên ta đừng nên nhục chí mà hãy cố gáng hết mình thì việc khó sẽ trở
nên dễ dàng.

Thật vậy , đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người
ngại núi e sông. Nếu ta tin tưởng vào chính mình , không e ngai khó khăn thì dù
vật cản có khó đến mức nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua được . Trong cuộc sống
, ai cũng mong có được sự thành công . Nhưng nó không bao giờ tự đến với ta mà
chúng ta cần phải luôn tự tin , kiên trì , dũng cảm vượt qua ngững chông gai thì


chắc hẳn cánh cửa đi đến thành công sẽ mở rộng chào đón ta . Còn nếu cứ e dè , tự
ti . không dám đối mặt vớu nhưng thử thách thì ta sẽ không bao giờ tiến bộ được .
Khi đã đánh mật niềm tin . sự quyết tâm thì ta sẽ trở thành người không có ý chí ,
không có nghị lực , không thể sống tự lập và có thể bỏ qua nhiều cơ hội tốt đẹp.
Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ , được chở che từ nhỏ nên khi đối diện với khó
khăn thì không thể sống bằng chính khẳ năng của mình.

Ai cũng muố mình có đựơc thành công nhưng lại có nhiều người không dám đối
đầu với thử thách mà chỉ muốn trốn tránh , bỏ cuộc . Thức tế , trong xã hội hiện
nay , có không ít người luôn tự ti , không dám thể hiện năng lực của mình . Vậy
những người ấy sẽ đóng góp dược gì cho dất nươc khi cứ sống mãi trong vỏ ốc của
chính mình . Nhưng ngược lại , có nhiều người không ngại chông gai , không quản
gian khổ mà vượt lên chính mình . Chẳng hạn như những bạn ở cùng núi xa xôi,
phương tiện đi lại không thuận lợi mà trường lại cách nhà rất xa , có khi cả bốn .
năm cây số. Muốn đi học , các bạn ấy phải đi bộ nhiều giờ liền và có khi phải vượt
qua sông , suối mới đến được lớp học. Nhưng với một lòng quyết tâm, các bạn vẫn
băng sông , vượt suối để hằng ngày được cáp sách tới trường. Những ban học sinh
ấy đúng là tấm gương để chúng tâm học tập.

Là một thế hệ tương lai của đất nước , chúng ta phải sống và làm việc hết mình , tự
tin và không được gục ngả trước rào cản . Ngay từ trên ghế nhà trường , mỗi cá
nhân cần phải không ngừng học tập , trau dồi . rèn luyện kiến thức , giao lưu học
hỏi để chuẩn bị cho mình một hành trang tri thức vững chác khi bước vào con
đường đòi đầy chông gai và thử thách . Xã hội cần xây dựng và phát huy lối học
tập , giáo dục ý thức cá nhân , hình thành tính tự tin cho mọi người và biểu dương
những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.

Đường đi nào cũng có nhiều chông gai , thử thách . Hãy đặt niềm tin vào bản thân ,
luôn quyết tâm , kiên trì , dù núi có cao bao nhiêu , sông có sâu , hung bao như thế
nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua. Bạn , tôi , chúng ta hãy cùng nhau đối đầu với

khó khăn và đi đến một tương lai tương sáng .

Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất
nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay
từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công
cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái
lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của
mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường
đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.
Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học
tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành
tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối sống của một số hoc sinh, lên lớp thì
nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”,
về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, không hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít
người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên
trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa
thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ
thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm
cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng
sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong
khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy
cô trong các kì thi,
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm
kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học
không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ
xô đi học một giáo viên A, B, nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy

giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho
học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với
học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không
ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự
thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập
của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy
cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi,
kiểm tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không
htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó
Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước
mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không
đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc
hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước,
kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự
chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì
phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”.
Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận
hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn
vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm
ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không
biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã
gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó
còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ
biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học
đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh

chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn
chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức
của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn
nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số
tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht
động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu
hiệu “Ba không” trong học đường Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng
ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn
bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành
những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang
để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở
công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường

×