Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

8 nguyên tắc dùng thuốc chữa bệnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.79 KB, 4 trang )

8 nguyên tắc dùng thuốc chữa
bệnh

Không chỉ ở các nước đang phát triển như nước ta, mà
ngay ở các nước có nền công nghiệp dược phát triển như
nước Pháp, các sai lầm trong việc dùng thuốc chữa bệnh
vẫn thường xảy ra với tần suất không nhỏ.
Tuy nhiên ở những người phải dùng nhiều thuốc, tai nạn
đó không phải lỗi do họ hoàn toàn mà một phần do sự
thiếu phối hợp giữa các thầy thuốc. Ngoài ra, những
nguyên nhân khác thường gặp như tự dùng thuốc, tự điều
trị của người bệnh. Nhiều bệnh nhân thường tự chẩn đoán
bệnh tật của mình và tự chọn thuốc để điều trị. Những
bệnh nhân khác tự ý thêm vào đơn thuốc của bác sĩ kê để
điều trị dài ngày những thứ thuốc có sẵn trong tủ thuốc
của họ. Ví dụ: một bệnh nhân đang dùng thuốc chống
đông máu để phòng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não tự quyết định uống một loại thuốc chống viêm như
aspirin. Sự kết hợp này có nguy cơ cao dẫn đến xuất
huyết. Một ví dụ khác: nhiều bệnh nhân bị chứng mất ngủ
tự quyết định dùng một liều thuốc an thần - bổ thần kinh
hoặc một loại thuốc ngủ. Đối với những người cao tuổi,
những loại thuốc này thường dẫn tới tình trạng buồn ngủ,
thậm chí có thể gây nên một sự suy sụp trầm trọng hoặc
một tai biến khác. Hoặc một số người bệnh được kê đơn
dùng thuốc giảm đau và bị táo bón, sau đó họ tự uống một
loại thuốc nhuận tràng, khiến họ bị mất một lượng chất
khoáng dẫn tới suy nhược nặng và tai biến. Cũng cần phải
cảnh giác với một sự kết hợp nguy hiểm khác: dùng thuốc
chống trầm cảm với một dược phẩm có nguồn gốc
benzodiazepin.


Ai hay gặp phải tai biến do thuốc?
- Trước hết là những người cao tuổi, sử dụng nhiều loại
thuốc và những người bị suy gan, suy thận Người ta biết
rằng, nếu gan khỏe, thuốc sẽ được thải loại, song nếu gan
kém, cũng dược phẩm đó, có thể trở nên độc hại. Trong
trường hợp thận suy, thận lọc kém dẫn đến tình trạng
dược chất bị tích lại, gây quá liều trong huyết tương.
- Những bệnh nhân có bệnh mạn tính: tiểu đường, hen phế
quản, động kinh phải dùng thuốc suốt đời, họ hay gặp
phải nguy cơ bị "công" thuốc nọ với thuốc kia.
Mối quan hệ với thuốc men là cả một vấn đề lớn thuộc về
"văn hóa y học" không phải bao giờ cũng hợp lý. Những
người Pháp có xu hướng tự mở tủ thuốc gia đình để tìm
thuốc uống hơn là đi khám bệnh. Mặt khác, ngày càng
nhiều các thông tin y học, quảng cáo về thuốc chữa bệnh
được đăng tải trên báo chí, phát thanh truyền hình, trên
mạng internet khiến họ tưởng rằng họ có thể tự chẩn
đoán bệnh tật của mình mà không cần đến bác sĩ hoặc
dược sĩ. Đó là một sai lầm nghiêm trọng.
Các loại thuốc thường được bán không cần đơn của bác sĩ
và những nguy cơ do không tuân thủ toa hướng dẫn sử
dụng là những loại thuốc chữa các bệnh thông thường như
thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc ho, thuốc nhỏ
mắt, thuốc bôi Do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
thuốc, nguy cơ gặp phải thường nặng thêm đối với những
người phải chữa trị dài ngày.
- Các loại thuốc ho dùng sai có nguy cơ làm hại phổi, nếu
uống nhiều sẽ gây buồn ngủ.
- Các thuốc nhuận tràng, dùng nhiều sẽ gây mất nước và
các chất khoáng như kali, natri, và có thể làm hạ huyết áp.

- Một vài loại thuốc giảm đau như aspirin có thể gây xuất
huyết đường ruột.
- Các thuốc nhỏ mắt nếu vào máu có thể tạo ra sự tương
tác giữa các thuốc.
- Vitamin D dùng liều cao có nguy cơ hình thành các cặn
vôi
2 nguyên tắc sử dụng thuốc không cần đơn của bác sĩ
1. Nếu mua thuốc ở các hiệu thuốc, hãy đề nghị để có
được lời khuyên, chỉ dẫn của dược sĩ.
2. Nếu sắp sử dụng một loại thuốc đã có sẵn trong tủ
thuốc phải xem lại kỹ hạn dùng vì thuốc có thể để lâu và
quá hạn sử dụng. Nó có thể trở nên độc hại, nhất là các
loại kháng sinh. Những sirô quá hạn thường bị nhiễm
khuẩn, gây tiêu chảy. Các thuốc tra mắt đã mở ra chỉ có
thể giữ được không quá 15 ngày.
6 nguyên tắc khi điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn
1. Đọc kỹ lại đơn thuốc trước mặt thầy thuốc để kiểm tra
lại xem mình đã hiểu hết chưa.
2. Đọc lại đơn thuốc ở nhà trước khi đến mua thuốc ở
hiệu thuốc để nếu có gì chưa rõ thì hỏi ý kiến dược sĩ bán
thuốc.
3. Tôn trọng đơn thuốc đã được bác sĩ kê, không tự ý
chọn mua và bỏ không mua bất cứ thuốc nào đã ghi trong
đơn.
4. Tôn trọng thời gian dùng thuốc điều trị đã ghi trong
đơn.
5. Nếu điều trị dài ngày, phải thường xuyên đánh giá, xem
xét tiến triển của bệnh.
6. Nếu có các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho
bác sĩ hoặc dược sĩ. Tuyệt đối không dừng đột ngột việc

điều trị nếu không có ý kiến của thầy thuốc

×