Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP ĐỂ TỔ CHỨC DẠY TẬP LÀM VĂN NÓI NGHI THỨC Ở LỚP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.56 KB, 27 trang )


ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP
ĐỂ TỔ CHỨC DẠY TẬP LÀM VĂN NÓI NGHI THỨC Ở LỚP 2.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
1. Từ sau Cách mạng thắng Tám, tiếng Việt đã được dùng để giảng dạy tất cả các môn
trong nhà trường từ cấp phổ thông đến đại học. Tiếng Việt là công cụ của nhận thức và tư
duy khoa học nên tiếng Việt là môn giáo dục sâu sắc , mạnh mẽ lòng yêu nước, là môn học
góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách , tâm hồn của con người Việt Nam.
Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình
thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những
nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân vì nó đặt nền móng cho các em nắm được tiếng
mẹ đẻ một cách hệ thống, khoa học. Đó là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự
phát triển để các em tham gia vào cuộc sống xã hội hiện đại, vào sự phát triển. Vì vậy, môn
học Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm ở trường tiểu học.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay đang được quan tâm và có những định hướng đổi
mới về phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là chuyển hoá những
thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật và của khoa học giáo dục vào thực tiễn dạy học.
Đổi mới PPDH phải đổi mới đồng bộ: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức,…
Những định hướng cơ bản của việc đổi mới dạy học môn Tiếng Việt là: dạy học Tiếng
Việt thông qua hoạt động giao tiếp, dạy học theo quan điểm tích hợp, dạy học phát huy tính
tích cực.
Dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp đây là quan điểm trung tâm, cơ bản.
Quan điểm này thể hiện trong nội dung biên soạn và định hướng về phương pháp dạy học.
Về nội dung dạy học : dạy các nghi thức lời nói, các kĩ năng làm việc và giao tiếp cộng
đồng; dạy học thông qua các bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống
giao tiếp tự nhiên.
Dạy học theo hướng tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm giải quyết mâu
thuẫn giữa lượng kiến thức ngày càng nhiều với lượng thời gian không thay đổi.Tích hợp là


sự kết nối tri thức của nhiều môn học tạo nên một môn học mới. Tích hợp trong dạy học
tiểu học có các hình thức như: tích hợp ngang: tích hợp tri thức tiếng Việt với các mảng tri
thức về tự nhiên, xã hội và con người theo nguyên tắc đồng quy. Điều này thể hiện ở các
phân môn Tiếng Việt tập hợp xung quanh trục chủ điểm, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức
và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau.
Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thể hiện ở việc biên
soạn chương trình, sách giáo khoa và nhất là trong phương pháp dạy học: chú ý tới nhu cầu
giao tiếp của học sinh. Trong giờ học Tiếng Việt, nội dung hoạt động của học sinh là hoạt
động giao tiếp và hoạt động phân tích tổng hợp , thực hành lí thuyết . Trong hai hoạt động
này thì hoạt động giao tiếp là hoạt động đặc thù của môn Tiếng Việt.
1
2. Tập làm văn là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình môn Tiếng Việt
tiểu học. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển bốn kĩ năng nghe – nói, đọc - viết;
đó là những kĩ năng quan trọng trong giao tiếp xã hội được dạy một cách bài bản, có hệ
thống ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Có kĩ năng nghe – nói, đặc biệt là kĩ năng
nói, con người sẽ làm chủ được phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người –
phương tiện ngôn ngữ. Nhờ biết nghe – nói, bên cạnh biết đọc – viết, con người có thể tiếp
thu được tinh hoa của nhân loại. Biết nghe – nói con người có thể tìm hiểu, đánh giá cuộc
sống, nhận thức mối quan hệ xã hội, tự nhiên và phát triển tư duy. Hiện náy chương trình
tiểu học đang hướng tới dạy cho học sinh sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động lời nói,
trong các tình huống giao tiếp đa dạng gần gũi với lứa tuổi học sinh.
Thực tiễn khảo sát việc dạy và học phân môn Tập làm văn thuộc môn Tiếng Việt hiện
nay trên cả hai đối tượng giáo viên và học sinh cũng có những vấn đề cần quan tâm. Thực
tế trẻ em trước khi đến trường được gia đình quan tâm dạy nói theo nghi thức không đồng
đều, một số em biết cách thưa gửi lễ phép, một số em còn nói tự do, một số khác còn nhút
nhát, e dè khi trình bày một vấn đề hoặc phát biểu trước lớp. Một số khác còn nói ngọng
theo lứa tuổi hoặc khả năng diễn đạt còn yếu về dùng từ, đặt câu diễn đạt; đặc biệt việc viết
một văn bản tuy đơn giản nhưng vẫn còn khó khăn với các em. Ở những yêu cầu như nhìn
tranh để kể chuyện, để tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, đối với
các em lớp hai là một yêu cầu cao, các em rất lúng túng. Bản thân giáo viên cũng còn hạn

chế khi tìm cách gợi ý cho học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt
tiểu học nói chung và chương trình tiếng Việt lớp 2 nói riêng, xuất phát từ những khó khăn
đang đặt ra cho thực tiễn dạy Tập làm văn lớp 2 trong trường tiểu học, tôi tự đặt cho mình
nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề vận dụng lí thuyết giao tiếp để tổ chức dạy Tập làm văn nói
theo nghi thức ở lớp hai để góp phần dạy học tiếng mẹ đẻ được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu
của nhà trường và xã hội, đảm bảo mục tiêu dạy học.
II. Mục đích của đề tài.
Đề tài đặt ra mục đích nghiên cứu thực trạng dạy học tập làm văn, các cơ sở lí luận để
dạy Tập làm văn, từ đó xác lập một quy trình dạy học bằng một tổ hợp câu hỏi và trò chơi
đóng vai nhằm giúp học sinh lớp hai biết nói có nghi thức bằng lời của mình. Hơn nữa,
giúp các em có hiểu biết ban đầu về phương châm lịch sự trong giao tiếp. Đề tài sẽ góp
phần bổ sung, hoàn thiện quá trình dạy Tập làm văn ở lớp 2 tiểu học, nâng cao hiệu quả dạy
học Tiếng Việt nói chung.
III. Nhiệm vụ của đề tài.
1. Xác định cơ sở lí luận dạy Tập làm văn bằng cách phân tích một số luận điểm khoa
học có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Cơ sở lí luận này là tiền đề cho việc đề
xuất nhóm câu hỏi - bài tập trắc nghiệm và trò chơi trong phương pháp dạy Tập làm văn
lớp 2.
Phân tích thực trạng dạy học Tâp làm văn bao gồm nội dung sau: phân tích tài liệu dạy
Tập làm văn lớp hai, nghiên cứu phân tích quá trình dạy học Tập làm văn ở lớp hai trường
tiểu học.
2. Đề xuất phương pháp dạy Tập làm văn được cụ thể hoá bằng việc xây dựng tổ hợp
câu hỏi - bài tập trắc nghiệm và trò chơi.
2
3. Tiến hành dạy học thực nghiệm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của phương pháp
dạy Tâp làm văn lớp 2 theo tổ hợp câu hỏi - bài tập trắc nghiệm và trò chơi mà đề tài đã đề
xuất. (GV soạn giáo án dạy thực nghiệm, phân tích giáo án, tổ chức dạy thực nghiệm để
nghiên cứu, xem xét vấn đề)
IV.Phương pháp nghiên cứu.

Trong đề tài, tôi có sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Được sử dụng để phân tích, tổng hợp khái quát các quan điểm, luận điểm khoa học
trong các tài liệu thuộc ngành khoa học có liên quan để xác lập cơ sở khoa học cho việc dạy
Tập làm văn.
2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn.
2.1. Phân tích chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên.
Sử dụng các phiếu điều tra, sử dụng các biên bản dạy học, dự giờ, phỏng vấn giáo
viên và học sinh …để đo nghiệm, thăm dò, kiểm chứng.
2.2. Khảo sát thực trạng dạy và học.
2.3. Thống kê, phân loại và đánh giá số liệu:
Được sử dụng để xem xét đối chiếu thực nghiệm dạy học.
3. Nhóm nghiên cứu bổ trợ:
- Thống kê toán học
V. Lịch sử vÊn ®Ò nghiên cứu.
Tập làm văn là một cách nối tiếp tự nhiên các bài học khác nhau trong môn Tiếng
Việt như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,…nhằm giúp HS có một năng lực mới: năng
lực sản sinh văn bản dưới hình thức nói hoặc viết. Nhờ năng lực này, các em sử dụng được
tiếng Việt văn hoá làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Chính vì vậy, từ lâu các nhà
nghiên cứu giảng dạy Tiếng Việt đã quan tâm tới phương pháp dạy học Tập làm văn, đã có
nhiều cuốn sách viết về vấn đề này. Cụ thể là những giáo trình phương pháp giảng dạy
Tiếng Việt của Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, và của Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo,
Đặng Kim Nga. Các tác giả giáo trình đã đưa ra quy trình chung để dạy tiết Tập làm văn
theo lí thuyết giao tiếp, dựa trên các cơ sở khoa học về triết học, giáo dục học, tâm lí học,
tâm – ngữ học,…
Cuốn Trò chơi học tập Tiếng Việt 2 do Trần Mạnh Hưởng (chủ biên) – Nguyễn Thị
Hạnh – Lê Phương Nga biên soạn phần trò chơi Tập làm văn có đưa ra một số trò chơi khi
dạy phân môn Tập làm văn, nhằm đa dạng hoá hình thức tổ chức hoạt động học tập trong
giờ Tập làm văn.
Cuốn Luyện tập Tiếng Việt 2 do Hoàng Văn Thung – Đỗ Xuân Thảo biên Soạn đưa

ra hệ thống câu hỏi và bài tập chung cho các phân môn Tiếng Việt, phần Tập làm văn có
đưa ra một số bài tập tình huống để HS sản sinh lời nói thích hợp theo nghi thức lời nói.
Cuốn Tập làm văn 2 của Đặng Mạnh Thường là sách dùng cho GV và phụ huynh
nên hướng vào cách dạy một giừo TLV lớp 2 gắn với bài dạy cụ thể là chính,đồng thời đưa
ra lời giải của các bài tập.
Cuốn Thực hành Tập làm văn của Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), Phan Phương Dung
thiên về cách giải các bài tập trong sách giáo khoa.
Mỗi cuốn sách đều hướng tới rèn kĩ năng Tập làm văn cho Học sinh lớp 2 thông qua
các bài tập hoặc trò chơi riêng biệt. Song nhìn lại, vấn đề “Vận dụng lí thuyết giao tiếp để
3
tổ chức dạy Tập làm văn nói theo nghi thức ở lớp hai” vẫn chưa được giải quyết thoả
®áng, chưa có tài liệu nào đưa ra được quy trình dạy tập làm văn theo lí thuyết giao tiếp,
trong đó có sử dụng tổ hợp câu hỏi - bài tập và trò chơi để hướng dẫn giáo viên trong quá
trình lên lớp. Vì vậy, chúng tôi đặt cho mình nhiệm vụ đi vào nghiên cứu đề tài “Vận dụng
lí thuyết giao tiếp để tổ chức dạy Tập làm văn nói theo nghi thức ở lớp hai ”. Chúng tôi
hi vọng sẽ góp phần nghiên cứu nhỏ bé của mình trong dạy học phân môn Tập làm văn nói
riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI vËn dông lÝ thuyÕt giao TIẾP
®Ó tæ chøc d¹y TẬP LÀM VĂN NÓI THEO NGHI THỨC líp 2.
I. Cơ sở lí luận của việc dạy học Tập làm văn.
Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập tới các cơ sở lí thuyết liên quan trực tiếp đến việc dạy
học Tập làm văn nói theo nghi thức ở lớp 2. Đó là cơ sở tâm lí học, cơ sở ngôn ngữ và văn
học của việc dạy Tập làm văn ở tiểu học.
1. Cơ sở tâm lí học của việc dạy Tập làm văn ở lớp 2.
Theo trường phái tâm lí học hoạt động thì nhận thức của trẻ em được phát triển
thông qua các hoạt động thực tiễn. Chúng ta có thể nêu sơ đồ của tâm lí học hoạt động như
sau:
Hoạt động cụ thể Động cơ mục đich chung
Hành động Mục đích cụ thể

Thao tác Điêù kiện, phương tiện
Lí thuyết hoạt động lời nói vận dụng thành tựu của tâm lí học hoạt động đi sâu
nghiên cứu các mối quan hệ qua lại , các giai đoạn của hoạt đông lời nói. Cấu trúc của hành
vi nói năng gồm bốn giai đoạn : giai đoạn định hướng, giai đoạn lập trình, giai đoạn hiện
thực hoá, giai đoạn kiểm tra. Hệ thống kĩ năng làm văn hiện nay , về cơ bản phù hợp với
các phát hiện của tâm lí học về cấu trúc của hành động nói năng. Đi sâu nghiên cứu giai
đoạn định hướng, ta thấy cần có sự liên kết giữa hoạt động nói năng với hoạt động giao
tiếp.
Như vậy, mỗi giai đoạn của hành vi nói năng ứng với việc sử dụng các kĩ năng trong
tập làm văn như sau:
Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn
Định hướng 1. Kĩ năng tìm hiểu đề (yêu cầu, giới hạn của đề bài…)
2. Kĩ năng xác định nội dung cơ bản của bài viết
Lập chương trình biểu đạt 3. Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu)
4. Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hoá, sắp xếp, lựa chọn tư
liệu)
Hiện thực hoá chương trình
biểu đạt
5. Kĩ năng diễn đạt (dùng từ, đặt câu…) thể hiện
chính xác , đúng đắn, hợp với phong cách bài văn.
6. Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách
khác nhau
Kiểm tra 7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sửa chữa lỗi0
4
Tâm lí cũng chỉ rõ trẻ em lớp 2 đang bước vào thời kì bắt đầu có nhận thức khái
quát, tổng hợp. Hành vi và đời sống của các em đã có biến đổi ảnh hưởng nhiều của thế
giới bên ngoài, các em dễ xúc động và xúc động cao, hoạt động sáng tạo của các em: ý
thích là văn học. Hơn nữa, ngay từ lúc nhỏ, các em được tiếp xúc với cái đẹp trong đời
sống. Các em ít nhiều đã quen với cái đẹp trong tác phẩm văn học qua lời kể của bà, của
mẹ, của anh chị. Tính thẩm mĩ đã được hình thành từ đó và trở thành nhu cầu của các em.

Hoạt động của học sinh lớp 2 đã gắn liền với nhà trường và xã hội. Những hoạt động này
tạo nên sự phát triển lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu cỏ cây hoa lá, yêu đất nước
và những người tốt, yêu thích sự khám phá và thể hiện niềm cảm xúc này. Từ đây, đã nảy
sinh ý nguyện tô điểm cho cuộc sống của mình thêm đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho các
em thấu hiểu vẻ đẹp của các đợn vị từ ngữ, đặc biệt là từ trong các truyện đã diễn đạt
những giá trị tinh thần cao đẹp mà các em yêu quý. Tuy nhiên đây cũng là lứa tuổi mà vốn
sống, kinh nghiệm còn hạn chế. Nhiều khi cảm thụ của các em còn mang tính trực tiếp,
ngây thơ, không đồng nhất với cảm xúc của tác giả và không hiểu được ý nghĩa sâu xa mà
tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Trong khi đó việc cảm nhận, phân tích giá trị của truyện
đòi hỏi có sự tưởng tượng, so sánh, liên tưởng. Đây là một khó khăn khi dạy trẻ nhỏ. Vì
vậy, việc nhận biết nghĩa từ, câu đoạn…cần có sự dẫn dắt của giáo viên hướng cho các em
tới đích mong muốn.
2. Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy Tập làm văn:
2.1. Lí thuyết giao tiếp với việc dạy học Tập làm văn.
2.1.1. Lí thuyết giao tiếp cho rằng khi hai người gặp nhau và trò chuyện với nhau về một
điều gì đấy thì giữa hai người đố đã diễn ra một hoạt động giao tiếp .Trong hoạt động giao
tiếp, ta nhận thấy các ngôn bản được sản sinh. Đich của một ngôn bản thông thường là tác
động về nhận thức, tác động về tình cảm, tác động về hành động. Hiệu nquả của việc giao
tiếp sẽ được đánh dấu bằng những đích giao tiếp đã đạt được đến chừng mực nào.
Ngôn bản có hai dạng: dạng nói và dạng viết. Dạng nói đòi hỏi phải dùng văn nói.
Văn nói có một số điểm đáng lưu ý:
Cần sử dụng ngữ điệu để thể hiện nội dung. Sự thay đổi của ngữ điệu có tác động lơn
đến việc lí giải nội dung thông tin tiếp nhận được ở người nghe.
Có sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ cho việc chuyển tải nội dung ngôn
bản.
Việc sử dụng ngôn ngữ dạng nói của ngôn bản có một số điểm khác biệt với dạng
viết: về mặt dùng từ, có nhiều từ chêm xen, hoặc hiện tượng lặp từ, thừa từ. Về việc dùng
câu, thường dùng các kiểu câu ngắn, kết cấu đơn giản, có thể dùng các câu tỉnh lược một
hoặc nhiều bộ phận mà do điều kiẹn giao tiếp cho phép, người nghe vẫn có thể hiểu đúng
nội dung của câu.

Việc sử dụng ngôn ngữ dạng của ngôn bản có một số điểmlưu ý: về mặt chữ viết
phải đúng quy cách chữ viết tiếng Việt. Đây là đặc điểm bắt nguồn từ việc tiếp nhận bằng
thị giác trong giao tiếp ở dạng viết. Về mặt dùng từ, tránh dùng từ chêm xen, hoặc hiện
tượng lặp từ, thừa từ . Về việc dùng câu, thường dùng các kiểu câu kết cấu chặt chẽ, kiểu
kết cấu song song hoặc những cặp quan hệ từ sóng đôi thể hiên một cách rõ ràng mối quan
hệ giữa các thành phần câu.
5
Trong hoạt động giao tiếp có nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
việc tổ chức, xây dựng ngôn bản. Nhân tố thứ nhất: Những nhân vật tham gia quá trình
giao tiếp: người viết (nói), người đọc (nghe) là những nhân vật giao tiếp. Nhân vật giao tiếp
để lại nhiều dấu ấn trong viẹc lựa chọn nội dung và cách thức trình bày ngôn bản. Nhân tố
thứ hai là mảng thực tế được nói tới trong ngôn bản. Người phát chọn nội dung nói nhưng
phải tính tới nhu cầu , hứng thú, thói quen , sở thích của người nhận để lựa chọ, điều chỉnh
nội dung nói sao cho có hiệu quả giao tiếp cao. Người nhận cũng phải có khả năng phân
tích, lí giải ngôn bản tốt để tiếp nhận đúng nội dung được nghe (đọc). Muốn vậy , người
nhận phải có vốn sống, vốn hiểu biết nhất định và thành thạo về ngôn ngữ. Nhân tố thứ ba
để lại dấu ấn trong ngôn bản là hoàn cảnh giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng , hoàn cảnh
giao tiếp hẹp đều ảnh hưởng tới quá trinh và hiệu quả giao tiếp.
Các nhân tố giao tiếp có ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng ngôn bản, vì vậy khi tạo
ngôn bản, người nói – viết không thể không tính toán tới những nhân tố này. Những bài tập
làm văn của học sinh – được giả định phục vụ cho việc giao tiếp – cũng phải tính tới các
nhân tố giao tiếp: nội dung giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
2.1.2. Hội thoại và việc dạy Tập làm văn nói theo hướng giao tiếp.
Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng miệng giữa các nhân vật tham dự giao tiếp
nhằm trao đổi thông tin hoặc trao đổi tư tưởng, tình cảm… theo một mục đích đã được đặt
ra. Trong bất kì một cuộc nhội thoại nào , người tham dự đều ý thức được rằng mình đang
nói chuyện với ai, nói chuyện về vấn đề ngì, nói chuyện trong hoàn cảnh nào. Khi ý thức
được rõ các nhân tố hội thoại , người tham gia giao tiếp tự điều chỉnh các lời nói của mình
sao cho phù hợp, biết lúc nào nên chủ động tham gia hội thoại, biết lúc nào im lặng để nghe
người khác nói và biết lúc nào nên kết thúc, chấm dứt cuộc hội thoại.Chính vì thế, để giao

tiếp có hiệu quả, bên cạnh việc nắm các quy tắc ngôn ngữ để xây dựng ngôn bản, chúng ta
còn phải nắm quy tắc nói năngđể chủ động tạo ra những lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp miệng.
Ở lớp 2 có nội dung dạy Tập làm văn nói theo nghi thức chính là bước đầu hướng
dẫn các em nắm được các quy tắc nói năng trong hội thoại. Đó chính là sự hướng dẫn về sự
hoà phối hội thoại giữa những người tham dự giao tiếp. Hoà phối hội thoại là việc đối
tượng giao tiếp này phải có những hành động , cử chỉ, ngôn ngữ…sao cho phù hợp, tương
ứng với đối tượng giao tiếp kia và ngược lại. Không có sự hoà phối , hội thoại khó có thể
tiến hành trọn vẹn được. Sự hoà phối trong hội thoại được thực hiện bằng hệ thống các lượt
lời và bằng những yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt cử chỉ, động tác…
Để dạy tốt Tập làm văn nói theo nghi thức ở lớp 2 , người GV cần chú ý cho HS
chuẩn bị tốt nội dung bài nói (dù dài hay ngắn); phải tạo ra được nhu cầu hội thoại cho HS,
ngiã là tạo ra các tình huống giả định trong học tập nhưng vẫn chân thực, không gượng ép,
khô cứng vừa có sức lôi cuốn hấp dẫn, kích thích được nhu cầu nói ở các em; phải tạo được
hoàn cảnh giao tiếp tốt. Hoàn cảnh ở đây được hiểu là điều kiện lớp học trong thời điểm
luện nói. Điều kiện này bao gồm: không khí lơpá học, nét mặt, cử chỉ của GV, hoạt động
nghe của HS, trật tự lơp học và những hoạt động khác có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
tới việc nói năng của HS.
Tóm lại, để giúp cho HS nói tốt trong những giờ TLV nói theo nghi thức, GV nên lưu ý
hướng dẫn HS:
- Khi nói cần hết sức bình tĩnh, tự tin để có thể đạt hiệu quả giao tiếp tốt.
6
- Trong khi nói cần hết sức theo dõi diễn biến tâm lí, sự hứng thú của người nghe đối với
bài nói của mình để có thể kịp thời điều chỉnh cách nói hoặc một phần nào đó nội dung nói
cho phù hợp vpới nhu cầu, đòi hỏi, hứng thú của người nghe.
- Cần phải tôn trọng hững nghi thức lời nói trong giao tiếp. Vấn đề văn hoá trong lời nói,
trong giao tiếp là điều phải hết sức được tôn trọng trong quá trình hội thoại.
- Ngữ điệu có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của bài nói. Tuỳ thuộc vào điều kiện giao tiếp
cụ thể , người nói cần phải chọn giọng nói sao cho phù hợp với từng thời điểm nói.
- Khi nói cần tránh lối nói như đọc thuộc lòng một bài văn.

- Khi nói còn cần sử dụng kết hợp những yếu tố phi ngôn ngữe hỗ trợ như: nét mặt, ánh
mắt, điệu bộ…
2.2. Vận dụng lí thuyết hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ để tổ chức dạy Kể chuyện.
Đơn vị lớn hơn từ là câu và trên câu là đoạn, đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ là văn
bản. Các từ được liên kết với nhau theo những quy tắc nhất định của Tiếng Việt để tạo
thành câu. Các câu lại được liên kết với nhau theo mô hình nhất định tạo thành đoạn văn.
Mỗi đoạn lại thể hiện về một ý tương đối trọn vẹn. Các đoạn kết hợp với nhau tuỳ theo
chức năng đoạn: đoạn mở đầu, các đoạn khai triển, đoạn kết thúc để tạo thành một văn bản
hoàn chỉnh. Như vậy khi dạy TLV Kể chuyện theo tranh ta phải cho học sinh nắm được câu
chuyện có mấy đoạn, mỗi đoạn nói về một nội dung hoặc sự kiện gì, thứ tự các đoạn thế
nào. Sau khi nắm được nội dung các tranh theo thứ tự, , ta còn phải giúp học sinh kể lại
được câu chuyện ngắn gọn bằng lời của mình.
1.1.2. Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ.
Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này
tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi. Đó là quan hệ tuyến tính, hay còn gọi là quan hệ
ngang.
Quan hệ ngang được thể hiện trong lời nói như quan hệ thực tại giữa các đại diện của
các loại đơn vị. Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể thay thế bằng cả
một loạt các yếu tố đồng loại. Những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong cùng một
vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối với nhau, hay còn gọi là quan hệ
dọc.
Tóm lại, dạy học TLV nói theo nghi thức làm sao để thông qua những giờ học đó mà
củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gic,
nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung luyện nói, nắm được quy
tắc lời nói trong giao tiếp.
2. Cơ sở văn học của việc dạyTLV.
Mỗi văn bản để kể chuyện là một văn bản tự sự. Tự sự là phương thức trình bày diễn
biến sự việc theo một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đÕn sự việc kia, cuối cùng dẫn đến
một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Văn bản tự sự thường có cốt truyện. Cốt truyện thực ra là diễn biến sự việc.Có

truyện chỉ có một sự việc. Cũng có truyện gồm nhiều sự việc tiếp diễn có quan hệ với
nhau.Trong những sự việc đó, có sự việc mở đầu, các sự việc khai triển, sự việc kết thúc.
Văn bản tự sự bao giờ cũng có nhân vật. Nhân vật có thể là người, có thể là vật.
Nhân vật thực hiện các hành động làm nên các sự việc.
Mỗi văn bản tự sự bao giờ cũng nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đấy về mặt xã hội.
7
Như vậy, khi dạy tTLV Kể chuyện theo tranh, ta cần phải cho học sinh nắm được
câu chuyện với các sự việc diễn biến của nó có quan hệ với nhau như thế nào qua các tranh.
Thông qua câu chuyện kể theo tranh mà ta bồi dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp,
trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập.
Quy luật thống nhất giữa học và hành cũng chỉ rõ muốn học một khái niệm, một kĩ
năng thì nhất thiết phải tổ chức một quá trình hành động thích hợp. Việc dạy TLV ở lớp 2
cũng cần phải có một phương pháp hợp lí để học sinh rèn luyện kĩ năng nói và kĩ năng
nghe. Kĩ năng nói với hình thức độc thoại: kể một câu chuyện theo tranh. Kĩ năng nói với
hình thức đối thoại: tập nói đối thoại theo các vai khác nhau, bước đầu biết sử dụng các yếu
tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ). Kĩ năng nghe: theo dõi được lời thoại
để đáp lời, theo dõi được câu chuyện bạn kể để nêu ý kiến bổ sung, nhận xét.
Quy luật thống nhất giữa dạy và học cho thấy mọi hoạt động của thầy trên lớp nhằm
hướng tới sự phát triển của trò. Cụ thể là thầy thiết kế bài dạy, phần dạy cho học sinh thực
hiện các thao tác đi theo hướng học sinh tự thực hiện các thao tác dưới sự hướng dẫn của
thầy để tự nói theo nghi thức hoặc kể được câu chuyện. Cần phải chia các thao tác từ thấp
đến cao, đơn giản đến phức tạp. Giáo viên đưa ra các câu hỏi và bài tập để học sinh tự xác
định nội dung, chủ động nói, kể. Đồng thời giáo viên cần giúp học sinh tự xác định được
việc sử dụng các yếu tố phụ trợ khi nói, kể chuyện như thế nào.
II. Cơ sở thực tiễn của việc dạy TLV theo nghi thức.
1. Chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên.
Nội dung chương trình, SGK phân môn TLV có nhiều điểm mới so với SGK Tiếng Việt
CCGD. Trong chương trình, sách giáo khoa lớp 2 mới, phân môn TLV được dạy học trong
31 tiÕt, mỗi tuần một tiết nhằm rèn luyện cho HS các kĩ năng phục vụ học tập và giao tiếp
hằng ngày:

- Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy,
yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,…
- Dạy một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống: khai bản tự thuật ngắn, viết những
bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách HS, tra mục lục schs, đọc
thời khoá biểu, đọc và lập thjời gian biểu…
- Bước đầu dạy cách tổ chức đoạn văn, bài văn thông qua nhiệm vụ kể một sự việc
đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu
hỏi.
Có thể hình dung toàn bộ nội dung học tập , sự phân bố thời gian và mói liên quan giữa
các nội dung ấy qua bẳng thống kê:
Kì I:
Tuần Các nghi thức lời
nói
Các kĩ năng làm việc Các tổ chức đoạn, bài
1 Tự giới thiệu Tự thuật Câu và bài
2 Chào hỏi, tự
giới thiệu
Tự thuật
3 Lập danh sách học sinh Sắp xếp câu trong bài
4 Cảm ơn, xin lỗi
5 Tra mục lục sách Kể ngắn theo tranh
8
6 Khẳng định, phủ
định
Tra mục lục sách
7 Đọc thời khoá biểu Kể ngắn theo tranh và câu hỏi
8 Mời nhờ, yêu cầu,
đề nghị
Kể ngắn theo câu hỏi
9 Ôn tập Ôn tập Ôn tập

10 Kể ngắn theo câu hỏi
11 Chia buồn, an ủi
12 Gọi điện thoại
13 Kể ngắn theo câu hỏi
14 Tả ngắn theo tranh và câu hỏi
15 Chia vui Viết tin nhắn Kể tự do (không có câu hỏi
gợi ý)
16 Khen ngợi Lập thời gian biểu Kể tự do (không có câu hỏi
gợi ý)
17 Lập thời gian biểu
18 Ôn tập Ôn tập Ôn tập
Kì II:
Tuần Các nghi thức lời
nói
Các kĩ năng làm
việc
Các tổ chức đoạn, bài
19 Đáp lời chào hỏi,
lời tự giới thiệu
20 Trả lời câu hỏi về một đoạn văn
miêu tả. Tả ngắn theo câu hỏi.
21 Đáp lời cảm ơn Trả lời câu hỏi về một đoạn văn
miêu tả.
22 Đáp lời xin lỗi Sắp xếp câu trong đoạn văn miêu tả
23 Đáp lời khẳng định Chép nội quy
24 Đáp lời phủ
định
Nghe- trả lời câu hỏi
25 Đáp lời đồng ý Tả ngắn theo tranh và câu hỏi
26 Đáp lời đồng ý Tả ngắn theo câu hỏi

27 Ôn tập Ôn tập Ôn tập
28 Đáp lời chia vui Trả lời câu hỏi về một đoạn văn
miêu tả.
29 Đáp lời chia vui
30
31 Đáp lời khen ngợi Tả ngắn theo câu hỏi
32 Đáp lời chối từ Đọc sổ liên lạc
33 Đáp lời an ủi Kể chuyện
34 Ôn tập Ôn tập Ôn tập
9
Một điểm mới khác về phân môn TLV là tính tích hợp. Tính tích hợp thể hiện ở mối
quan hệ giữa TLV với các phân môn khác trong cùng một đơn vị bài học, rõ nhất là Tạp
đọc.Nội dung các bài TLV và Tập đọc đều xoay quanh một chủ điểm.Đặc biệt , các bài tập
đọc còn được sử dụng làm mẫu để tạo lập văn bản.
Nhìn chung chương trình, SGK TLV đã có sự thay đổi theo hướng tích cực , THỂ
HIỆN QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP, QUAN ĐIỂM HƯỚNG VÀO HOẠT ĐỘNG GIAO
TIẾP, Hình thành các kĩ năng học tập và đời sống cho HS. Tuy vậy, một vài nội dung còn
có yêu cầu cao đối với HS lớp 2 như: Chia buồn, chia vui, đáp lời an ủi, đáp lời khen ngợi,

SGV đã cố gắng đưa ra quy trình dạy và hướng dẫn gợí ý GV thực hiện quy trình
dạy TLV bám sát SGK.
2. Dạy TLV nói theo nghi thức của giáo viên
Để khảo sát GV trong giờ dạy TLV nói theo nghi thức, tôi đưa ra phiếu đo nghiệm
với các câu hỏi và yêu cầu sau:
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết việc dạy TLV với những nghi thức lời nói như SGK
LỚP 2 mới có những ưu điểm, những hạn chế gì? Vì sao?
Câu 2: Khi thực hiện dạy những nghi thức lời nói như SGK LỚP 2 mới, đồng chí
gặp những khó khăn gì? Tại sao? (về bản thân, về học sinh, về tài liệu và các lí do khác)
Câu 3: Ngoài yêu cầu kể một câu chuyện, trong SGK còn có yêu cầu HS làm bài tập
miêu tả (tả cảnh biển, tả ảnh Bác Hồ…). Yêu cầu đối với HS lớp 2 nhu vậy có quá cao

không?
A. Có
B. Không
Câu 4: SGK Tiếng Việt 2 dạy HS lớp 2 giao dich bằng thư từ, điện thoại. Dạy như
thế có sớm không?
A. Có
B. Không

Đo nghiệm trên 15 GV lớp 2, tôi nhận định kết quả:
Câu 1: Đa số GV cho rằng việc dạy nghi thức lời nói ở lớp 2 là cần thiết và rất có ích
cho HS.Các em bước đầu ý thức được cần nói có nghi thức . Điều này sẽ hình thành ở trẻ
em thói quen ngôn ngữ khi nói năng giao tiếp , tạo nên phép lịch sự khi ứng xử giao tiếp.
Đó là hành vi ngôn ngữ thể hiện văn hoá ứng xử của con người trong cuộc sống hiện đại.
Nội dung dạy nghi thức lời nói rất tiết thực, cụ thể và vừa sức đối với HS lớp 2. Một số
khác cho rằng trong những nội dung dạy nghi thức lời nói , có các nội dung như: chia buồn,
an ủi, khen ngợi là khó đối với các em; Bài tập miêu tả , giao dịch bằng điện thoại , thư từ
cũng khó khăn đối với lứa tuổi lớp 2.
Câu 2: Các câu trả lời nhận xét về phía GV:
- 70% GV dạy bình thường như hướng dẫn yêu cầu.
- 30% GV cho rằng cách dạy hiện nay có một số chỗ chưa thoả đáng.Họ thiếu hụt cả
tri thøc và phương pháp dạy TLV nơi theo nghi thức, chưa chọn được một cách dạy TLV
đáp ứng việc rèn hai kĩ năng nghe - nói , viết cùng một lúc trong gìê dạy.
Giáo viên nhận xét về phía học sinh:
10
- 40% GV cho rằng nhìn chung học sinh tiếp thu được kiến thức.
- 60% GV cho rằng chưa huy động hết khả năng làm việc của HS trong giờ TLV.
Một số em còn rụt rè, KHÔNG MẠNH DẠN khi nói năng, ngôn ngữ diễn đạt còn khó
khăn, lúng túng.
Giáo viên nhận xét về tài liệu và các lí do khác: Một số bàicó nội dung nêu ra yêu
cầu quá cao và khó đối với khả năng của HS lớp 2.

Câu 3: Đa số GV cho rằng bài tập miêu tả là khó đối với các em, nhất là các em ở
nông thôn, vùng giáo dục chậm phát triển.
Câu 4: Đa số GV cho rằng bài tập dạy giao dịch bằng thư từ, điện thoại là khó đối
với các em, nhất là các em ở nông thôn, vùng giáo dục chậm phát triển.
Nói chung GV dạy như SGV hướng dẫn, không có sự sáng tạo trong việc tổ chức
hướng dẫn HS học TLV, một số ít có sự tìm tòi sáng tạo về cách thức tổ chức thực hiện giờ
dạy.
3.Học TLV của học sinh.
Tôi đã tiến hành dự giờ khảo sát: Dự giờ bài “Tự giới thiệu. Câu và bài” tuần 1,
“Chào hỏi. Tự giới thiệu” tuần 2.
Phiếu điều tra HS:
(Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng)
Câu 1. Khi học phân mônTLV, em CÓ THÍCH ĐƯỢC ĐÓNG VAI ĐỂ NÓI VỚI CÁC
BẠN KHÔNG?
A. Có
B. Không
Câu 2. Khi học phân môn TLV , em thích làm việc cá nhân hay làm việc tập thể?
A. Cá nhân.
B. Tập thể.
Câu 3. Trước khi kể chuyện nội dung tranh, em có cần tự giới thiệu về mình không?
A. Có.
B. Không.
Câu 4. Khi giới thiệu, khi kể chuyện , em có hình dung ra được một cách cụ thể nét mặt,
ánh mắt. động tác tay…của mình khi nói không?
A. Không.
B. Có.
C. Rất khó khăn đẻ hình dung.
Câu 5. Em có thường chào hỏi, tự giới thiệu trước khi kể và chào các bạn sau khi đã kể
xong câu chuyện không?
A.Có.

B. Không,
C. Đôi khi.
Câu 6. EM CÓ MUỐN ĐƯỢC HƯỚNG DẪN TỈ MỈ , CỤ THỂ KHI chào hỏi, tự giới
thiệu hoặc khi kể chuyện : hướng dẫn về nội dung, về ngữ điệu, về cách thể hiện điệu bộ,…
không?
A. Có
B. Không
11
Sau khi nghiên cứu kết quả điều tra khoả sát về phía HS khi học Kể chuyện, chúng
tôi nhận thấy:
Học sinh tiểu học nói chung, HS lớp 2 nói riêng rất thích được hướng dẫn cụ thể về
nói theo nghi thức . Với những nội dung đưa vào dạy học như như hiện nay, các em v«
cùng thích thú, các em có điều kiện được nói và nghe nhiều hơn. Nói cách khác, HS muốn
được luyện nói, luyện nghe , được sử dụng điệu bộ nhiều hơn.
Tuy vậy, ở một số em còn rụt rè, e ngại. GV cần tạo điều kiện để các em đó được thể
hiện trong giờ học, mạnh dạn nói trước tập thể lớp. Một số bài có yêu cầu cao khiến các
em khó có thể thực hiÖn theo. Các em mong muốn có được sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, chi
tiết hơn khi nói theo nghi thức, khi kể chuyện theo tranh để có thể nói, kể hấp dẫn hơn .

* Đánh giá thực trạng dạy và học phân môn TLV ở lớp 2.
- Đánh giá thực trạng dạy của giáo viên.
Thầy giáo có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học. Thầy giáo là người tổ
chức, chỉ đạo quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học nếu thầy giáo nắm vững các tri
thức khoa học và các phương pháp tổ chức tốt thì kết quả dạy học sẽ cao. Qua khảo sát
chúng tôi thÊy giáo viên lớp 2 đã nhận thực được tầm quan trọng của việc dạy học TLV và
dành thời gian thích đáng cho việc này nhưng năng lực tổ chức và hướng dẫn của giáo viên
còn hạn chế. Trong giờ học đa số GV chưa chú ý hình thành cho HS thói quen nhập vai khi
đóng vai trong những tình huống giao tiếp. Hầu hết GV mới chỉ dừng lại ở việc giảng giải
mà chưa thật sự là mẫu chuẩn cho HS học tập, cả về mấu lới nói lẫn mẫu điệu bộ. Vì vậy
giờ học trở nên đơn điệu, học sinh không rèn được nhiều về kĩ năng.

Nhìn chung GV còn ít suy nghĩ đầu tư cho giờ dạy, ỷ lại vào tài liệu dạy học là
SGV, SGK và sách thiết kế bài dạy. Một số GV lên lớp nói như sách hướng dẫn, giáo án thì
chép lại sách.Chính vì họ không ®ầu tư soạn giảng theo tinh thần tích cực, không hiểu được
sâu sắc bài dạy cũng như không thấy được sự bất hợp lí của sách ở những điểm cụ thể, bài
cụ thể nào đó.Có những GV chỉ chú ý nội dung bài, không chú ý hướng dẫn cho HS sử
dụng các yếu tố phụ trợ hoặc chỉ nhắc nhở chung chung về lí thuyết sử dụng yếu tố phụ trợ,
không có khả năng thể hiện trực quan.
- Đánh giá thực trạng học của học sinh.
Trong quá trình học tập, HS luôn luôn là chủ thể của hoạt động nhận thức. Cái đích
cuối cùng của người thầy là mong muốn HS chiếm lĩnh được tri thøc, hình thành kĩ năng,
kĩ xảo trong việc quá trình giảng dạy. Trong thực tế khảo sát, chúng tôi thấy khả năng nói
theo ngjui thức của HS còn yếu bởi trước khi đến trường, sự dạy dỗ, bảo ban của các gia
đình, nhất là khối nông thôn miềm núi, khối dân tự do còn không đồng đều. Có những em
có khả năng vốn có về việc sử dụng những yếu tố phụ trợ khi nói, khi kể chuyện, các em
này không khó khăn lắm khi thực hiện yêu cầu biểu cảm bằng nét mặt, cử chỉ. Một số
những em khác không có khả năng đó nên việc thực hiện yêu cầu này rất khó khăn. Các em
đứng lên để nói và kể lại được chuyện đã là một cố gắng lớn.
Qua nghiên cứu thực trạng việc dạy học Kể chuyện của GV và HS chúng tôi thấy
cần có sự điều chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế trên. Bởi đó là một trong những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng kĩ năng, nói theo nghi thức và kể chuyện theo nội dung
tranh đạt kết quả chưa cao.
12
Ch¬ng II. Thùc nghiÖm s ph¹m
I. Phân tích giáo án.
1. Giáo án đối chứng
2. Giáo án dạy học thực nghiệm
BÀI Tập làm văn tuần 4. Chủ điểm Bạn bè.
Cảm ơn, xin lỗi (1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được:

- Lời cảm ơn, xin lỗi là phép nói lịch sự cần thiết khi giao tiếp.
- Nội dung của hai bức tranh giáo khoa.
- Biết cách thể hiện tình cảm bằng các yếu tố phi ngôn ngữ thích hợp khi nói lời cảm ơn,
xin lỗi, khi kể chuyện theo nội dung tranh giáo khoa.
2. Kĩ năng: HS được hình thành và rèn luyện các kĩ năng:
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có lời cảm ơn, xin lỗi thích hợp; viết
được những điều vừa nói thành đoạn văn.
- Biết phối hợp yếu tố phụ trợ với ngữ điệu khi nói lời cảm ơn, xin lỗi một cách phù hợp.
- Có kĩ năng nghe bạn nói, nhận xét câu trả lời của bạn.
3. Thái độ: HS khi học có thái độ:
- Học tập cách nói lời cảm ơn , xin lỗi để vận dụng vào cuộc sống.
- Có tinh thần hợp tác, hăng hái xây dựng bài.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bước 1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1 kể lại câu chuyện Gọi bạn theo tranh minh hoạ
+ HS 2 đọc danh sách tổ mình đã lập trong tiết TLV trước.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
Bước 2. Bài mới.
Tổ chức các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Khởi động
Nội dung hoạt động Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS
Tập làm văn
- H:Các con đã biết nói lời cảm ơn và
xin lỗi chưa?
- HS trả lời
13

Cảm ơn, xin lỗi -H: Khi được ai giúp đỡ , em phải
nói gì với họ?
-H: Khi làm phiền hay mắc lỗi với ai
đó, em phải nói gì với họ?
- GV: Trong tiết TLV hôm nay,
các em sẽ học cách nói lời cảm ơn
và xin lỗi trong một số trường hợp cụ
thể. Sau đó, dựa vào tranh minh hoạ,
kể lại câu chuyện có sử dụng lời cảm
ơn, xin lỗi.
- GV ghi tên bài lên bảng.
-TL: Em phải nói
lời cảm ơn.
-TL: Em phải xin lỗi.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập.
2.1. Bài tập 1: Nói
lời Cảm ơn.
*1. GV hướng dẫn HS làm bài
tập 1.
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu
bài.
-H: Em sẽ dùng từ cảm ơn hay
xin lỗi khi bạn cùng lớp cho
em đi chung áo mưa?
-H:Người mà em cần cảm ơn là
ai?
-H: Em sẽ nói thế nào?(Mỗi
em nghĩ một câu mà mình sẽ
nói rồi lần lượt nói câu đó lên)

-H: Khi nói, em dùng ngữ điệu
lời nói thế nào?điệu bộ thế nào?
- GV cho HS nói và thể hiện
ngữ điệu, điệu bộ.
- GV cho HS tự nhận xét, sau
đó xác nhận lại kiến thức, kĩ
năng cho các em (lưu ý nói
Cảm ơn, không phải Cảm ơn).
*GV cho HS tiến hành tương tự
với các tình huống còn lại của
bài tập 1.
- HS:Đọc bài tập.
-TL: Em dùng từ cảm ơn.
- TL: Bạn của em.
-TL: (Cảm ơn bạn!Cảmơn
bạn nhé!Mình cảm
ơn nhiều!Cảm ơn bạn,
không có bạn thì mình ướt
hết rồi,…)
-TL: Chân thành, thân
mật giọng hơi cao ở cuối
câu; mắt nhìn thẳng
hướng vào bạn,đầu gật
nhẹ nhàng một cái.
TL:
-Cô giáo cho em mượn
quyển sách: Em cảm ơn cô ạ!
Em xin cảm ơn cô!
- Em bé nhặt hộ em chiếc
14

2.2.Bài tập 2:Nói lời
Xin lỗi.
*2. GV hướng dẫn HS làm bài
tập
2: Sau khi hướng dẫn như bài
tập 1:
( -GV gọi 1 HS đọc yêu cầu
bài.
-H: Em sẽ dùng từ cảm ơn hay
xin lỗi khi em lỡ bước, giẫm
vào chân bạn?
-H:Người mà em cần xin lỗi
là ai?
-H: Em sẽ nói thế nào?(Mỗi
em nghĩ một câu mà mình sẽ
nói rồi lần lượt nói câu đó lên)
-H: Khi nói, em dùng ngữ điệu
lời nói thế nào?điệu bộ thế
nào? )
* GV tiến hành cho HS chơi
trò chơi “Đóng vai”: Chuyển
tình huống thành 3 đến 4 câu có
có lời thoại.Chia HS thành
nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 5
thảo luận các câu hỏi sau:
- Tình huống ) này có mấy
người? Để đóng vai nói theo
nội dung tình huống này thì
cần có mấy bạn?
- Xác định những câu nói

quan trọng của các vai .
- Xác định giọng (ngữ điệu)
của mỗi vai khi nói.
- Ở vai thứ nhất, khi nói nét
mặt nên như thế nào khi
nói? Phối hợp các cử chỉ như
thế nào?
- Ở vai thứ hai nét mặt nên
bút: Cảm ơn em nhiều!
Anh (chị) cảm ơn em !
Em ngoan quá, chị cảm
ơn em!
-HS lắng nghe
-HS đọc bài tập 2.
-HS suy nghĩ cá nhân.
-HS làm việc theo nhóm.
15
2.3. Bài tập 3:Tập
nói theo nội
dung tranh, trong
đó có từ Cảm ơn
hoặc Xin lỗi.
- Tranh 1: mẹ tặng
như thế nào khi nói? Phối
hợp các cử chỉ như thế nào?
- Ở vai nói lời dẫn nét mặt
nên như thế nào khi nói?Phối hợp
các cử chỉ như thế nào?
HS trong mỗi nhóm lần lượt
đóng ba tình huống xin lỗi.

Sau đó là thi giữa các nhóm:
mỗi nhóm diễn lại một tình
huống diễn đạt nhất của
nhóm mình.
*3. GV hướng dẫn HS làm
bài tập3.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu
bài.

*GV hướng dẫn HS quan
sát tranh giáo khoa I bằng câu
hỏi.
- H: Tranh vẽ gì?
- H:Khi nhận quà bạn nhỏ đó
phải nói gì?
-H:Người mà bạn nhỏ cần
Cảm ơn là ai?
- H:Hãy dùng lời của em nói
lại nội dung bức tranh này
(3-4 câu), trong đó có sử dụng
lời cảm ơn. Khi nói cần chú ý
ngữ điệu và điệu bộ ( yêu cầu
trao đổi nhóm 2 HS, sau đó một
vài HS trình bày trước lớp)
- H:Khi nói trước lớp về nội
dung tranh, em có cần chào
hỏi, tự giới thiệu về mình không?
- H:Em sẽ chào hỏi thế nào?
(cho các em chuẩn bị)
( GV viết nội dung tóm tắt

* HS đọc bài tập.
* HS quan sát và trả lời.
-TL:Vẽ một bạn nhỏ
đang được nhận quà
của mẹ(cô, bác…)
- TL:Bạn phải cảm ơn
mẹ(cô, bác…)
- TL: Mẹ (cô, bác…)
* HS nói theo nhóm nhỏ,
nói rì rầm.
* HS thi nói, các em còn
lại lắng nghe và nhận xét.
- TL:Có ạ.
- HS làm việc cá nhân.
*Tranh I:
16
cho con con gấu
bông. Con rất thích

nói lời cảm ơn mẹ.
Tranh 2:Con sơ ý
làm vỡ lọ hoa,
mẹ nhắc nhở. Con
khoanh
tay xin lỗi mẹ.
của tranh I lên bảng)
* GV hướng dẫn cho HS nói
theo nhóm, nói trước lớp dựa
theo nội dung tranh, có nhận
xét về từ ngữ, câu, ngữ điệu,

điệu bộ.
* GV cho các nhóm thi nói,
chọn ra cách nói hay nhất
(từ chính xác, nói có hình ảnh , có
tưởng tượng, liên tưởng…)
*GV hướng dẫn HS quan
sát tranh giáo khoa II bằng câu
hỏi và tiến hành tương tự như
với tranh I.
(-HS1: Mẹ Nga mua cho
Nga một chú gấu bông
xinh xắn.Nga thích lắm,
em đưa tay ra nhận món
quà và nói:Con cảm ơn mẹ ạ!
- HS 2: Cuối năm lớp 1,
Trâm được xếp loại HS
giỏi, mẹ tặng Trâm một
con gấu bông rất đẹp.
Trâm nhận quà của mẹ và
nói:Con cảm ơn mẹ
nhiều ạ.Con rất thích chú
gấu đẹp này!
-HS3: Nhân ngày sinh
nhật của Thu, mẹ tặng
Thu một con gấu bông
màu nâu rất đẹp.Thu lễ
phép đưa hai tay ra nhận
món quà của mẹ và nói:
“Ôi! Chú gấu bông đẹp
quá! Con cảm ơn mẹ ạ!”.

- HS 4: Mẹ:- Nhân dịp con
lên lớp 2, mẹ tặng cho
cho con gái mẹ chú gấu này.
Con:-Con cảm ơn mẹ ạ.
Chú gấu bông này đẹp quá
mẹ ạ!)
*Tranh II:
(- HS1: Quang sơ ý đánh vỡ lọ
hoa của mẹ, Quang đến
trước mẹ khoanh tay xin
lỗi và nói:
Con xin lỗi mẹ ạ!
- HS2: An nghich ngợm,
hiếu động, chẳng may
sơ ý làm
vỡ lọ hoa. Mẹ nhắc nhở.
An đến trược mặt
me, cậu khoanh tay và
nói: Con xin lỗi mẹ ạ! Lần
sau con không nghịch thế
nữa ạ!)
- HS3:An nghich ngợm,
hiếu động, chẳng may sơ
17
ý làm vỡ lọ hoa. Mẹ
nhắc nhở. An đến trước
mặt mẹ, cậu khoanh tay và
nói: Con xin lỗi mẹ ạ! Từ
nay con không nghịch
thế nữa ạ!

2.4.Bài tập 4:Viết lại
những câu em nói về
một trong hai
bức tranh.
*4. GV hướng dẫn các em tự
viết vào vở bài tập bài đã nói
của mình về một trong hai
bức tranh và chấm điểm cho
HS
-HS viết bài, sau đó đọc
bài trước lớp. Cả lớp
nghe, nhận xét.
.
Bước . Củng cố, dặn dò
- Tổng kết tiết học.
- Hướng dẫn học bài ở nhà: GV yêu cầu HS nhớ thực hiện nói lời cảm ơn,xin
lỗi trong cuộc sống hằng ngày. .
2 Phân tích những đề xuất dạy TLV trong giáo án dạy học thực nghiệm
2.1. Những điểm mới trong giáo án thực nghiệm.
2.1.1. Câu hỏi và bài tập dạy nói nghi thức ở lớp 2 tiểu học.
* Nhóm câu hỏi định hướng nói.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bài tập và một số nhà nghiên cứu cho rằng: Sử
dụng bài tập giúp cho HS làm để vận dụng những điều đã học. Quan niệm này hoàn toàn
phù hợp với môn học mà nội dung học tập có sự tách bạch giữa lí thuyết và thực hành.
Phần thực hành chính là vËn dụng lí thuyết được học để giải quyết một số tình huống cụ thể
bằng những bài tập. Song ở những môn học mà nội dung của chúng nhằm vào việc hình
thành các kĩ năng thì phần lí thuyết không phải lúc nào cũng được dạy trước phần vận
dụng. Điều này biểu hiện rõ ở môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học. HS có thể vận
dụng các thao tác của kĩ năng trước, luyện tập các thao tác cho thành thạo, chuẩn xác mới
học cơ sở của các thao tác đó. Cách dạy này diễn ra theo con đường từ thực hành luyện tập

để rút ra tri thức có tính lí luận.Và như vậy bài tập không chỉ củng cố tri thức mà còn dùng
để thực hiện hình thành lí thuyết. Dạy Tập làm văn nói theo nghi thức nhằm rèn luyện cho
18
HS kÜ năng nghe, kĩ năng nói. Bài tập ở đây dùng với mục đích giúp cho HS thành thục các
kĩ năng của nghe, nói.
Do yêu cầu về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ học ở bậc tiểu học còn đơn giản, phần
lớn chưa yêu cầu HS nắm được bản chất, hệ thống tri thức về Tiếng Việt và ngôn ngữ. Hầu
như những kiến thức này được các em nhận biết dần qua thực hành kÜ năng lời nói. Vì vậy
nhiệm vụ của bài tập là rèn luyện thành thạo các kĩ năng lời nói là quan trọng hơn. Ở giờ
Tập làm văn nói theo nghi thức chủ yếu là giúp HS luyện tập thành thạo các kĩ năng nghe –
nói nên nó có tính chất hành động.
Tôi soạn giáo án theo những ý tưởng của mình, mong muốn giờ Tập làm văn nói
theo nghi thức sẽ có hiệu quả hơn. Chính vì vậy , tôi có đưa ra một tổ hợp các câu hỏi
hướng dẫn HS khi luyện nói theo nghi thức.
Bài dạy thực nghiệm là Cảm ơn, Xin lỗi. Ở tuần 1 và 2 , HS đã học cách chào hỏi và
tự giới thiệu. Đến tuần 4 này các em học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi.
Cảm ơn và xin lỗi là những tình huống giao tiếp thường gặp trong cuộc sống. Một
người nào đó (có thể là người thân trong gia đình, là thầy cô, bạn bè, hàng xóm, hoặcngười
mới gặp) giúp ta một điều gì đó (có thể là lời khuyên, một việc làm, tặng một vât,…) ta đêu
phải cảm ơn. Ta phải xin lối khi lỡ để xảy ra một điều gì đó gây hậu quả không hay cho
ngươiì khác: làm hỏng vật, nói lời không hay, làm đau người khác,…
Lời cảm ơn hay xin lỗi phải chân thành, lễ phép, lịch sự với ngữ điệu thích hợp.
Lời cảm ơn, xin lỗi với mỗi đối tượng khác nhau: người vai trên, người vai dưới,
người ngang vai, ta cần có cử chỉ, điệu bộ phối hợp với lời lẽ sao cho phù hợp . Từng cử
chỉ, nét mặt, giọng nói…đều góp phần thể hiện thái độ , bộc lộ nội dung lời cảm ơn hoặc
xin lỗi.
Khi nói lời cảm ơn hay xin lỗi đều có bốn yếu tố cần thiết để đạt hiệu quả giao tiếp
cao:
1. từ ngữ biểu hiện trong tình huống (cảm ơn, chân thành cảm ơn…)
2.lời nói xin lỗi hoặc cảm ơn ( Con cảm ơn mẹ nhiều a! – có ngữ điệu thích hợp)

3.điệu bộ ( cử chỉ, nét mặt,điệu bộ) khi nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi
4. người mà ta cần xin lỗi hoặc cảm ơn, (mẹ, thầy cô, bạn bè…)
Từ chỗ tìm hiểu nội dung bài học với những bài tập tình huống cụ thể và yêu cầu
giao tiếp khi nói nghi thức, tôi đã đưa ra một vài ý tưởng sáng kiến kinh nghiệm khi dạy
bài Cảm ơn, Xin lỗi.
Trong giáo án thực nghiệm, tôi có đưa ra một nhóm những câu hỏi để giúp HS xác
định được 4 yếu tố trên. Ví dụ với tình huống 1 ở bài tập 1: ( nói lời cảm ơn)
-H1: Em sẽ dùng từ cảm ơn hay xin lỗi khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?
-H2: Người mà em cần cảm ơn là ai?
-H3: Em sẽ nói LỜI CẢM ƠN thế nào?(Mỗi em nghĩ một câu mà mình sẽ nói rồi lần lượt
nói câu đó lên). Khi nói, em dùng ngữ điệu lời nói thế nào?
-H4: Khi nói, em dùng điệu bộ thế nào?
Bốn câu hỏi đã xác định được bốn yếu tố cơ bản trong giao tiếp. Việc lặp đi lặp lại
bốn câu hỏi này với mỗi tình huống là cần thiết để hình thành thói quen trong tư duy của
các em: trước khi nói cần có sự định hướng nói (nói về cái gì, nói với ai, nói như thế nào về
nội dung và hình thức,…), sau đó mới thể hiện bằng ngôn ngữ ở dạng nói sao cho thích
19
hợp. Khi thể hiện bằng hình thức nói thì cố gắng nói cho có ngư điệu, kết hợp sử dụng điệu
bộ sao cho phù hợp nhất để góp phần thể hiện được nội dung nói.
Như vậy để gợi ý cho HS làm bài tập tình huống ngôn ngữ, trong giờ TLV nói theo
nghi thức , theo tôi cần có những câu hỏi định hướng nói cho các tình huống giao tiếp
trước khi cho HS luyện nói.
Như vậy theo tôi nhóm câu hỏi định hướng nói này sẽ gồm những câu hỏi sau:
- Xác định từ trong nghi thức lời nói của bài gắn với nội dung nói cụ thể (cảm ơn,
xin lối, chia buồn, an ủi, khen ngợi,…)
-Xác định vai khi nói để dùng cách nói thích hợp thể hiện tôn ti trật tự và lịch sự, lễ
phép.
- Xác định cách nói bao gồm câu diễn đạt thế nào, ngữ điệu thể hiện thế nào.
- Xác định các yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ khi nói.
* Nhóm câu hỏi xác định lời chào hỏi khi nói.

Đây là câu hỏi cần thiết giúp cho HS ý thức được khi nói năng trước tập thể, cần phải
choà hỏi, tự giới thiệu để tạo mói quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau khi giao tiếp trực
tiếp mặt đối mặt. Nhóm câu hỏi này gồm
- Câu hỏi xác định có cần chào hỏi , tự giới thiệu không.
- Câu hỏi định hướng chào hỏi , tự giới thiệu như thế nào.
* Nhóm câu hỏi và bài tập đóng vai
Nhóm bài tập này nhằm giúp cho các em xác định vai trong bài nói và chuẩn bị tâm
thế nhập vai để nói cho sinh động.
Nhóm bài tập này gồm những câu hỏi sau:
- Bức tranh (hoặc tình huống ) này có mấy người? Để đóng vai nói theo nội dung
bức tranh (hoặc tình huống) này thì cần có mấy bạn?
- Xác định những câu nói quan trọng của các vai .
- Xác định giọng (ngữ điệu) của mỗi vai khi nói.
* Nhóm bài tập sử dụng yếu tố phụ trợ.
Nhóm bài tập này nhằm giúp cho các em xác định việc sử dụng những yếu tố phụ trợ
trong quá trình nói. Nói trước đối tượng giao tiếp là hình thức giao tiếp trực tiếp nên các
yếu tố hỗ trợ ngôn ngữ như nét mÆt, ánh mắt, cử chỉ của người nói là những yếu tố rất quan
trọng làm nên sự sinh động hấp dẫn. Hiện nay GV viên chưa có kĩ năng về dùng các yếu tố
phụ trợ nên khả năng hướng dẫn cho HS còn yếu. Hầu như chỉ nhắc nhở vài câu chung
chung.
Nhóm bài tập này gồm những câu hỏi sau:
- Ở vai thứ nhất, khi nói nét mặt nên như thế nào khi nói? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
- Ở vai thứ hai nét mặt nên như thế nào khi nói? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
- Ở vai nói lời dẫn nét mặt nên như thế nào khi nói? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
Như vậy, giờ học thực sự sinh động bởi GV trên cơ sở bài tập SGK đã soạn một hệ
thống câu hỏi hướng dẫn HS thực hiện bài tập . Sự hướng dẫn này có cơ sở khoa học, đảm
bảo đúng yêu cầu đào tạo, đảm bảo ba định hướng đổi mới dạy hoan hiện nay, đồng thời
thể hiện đặch trưng của nội dung học là luyện nói nghi thức thì phải đứah vào những tình
huống để các em có nhu cầu nói năng.
II. Bài kiểm tra đầu vào.

Tôi tiến hành khảo sát 30 HS lớp 2.
20
Phiếu khảo sát thực trạng học Tập làn văn nói theo nghi thức của HS lớp 2 như sau:
Cho văn bản “Bà cháu”.
Câu 1: Em hãy điền thông tin vào những dòng sau:
- Tên em là
- Quê em ở ……
- Học lớp …… Trường………
- Em thích những môn học:…………
- Em thích làm những việc như:……
Câu 2: Khi tự giới thiệu về mình như trên, em hình dung xem mình sẽ nói giọng như
thế nào?
A. giọng đều đều như đọc.
B. giọng có ngữ điệu : cao, thấp, nhấn giọng, sắc thái giọng vui, tự
tin.
Câu 3: Khi tự giới thiệu về mình như trên, em hình dung xem mình sẽ nói với điệu
bộ ra sao?
A. Không biểu hiện gì.
B. Nhìn thẳng vào người nói chuyện, nói to đủ nghevới nét mặt tươi vui. Khi
nói về môn học hay việc làm có thể giơ ngón tay lên như như đếm liệt kê.
Câu 4: Em và các bạn có thích chơi trò chơi “Đóng vai” trong học tập không?
A. Có
B. Không
Câu 5: Viết lại nội dung mỗi tranh mà em vừa nói theo SGK để tạo thành một câu
chuyện.
Yêu cầu đối với từng câu hỏi và bài tập:
Câu 1: HS cần điền đúng thông tin.
Câu 2:B.
Câu 3:B.
Câu 4: A.

Câu 5: Các em có thể viết:
Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1). Huệ rất thích những bông hồng (tranh 2).
Huệ định hái một bông. Tuấn vội ngăn lại (tranh 3). Tuấn nói với Huệ: “ Hoa của công
viên, bạn đừng hái!” (tranh 4).
* Kết quả khảo sát
Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

21
Trên cơ sở đầu vào của học sinh, tôi tiến hành dạy học thực nghiệm theo ý tưởng mà
mình đề xuất để nghiên cứu xem xét kết quả của những đề xuất trong dạy học TLV nói
theo nghi thức ở lớp 2.
III. Tổ chức dạy học thực nghiệm.
1. Mục đích của dạy học thực nghiệm.
Áp dụng nội dung của những đề xuất về dạy TLV nói theo nghi thức ở lớp 2 để
nghiên cứu hiệu quả của những đề xuất đó. Đặc biệt chú trọng xem xét, phân tích tính hiệu
quả của tổ hợp câu hỏi và bài tập đóng vai cũng như tổ chức cho HS hoạt động để HS thực
hiện các thao tác xác định lời thoại quan trọng của nhân vật, xác định giọng điệu, cử chỉ
khinói, xác định nghi thức lời nói khi nói trước đông người, từ đó rèn kĩ năng nghe, nói.
Đối chiếu kêt quả của HS lớp dạy học thực nghiệm với kết quả của lớp đối chứng ,
phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của những kết quả trên để đánh giá được
khả năng, mức độ áp dụng những đề xuất vào thực tiễn dạy học TLV nói theo nghi thức ở
lớp 2 hiện nay.
2. Địa bàn thực nghiệm.
Tôi chọn hai lớp dạy đối chứng và thực nghiệm ở vùng giáo dục bình thường ngang

chuẩn. Đó là:
- Xã…, Thường Tín, Hµ Néi.
3. Đối tượng thực nghiệm.
- Học sinh lớp 2A1 – 2A2, trường Tiểu học…, Thường Tín.
4. Nội dung dạy học thực nghiệm bài
- Bài : Cảm ơn , xin lỗi
5. Phương pháp thực nghiệm.
Nghiên cứu chương trình, SGK Tiếng Việt
Thiết kế kế ho¹ch dạy học bài thực nghiệm.
Thiêt kế phiếu khảo sát dạy học bài thực nghiệm.
Dạy 1bài nghiệm.
Tiến hành khảo sát các lớp đối chứng và thực nghiệm bằng phiếu; đồng thời trao đổi
trực tiếp với GV và HS.
PHIẾU KHẢO SÁT
BÀI CẢM ƠN, XIN LỖI
Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng.
Câu 1. Trường hợp nào sau đây không cần cảm ơn?
A. Bạn cùng lớp cho em đi cùng áo mưa.
B. Cô giáo cho em mượn quyển sách.
C. Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
D. Em và bạn rủ nhau cùng học bài.
Câu 2.Trong trường hợp sau, nên nói lời cảm ơn như thế nào?
Cô giáo cho em mượn quyển sách:
A. Em xin cảm ơn cô giáo!
22
B. Cảm ơn!
C. Cảm ơn cô giáo nhé!
D. Em xin cảm ơn cô ạ!
Câu 3. Trường hợp nào sau đây không cần xin lỗi?
A. Em lỡ bước giẫm chân vào bạn.

B. Em mải chơi quên việc mẹ đã dặn.
C. Em đùa nghịch, va phải một cụ già.
D. Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.
Câu 4. Trong trường hợp sau, nên nói lời xin lỗi như thế nào?
Em đùa nghich va phải cụ già:
A. Xin lỗi cụ ạ!
B. Xin lỗi cụ!
C. Xin lỗi cụ nhé!
D. Cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ ạ!
Câu 5. Nói theo nội dung tranh 1, em chọn cách nói nào sau đây:
A. Người mẹ tặng cho con gái một con gấu bông. Người con giơ hai tay nhận gấu
bông và nói: “Con cảm ơn mẹ ạ!”.
B. Nhân ngày sinh nhật của Thu, mẹ tặng Thu một con gấu bông màu nâu rất
đẹp.Thu lễ phép đưa hai tay ra nhận món quà của mẹ và nói: “Ôi! Chú gấu bông
đẹp quá! Con cảm ơn mẹ ạ!”.
C. Mẹ Nga mua cho Nga một chú gấu bông xinh xắn.Nga thích lắm,em đưa tay ra
nhận món quà và nói:cảm ơn mẹ !
D. Cuối năm lớp 1, Trâm được xếp loại HS giỏi, mẹ tặng Trâm một con gấu bông rất
đẹp. Trâm nhận quà của mẹ và nói:Con cảm ơn mẹ nhiều ạ.Con rất thích chú gấu
đẹp này!
Câu 6. Nói theo nội dung tranh 2, em chọn cách nói nào sau đây:
A. Cậu bé làm vỡ lọ hoa trên bàn . Cậu đến đứng trước mẹ để xin lỗi: “Con xin lỗi
mẹ ạ”.
B. Quang sơ ý đánh vỡ lọ hoa của mẹ, Quang đến trước mẹ khoanh tay xin lỗi và
nói: xin lỗi mẹ ạ!
C. An nghich ngợm, hiếu động, chẳng may sơ ý làm vỡ lọ hoa. Mẹ nhắc nhở. An
đến trước mặt mẹ, cậu khoanh tay và nói: Con xin lỗi mẹ ạ! Lần sau con không
nghịch thế nữa ạ!
D. An nghich ngợm, hiếu động, chẳng may sơ ý làm vỡ lọ hoa. Mẹ nhắc nhở. An
đến trước mặt mẹ, cậu khoanh tay và nói: Con xin lỗi mẹ ạ! Từ nay con không

nghịch thế nữa ạ!
Đáp án:
Câu 1:D
Câu 2:D
Câu 3:D
Câu 4: D
Câu 5:D
Cau 6:D
23
Tôi cùng GV lớp đối chứng tiến hành chấm các phiếu khảo sát với các mức: giỏi, khá,
trung bình, yếu.
Kết quả tổng hợp như sau:
Bài Lớp
ĐC
Lớp
TN
Sĩ số
HS
KẾT QUẢ (%)
Giỏi Khá T.bình Yếu
Cảm ơn, xin lỗi 2A1
2A2
36
34
0
17,5
33,3
47,7
56,7
34,8

10,0
0
VI . NghiÖm thu kÕt qu¶
Lo¹i khá giỏi giữa líp đối chứng và thực nghiệm chênh lệch nhau rất rõ: HS khá giỏi
lớp đối chứng là 33,3%, trong khi lớp thực nghiệm là 65,2% .
Lo¹i trung bình giữa líp đối chứng và thực nghiệm chênh lệch nhau rất rõ:HS TB
lớp đối chứng là 56,7% , trong khi lớp thực nghiệm là 34,8% .
Lo¹i yếu giữa líp đối chứng và thực nghiệm chênh lệch nhau rất rõ: HS yêú lớp đối
chứng là 10% , trong khi lớp thực nghiệm là 0% .Như vậy khi dạy thực nghiệm, số HS khá
giỏi tăng lên, HS TB giảm đi và chuyển sang khá giỏi, HS yếu giảm rõ rệt thậm chí không
có.
Khi tôi dạy theo thiết kế giáo án của thực nghiệm, nhìn chung các em đều hiểu nội
dung của bài và làm đúng theo yêu cầu của bài tập đề ra. Cùng với việc hiểu các tình huống
ngôn ngữ và biết cách sản sinh ngôn ngư cho phù hợp, các em còn nắm chắc các từ ngữ
quan trọng, biết cách dùng hình ảnh, tưởng tượng, liên tưởng khi nói theo nội dung tranh.
Biết chào hỏi, tự giới thiệu khi nói, bước đầu biết sử dụng ngữ điệu, điệu bộ khi nói năng.
Nếu đem so sánh kết quả của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm thì sẽ thấy HS được
học theo những phương pháp dạy của đề tài đề xuất với các tổ hợp bài tập đã giúp các em
nói theo nghi thức tự tin và chủ động hơn rất nhiều.
Điều này chứng tỏ rằng dạy TLV NÓI THEO NGHI THỨC có hướng dẫn bằng tổ
hợp bài tập như đề tài đề xuất có tác dụng tương đối lớn với quá trình LUYỆN KÍ NĂNG.
HS làm việc nhóm hoặc cá nhân để xác định các yêu cầu của bài tập về nội dung chủ yếu,
về yếu tố phi ngôn ngữ, về nghi thức lời nói,…điều đó khiến các em hứng thú trong học
tập. Trong giờ học, các em thực sự giữ vai trò trung tâm – là chủ thể của giờ học, hầu như
các em đều phải họat động trong giờ học. GV lúc này thực sự giữ vai trò là người chủ đạo,
hướng dẫn, tổ chức HS hoạt động. Việc dạy TLV nói theo nghi thức bằng một tổ hợp bài
tập về các yếu tố ngôn ngữ, các yếu tố phi ngôn ngữ và bằng trò chơi đóng vai đã thực sự
nâng cao kiến thức của GV và khả năng sư phạm của họ. Với HS, kĩ năng nói – nghe được
phát triển và nâng cao. Cái gốc của các kĩ năng này được hình thành chắc chắn từ trong tư
duy. Qúa trình này sẽ giúp các em hoàn thiện bốn kĩ năng ngôn ngữ được nhanh chóng

hơn.
Thông qua bài học được giảng dạy với thiết kế giáo án thực nghiệm như đề xuất, tôi
nhận thấy tổ hợp câu hỏi , bài tập và trò chơi đóng vai là một nội dung cần thiết và phù hợp
với đối tượng, phù hợp với nội dung kiến thức, ®i sát với nội dung bài học, đáp ứng mục
tiêu bài học, môn học. Thông qua tổ hợp câu hỏi, bài tập, một mặt GV đã hướng dẫn các
em khai thác, nắm được triệt để nội dung tình huống ngôn ngữ, đồng thời rèn kĩ năng nhớ
điểm tựa của tranh để nói theo tranh; mặt khác không kém phần quan trọng khi giao tiếp
24
trc tip bng ngụn ng ú l rốn cho tr em cỏc nghi thc li núi cựng vic biu cm s
dng cỏc yu t ph tr cho hỡnh thc giao tip bng li.
HS rt ho hng hc bi, tit hc tr nờn sụi ni, phong phỳ. T trc ti nay, vic
hng dn s dng cỏc yu t ph tr, t chc trũ chi hc tp cha c quan tõm ỳng
mc. Núi ỳng hn l ch lm qua loa, chiu l. Ngay bn thõn GV cng kộm v k nng
th hin nờn khụng th hng dn HS ca mỡnh. Nay ti xut cn cú mt qu thi
gian nht đnh cho vic xỏc nh v hng dn s dng nhng yu t ph tr, t chc trũ
chi hc tp s nh hng cho GV cần nâng cao tầm nhận thức về vấn đề này, từ đó trau
giồi, tích luỹ kinh nghiệm và học hỏi các kĩ năng ú th hin v hng dn cho HS. ú
l iu vụ cựng thit thc dy HS k nng giao tip cú ý thc. Tụi mong mun nhng ý
tng ca ngi thc hin ni dung dy TLV NểI NGHI THC trong ti ny c ỏp
dn rng rói nh hng i mi phng phỏp dy hc c c th hn, tt hn, nõng
cao hiu qu gi dy TLV núi nghi thc v mụn hc Ting Vit núi chung trong trờng
tiu hc.
PHN Kết LUN
I. ỏnh giỏ kt qu nghiờn cu.
Xut phỏt t quan im giao tip trong dy ting , nhấn mnh s logớc trong quỏ trỡnh
hỡnh thnh kin thc v k nng ng b cho HS khi hc v TLV núi theo nghi thc, ti
ca tụi ó cn bn nghiờn cu mt s vn sau:
ti ó xõy dng mt c s lớ lun v thc tin ca quỏ trỡnh dy Tlv núi theo nghi
thc trong chng trỡnh Ting Vit lp 2 tiu hc v i n kt lun: dy k nng núi trong
phõn mụn TLV cũn nhiu hn ch. a s GV cũn cha chỳ ý rốn k nng núi theo nghi

thc li núi KHI NểI TRC TP TH LP v nht l cha chỳ ý rốn kt hp s dng
yu t ngụn ng vi yu t ph tr khi núi. Ti liu hng dn dy cũn cha tho ỏng v
phng phỏp, cú nhng yờu cu ca SGK cũn cao i vi hs lp 2. Trờn c s lớ lun,
ti cũng ó xỏc nh tm quan trng ca vic vn dng hot ng giao tip trong dy
hcTing Vit núi chung v dy TLV núi riờng.
Trờn c s nghiờn cu v dyTLV núi theo nghi thc, tụi thy cn cú mt cỏi nhỡn y
v dy v hc ni dung ny tiu hc, trong ú vic s dng t hợp cõu hi, bi tpv trũ
chi hc tp úng vai chun b cho luyn núi l rt cn thit. õy l bc cn thit ca
quỏ trỡnh dy TLV núi theo nghi thc nhm giỳp HS thụng hiu tỡnh hung m ú cn
sn sinh ngụn ng, bit th hin ni dung mun núi bng mt s t theo chun mc ngụn
ng trong trng hp núi nng c th, bit núi theo tranh bng vi ba cõu t ú chun b
cho cỏch t chỳc t ng thnh cõu, cỏc cõu thnh on, v cỏc on thnh bi phc v cho
kĩ nng núi c tt hn. Nhúm cõu hi nh hng núi giỳp HS hiu c rng khi núi
li cm n hay xin li u cú bn yu t cn thit t hiu qu giao tip cao:
1. t ng biu hin trong tỡnh hung (cm n, xin li)
2.li núi xin li hoc cm n ( Con cm n m nhiu a! cú ng iu thớch hp)
3.iu b ( c ch, nột mt,iu b) khi núi li cm n hoc xin li
4. ngi m ta cn xin li hoc cm n, (m, thy cụ, bn bố)
T ch tỡm hiu ni dung bi hc vi nhng bi tp tỡnh hung c th v yờu cu
giao tip khi núi nghi thc , tụi thy cn thit cú nhúm cõu hi xỏc nh li cho hi khi
núi nhm nhc nh cỏc em khi núi trc tp th, cn thit phi cho hi, t gii thiu ngn
25

×