Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 123 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
******





LÊ THỊ VÂN ANH




VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP,
TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH
TRONG RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO HỌC SINH LỚP 4




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC









HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
******


LÊ THỊ VÂN ANH


VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP,
TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH
TRONG RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO HỌC SINH LỚP 4




Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Xuân








HÀ NỘI, 2014




LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Có được kết quả này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Lê Anh Xuân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, các thầy
cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, trang bị cho tôi
những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Trung Tự -
Quận Đống Đa và trường Tiểu học Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp
đỡ tôi hoàn thiện công trình nhỏ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!















LỜI CAM ĐOAN
Đề tài Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh
lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 được
chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những
công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự cố gắng,
nỗ lực của bản thân.
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công
trình nghiên cứu nào khác đã công bố.
Tác giả

Lê Thị Vân Anh
















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Phạm vi nghiên cứu 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Bố cục luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12
1.1. Cơ sở lí luận 12
1.1.1. Lí thuyết giao tiếp 12
1.1.2. Lý thuyết về câu hỏi 24
1.1.3. Lý thuyết Tâm lý học 25
1.1.4. Nội dung chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh và
Luyện từ và câu lớp 4 liên quan đến câu hỏi 27
1.2. Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1. Thực trạng dạy học câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 hiện nay 29
1.2.2. Thực trạng về tình hình giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh trong
nhà trường 33
Tiểu kết 1 37
Chương 2: VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC
NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO HỌC SINH LỚP 4 38
2.1. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh
trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng với mục đích để hỏi cho HS lớp 4 38

2.1.1. Yêu cầu cần đạt của kĩ năng sử dụng câu hỏi nhằm mục đích để hỏi 38


2.1.2. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch -
văn mình nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng với mục
đích để hỏi cho HS lớp 4 39
2.2. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh
vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng vào mục đích khác cho HS lớp 4 48
2.2.1. Yêu cầu cần đạt của kĩ năng sử dụng câu hỏi vào mục đích khác 48
2.2.2. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch -
văn minh nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng vào mục
đích khác cho HS lớp 4 48
Tiểu kết 2 57
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 58
3.1. Một số vấn đề chung 58
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 58
3.1.2. Nội dung thực nghiệm 58
3.1.3. Cơ sở và đối tượng thực nghiệm 83
3.1.4. Thời gian và quy trình thực nghiệm 84
3.2. Tiến trình triển khai thực nghiệm 84
3.3. Kết quả thực nghiệm 85
3.3.1. Kết quả định tính (qua điều tra quan sát và phiếu hỏi) 85
3.3.2. Kết quả định lượng (qua các bài kiểm tra) 86
3.3.3. Nhận xét chung 87
Tiểu kết 3 88
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 96









BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẤT

1. Giáo viên GV
2. Học sinh HS
3. Sách giáo khoa SGK
4. Ví dụ VD
5. Thực nghiệm TN
6. Đối chứng ĐC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học là việc hết sức cần thiết.
Tiếng Việt góp phần vào việc hình thành nhân cách con người. Tiếng Việt
được coi là môn học trung tâm ở trường Tiểu học Việt Nam. Môn Tiếng Việt
là công cụ để học sinh học các môn học khác. Tiếng Việt được coi là chìa
khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển đúng đắn. Cái đích cuối
cùng của việc dạy học Tiếng Việt là học sinh phải sử dụng được tiếng Việt
một cách thành thạo trong đời sống hằng ngày. Điều này sẽ đạt được hiệu quả
cao hơn khi chúng ta dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp. Chương trình
Tiếng Việt khẳng định dạy Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt hiện
đại để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động phù hợp lứa tuổi.

Đây là quan điểm mới phù hợp với xu thế chung của thế giới trong việc dạy
tiếng mẹ đẻ cũng như việc dạy ngoại ngữ.
1.2. Hội thoại là một trong các nội dung giảng dạy Tiếng Việt theo
hướng giao tiếp. Việc phát triển kĩ năng hội thoại rất quan trọng vì hội thoại là
một dạng hoạt động giao tiếp thường xuyên. Nếu có kĩ năng hội thoại tốt thì
học sinh sẽ dễ dàng tham gia hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả. Như
vậy, rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh là rèn một kĩ năng học tập và cũng là
rèn kĩ năng sống. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, kĩ năng giao tiếp được
rèn qua nhiều phân môn nhưng nổi bật hơn cả là phân môn Luyện từ và câu.
1.3. Thanh lịch - văn minh là nét đẹp truyền thống đã được bao thế hệ
người dân Hà Nội vun đắp và gìn giữ. Tuy nhiên, trước những tác động của
đời sống kinh tế hiện nay, nhiều nét văn hóa tinh tế của người Hà Nội đang
mai một dần. Nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền
thống Thủ đô, giáo dục cho học sinh lòng tự hào về Thăng Long - Hà Nội,
chương trình “Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Hà Nội”
2

đã được triển khai tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm
học 2010 - 2011. Với mong muốn xây dựng phong cách học sinh Hà Nội văn
minh thanh lịch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về lối sống, đạo đức cho học
sinh. Những nội dung của chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn
minh có mối liên hệ chặt chẽ với lí thuyết hội thoại nói chung và việc rèn kĩ
năng sử dụng câu hỏi cho học sinh (HS) lớp 4 nói riêng.
1.4. Câu hỏi là loại câu có tần số sử dụng cao trong giao tiếp - hội thoại,
cũng là một nội dung dạy học trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Việc
lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào dạy câu hỏi trong
chương trình học của (HS) lớp 4 đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong
nhận thức cũng như nội dung, phương pháp dạy học. Tuy nhiên do hiểu biết
về lí thuyết Ngữ dụng học nói chung và lí thuyết giao tiếp nói riêng của giáo
viên (GV) Tiểu học còn hạn chế, kinh nghiệm của GV còn ít ỏi cho nên nhiều

GV còn gặp khó khăn khi muốn dạy hiệu quả dạng bài sử dụng câu hỏi sao
cho vừa đúng lý thuyết giao tiếp vừa thanh lịch - văn minh.
Trên đây là những lí do cơ bản khiến chúng tôi chọn đề tài: Vận dụng lí
thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn
kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề giao tiếp
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Từ xưa
đến nay ông cha ta luôn đề cao việc giáo dục lời nói trong giao tiếp: “Học ăn,
học nói, học gói, học mở”. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng và xuyên suốt
trong quá trình học môn Tiếng Việt. Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt ở
Tiểu học là hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và
giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.

3

Trong giao tiếp có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Trong giao
tiếp một chiều, chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận. Đó là độc thoại.
Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại.
Đó là hội thoại. Đây là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của
con người. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là về sử dụng câu hỏi. Thông
thường khi sử dụng câu hỏi cần phải có sự hiện diện của người nói và người
nghe nên đề tài tập trung nghiên cứu kĩ về lý thuyết hội thoại trong giao tiếp.
Hội thoại là một trong những dạng thức của lời nói, trong đó có sự hiện
diện của người nói và người nghe. Mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng tới
người tiếp chuyện và xung quanh một chủ đề hạn chế của cuộc thoại. Trong
hội thoại, các phát ngôn có tính riêng biệt, ngắn gọn; có các kết cấu ngữ pháp
đơn giản; sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Vì vậy lý thuyết

hội thoại là một phần không thể thiếu của Ngữ dụng học. Từ năm 1970, hội
thoại trở thành đối tượng chính thức của một phân ngành Ngôn ngữ học,
ngành phân tích hội thoại. Cho đến nay thì Ngôn ngữ học của hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại.
Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến hội thoại là HP. Grice (1975).
Trong công trình Logic and Conversation, ông đã nghiên cứu các vấn đề về
hội thoại như cộng tác hội thoại, tương tác hội thoại, logic với hội thoại Mặc
dù chưa thật đầy đủ, nhưng những nghiên cứu của ông đã góp phần tạo cơ sở
lí luận cần thiết để trở thành một ngành khoa học mới. Một số nhà nghiên cứu
như E. Schegloff, H. Sack (1964), S. Sinclaire và M. Coulthard (1975)… lại
đi sâu vào vấn đề cấu trúc hội thoại.
Lý thuyết hội thoại là lĩnh vực nghiên cứu cuối cùng của ngôn ngữ học
quan tâm đến các diễn ngôn trong hoạt động, trong hoàn cảnh giao tiếp. Khi
4

nghiên cứu hội thoại phải vận dụng tổng hòa những tri thức về cấu trúc ngôn
ngữ, những tri thức ngữ dụng và cả những tri thức xã hội học, tâm lí học, văn
hóa học. Mặt khác qua nghiên cứu, chúng ta mới có được hiểu biết đầy đủ,
toàn diện tất cả những thành tố tạo nên ngôn ngữ và những thành phần nằm
trong lĩnh vực Ngữ dụng học vốn từng được xem xét riêng rẽ trước đây. Theo
cuốn Đại cương Ngôn ngữ học - tập 2 Ngữ dụng học, tác giả Đỗ Hữu Châu đã
giải thích rằng: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ
biến trong sự hành chức của ngôn ngữ”.
Trong cuốn Dụng học Việt ngữ, lý thuyết hội thoại đã được tác giả
Nguyễn Thiện Giáp đưa những dẫn chứng sinh động cụ thể bằng sự sáng rõ
trong phân tích, mạch lạc trong cách trình bày. Đồng thời trong cuốn sách này,
để xác định lý thuyết hội thoại nên đi theo hướng nào để phát hiện và để khai
thác các nhân tố văn hóa có thể có, tác giả cũng đã đề cập đến mối liên quan
giữa văn hóa và ngôn ngữ. Song làm thế nào để vận dụng được lý thuyết hội
thoại vào dạy học môn Tiếng Việt cho HS Tiểu học để các em có thể giao tiếp

một cách có văn hóa, thanh lịch - văn minh thì cuốn sách này chưa bàn đến.
Ngoài hai công trình đó còn có rất nhiều công trình nghiên cứu có tính
dẫn luận về Ngữ dụng học nói chung và lý thuyết hội thoại nói riêng như:
- Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Đỗ Hữu Châu (2002), Giáo trình giản yếu về Ngữ dụng học, Nhà xuất
bản Giáo dục.
- Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Các tác giả của các công trình trên đây đã có những đóng góp đáng kể ở
việc đưa khái niệm nền tảng của Ngữ dụng học đến với đông đảo bạn đọc.
Bên cạnh đó, họ cũng đã đề cập đến văn hóa và ngôn ngữ, hình thành cho
người đọc một cái nhìn tổng thể để từ đó xác định rõ khi nghiên cứu Ngữ
dụng học cần đi theo hướng nào để phát hiện, khai thác các nhân tố văn hóa
5

có thể có. Các công trình này đều mang tính ứng dụng cao, có tác dụng thúc
đẩy Ngữ dụng học ở Việt Nam phát triển mạnh hơn, cố gắng tiến kịp với Ngữ
dụng học thế giới.
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn
minh cho học sinh Thủ đô
Năm 2010, Thăng Long - Hà Nội tổ chức lễ kỉ niệm tròn 1000 năm tuổi.
Đã có rất nhiều công trình lớn được xây dựng để chào mừng Đại lễ kỉ niệm.
Bên cạnh đó, thực trạng văn hóa giao tiếp, ứng xử, nếp sống văn minh của
người Hà Nội cũng được các nhà chức trách, nhà giáo dục và toàn xã hội
quan tâm. Thực tế tại thời điểm lúc bấy giờ, Hà Nội chưa có chương trình, tài
liệu chính thức nào giáo dục Nếp sống thanh lịch - văn minh cho HS Thủ đô
nói chung và cho HS Tiểu học nói riêng. Vì vậy, thực hiện Chương trình 08-
CT ngày 04/8/2006 của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày
29/9/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về “Phát triển văn hóa, xây dựng
người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỉ niệm 1000 năm Thăng Long

- Hà Nội”; căn cứ ý kiến chỉ đạo UBND Thành phố tại văn bản số 1319/VX-
KG&VX ngày 03/6/2009, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Nhà xuất bản
Hà Nội xây dựng Đề án biên soạn Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch -
văn minh” để đưa vào giảng dạy cho HS các trường phổ thông ở Hà Nội.
Đây là tài liệu có tính chất chuyên đề, không phải là sách giáo khoa. Bộ
tài liệu biên soạn cho từng cấp học bao gồm tài liệu dành cho HS và tài liệu
hướng dẫn dạy cho GV. Cách biên soạn bộ tài liệu đảm bảo tính đồng tâm,
phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và không làm quá tải chương
trình. Nội dung của bộ tài liệu nhằm giúp học sinh học hỏi, khơi dậy được
trong các em niềm tự hào, mong muốn kế thừa, phát huy truyền thống thanh
lịch - văn minh, nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Bộ tài liệu cũng
tuyên truyền trách nhiệm của HS Thủ đô trong việc xây dựng nếp sống thanh
lịch - văn minh; tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức và hành vi trong
6

sinh hoạt đời sống hằng ngày. Từ đó góp phần đào tạo, xây dựng các thế hệ
người Hà Nội ngày càng thanh lịch, văn minh hơn.
Bên cạnh đó, còn có thể kể ra rất nhiều tài liệu nghiên cứu về nếp sống
thanh lịch, văn minh như:
- Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2001), Nếp sống người Hà Nội, Viện
Văn hóa và nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
- Thái Hà (2009), Bé học ứng xử văn minh, Nhà xuất bản Thời đại.
- Hoàng Đạo Thúy (2010), Nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
- Giang Quân (2010), Văn hóa gia đình người Hà Nội, Nhà xuất bản
Thời đại.
Nhưng tất cả các tài liệu kể trên mới dừng lại ở nói về cách ứng xử trong
gia đình, ngoài xã hội sao cho thanh lịch, văn minh chứ chưa có tài liệu nào
nghiên cứu về Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho HS Thủ đô.
2.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề vận dụng lí thuyết giao tiếp tích hợp

nếp sống thanh lịch - văn minh trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Hiện nay, những tài liệu nghiên cứu về cách tích hợp giáo dục nếp sống
thanh lịch - văn minh vào việc dạy các môn học trong nhà trường nói chung,
trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng chưa nhiều:
- Lê Thị Minh Huyền (2012), Vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp nếp
sống thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng đáp lời ( phân môn Tập làm
văn) cho học sinh lớp 2, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục.
Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Lê Thị Minh Huyền đã có đề
cập nghiên cứu về tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc
dạy Tiếng Việt ở Tiểu học song lại mới dừng ở phân môn Tập làm văn lớp 2.


7

2.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy - học phân môn Luyện từ và câu
trong trường Tiểu học
Về môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu
và thể hiện rõ quan điểm của mình qua các công trình nghiên cứu như Nguyễn
Trí, Lê Phương Nga, Nguyễn Minh Thuyết.
Tác giả Nguyễn Trí, trong một công trình cùng đồng tác giả Lê Phương
Nga - cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, đã thể
hiện chiến lược dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp. Đó là hướng đi
đúng, có cơ sở khoa học vững chắc song tác giả chưa đi sâu vào vấn đề dạy
Luyện từ và câu, đặc biệt là kĩ năng sử dụng câu hỏi cho hợp lí, văn minh -
lịch sự.
Với cuốn Hỏi - Đáp về dạy Tiếng Việt 4, Nhà xuất bản Giáo dục, tác giả
Nguyễn Minh Thuyết đã có phân tích được quan điểm giao tiếp được thể hiện
ở phân môn Luyện từ và câu. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nhận
định chung chung.
Còn ở cuốn Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học, tác giả

Nguyễn Trí đã đưa ra quan điểm dùng thực hành giao tiếp để hình thành các
kĩ năng nói trong dạy Luyện từ và câu. Tuy vậy, tác giả mới đưa ra được các
bước sử dụng câu hỏi bằng nghi thức lời nói phù hợp chứ chưa đưa ra được
cách sử dụng câu hỏi sao cho văn minh - lịch sự.
Ngoài các công trình nói trên còn có nhiều công trình nghiên cứu có liên
quan đến hoạt động giao tiếp với việc dạy Tiếng Việt ở lớp 4 nói riêng và ở
Tiểu học nói chung như:
- Phan Phương Dung, Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
- Nguyễn Trí - Trần Hiền Lương - Giang Khắc Bình, Tiếng Việt cơ bản lớp 4,
Nhà xuất bản Giáo dục.
8

- Phan Phương Dung - Lê Phương Nga, Hướng dẫn dạy học tiếng Việt 4,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Những công trình nghiên cứu trên tuy chưa bàn đến một cách cụ thể
những vấn đề mà luận văn quan tâm. Song đó là những gợi ý cần thiết định
hướng cho việc nghiên cứu luận văn Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp
giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi
cho học sinh lớp 4.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp
sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh
lớp 4 với các bài học cụ thể:
- Câu hỏi và dấu chấm hỏi
- Luyện tập về câu hỏi
- Dùng câu hỏi vào mục đích khác
- Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
(Cả 4 bài học này đều thuộc phân môn Luyện từ và câu - Tiếng Việt 4)
Giới hạn phạm vi thực nghiệm: Việc thực nghiệm được thực hiện tại

trường Tiểu học Trung Tự - Quận Đống Đa (nội thành Hà Nội) và trường
Tiểu học Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội)
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa lí thuyết giao tiếp và nội dung giáo
dục nếp sống thanh lịch - văn minh với việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho
học sinh lớp 4.
- Làm rõ sự cần thiết phải vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục
nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kỹ năng sử dụng câu hỏi cho học
sinh lớp 4.
- Làm rõ hiệu quả của việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục
nếp sống thanh lịch - văn minh khi rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh
9

lớp 4.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài.
- Điều tra thực trạng việc dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện
từ và câu và thực trạng việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS Thủ đô.
- Tìm kiếm các biện pháp vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục
nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong
phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
- Thực nghiệm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về lí thuyết giao tiếp để tìm ra cơ sở khoa học về
giao tiếp cho việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu.
- Nghiên cứu các tài liệu về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp
dạy học, đặc biệt tài liệu về đổi mới phương pháp rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi
để xác định những tiền đề cho việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo

dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho
học sinh lớp 4.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình Giáo dục
nếp sống thanh lịch - văn minh cho HS Hà Nội để tích hợp với lí thuyết giao
tiếp trong việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi sao cho hiệu quả.
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi, đặc điểm ngôn ngữ của HS
Tiểu học để xác định những tiền đề tâm lí cho việc rèn kĩ năng sử dụng câu
hỏi theo hướng vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh
lịch - văn minh.
5.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội được vận dụng trong quá trình quan sát, dự
giờ, tìm hiểu để nắm bắt tình hình học rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân
10

môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học bao gồm hoạt động dạy học, chất lượng
dạy học, xu thế dạy học để rút ra được những nhận định về thực trạng cũng như
hướng phát triển của phương pháp rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn
Luyện từ và câu cho HS lớp 4 hiện nay.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này vận dụng trong việc định hượng thiết kế các bài dạy kĩ
năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu vận dụng theo lí thuyết
giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh; hướng dẫn GV
thực hiện mô hình thiết kế, quy trình hoạt động, chọn và tổ chức dạy thực
nghiệm ở trường Tiểu học có đối chứng, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả
(bằng phiếu điều tra, bài kiểm tra) của HS cả trước và sau quá trình học tập có
so sánh với lớp đối chứng.
5.4. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê, phân loại các bài Luyện
từ và câu trong chương trình, các phiếu điều tra, bài kiểm tra của HS để rút ra
những kết luận cần thiết của luận văn.

6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về lí luận
Đề tài thực hiện thành công sẽ làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí thuyết
giao tiếp và nội dung chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh
với việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch -
văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4.
6.2. Về thực tiễn
- Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi hợp với hoàn cảnh giao tiếp
sao cho thanh lịch - văn minh.
- Học sinh có ý thức rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi phù hợp với từng hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể; yêu thích phân môn Luyện từ và câu, yêu thích môn
11

Tiếng Việt và hình thành tình yêu tiếng mẹ đẻ, tình yêu nét đẹp thanh lịch -
văn minh trong giao tiếp ứng xử của người học sinh Thủ đô.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh
lịch - văn minh nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong
phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm



12


13


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÍ
THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH
LỊCH – VĂN MINH TRONG RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI
CHO HỌC SINH LỚP 4

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lí thuyết giao tiếp
1.1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tuỳ
theo phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo
cách riêng và làm nổi bật khía cạnh nào đó. Tuy vậy, tất cả các tác giả đã
phần nào phác hoạ nên diện mạo bề ngoài của giao tiếp. Giao tiếp và hoạt
động không tồn tại song song hay tồn tại độc lập, mà chúng tồn tại thống nhất,
chúng là hai mặt của sự tồn tại xã hội của con người. Giao tiếp được coi như:
- Quá trình trao đổi thông tin.
- Sự tác động qua lại giữa người với người.
- Sự tri giác con người bởi con người.
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp
- Mang tính nhận thức
Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến
trình giao tiếp, phương tiện giao tiếp. Ngoài ra còn có thể hiểu đặc trưng của
giao tiếp là khả năng nhận thức và hiểu biết lẫn nhau của các chủ thể giao
tiếp, nhờ đó tâm lý, ý thức của con người không ngừng được phát triển. Nếu
không giao tiếp với những người xung quanh, đứa trẻ không nhận thức được.
- Trao đổi thông tin
Dù với bất kì mục đích nào, trong quá trình giao tiếp cũng xảy ra sự trao
đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan. Nhờ đặc
14


trưng này mà mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình theo những yêu cầu, đòi hỏi của
xã hội, của nghề nghiệp, của vị trí xã hội mà họ chiếm giữ.
- Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội.
Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện qua giao tiếp người - người. Con
người vừa là thành viên tích cực của các mối quan hệ xã hội vừa hoạt động
tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó.
- Giao tiếp giữa các cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội.
Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện với nội dung cụ thể, trong
khung cảnh không gian và thời gian nhất định.
- Sự kế thừa chọn lọc.
Bản thân giao tiếp chứa đựng sự kế thừa, sự chọn lọc, tiếp tục sáng tạo
những giá trị tinh thần, vật chất thông qua các phương tiện giao tiếp nhằm lưu
giữ những dấu ấn về tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm của con người.
- Tính chủ thể trong quá trình giao tiếp.
Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể. Các cá nhân
trong giao tiếp là các cặp chủ thể - đối tượng luôn đổi chỗ cho nhau, cùng
chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau tạo thành các chủ thể giao tiếp.
- Sự lan truyền, lây lan các cảm xúc, tâm trạng.
Sự biểu cảm thể hiện đầu tiên bằng nét mặt có ý nghĩa tiến hoá sinh học
cũng như ý nghĩa tâm lý - xã hội, phản ánh khả năng đồng cảm, ảnh hưởng
lẫn nhau của con người.
1.1.1.3. Chức năng của giao tiếp
- Chức năng thông tin.
- Chức năng điều khiển, điều chỉnh.
- Chức năng đánh giá thái độ giao tiếp.
1.1.1.4. Hội thoại là một hình thức giao tiếp phổ biến của ngôn ngữ
Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện
15


thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ sinh ra và phát triển
trong xã hội loài người. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội lịch sử đặc biệt, là
một hệ thống kí hiệu, là phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy. Ngôn
ngữ là hệ thống các quy tắc chung cho các cá nhân tham gia giao tiếp cần tuân
theo để trao đổi suy nghĩ, ý tưởng và cảm xúc.
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ hướng vào người khác được biểu hiện bằng
âm thanh và tiếp thu bằng cơ quan thính giác. Theo hình thức tồn tại, có thể
phân chia thành lời nói bên ngoài và lời nói bên trong. Lời nói bên ngoài nếu
căn cứ theo hình thức giao tiếp được chia thành lời nói miệng và lời nói viết.
Nếu căn cứ vào phương thức thể hiện giao tiếp, ta có thể phân thành hai
loại hình thức giao tiếp là độc thoại và hội thoại.
Hội thoại là một trong những dạng thức của lời nói, trong đó có sự hiện
diện của người nói và người nghe. Mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng tới người
tiếp chuyện và xung quanh một chủ đề hạn chế của cuộc thoại. Trong hội thoại,
các phát ngôn có tính riêng biệt, ngắn gọn; có các kết cấu ngữ pháp đơn giản;
sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ,
nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Cho đến nay,
ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại.
1.1.1.5. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ,
nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. [7, tr.201]
Có nhiều quan điểm khác nhau về hội thoại.
Nguyễn Quang Ninh trong “Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở
Tiểu học theo hướng giao tiếp” cho rằng: Hội thoại là hoạt động giao tiếp
bằng miệng giữa các nhân vật tham dự giao tiếp nhằm trao đổi những thông
tin hoặc trao đổi tư tưởng, tình cảm theo một mục đích đã dược đặt ra.
16

Đỗ Thị Kim Liên quan niệm: “Hội thoại là một trong những hoạt động

ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh
nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi
nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”. [21, tr.180]
Như vậy, xét từ góc độ nào thì hội thoại cũng có các đặc trưng sau đây:
- Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời
Khi hội thoại, người trao lời và người thụ lời luôn luôn đổi vai cho nhau,
luân lưu nói và sự luân đổi lượt lời phải tuân thủ một cách tự nhiên theo quy
tắc “quay vòng giao tiếp”, một hình thức như đã thành thói quen.
Mỗi một lần hội thoại chí ít bao gồm một lượt lời của hai bên. Đơn vị
cấu trúc điển hình nhất của hội thoại là cặp thoại (tức là bắt đầu là lời trao và
tiếp liền là lời đáp). Trong cặp thoại có thể xảy ra một vài trường hợp khác
như chuỗi xen vào, có khi người thụ lời làm gián đoạn người trao lời và xuất
hiện chuỗi bên cạnh hoặc lời chữa của người trao lời.
- Hội thoại thường diễn ra giữa hai hay nhiều người trong một thoại
trường nhất định.
Số lượng nhân vật hội thoại - còn gọi là đối tác hội thoại hay đối tác -
thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba,
tay tư hoặc nhiều hơn nữa (đa thoại). Những cuộc hội thoại như một cuộc hội
nghị, một giờ học, một cuộc mít tinh thì số lượng người tham gia khó mà
xác định được.
Thoại trường (không gian, thời gian diễn ra cuộc hội thoại) có thể là nơi
công cộng (hội nghị, hội thảo, cuộc mít tinh, ngoài chợ, trong tiệm ăn, quán
cafe, vũ trường ) hay riêng tư (trong phòng khách giữa chủ và khách, trong
phòng ngủ giữa vợ và chồng ). Thoại trường với những cần thiết của nó và
với sự hiện diện của những nhân vật đang hội thoại ảnh hưởng ít hay nhiều
đến cuộc hội thoại cả về nội dung, cả về hình thức.
- Trong hội thoại có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ
17

Trong quá trình hội thoại, vận động tương tác rất quan trọng bởi vì tương

tác là vận động tác động lẫn nhau, cùng làm cho nhau biến đổi. Tương tác đối
với nhân vật giao tiếp sẽ giúp cho các nhân vật giao tiếp rút ngắn khoảng cách
về nhận thức, tình cảm và quan hệ. Tương tác đối với chính cuộc hội thoại sẽ
tạo ra sự nhịp nhàng, ăn khớp trong vận động trao đáp.
- Các cuộc hội thoại có đích nhất định
Những cuộc hội thoại như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học
có đích được xác định trước rõ ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là không
có đích. Thực ra, hoạt động của con người tự chúng đã có đích nên không nên
nói có những cuộc hội thoại không có đích vì những cuộc hội thoại không có
đích hướng ngoại thì vẫn có đích hướng nội.
1.1.1.6. Đơn vị hội thoại
Các đơn vị hội thoại gồm: cuộc thoại, đoạn thoại và cặp thoại (lưỡng
thoại); tham thoại và hành vi ngôn ngữ (đơn thoại). Liên quan đến đề tài này
là các đơn vị lưỡng thoại.
Cuộc thoại
Cuộc thoại là đơn vị lớn nhất của hội thoại. Cuộc thoại là sản phẩm của tình
huống hội thoại. Cuộc thoại giải quyết vấn đề đặt ra trong tình huống hội thoại.
Các tiêu chí để nhận diện một cuộc hội thoại là: nhân vật hội thoại; tính
thống nhất về thời gian, địa điểm; về đề tài diễn ngôn; về ranh giới của cuộc
thoại.
Ví dụ: Đoạn đối thoại của mẹ và Cương [36, tr.131] là một cuộc thoại.
Đoạn thoại
Về nguyên tắc, có thể định nghĩa “đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do
một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ
dụng”. [7, tr.313]. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết chủ đề.
Cấu trúc tổng quát của một cuộc hội thoại có thể là: đoạn thoại mở thoại,
các đoạn thân thoại và đoạn thoại kết thúc.
18

Đoạn thoại mở thoại phần lớn là công thức hoá, có tác dụng mở ra mối

quan hệ giữa các nhân vật.
Ví dụ (VD): Đoạn thoại mở đầu trong trong bài tập 1 như sau:
- Cương: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
- Mẹ Cương: Con vừa bảo gì? [36, tr.131]
Các đoạn thân thoại có thể gồm một vài đoạn thoại để phát triển nội
dung đề tài cuộc thoại.
VD:
- Cương: Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
- Mẹ: Ai xui con thế?
- Cương: Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải
nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con… Con muốn học một cái nghề để
khiếm sống…
- Mẹ Cương: Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có
chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang, không lẽ bây
giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
- Cương: Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay
buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm
cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. [36, tr.131]
Đoạn thoại kết thúc có chức năng đóng cuộc thoại.
Cặp thoại
Một cặp thoại tối thiểu chỉ gồm một lời trao (lời dẫn nhập) và một lời
đáp (lời hồi đáp). Đó là cặp thoại điển hình sau:
- Mẹ: Ai xui con thế?
- Cương: Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải
nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con… Con muốn học một cái nghề để
khiếm sống… [36, tr.131]
1.1.1.7. Quy tắc hội thoại

×