BÀI THỰC HÀNH
BÀI THỰC HÀNH
MÔN:CÔNG NGHỆ
Ứng dụng của kĩ thuật điện tử
trong đời sống
Hệ thống đèn giao thông
Người thực hiện:
Đỗ Phương Hằng-Nguyễn Thùy Linh-Phạm Thùy Linh
I .Khái niệm:
•
Đèn giao thông là một thiết bị được dùng để điều
khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương
tiện lưu thông lớn. Đây là một thiết bị quan trọng
không những an toàn cho các phương tiện mà còn
giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Nó
được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu
có thể hoạt động tự động hay cảnh sát giao thông
điều khiển.
II. Nguyên lý hoạt động:
1h sáng đèn chớp vàng liên tục 6h sáng đèn bắt đầu hoạt động tùy thuộc
vào mỗi loại thường thì 20 giây đèn sáng màu xanh sau đó sáng vàng trong 3
giây và chuyển sang đỏ, đỏ sáng 20 giây lại chuyển xanh quy trình này lặp đi
lặp lại 5-7 phút thì đèn xanh của người đi bộ sáng lên! Trong quá trình đèn
hoạt động thì đèn đi bộ hiện đỏ và ngược lại!
III. Cấu tạo của cột đèn giao thông
•
Đèn tín hiệu tròn có ba màu: xanh, đỏ, vàng
•
Đèn đi bộ xanh đỏ
•
Đèn mũi tên trái, phải, thẳng (lắp thêm)
•
Đèn đếm lùi (có số biểu thị thời gian chờ đợi)
Hệ thống đèn giao thông thường có 2
luồng: dọc và ngang. Hệ thống đèn cho mỗi
luồng tạm gọi là Dàn A và Dàn B
4017 là mạch đếm Johnson được đặt để đếm
4, cho 4 trạng thái:
0 A:xanh, B đỏ
1 A:vàng, B đỏ
2 A:đỏ, B xanh
3 A:đỏ, B vàng
Các Diode nối với đèn để các đèn hiển thị
đúng ứng với trạng thái của 4017.
Các công tắc nhỏ để đặt giá trị thời gian cho
đèn. Hàng chục chỉ đặt được khi đèn xanh
hoặc đỏ. Các dàn nên đặt giống nhau. Thí dụ
hàng chục đặt 4, hàng đơn vị đặt 5. Như vậy
đèn xanh chỉ đặt 40 giây, đèn vàng 5 giây và
đèn đỏ 45 giây.
Các diode nối với các công tắc để bảo đảm
set đúng thời điểm.
555 dao động ở xấp xỉ 1 giây. đầu ra
của nó đưa vào mạch đếm xuống.
Mỗi khi mạch đếm xuống 0 thì tùy theo trạng
thái hiện có mà sẽ đặt lại bộ đếm (như đã cài
đặt ở trên). Đồng thời đưa tín hiệu đến 4017
để chuyển trạng thái đèn.
4511 giải mã BCD ra đèn 7 đoạn.
Các chân IC còn dư không vẽ, bạn xem lại sơ
đồ IC để nối vào vị trí 0 hoặc 1 thích hợp.
Nếu 2 dàn đèn không đồng bộ với nhau, bạn
làm thêm mạch master reset chung cho các
IC.
IV. Ý nghĩa của chúng
•
Tín hiệu đỏ là phải dừng lại.
•
Tín hiệu xanh là được đi.
•
Tín hiệu vàng là sự chuyển đổi tín hiệu, báo là sắp dừng lại
hoặc sắp đi. Nếu đèn vàng bật sau đèn xanh thì phải dừng
trước vạch kẻ, vượt quá vạch dừng thì được đi. Nếu bật sau
đèn đỏ thì lái xe ở trong trạng thái sẵn sàng vượt qua giao lộ.
•
Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải chú ý.
1. Đèn đi bộ có hai màu
•
Tín hiệu xanh có hình người đang bước đi có nghĩa là được
sang đường
•
Tín hiệu đỏ có hình người đang đứng yên là phải đứng lại
•
Tín hiệu xanh nhấp nháy có nghĩa là sắp hết thời gian sang
đường
•
Tín hiệu đỏ nhấp nháy có nghĩa là sắp được sang đường.
2. Đèn mũi tên
•
Đèn mũi tên được lắp bổ sung cạnh đèn chính để dành cho xe
rẽ trái hoặc phải. Khi đèn mũi tên hiển thị màu gì thì những xe
muốn rẽ tương ứng với chiều mũi tên phải tuân thủ. Ý nghĩa
đèn mũi tên giống như đèn tròn có ba màu.
3. Đèn đếm lùi
•
Đèn đếm lùi được lắp bổ sung bên cạnh các loại đèn trên, trên
có hiển thị số đếm. Loại này giúp người tham gia giao thông
biết phải dừng hay được đi trong thời gian bao lâu.
V. Tình hình hiện nay
•
Hiện nay, ở Việt Nam, khi thấy đèn vàng các bác tài thường cố
gắng tăng ga để vượt qua giao lộ vì sợ đến đèn đỏ phải dừng lại.
Tình trạng này gây tai nạn giao thông. Hiện tượng này khá phổ biến
nhưng chưa gây hiệu quả nghiêm trọng. Những hình ảnh xe lấn
vạch, lấn làn đường gây mất mỹ quan thành phố và ý thức của
nhân dân.
•
Ở các giao lộ hiện nay người ta lắp đèn đếm lùi để lái xe biết phải
chờ bao lâu.
•
Nhiều giao lộ hiện nay có cảnh sát giao thông đứng trực để tránh
vượt đèn đỏ.Thế nhưng ở một số nơi cảnh sát bị xe vượt đèn đỏ
tông vào hoặc bỏ trốn.