Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.04 KB, 15 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh
phúc”.
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian gần đây từ khóa “trường,lớp mầm non hạnh phúc” được quan
tâm hơn bao giờ hết. Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào “Trường học
hạnh phúc” trong toàn ngành Giáo dục. Những động thái này cho thấy xã hội
đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của “Trường học hạnh phúc”
trong việc giáo dục trẻ tồn diện về cả trí tuệ, thể chất và nhân cách.
Liệu trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực
khi đến trường?
Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hịa đồng cùng giáo viên và các bạn khi
đến lớp?
Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn
diện?
Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi
ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc và trăn
trở.
Đã đến lúc giáo dục nước nhà cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng
những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non.
Một trong những mục tiêu , cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo
dục Hà Nội trong năm học 2020-2021 là triển khai “Xây dựng trường, lớp mầm
non hạnh phúc”. Đây được coi là giải pháp quan trọng, xây dựng nền tảng cho
trẻ mầm non bước vào các bậc học sau, từ đó tạo chuyển biến, nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện một cách bền vững.
Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với
chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi
luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho tồn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm
sức mạnh để hồn thiện thiên chức “Trồng người” của mình.
Vậy“Trường học hạnh phúc” là gì?
Trường học hạnh phúc là nơi mang lại mơi trường phát triển tồn diện,kích


thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho


2

phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề,
yêu trẻ cũng như tối ưu hóa cơng tác quản lý nhà trường.
Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại
trong việc vui chơi và học tập của trẻ.Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi,
tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cơ và trẻ. Thay vì
áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong
muốn của cá nhân và có định hướng.
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây
dựng trường học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được
những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh
đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong việc dạy và học. Lớp học hạnh
phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn
nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc
khi là chính mình. Đây là việc làm khơng vì thành tích, mà coi đó là việc làm để
nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang
tính chất khoa học chứ khơng phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi
người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự
điều chỉnh với nhau.
Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua đã được triển khai đầy đủ, kịp thời
và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội.Tuy nhiên, việc thực hiện
phong trào ở các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng hiệu quả
chưa cao, chưa đồng đều.
Việc thực hiện xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc tại Trường Mầm
non Phú Cường vẫn tồn tại nhiều bất cập. Các tổ chuyên mơn, các giáo viên
chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tịi, ngại đổi mới, ngại sáng tạo trong việc xây

dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc nên hiệu quả chưa cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc
với sự phát triển của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn,
trăn trở suy nghĩ làm thế nào để môi trường giáo dục phải tuyệt đối an tồn, nói
khơng với bạo lực, tất cả Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều được
sống trong tình u thương, tơn trọng lẫn nhau.Mỗi ngày đến trường cơ trị đều
trong tâm thế vui tươi, thoải mái, mỗi ngày đến trường đều trở thành một ngày
hạnh phúc.
Để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo
viên chung tay xây dựng trường,lớp mầm non hạnh phúc một cách có hiệu quả.
2/15


3

Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong việc thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.Tôi mạnh
dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh
phúc” làm đề tài sáng kiến.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng trong phong trào
xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phong trào xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Giáo viên, Phụ huynh và trẻ ở trường Mầm non Phú Cường.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp dùng lời nói.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp động viên, khuyến khích.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu đề tài.
Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non Phú Cường.Từ tháng 9/2020 đến
tháng 4/2021.

3/15


4

PHẦN THỨ II:
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở để giải quyết vấn đề.
1.1 Cơ sở lý luận.
Trước hết ta cần hiểu nghĩa hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là khi trẻ được làm điều mình u thích, là có thể thỏa sức sáng
tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân
hoan,được u thương, an tồn và tơn trọng.Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối
với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong mơi
trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi
trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học
hạnh phúc.
Trường học hạnh phúc là yêu thương, an tồn và tơn trọng.
"Trường học hạnh phúc" khơng phải cái gì đó to tát, mà đơn giản là mỗi
người cảm thấy ngày hơm nay của mình tốt hơn ngày hơm qua; là điểm đến thân
thiện và vui thích của trẻ, là mơi trường giáo dục hồn hảo tạo được cho trẻ tâm
lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trị
đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”,khi đến sẽ
có những hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Quan hệ cơ trị

trở thành động lực để học sinh vươn tới mục tiêu chiếm lĩnh tri thức; khi
đến trường được tin tưởng, tôn trọng.
Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi
đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm... Lớp học
hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi
có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn.
Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khn mẫu mà đóng
vai trị định hướng để trẻ được làm những gì mình u thích và say mê. Ở đó, trẻ
được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài
học được thơng qua các trị chơi và những trải nghiệm.
Để có một trường, lớp mầm non hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những
giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cơ và
trị, giữa cô với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh.
4/15


5

Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cơ phải là người
hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một
ngày vui và thực sự có ý nghĩa.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi bằng học” là
một quan điểm xuyên suốt trong các hoạt động, với chương trình này ln địi
hỏi mỗi cán bộ, giáo viên có sự tìm tịi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng
cao trình độ, năng lực của bản thân để đáp ứng nhu cầu, hứng thú, phát huy tính
tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho
bản thân.Chính vì vậy nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ.
Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, để có thể kích thích các
tư duy tìm tịi, khám phá cho trẻ. Mơi trường an tồn về thể chất và tinh thần.

Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, khơng có sự xúc phạm về thể xác và
tinh thần.
Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy giáo
viên cần tơn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa
dạng. Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu, cô và học sinh.Đặc
biệt, với các giáo viên, khi thấu hiểu giá trị tôn trọng, biết tôn trọng, họ sẽ làm
được việc là tôn trọng học sinh. Dẫn đến thay đổi lớn về nội dung, cách thức
giáo dục,từ đó sẽ tạo ra những thành tựu lớn cho giáo dục con người.
Là một nhà quản lý, thực hiện phong trào xây dựng trường lớp mầm non
hạnh phúc thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy có tính khả thi
cao.
2. Khảo sát thực trạng
2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường
Tổng số cán bộ giáo viên: 44 đồng chí
- BGH: 03 (Biên chế: 03)
- Giáo viên: 28 (Biên chế: 28); trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên
chuẩn 23/28 đạt 82%
+ Nhân viên: 12 (Biên chế: 02; Hợp đồng: 11)
2.2 Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên mơn của phịng giáo dục và
đào tạo đặc biệt của tổ giáo vụ Mầm non

5/15


6

- Cán bộ giáo viên được tham quan học hỏi các trường bạn trong Thành
phố Hà nội về xây dựng trường học hạnh phúc do Phòng giáo dục tổ chức
- Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, của

phụ huynh và các đoàn thể.
- Trẻ khỏe mạnh, cùng độ tuổi, đi học đều.
- Bản thân là một cán bộ quản lý, phụ trách bên chun mơn tơi ln năng
động, tìm tịi sáng tạo, nhiệt tình trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng, giáo dục
trẻ.
2.3. Khó khăn
- Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cơng tác chăm sóc trẻ chưa
thực sự đầy đủ.
- Mơi trường cịn chật hẹp
- Phụ huynh đa phần là làm nghề nơng nên nhận thức cịn hạn chế. Chính vì
vậy sự phối hợp với phụ huynh học sinh – giáo viên và nhà trường chưa tốt.
- Một vài giáo viên cịn ngại khó, ngại đổi mới, chưa thực sự lắng nghe và
hiểu trẻ.
- Trẻ chưa có kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, làm việc theo nhóm.
- Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ.
- Một số trẻ còn hiếu động, tự kỷ, chưa tích cực trong việc tham gia hoạt
động trải nghiệm.
2.4 Số liệu điều tra trước khi thực hiện
-Khảo sát nhận thức của giáo viên trong việc xây dựng trường lớp
hạnh phúc
(Minh chứng 1)
- Khảo sát quá trình hoạt động của trẻ
(Minh chứng 2)
3. Các biện pháp thực hiện
Muốn có một trường, lớp mầm non hạnh phúc để mang lại tình yêu thương
ấm áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ Ban
giám hiệu đến giáo viên.Phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải u nghề, u
trẻ, phải có lịng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm.Nếu làm được
điều đó thì sẽ có mơi trường tốt, giúp trẻ hạnh phúc.
Vì vậy Tơi đã lựa chọn các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên
6/15


7

Biện pháp 2: Xây dựng mơi trường an tồn cho trẻ
Biện pháp 3: Xây dựng lớp học hạnh phúc
Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
4. Biện pháp thực hiện từng phần
4.1. Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên
Để làm được điều này thì khơng phải chỉ các giáo viên, nhân viên phải thay
đổi mà bản thân những người đứng đầu, cán bộ quản lý nhà trường cần phải thay
đổi đầu tiên. Ban giám hiệu như những người đứng đầu chèo lái con thuyền, nếu
như khơng thay đổi thì để truyền tải tới các giáo viên là rất khó .Vậy muốn giáo
viên hạnh phúc Ban giám hiệu cần thay đổi, thay đổi trong suy nghĩ, trong cách
quản lý, luôn đứng trên góc độ là người thấu hiểu để chia sẻ chứ không phải là
người ra lệnh, là người điều hành nhưng điều hành trên góc độ chia sẻ. Khơng
áp đặt ý kiến của mình cho người khác mà phải là người gần gũi, là nơi để cán
bộ giáo viên trong nhà trường thấy tin tưởng để chia sẻ những ý nghĩ hay, sáng
tạo, chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng của mình.
Và bản thân tơi đã thay đổi trước, tơi thay đổi cách đánh giá giáo viên và
trẻ. Thay vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tơi cho giáo viên thỏa sức sáng
tạo, giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân
và có định hướng.
Ví dụ: Khi xây dựng dự kiến chương trình tơi giao cho các giáo viên của
từng tổ chun mơn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình
hình thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với
chương trình khung của Sở,Phịng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Tôi
không áp đặt giáo viên phải theo ý mình, áp đặt ở điều này, khoản kia. Mọi

người cùng nhau trao đổi, bàn bạc với nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất rồi
thực hiện. Nói cách khác là cùng nhau hợp tác để cùng nhau phát triển.
Minh chứng 3: Hình ảnh họp tổ chun mơn
Vấn đề nào chưa thống nhất cần tranh luận, phản biện cho đến khi rõ ràng
không được để bụng. Và tuyệt đối không nên nói: “ Theo tơi em phải làm thế
này hay phải làm thế kia…” là rất khó hợp tác. Có điều gì chưa vừa ý, thì mời
riêng những Giáo viên ấy vào phịng để trao đổi. Giáo viên đó sẽ không bị la rầy
trong cuộc họp hay bị mắng phủ đầu trước mặt các đồng nghiệp khác.
Khi giáo viên đến trường, đơi lúc cịn mang tâm trạng ở nhà mình đến
trường, những bực bội lo toan còn thể hiện trên gương mặt của các cô giáo. Là
một cán bộ quản lý tôi luôn lo lắng liệu tâm trạng ấy, khi các cơ giáo vào lớp thì
7/15


8

sẽ dạy trẻ như thế nào? Các cơ có thể hiện hết cái “hồn” của mình ở trong hoạt
động đó hay không? Hay là chỉ dạy cho xong, cho hết giờ?
Những lo lắng đó tơi ln băn khoăn trăn trở, lo ngại các cô sẽ không thể
hiện hết khả năng của mình trong hoạt động. Bởi vậy, vào mỗi buổi sáng khi đến
trường, tôi luôn đi thăm các lớp, xem các con của mình như thế nào? Tâm trạng
của các cô giáo hôm nay ra sao? Vui vẻ, buồn bã hay bực bội?
Minh chứng 4: Hình ảnh cơ và trẻ trước khi trẻ vào lớp
Nếu phát hiện cơ giáo có tâm trạng khơng tốt trong sáng hơm đó, tơi dành
thời gian gọi cơ giáo lên phịng mình, chia sẻ, tâm sự, khi cô giáo đã được giải
tỏa những buồn bực, lo lắng trong lịng thì tiếp tục dạy trẻ.Như vậy, các cô khi
về lớp sẽ thấy thoải mái và dạy trẻ cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.Làm được điều
đó, cơ giáo đến trường có cảm giác được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy hạnh
phúc mỗi khi đến lớp.Có như vậy các cô giáo mới làm việc hết tâm của mình,
nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với nhà trường.

Đó là sự thay đổi của Ban giám hiệu vậy còn giáo viên thì sao? Giáo viên
chúng ta cũng phải thay đổi, thay đổi ngay trong cách ứng xử, cách giao tiếp với
học sinh, tiếp đến là phải thay đổi trong cách nhìn nhận sự việc, phải biết bình
tĩnh lắng nghe, đặt mình vào vị trí của trẻ thơ để đưa ra cách giải quyết vấn
đề.Khiến cho trẻ cảm thấy niềm tin của trẻ được đặt đúng chỗ.Giáo viên chúng
ta nên học tập và hiểu biết sâu hơn về tâm lý học sinh của mình, ln thấu hiểu,
gần gũi, tơn trọng trẻ và từ đó yêu thương trẻ hơn, biết chuyển hóa cảm xúc từ
tiêu cực thành tích cực, hãy cho trẻ cơ hội sửa sai, không áp đặt trẻ. Như vậy,
chắc chắn chúng ta sẽ có được một mơi trường giáo dục hạnh phúc dành cho trẻ.
Hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ khơng phải là điều
gì to tát, xa vời. Con đường đó không hề đơn giản, nhưng với khát khao thay đổi
tự thân của mỗi giáo viên thì tất cả chúng ta sẽ làm được.Nền giáo dục của
chúng ta là nền giáo dục hạnh phúc, đào tạo ra những con người hạnh phúc.
Mỗi cá nhân trong nhà trường thay đổi thì bản thân họ sẽ hạnh phúc. Vì cơ
hạnh phúc, cơ truyền cảm xúc tích cực đến trẻ- trẻ hạnh phúc đó chính là mục
tiêu tạo nên trường học hạnh phúc.
4.2. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ
Môi trường giáo dục an tồn có nghĩa Giáo viên học sinh phải được bảo vệ,
khơng có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảm
nhận như ở nhà. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với lãnh đạo

8/15


9

nhà trường tiếp tục cải tạo, xây dựng môi trường vật chất bên ngoài và chỉ đạo
giáo viên tiếp tục cải tạo, xây dựng các góc mở sao cho đảm bảo an toàn về thể
chất và tinh thần cho trẻ.
Minh chứng5: Hình ảnh GV-NV lao động trồng thêm cây

Các con đến trường được an toàn về thể chất.Thể chất các con được đảm
bảo đúng chế độ ăn uống.Nhà trường đã tính khẩu phần ăn theo đúng sự chỉ đạo
quản lý trên phần mềm, đã ký hợp đồng thực phẩm với các công ty cung ứng
thực phẩm sạch. Và với đội ngũ các cô nhân viên nhiều kinh nghiệm đã chế
biến,nấu ăn cho các con những bữa ăn rất ngon miệng đầy đủ các chất đủ định
lượng,trẻ ăn hết xuất của mình.
Hàng ngày các con được rèn luyện, tập thể dục, tham gia các hoạt động
thường xuyên, các cô đảm bảo giờ nào việc nấy đưa các con vào các hoạt động.
Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi.
Minh chứng6: Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng
Các cơ luôn chú ý bao quát trẻ khi các con ra khám phá hoạt động ngoài
trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường. Có
những hoạt động chia các con theo nhóm và có hoạt đông các con tham gia cả
lớp nhưng vẫn được đảm bảo an tồn 100 %. Tơi ln nhắc nhở giáo viên phải
đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu, phải sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi
buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn ngây nguy hiểm cho trẻ.
Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ mơi trường trong và ngồi, đặc biệt là phịng vệ sinh
của các con tln chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để
lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh,
Minh chứng 7+8: Trẻ hoạt động ngồi trời, hoạt động nhóm
Đấy là an tồn về thể chất cịn an tồn về tinh thần thì sao?
Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an tồn về tinh thần chính là ở bản thân
cơ giáo, Cơ là tinh thần món ăn của các con. Trong các buổi sinh hoạt chuyên
môn tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “ Con cần gì” “ Cơ nghĩ là
cịn làm được”,… Và khi biết được các con cần gì bản thân giáo viên sẽ có
phương pháp như nói chuyện ,trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, ln động viên khích
lệ trẻ kịp thời, nên khen trẻ chứ khơng chê bai hay trì trích trẻ. Đồng thời bản
thân giáo viên không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối
với trẻ, Luôn làm việc theo tâm, làm việc ln đặt lợi ích của các con nên hàng
đầu, khi cơ đặt trẻ nên hàng đầu thì cơ phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có tin

tưởng thì mới có thể n tâm và có n tâm thì trẻ mới ngoan.
9/15


10

Vậy muốn trẻ ngoan lại cần có phương pháp của cơ giáo, phương pháp ở
đây đó là nghệ thuật giao tiếp của cô với trẻ, khi cô tôn trọng trẻ, cô đưa ra
những biện pháp giáo dục hợp lý, đúng và chuẩn thì sẽ kích thích hứng thú cho
trẻ.
Minh chứng9: Hình ảnh tiết học lớp B2
Khi được đảm bảo an toàn đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần trẻ sẽ phát triển
toàn diện Trẻ đến trường học với một niềm vui thì đấy gọi là một ngơi trường
hạnh phúc bởi môi trường hạnh phúc khi đứa trẻ được hạnh phúc.
4.3. Xây dựng lớp học hạnh phúc
Để xây dựng được trường học hạnh phúc không thể không xây dựng lớp
học hạnh phúc. Để có những lớp học hạnh phúc, học sinh vui vẻ thì việc đầu tiên
là chính các giáo viên khi đến lớp cũng phải được vui vẻ hạnh phúc. “Người
giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”.
Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc khơng áp đặt phát triển
theo khn mẫu mà đóng vai trị định hướng để trẻ được làm những gì mình u
thích và say mê. Ở đó, trẻ khơng học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì
có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các
mơn học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm.
Vào đầu năm học, tôi chỉ đạo cho giáo viên trang trí lớp theo quan điểm:
“Lấy trẻ làm trung tâm” xây dựng mơi trường lớp học theo các tiêu chí: Xây
dựng mơi trường lớp học ấm áp, thân thiện đồn kết, u thương, tơn trọng, thấu
hiểu. Trang trí lớp sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh trang trí ở các góc phải
gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầm non.
Minh chứng 10: Hình ảnh trẻ trang trí lớp cùng cơ

Trước đây, trường chúng tơi đón trẻ cảm giác khá cứng. Chúng tôi muốn
các giáo viên được sáng tạo và học tập, muốn giáo viên hiểu rằng tạo mơi trường
trường hạnh phúc khơng phải là điều gì đó to tát mà có thể bằng những việc làm
rất nhỏ thường ngày và giáo viên trường tôi đã làm được việc đó.
Ngay cửa ra vào, các giáo viên đã nghiên cứu tìm tịi và trang trí các hình
ảnh u thương như: bắt tay, trái tim, ôm , đập tay... Mỗi buổi sáng khi trẻ vừa
đến cửa lớp, trẻ sẽ chọn cho mình một biểu tượng và thể hiện hành động phù
hợp với biểu tượng đó.
Minh chứng11: Hình ảnh giáo viên trang trí cửa lớp

10/15


11

Ngồi hình thức chào hỏi thân thiện, tơi cũng khuyến khích các giáo viên
đưa ra thêm nhiều hình thức, hoạt động khác tạo cảm xúc tích cực cho trẻ trong
ngày khi trẻ ở lớp.
Năm học tới tơi sẽ có ý kiến đề xuất với nhà trường triển khai việc mỗi
buổi sáng, tất cả cán bộ nhân viên, kể cả ban giám hiệu hay bác bảo vệ, nhân
viên nhà bếp đều sẽ cùng tập thể dục buổi sáng với trẻ. Việc này vừa để tăng
cường sức khỏe, tạo nên trường học thân thiện, tăng cảm xúc và năng lượng cho
một ngày làm việc mới.
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường rất tị mị, ham hiểu biết, chính vì vậy trong
các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với
bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để
đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện. Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong
mọi hoạt động với cơ và các bạn.
Minh chứng12: Hình ảnh hoạt động của lớp A1
Qua các giờ học, giờ chơi, các hội thi, dịp lễ hội mà nhà trường tổ chức

như: “Lễ khai giảng đầu năm học”, “Vui Hội trung thu”, “Chợ quê” là cơ hội để
trẻ được thể hiện khả năng của mình, trẻ được tham gia biểu diễn, rèn cho trẻ
mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường
tham gia cùng trẻ, thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ những sân
chơi bổ ích, nhiều ý nghĩa.
Minh chứng13: Hình ảnh trẻ tham gia văn nghệ và các sự kiện nhà
trường tổ chức.
Như vậy xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc sẽ giúp trẻ học tập một
cách gần gũi,có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. Điều quan
trọng hơn cả, giúp trẻ đều rất u thích đến trường vì nó đem lại cho trẻ nhiều
điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày
những sản phẩm mình làm ra.
4.4. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Để trường học hạnh phúc thì trường học phải là nơi thầy cô, học sinh và
phụ huynh đều được hạnh phúc; là nơi học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong
chờ và những rung cảm; là nơi học sinh khơng có áp lực học hành mà ln được
phát huy khả năng của mình.

11/15


12

Vì vậy Bố mẹ trẻ phải thống nhất với nhà trường về cách quản lí, chăm sóc
giáo dục trẻ.
Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã chỉ đạo giáo viên phải gây
được ấn tượng tốt đối với các bậc phụ huynh. Giáo viên phải luôn cời mở, chia
sẻ về cơng việc, về gia đình, qua hành động chăm sóc dạy dỗ quan tâm chỉ bảo
các con, ln đặt các con là trung tâm để các bậc phụ huynh yên tâm, chia sẻ và
ủng hộ giúp đỡ nhà trường cũng như các cô và các con ở lớp.

Minh chứng14: Hình ảnh họp phụ huynh
Và nhà trường đã sử dụng phần mềm Enetviet, thường xuyên trao đổi thông
tin giữa nhà trường với phụ huynh, giữa giáo viên với phụ huynh. Phụ huynh sẽ
nhận được các thông báo, thư mời, tin tức, thời khóa biểu từ Ban giám hiệu và
giáo viên.Phụ huynh nhận được thông tin điểm danh trực tuyến của giáo
viên.Cập nhật các hình ảnh, hoạt động khoảnh khắc đáng nhớ của con ở trường.
Vì thế mà phụ huynh rất phấn khởi tương tác cùng giáo viên qua phần mềm
Enetviet
Đối với cha mẹ học sinh các cô giáo luôn cố gắng tạo lập mối quan hệ đồng
thuận giữa nhà trường với cha mẹ học sinh bằng cách tạo điều kiện thuận lợi
nhất để họ được tham gia vào các hoạt động giáo dục của lớp.Qua đó giúp họ
hiểu hơn về cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình giáo
dục.
Minh chứng15: Hình ảnh phụ huynh tham gia trải nghiệm cùng các con
Làm tốt điều này phụ huynh rất tin tưởng, gửi gắm con em của họ cho nhà
trường và mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh ngày càng gắn kết, tạo
sự đồng thuận cao trong việc thực hiện các nội dung của phong trào chung tay
xây dựng ngôi trường hạnh phúc.
5. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Sau một năm thực hiện mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự
giúp đỡ của các đồng chí trong BGH, cùng với sự nỗ lực của bản thân, đề tài:
“Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” đã đạt được
những kết quả sau:
* Về giáo viên:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên chất lượng của đội ngũ giáo viên
chuyển biến rõ rệt: giáo viên đã thay đổi,sẵn lịng chia sẻ những kinh nghiệm
của mình cho những bạn đồng nghiệp.

12/15



13

Yêu trường, yêu lớp, yêu trẻ.Tôn trọng môi trường sư phạm.
Sống thật tâm, thật hạnh phúc và luôn mang lại tiếng cười cho các con.
* Về phụ huynh:
Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, gửi con em mình đến
lớp đều đặn hơn, khơng cịn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện.
* Đối với học sinh:
Trẻ học ngoan, có ý thức học tập, học sơi nổi, hăng hái tham gia nhiệm vụ
mà cô giáo giao cho.
Trẻ khỏe mạnh, nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, tự nhiên.
Trẻ tích cực hứng thú, say mê tham gia vào các hoạt động cùng cơ các bạn.
Trẻ rất tình cảm, hạnh phúc, thích đi học và đi học đều.
*Kết quả so sánh đối chứng:
- Kết quả so sánh đối chứng nhận thức của giáo viên trong phong trào
xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc
(Minh chứng 16)
- Kết quả so sánh đối chứng quá trình hoạt động của trẻ.
(Minh chứng 17)

13/15


14

PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phong trào thi đua “Xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc” là một
phong trào lớn của ngành, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng

trong việc giáo dục trẻ.Luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đối với bậc học
mầm non, nơi ươm mầm những hạt giống đầu tiên thì đây là một trong những
hoạt động hết sức ý nghĩa trong việc đào tạo nên những lớp người mới có đầy đủ
phẩm chất, trí tuệ, năng động, nhiệt tình, thân thiện, và con người hạnh phúc.
Nhờ thực hiện kế hoạch cụ thể, đồng bộ chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà
trường cùng với sự ủng hộ của giáo viên nên đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Hơn thế nữa qua phong trào
thi đua đã tạo nên một bầu khơng khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể cán
bộ giáo viên. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày
càng chặt chẽ.
2. Khuyến nghị
*Đối với phòng giáo dục:
- Tổ chức các hoạt động thực tế về chuyên để xây dựng trường, lớp mầm
non hạnh phúc nhiều hơn nữa.
- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân gương mẫu điển hình
trong thực hiện phong trào xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc.
-Mở những lớp tập huấn kỹ năng cho giáo viên, cán bộ nhà trường để kiến
tạo ngôi trường hạnh phúc trong thời đại số hiện nay.
*Đối với ban giám hiệu:
- Sưu tầm các băng đĩa về chương trình cho giáo viên tham khảo.
- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân gương mẫu điển hình
trong thực hiện phong trào xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tơi trong q trình làm cơng
tác quản lý, chỉ đạo tại trường mầm non Phú Cường, với mong muốn xây dựng
trường lớp mầm non ngày càng hạnh phúc. Rất mong nhận được sự đóng góp,
xây dựng ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi mang lại hiệu quả cao.
14/15



15

Xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin cam đoan bản SKKN này là bản thân tơi tự viết, hồn tồn khơng
sao chép của người khác.
Phú Cường, ngày 04 tháng 5 năm 20201
Tác giả

Hoàng Hồng Hà

15/15



×