Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Lăng tả quân lê văn duyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 11 trang )

Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
Trường Đại học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh



Mơn: Văn hố học
Bài thu hoạch
Đề tài :

LĂNG TẢ QUÂN
LÊ VĂN DUYỆT
Giảng viên: Nguyễn Đệ
Nhóm III:
1. Lê Thuỵ Diễm Trinh

6. Nguyễn Thị Lên

2. Mai Thị Hướng

7. Châu Thị Cẩm Lìn

3. Nguyễn Thị Hằng

8. Nguyễn Thị Thuý

4. Mai Thu Hà

9. Nguyễn Thị Quyên

5. Huỳnh Thị Kim Thuỳ


TP.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2014


Lời mở đầu :

Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt - Khai Quốc Công Thần triều Nguyễn.
Trước tháng năm 1975, dưới thời của Việt Nam Cộng Hòa, đây là một
trong những nơi được khách thập phương đến cầu cúng rất đông quanh
năm, vì tiếng đồn lăng Ơng rất linh ứng. Vào những năm đó, sau những
ngày Tết, cây cỏ quanh lăng thường trở nên xác xơ vì tập tục hái lộc đầu
năm. Nơi đây tập trung rất nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như kiến
trúc trùng thiềm điệp ốc, các nghệ thuật trạm rổ phong phú, nghệ thuật
viết chữ thư pháp, điêu khắc, thêu may và một số loại hình nghệ thuật
đặc biệt khác. Ngoài ra, đây là một trong những nơi cịn giữ tập tục dựng
cây nêu đón Tết.

2


T

ả quân LÊ VĂN DUYỆT (1763-1832) tại
làng Hòa Khánh tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).
Ơng là chính trị, nhà qn sự Việt Nam. Năm

1780 ông theo Nguyễn Ánh làm Thái Giám nội đình.
Sinh trưởng trong một gia đình nơng dân nghèo ở
gần Tiền Giang, Lê Văn Duyệt gia nhập quân đội của
Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn từ năm 1781. Bởi
tài năng quân sự của mình, Lê Văn Duyệt nhanh chóng

thăng tiến trong hàng ngũ của quân Nguyễn tới chức chỉ huy Tả quân vào thời điểm cuộc
chiến kết thúc. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ
nhiều chức vụ quan trọng của triều đình; nhiều lần cơng cán ở cả phía Bắc Thành và hai
lần được cử làm Tổng trấn Gia Định.
Ơng bắt đầu binh nghiệp từ năm 1788. Từ đó đến 1802, ông lập được nhiều
chiến công oanh liệt trên khắp các chiến trường Nam, Trung, Bắc, giúp Nguyễn
Ánh thu phục giang sơn, thu phục đất nước. Sau ngày thống nhất đất nước, ông đã
giúp vua tiểu trừ các cuộc phiến loạn ở nhiều nơi, đem lại an ninh thịnh vượng cho
dân chúng. Ông được vua Gia Long phong “ Khâm Sai Chửng Tả Dinh Bình
Tây Tướng Quan”, tước Quận Cơng. Ơng được cử làm TỔNG TRẤN GIA
ĐỊNH THÀNH 2 lần. Gia Định Thành bao gồm tất cả vùng đất Đồng Nai Cửu
Long, từ Bình Thuận đến Cà Mau, tức vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh sau này. Lần thứ
nhất từ 1812 đến 1815 dưới triều vua Gia Long. Lần thứ hai từ năm 1820 đến
1832 dưới triều vua Minh Mạng. Dưới sự lãnh đạo và cai trị sáng suốt của ông,
người dân Đồng Nai Cửu Long được hưởng một nền an ninh và phồn thịnh nhất
nước chưa từng có từ trước đến giờ.
 Nỗi oan san bằng mộ
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832) Tả Quân Lê Văn Duyệt qua đời
sau cơn bạo bệnh. Ông được an táng tại làng Hịa Bình, thuộc quận Bình Thạnh
3


ngày nay. Nhưng chỉ mấy năm sau khi ông chết bi kịch khủng khiếp đã xảy ra với
gia tộc, dòng họ của họ của ông. Do bức xúc với nhà vua trước mà người con nuôi
Lê Văn Khôi khởi binh chống lại triều đình.
Tháng 5 năm 1833, Lê Văn Khơi cùng 27 người trong đạo lính Hồi lương
cầm đầu quân sỹ nổi lên chiếm thành Phiên An. Vốn đã nhiều lần “khó ưa” với Tả
Qn Lê Văn Duyệt nhưng khơng thể làm gì vì cơng lao của ơng q lớn, nay sẵn
có cơ hội, dù người đã khác, vua Minh Mạng sai người dẹp biến. Cuộc nổi dậy
nhanh chóng kết thúc trong cảnh đẫm máu.

Lấy cớ Lê Văn Duyệt đã dung dưỡng Lê Văn Khơi cùng lính Hồi lương
dẫn đến Phiên An binh biến, tội của Lê Văn Duyệt “nhổ từng cái tóc cũng khơng
kể hết”, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ của Lê Văn
Duyệt san bằng mồ mả, xiềng xích khóa lại, dựng bia đá sỉ nhục với tám chữ
“Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” ( nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu
tội). Ông chết vẫn bị kết án bảy tội xử trảm (chém), hai tội xử giảo (thắt cổ), một
tội phát quân. Tại Huế, con cháu ông từ 15 tuổi trở lên bị xử trảm hàng loạt. Thân
sinh bị tước phẩm hàm, bia mộ bị đục xóa, ruộng điền bị tịch thu nhà thờ họ tộc ở
Quảng Ngãi bị đưa voi về tàn phá.
Năm 1841 vua Thiệu Trị lên ngôi ban lệnh tha tội cho các thân thuộc của
Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Đến năm Tự Đức 2 (1849) nghĩ đến công lao của Tả
Quân nên vua đã cho nhổ cây bia có khắc 8 chữ, đồng ý cho thân nhân sửa sang
xây đắp mộ phần. Sau khi sửa sang những tiếng rên rỉ đêm khuya mới chấm dứt.
Đến năm Tự Đức 21 (1868) vua mới phục nguyên hàm cho Tả Quân Lê Văn
Duyệt. Sau này khi phu nhân của ông là bà Đỗ Thị Phần qua đời cũng được chôn
cất bên cạnh phần mộ của Tả Quân. Khu mộ nhiều lần được tu bổ, cải tạo ngày
càng kiên cố hơn.
Qua bao nhiêu năm thăng trầm cùng thời gian, Khu lăng mộ Tả Quân Lê
Văn Duyệt trở thành địa điểm văn hóa, tâm linh với cơng trình kiến trúc có giá trị
văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của vùng đất Nam Bộ.
4


Khu lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt đã được cơng nhận Di tích Lịch sử Văn Hóa
cấp Quốc gia năm 1988.

 Kiến trúc
Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài
500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn
hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau,

cổng Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự
nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt
ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trước
năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu
tượng của vùng Sài Gòn-Gia Định xưa.
Khu lăng được xây dựng trên một trục
đường chính. Từ cổng Tam quan ở phía nam
vào qua một khu vườn cảnh là:
 Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công
đức Tả quân
 Mộ Tả quân và vợ, có bình phong
và tường hoa bao quanh
 Miếu thờ
Trong cơng trình kiến trúc của lăng,
được xây dựng sớm nhất là phần mộ. 
Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu
Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các
đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công
thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và
ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng
thêm và cho sửa sang miếu thờ. Theo nhà văn Sơn Nam, thì sau đó dân làng Long Hưng
đem trình quan sở tại một người cháu nội của Lê Văn Phong (Phong là em ruột Tả quân)
5


tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ơng Thi được
phép đến Bà Chiễu, lo việc chăm sóc Lăng Ơng. Ngày nay ở trong miếu vẫn cịn thờ ơng
Thi làm Tiền hiền .
 Nhà bia
Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ,

tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có tấm
bia đá khắc văn bia chữ Hán đề "Lê công miếu bia"
(Bia dựng tại miếu thờ Lê cơng) do Kinh lược sứ Hồng
Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia
ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và
nhân dân.
 Lăng mộ
Toàn thể khu mộ đều được xây bằng một loại vữa hợp chất.
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt
song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều
dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi
nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng
đá ong dày hình chữ nhật, thơng ra tận sân đốt nhang đèn.

6


 Miếu thờ
Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu
vực "Thượng công linh miếu" nơi diễn ra các
sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ
cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu bao gồm
tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian
điện thờ cách nhau bằng một khoảnh sân lộ
thiên, gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối
xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đơng
lang và Tây lang.
Cơng trình mang dấu ấn của lối
kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với
những mái "trùng thiềm điệp ốc"

khiến cho mái nhà sau cao hơn mái
nhà trước và kỹ thuật kết nối khung
nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra, nhờ
kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá,
khảm sành sứ mà nơi thờ cúng này còn
giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày
nay. Mái nhà được lợp âm dương bằng ngói đỏ và có chỗ bằng ngói tráng men
lam và diềm soi hiên mái bằng gốm men lục bảo .Trên nóc mái của tất cả các khối
nhà đều được trang trí bằng các tiểu tượng lưỡng long tranh châu , hổ lô ,chim
công , dơi , hoa lá , cá chép hóa rồng bằng gốm men màu trên nền mây , nước cẩn
sành sứ .Trên hai mũi đao tiền điện gắn tượng hai con rồng đối xứng nhau là hai
tiểu tượng ông Nhật tay cầm mặt trời , bà Nguyệt tay cầm mặt trăng  bằng gốm
men màu có nét mặt , ánh mắt giao cảm với người nhìn , trong tư thế sinh động
như múa.
Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế
lễ ơng tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần. Nói rõ hơn, lễ hội lăng Ông bà
7


Chiểu không phải là lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn
Trung Trực hay Nguyễn Huynh Đức... Mà là lễ hội mang tính chất dan gian như lễ


Chúa

Xứ

hoặc

vía


Điện





Tây

Ninh.

Số người dự hội có đến hàng chục vạn, khơng chỉ người địa phương mà cả khách
tỉnh xa cũng về dự lễ hội. Đáng chú ý trong số khách đi lễ số lượng người Hoa
chiếm khoảng phân nửa. Bởi họ đến đang hương để tạ ơn một vị " phúc thần", vì
lúc sinh thời khi làm Tống trấn Gia Định, ơng đã có những chính sách, chủ trương
nang đỡ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề, an cư lạc
nghiệp trên quê hương thứ hai của họ.

8


Thờ cúng nơi chính điện có bức tường bằng đồng của Tả Quân Lê Văn
Duyệt. Tượng đúc bằng đồng nguyên chất. Đây là ý tưởng của tạp chí Xưa và nay
và Hội khoa học lịch sử Việt Nam trong chương trình Đúc tượng đồng cho lăng
Ơng. Nơi trung điện thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt (giữa), thiếu phó Lê Chất (phải),
Kinh lược Phan Thanh Giản ( trái). Hàng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ Lê
Văn Duyệt vào các ngày 29 và 30 tháng 7 và mồng 1 tháng 8 âm lịch.
 Nghệ thuật
Nghệ thuật chạm khắc cùng với các nghệ thuật đan thêu, viết thư
pháp được khắc hoạ rõ nét trong các điện. Những chiếc lư hương

được đặt tại sân thiên tĩnh, được khắc hoạ bằng hình ảnh mang đậm
tín ngưỡng dân gian.

9


Hình ảnh chim Phượng
Hồng được khắc hoạ
tượng trưng cho sự hoạt
động của vũ trụ, nó là hình
tượng của thánh nhân, của
hạnh phúc, là hình ảnh
tượng trưng cho sự quyền
lực của người phụ nữ.

Trên những cách cửa đó là
hình ảnh được chạm khắc
đặc biệt. Như hình ảnh năm
con dơi cịn được gọi là ngũ
phúc lâm môn tượng trưng
cho ước mong sự hạnh phúc
đầy đủ trọn vẹn.

Ngồi ra, trên cánh cửa cịn có
hình ảnh con rồng, một trong
những hình ảnh đặc trưng cho
tín ngưỡng dân gian, thể hiện
sức mạnh và quyền uy của người
đàn ơng.


Ngồi nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật may thêu cũng thể hiện
rất rõ nét tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây. Võng ,
lọng thêu kim tuyến rất lộng lẫy . Án thờ bằng gỗ lim lớn đặt
linh vị được chạm khắc họa tiết rất cầu kỳ hình tứ linh , cỏ cây,
hoa lá và hai cặp ngà voi rất lớn . Hai bên cịn có tượng ngựa ,
hổ và các dàn bát bửu , lỗ bộ , nhiều đồ thờ tự cổ quý giá .

10


Trung điện là tòa nhà thứ hai của miếu thờ
cũng được đỡ giàn khung , mái bằng bốn cột
gỗ lim đen lớn bài trí nhiều hồnh phi câu
đối , bên dưới mỗi câu đối là một bản dịch
nhỏ.

Nhận xét:
Sau khi tìm hiểu về tiểu sử của tả quân Lê Văn Duyệt và được đến đây tham quan chúng
em cảm nhận được một phần nào đó cống hiến to lớn của ơng đối với đất nước, tình cảm
sâu sắc của nhân dân ta đối với ông dù cho là Lễ hay thường ngày vẫn có người đến thắp
nhang cúng bái ơng. Mặc dù từng bị hàm oan nhưng cuối cùng ông cũng được minh oan,
lăng mộ của ơng vì thế cũng được xây dựng lại rất nhiều lần và được công nhận Di tích
Lịch sử Văn hố cấp Quốc gia năm 1988. Những nghệ thuật điêu khắc chạm trổ điêu
luyện, hoa văn sinh động và cách bố trí từng phần rất hợp lí mang đậm bản sắc văn hố.
Nơi thờ cúng được xây dựng rất trang nghiêm hàng năm có rất nhiều người đến thờ cúng
để phần nào ghi nhớ lại những công lao mà ngài đã cống hiến cho đất nước.

11




×